I. Mục tiêu bài học
- Nắm được quá trình phát triển với nhiều biến động to lớn dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ II ,sự thiết lập một trật tự thế giới mới chứa đựng đầy mâu thuẫn.Ra đời của tổ chức Quốc tế Cộng sản đối lập với chủ nghĩa tư bản. Thấy rõ nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới. Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh thu được kết quả khác nhau ở các nước tư bản.
- Nhìn nhận khách quan về quá trình phát triển và bản chất của chủ nghĩa tư bản, ủng hộ cuộc đấu tranh vì sự tiến bộ ,giải phóng của nhân dân thế giới.
- Biết tổng hợp, khái quát các sự kiện để rút ra con đường và nguyên nhân dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
II. Thiết bị.
- Lược đồ sự biến đổi bản đồ chính trị châu Âu 1914 -1923.
III. Tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức: GV ghi sĩ số học sinh
2. Kiểm tra:
- Nêu những nội dung cơ bản của chính sách Kinh tế mới và tác động của chính sách Kinh tế mới đối với nền kinh tế nước Nga?
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/07/2022 | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 12, Bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới từ năm 1918 đến 1939, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II. Các nước tư bản chủ nghĩa
Giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 -1939)
Tiết 12. Bài 11: Tình hình các nước tư bản
Giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Ngày soạn: 20/11/2011
Ngày dạy.11a. sĩ số.
11b.
11c.
I. Mục tiêu bài học
- Nắm được quá trình phát triển với nhiều biến động to lớn dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ II ,sự thiết lập một trật tự thế giới mới chứa đựng đầy mâu thuẫn.Ra đời của tổ chức Quốc tế Cộng sản đối lập với chủ nghĩa tư bản. Thấy rõ nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới. Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh thu được kết quả khác nhau ở các nước tư bản.
- Nhìn nhận khách quan về quá trình phát triển và bản chất của chủ nghĩa tư bản, ủng hộ cuộc đấu tranh vì sự tiến bộ ,giải phóng của nhân dân thế giới.
- Biết tổng hợp, khái quát các sự kiện để rút ra con đường và nguyên nhân dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
II. Thiết bị.
- Lược đồ sự biến đổi bản đồ chính trị châu Âu 1914 -1923.
III. Tổ chức dạy học
1. ổn định tổ chức: GV ghi sĩ số học sinh
2. Kiểm tra:
- Nêu những nội dung cơ bản của chính sách Kinh tế mới và tác động của chính sách Kinh tế mới đối với nền kinh tế nước Nga?
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Với hệ thống hoà ước Véc-xai - Oa-sinh-tơn trật tự thế giới mới được thiết lập như thế nào?
? Em có nhận xét gì về tính chất của hệ thống này?
với hoà ước Véc-xai- Oa-sinh-tơn, Đức mất 1/8 đất đai, gần 1/2 dân số, 1/3 mỏ sắt, gần 1/3 mỏ than, 2/5 sản lượng thép gần 1/7 diện tích trồng trọt. Đế quốc áo -Hungari bị tách ra thành 2 nước nhỏ khác nhau là áo và Hungari với diện tích nhỏ hơn trước rất nhiều. Trên đất đai áo - Hungari cũ, những nước mới được thành lập là Tiệp Khắc và Nam Tư. Một số đất đai khác thì bị cắt thêm cho Rumani và Italia. Nước Ba Lan cũng được thành lập với các vùng đất thuộc áo, Đức, Nga
? Nguyên nhân nào làm bùng nổ cao trào cách mạng 1918 - 1923 ở các nước tư bản?
? Mặc dù không giành thắng lợi nhưng cao trào cách mạng 1918 -1923 đa tới hệ qủa quan trọng gì?
? Qua nội dung hoạt động của Đại hội II và Đại hội VII, nêu nhận xét của em về vai trò của Quốc tế Cộng sản đối với phong trào cách mạng thế giới.
Trong những năm 1929-1933 thế giới tư bản diễn ra một cuộc đại khủng hoảng kinh tế. Đât là một cuộc “Khủng hoảng thừa” kéo dài nhất, tàn phá nặng nề nhất và gây nên những hậu quả chính trị, xã hội tai hại nhất trong lịch sử chủ nghĩa tư bản.
? Nguyên nhân nào dẫn tới khủng hoảng kinh tế 1929-1933?
? Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933 đã gây ra những hậu quả như thế nào?
? Tại sao cuộc khủng hoảng này lại dẫn tới nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới?
? Vì sao lại diễn ra phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh (1929- 1939)?
1. Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống hoà ước Véc-sai - Oa-sinh-tơn.
- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hoà bình ở Véc-xai (1919 - 1920) và Oa-sinh-tơn (1921 - 1922) để phân chia quyền lợi. Một trật tự thế giới mới được thiết lập thông qua các văn kiện Véc-sai - Oa-sinh-tơn nên thường gọi là hệ thống Véc-sai - Oa-sinh-tơn.
- Hệ thống này mang lại nhiều lợi lộc cho nước thắng trận, xác lập sự nô dịch, áp đặt với các nước bại trận, gây nên mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước đế quốc.
2. Cao trào cách mạng 1918 - 1923 ở các nước tư bản. Quốc tế Cộng sản.
* Nguyên nhân:
- Trong những năm 1918 - 1923 các nước tư bản lâm vào khủng hoảng kinh tế (do hậu quả của chiến tranh). Cao trào cách mạng bùng nổ.
*Hệ quả: Nhiều Đảng Cộng sản ra đời ở các nước đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế lãnh đạo. Với vai trò tích cực của Lê-nin, ngày 2/3/1919 Quốc tế Cộng sản được thành lập.
- Từ 1919 -1943, Quốc tế cộng sản tiến hành 7 lần đại hội, vạch ra đường lối đúng đắn kịp thời cho từng thời kỳ phát triển của cách mạng thế giới.
*Vai trò của Quốc tế Cộng sản: có công lao to lớn trong việc thống nhất và phát triển phong trào cách mạng thế giới.
3. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 -1933 và hậu quả của nó
*Nguyên nhân:
- Trong những năm 1924 -1929, các nước tư bản ổn định chính trị và đạt mức tăng trưởng cao về kinh tế, nhưng do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận dẫn đến tình trạng hàng hoá ế thừa, cung vượt qua xa cầu, tháng 10 - 1929 khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mĩ rồi lan rộng ra toàn bộ thế giới tư bản.
*Hậu quả:
+ Về kinh tế: Tàn phá nặng nề nên kinh tế các nước tư bản, đẩy hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) vào tình trạng đói khổ.
+ Về chính trị - xã hội: bất ổn định. Những cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục khắp các nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia.
+ Về quan hệ quốc tế: Làm hình thành hai khối đế quốc đối lập. Một bên là Mĩ, Anh, Pháp và một bên là Đức, Italia, Nhật Bản. Bản ráo riết chạy đua vũ trang báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.
4. Phong trào mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh
- Nguyên nhân: Trước thảm hoạ của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ cuộc chiến tranh thế giới, dưới sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, phong trào đấu tranh thành lập mặt trận nhân dân chống phát xít và chiến tranh đã lan rộng ở nhiều nước tư bản như Pháp, Italia, Tiệp Khắc, Hi Lạp, Tây Ban Nha
4. Củng cố: GV củng cố bài bằng việc kiểm tra hoạt động nhận thức của HS bằng câu hỏi khái quát: Nêu các giai đoạn phát triển chính của chủ nghĩa t bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)? Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 lại dẫn tới nguy cơ của một cuộc chiến tranh mới?
5. Giao nhiệm vụ về nhà: Học bài cũ, hoàn thành câu hỏi và bài tập SGK.
Bài tập về nhà:
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_tiet_12_bai_11_tinh_hinh_cac_nuoc_tu.doc