Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 13, Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới từ năm 1918 đến 1939

I. Mục tiêu bài học

- Nắm được những nét chính về các giai đoạn phát triển của nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới,bản chất của chủ nghĩa phát xít và khái niệm “Chủ nghĩa phát xít” thủ phạm gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Nhận thức được sự sai lầm của các cuộc chiến tranh phi nghĩa, sẵn sàng đấu tranh chống lại những tư tưởng phản động đi ngược với lợi ích của nhân loại.

- Bồi dưỡng lòng yêu mến hoà bình và ý thức xây dựng một thế giới hoà bình, dân chủ thực sự.

- Kỹ năng khai thác, phân tích tranh ảnh, bảng biểu và rút ra kết luận.

II. Thiết bị.

- Bản đồ chính trị châu Âu năm 1914 và năm 1923.

III. Tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức: GV ghi sĩ số học sinh

2. Kiểm tra bài cũ

 ? Với hệ thống hoà ước Véc-xai - Oa-sinh-tơn trật tự thế giới mới được thiết lập như thế nào?

3. Bài mới

Vậy, trong khoảng thời gian giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) nước Đức đã trải qua những biến động thăng trầm như thế nào? Chủ nghĩa phát xít đã lên cầm quyền ở Đức ra sao và chúng đã thực hiện những chính sách phản động gì để châm ngòi cho cuộc chiến tranh thế giới mới?

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/07/2022 | Lượt xem: 283 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 13, Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới từ năm 1918 đến 1939, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 13. Bài 12. Nước đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) Ngày soạn.20 /11/2011 Ngày soạn.11a. sĩ số. 11b. 11c. I. Mục tiêu bài học - Nắm được những nét chính về các giai đoạn phát triển của nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới,bản chất của chủ nghĩa phát xít và khái niệm “Chủ nghĩa phát xít” thủ phạm gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Nhận thức được sự sai lầm của các cuộc chiến tranh phi nghĩa, sẵn sàng đấu tranh chống lại những tư tưởng phản động đi ngược với lợi ích của nhân loại. - Bồi dưỡng lòng yêu mến hoà bình và ý thức xây dựng một thế giới hoà bình, dân chủ thực sự. - Kỹ năng khai thác, phân tích tranh ảnh, bảng biểu và rút ra kết luận. II. Thiết bị. - Bản đồ chính trị châu Âu năm 1914 và năm 1923. III. tổ chức dạy học 1. ổn định tổ chức: GV ghi sĩ số học sinh 2. Kiểm tra bài cũ ? Với hệ thống hoà ước Véc-xai - Oa-sinh-tơn trật tự thế giới mới được thiết lập như thế nào? 3. Bài mới Vậy, trong khoảng thời gian giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) nước Đức đã trải qua những biến động thăng trầm như thế nào? Chủ nghĩa phát xít đã lên cầm quyền ở Đức ra sao và chúng đã thực hiện những chính sách phản động gì để châm ngòi cho cuộc chiến tranh thế giới mới? Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt ? Hoàn cảnh lịch sử nào làm bùng nổ cao trào CM 1918- 19023? GV: 1,7 triệu người chết, mất toàn bộ thuộc địa. ? Cuộc chiến tranh thế giới đã gây hậu quả gì đối với nước Đức? HS đọc chữ in nhỏ SGK/ 64. GV: Nó đặt ‘nước Đức vào cảnh nô lệ người ta chưa từng nghe thấy, chưa từng trông thấy” ( Lê nin). HS quan sát hình 31SGK: ? Bức ảnh trên nói lên điều gì? GV: Đồng mác sụt giá nghiêm trọng năm 1914, 1 USD ~ 4,2 mác, đến 9- 1923 1 U SD ~ 98860 000 mác. =>Do vậy, cao trào cách mạng bùng nổ. ? Tóm tắt cao trào cách mạng 1918 -1923? ? Thu được kết quả gì? GV: Từ cuối năm 1923, tình hình kinh tế, chính trị Đức dần dần ổn định. ? Tình hình nước Đức trong những năm 1924 -1929 về kinh tế? GV: Biện pháp: Vay tiền của các nước Mĩ, Anh thông qua các kế hoạch: Đao-ét ( 1924 ) và Y 0ng ( 1929). Từ 1924- 1929, các nước đầu tư khoảng 10 -15 tỉ mác, trong đó 70% của Mĩ ). ? chính trị, xã hội ? (tham gia Hội Quốc liên) Khiến các nước đồng minh hốt hoảng. ? Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tác động đến nước Đức như thế nào? GV: Từ năm 1932 SX CN giảm 47%, hàng nghìn nhà máy, xĩ nghiệp phải đóng cửa, hơn 5 triệu người thất nghiệp -> Đức khủng hoảng toàn diện. GV: Trong bối cảnh ấy, các thế lực phản động, hiếu chiến tập hộ trong đảng công nhân quốc gia xã hội ( Đảng quốc xã ) Hít le đứng đầu. - Tổng thống Hin-đen-bua chỉ định Hít-le lên làm thủ tướng, mở ra thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức. ? Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức? - Giới đại tư sản ủng hộ phát xít. - Đảng Quốc xã ảnh hưởng lớn đến quần chúng nhân dân. GV: Vậy cái gọi là “Chủ nghĩa phát xít” ở Đức cần được hiểu nh thế nào? Chúng ta hãy tìm hiểu nước Đức trong thời kỳ Hit-le cầm quyền. GV: Trong thời kỳ cầm quyền (1933 - 1939) Hit-le đã thực hiện các chính sách tối phản động về chính trị, kinh tế, đối ngoại. ? Chính phủ Hit-le đã thực hiện chính sách chính trị . -> Hit-le làm thủ lĩnh tối cao và tuyệt đối. ? Chính sách về kinh tế . HSQS Bảng thống kê SGK/ 67 ? Hãy nhận xét tình hình kinh tế Đức với các nước châu Âu ? Đức vượt Pháp, Italia. ? Về đối ngoại như thế nào trong những năm 1933-1939? + Ký với Nhật Bản “Hiệp ước chống Quốc tế Cộng sản”, Hình thành khối phát xít Đức - Italia -Nhật Bản. ? Mục tiêu ? GV: xây dựng 36 sư đoàn quân thường trực, 1.5000.000 người, 30.000 xe tăng. 4.000 máy bay, nước Đức trở thành một trại lính khổng lồ. - GV: Theo em hiểu, thế nào là chủ nghĩa phát xít? Nếu không còn thời gian có thể về nhà suy nghĩ. Sau khi học xong bài Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, GV sẽ tổng kết về khái niệm chủ nghĩa phát xít. I. Nước Đức trong những năm 1918 -1929. 1. Nước Đức và cao trào cách mạng 1918-1923. * Nguyên nhân. - Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức là một nước bại trận, bị chiến tranh tàn phá nghiêm trọng. - 6/1919: hoà ước Vec-xai được ký kết. Đức phải chịu những điều kiện hết sức nặng nề. -> Lâm vào khủng hoảng kinh tế, tài chính tồi tệ. * Diễn biến . - 1919 -1923 cao trào cách mạng dâng cao. - 12- 1918 ĐCS Đức thành lập. - 4 -1919 thành lập CH Xô Viết Ba-vi-e. * Kết quả: Từ tháng 10/1923 phong trào tạm lắng. 2. Những năm ổn định tạm thời (1924 - 1929) *Kinh tế: - Được khôi phục và phát triển. - Năm 1929, sản xuất công nghiệp Đức đã vươn lên đứng đầu châu Âu. * Chính trị: - Đối nội: + Chế độ cộng hoà Vaima được củng cố. + phong trào công nhân bị đẩy lùi. + truyền bá tư tưởng phục thù. - Đối ngoại: Địa vị của Đức được phục hồi . II. Nước Đức trong những năm 1929 -1939 1. Khủng hoảng kinh tế và Đảng Quốc xã lên cầm quyền. - Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 đã giáng đòn nặng nề làm kinh tế - chính trị -xã hội Đức. - Mâu thuẫn, đấu tranh dẫn tới khủng hoảng chính trị, Tư sản không đủ sức duy trì nền cộng hòa. - Đảng Quốc xã thành lập và ngày càng mở rộng ảnh hưởng. + Tuyên truyền, kích động chủ nghĩa phục thù. + Chủ trương Phát xít hóa, thiết lập chế độ độc tài. + Ngày 30/1/1922, Hit-le lên làm Thủ tướng. 2. Nước Đức trong trong những năm (1933 -1939) - Chính trị: + thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai. + khủng bố các đảng phái dân chủ, đặt Đảng Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật. + Thủ tiêu nền cộng hoà Vaima. - Kinh tế: tổ chức kinh tế tập trung và phục vụ quân sự. - Đối ngoại: + Nước Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên. + Ban hành lệnh tổng động viên, chuẩn bị gây chiến tranh. + Mục tiêu: Tăng cường chuẩn bị gây chiến tranh xâm lược. 4. Củng cố. 1. Nêu ngắn gọn các giai đoạn phát triển của nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới? 2. Chính phủ Hit-le đã thực hiện chính sách chính trị, kinh tế, đối ngoại như thế nào trong những năm 1933 - 1939? 5.Giao nhiệm vụ về nhà. Học bài, trả lời câu hỏi SGK, sưu tầm tranh ảnh và tài liệu về chủ nghĩa phát xít Đức và nhân vật Hit-le.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_tiet_13_bai_12_nuoc_duc_giua_hai_cuoc.doc
Giáo án liên quan