1. Mục tiêu
a. Về kiến thức: Giúp học sinh
- Nắm được quá trình phát triển với nhiều biến động to lớn dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ II của các nước tư bản.
- Hiểu được sự thiết lập một trật tự thế giới mới theo hệ thống hòa ước Véc-xai-Oa-sinh-tơn chứa đựng đầy mâu thuẫn và không vững chắc.
- Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh thu được kết quả khác nhau ở các nước tư bản.
b. Về kỹ năng
- Biết quan sát, khai thác bản đồ, tranh ảnh để phân tích và rút ra kết luận
- Biết tổng hợp, khái quát các sự kiện.
c. Về thái độ
- Nhìn nhận khách quan về quá trình phát triển và bản chất của chủ nghĩa tư bản.
- Ủng hộ cuộc đấu tranh vì sự tiến bộ và giải phóng của nhân dân thế giới.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Chuẩn bị của giáo viên
- Soạn bài, sách giáo khoa, sách giáo viên
- Lược đồ sự biến đổi bản đồ chính trị châu Âu 1914 - 1923
- Tài liệu tham khảo .
b. Chuẩn bị của học sinh
- Học bài cũ và chuẩn bị bài mới
- Sách giáo khoa, vở ghi, bút viết
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 14, Bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939 - Đặng Văn Hiệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 23/11/2009 Ngày dạy: 26/11/2009 - Lớp dạy: 11C Ngày dạy: 30/11/2009 - Lớp dạy: 11B
Ngày dạy: 04/12/2009 - Lớp dạy: 11G
Ngày dạy: 05/12/2009 - Lớpdạy: 11E
Ngày dạy: 08/12/2009 - Lớp dạy: 11H
Ngày dạy:11/12/2009-Lớp dạy:11AD
Chương II: CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939)
Tiết 14
Bài 11: TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939)
1. Mục tiêu
a. Về kiến thức: Giúp học sinh
- Nắm được quá trình phát triển với nhiều biến động to lớn dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ II của các nước tư bản.
- Hiểu được sự thiết lập một trật tự thế giới mới theo hệ thống hòa ước Véc-xai-Oa-sinh-tơn chứa đựng đầy mâu thuẫn và không vững chắc.
- Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh thu được kết quả khác nhau ở các nước tư bản.
b. Về kỹ năng
- Biết quan sát, khai thác bản đồ, tranh ảnh để phân tích và rút ra kết luận
- Biết tổng hợp, khái quát các sự kiện..
c. Về thái độ
- Nhìn nhận khách quan về quá trình phát triển và bản chất của chủ nghĩa tư bản.
- Ủng hộ cuộc đấu tranh vì sự tiến bộ và giải phóng của nhân dân thế giới.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Chuẩn bị của giáo viên
- Soạn bài, sách giáo khoa, sách giáo viên
- Lược đồ sự biến đổi bản đồ chính trị châu Âu 1914 - 1923
- Tài liệu tham khảo .
b. Chuẩn bị của học sinh
- Học bài cũ và chuẩn bị bài mới
- Sách giáo khoa, vở ghi, bút viết
3. Tiến trình bài dạỵ
a. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Câu hỏi: Nêu những nội dung cơ bản của chính sách Kinh tế mới và tác động của chính sách Kinh tế mới đối với nền kinh tế nước Nga?
- Đáp án: Nội dung:
+ Trong nông nghiệp ban hành thuế nông nghiệp.
+ Trong công nghiệp: Nhà nước khôi phục công nghiệp nặng, tư nhân hóa những xí nghiệp dưới 20 công nhân. Khuyến khích nước ngoài đầu tư vào nước Nga
Tác dụng - ý nghĩa
+ Thúc đẩy kinh tế quốc dân chuyển biến rõ rệt, giúp nhân dân Xô viết vượt qua khó khăn, hoàn
thành khôi phục kinh tế.
+ Là bài học đối với công cuộc xây dựng đất nước của một số nước xã hội chủ nghĩa.
b. Dạy nội dung bài mới
Dẫn dắt vào bài mới (1’)
Chiến tranh thế giới thứ Nhất (1914 - 1918) kết thúc, một trật tự thế giới mới được thiết lập nhưng mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thuộc địa vẫn chưa được giải quyết, quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản trong thời gian này chỉ là tạm thời và mỏng manh. Từ 1918 - 1939, trong sự phát triển chung của các cường quốc, các nước tư bản Mĩ, Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản đã trải qua một quá trình phát triển với nhiều biến động to lớn dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai. Vậy quá trình phát triển đó của các nước tư bản diễn ra như thế nào? Nguyên nhân nào đã đưa tới cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai? Bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm được những vấn đề trên.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân
- GV: Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hoà bình ở Véc-xai và Oa sinh tơn để ký kết hoà ước và hiệp ước phân chia quyền lợi. Một trật tự thế giới được thiết lập mang tên hệ thống hòa ước Vec-xai - Oasinhtơn.
1. Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống Vecxai-Oasinhtơn (7’)
? Với hệ thống hòa ước Vec-xai -Oa-sinh -tơn trật tự thế giới mới được thiết lập như thế nào?
- GV hướng dẫn học sinh theo dõi hình 29 trang 60: Sự thay đổi bản đồ chính trị châu Âu theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn và yêu cầu học sinh so sánh sự thay đổi lãnh thổ của các nước châu Âu năm 1923 so với năm 1914
- Em có nhận xét gì về tính chất của hệ thống này?
- GV giới thiệu về Hội Quốc liên
- Phản ánh tương quan lực lượng mới giữa các nước tư bản. Các nước thắng trận giành được nhiều quyền lợi về kinh tế và xác lập sự áp đặt nô dịch với các nước bại trận
- Các nước thắng trận cũng nảy sinh những bất đồng về quyền lợi
- Hệ thống này mang lại nhiều lợi lộc cho nước thắng trận, gây nên mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước đế quốc
- Tương quan lực lượng mới giữa các nước tư bản thay đổi
- Hệ thống này mang lại nhiều lợi lộc cho nước thắng trận, gây nên mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước đế quốc
Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân
- GV dẫn: Trong điều kiện trật tự thế giới mới được thiết lập gây nên mâu thuẫn sâu sắc giữa các đế quốc như vậy thì bản thân sự phát triển của các nước tư bản cũng thúc đẩy các mâu thuẫn đó ngày càng lên cao. Trước tiên là trong giai đoạn 1918 - 1923.
? Nguyên nhân bùng nổ cao trào cách mạng 1918 - 1923 ở các nước tư bản?
- Đỉnh cao của phong trào là sự thành lập các nước cộng hoà xô viết...thể hiện khát vọng của quần chúng lao động về một xã hội công bằng dân chủ..., không dừng lại yêu sách kinh tế mà còn ủng hộ nước Nga xô viết
- HS theo dõi SGK và trả lời
2. Cao trào cách mạng 1918 - 1923 ở các nước tư bản. Quốc tế Cộng sản
( 10’)
a. Cao trào cách mạng 1918 - 1923
- Nguyên nhân: do hậu quả của chiến tranh và ảnh hưởng của CM tháng 10 Nga.
? Mặc dù không giành thắng lợi nhưng cao trào cách mạng 1918 - 1923 đưa tới hệ quả quan trọng gì?
- Gv giới thiệu về sự ra đời của QTCS
- Yêu cầu 1 học sinh đọc phần chữ nhỏ trong SGK
? Qua nội dung hoạt động của Đại hội II và Đại hội VII nêu nhận xét của em về vai trò của Quốc tế Cộng sản đối với phong trào cách mạng thế giới.
- 1943 QTCS giải tán
- HS trả lời
- HS nghe và ghi
- 1 học sinh đọc, cả lớp cùng nghe
- HS trả lời
- Hệ quả: + Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho cách mạng thế giới.
+ Nhiều Đảng Cộng sản ra đời ở các nước đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế lãnh đạo.
b.Quốc tế cộng sản thành lập
- 3/1919 Quốc tế Cộng sản được thành lập
- Từ 1919 - 1943, Quốc tế Cộng sản tiến hành 7 lần đại hội, vạch ra đường lối đúng đắn kịp thời cho từng thời kỳ phát triển của cách mạng thế giới.
- Vai trò: thống nhất và phát triển phong trào cách mạng thế giới.
Hoạt động 3: Cả lớp, cá nhân
- GV thông báo: Trong những năm 1929 - 1933 thế giới tư bản diễn ra 1 cuộc đại khủng hoảng kinh tế. Đây là 1 cuộc “khủng hoảng thừa” kéo dài nhất, tàn phá nặng nề nhất và gây nên những hậu quả chính trị, xã hội tai hại nhất trong lịch sử chủ nghĩa tư bản.
? Nguyên nhân nào dẫn tới khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933?
- HS trả lời
3. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1923 - 1933 và hậu quả của nó. (10’)
- Nguyên nhân : Do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa, cung vượt quá cầu, tháng 10/1929 khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mĩ rồi lan ra toàn bộ thế giới tư bản.
? Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 - 1923 đã gây ra những hậu quả như thế nào?
- HS trả lời
- Hậu quả
+ Về kinh tế: Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản
+ Về chính trị - xã hội: bất ổn định. Những cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục khắp cả nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia.
+ Về quan hệ quốc tế: Làm hình thành hai khối đế quốc đối lập. Một bên là Mĩ, Anh, Pháp và một bên là Đức, Italia, Nhật Bản ráo riết chạy đua vũ trang, báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.
Hoạt động 4: Cả lớp
? Vì sao lại diễn ra phong trào mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh
? Kết quả như thế nào?
- Nguyên nhân: Trước thảm họa của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới, dưới sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản phong trào đấu tranh thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít và chiến tranh đã lan rộng ở nhiều nước tư bản như Pháp, Tây Ban Nha. ..
- Hs trả lời
4. Phong trào Mặt trận Nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh. (8’)
- Ở Pháp:
- Ở Tây Ban Nha:
- Kết quả: Phong trào giành được thắng lợi điển hình ở Pháp, nhưng ở nhiều nơi đã thất bại như Tây Ban Nha.
c. Củng cố, luyện tập (2’)
Nêu các giai đoạn phát triển chính của chủ nghĩa tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)? Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 lại dẫn tới nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới?
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’)
- Trả lời hết câu hỏi SGK
- HS học bài cũ, đọc trước bài mới.
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_tiet_14_bai_11_tinh_hinh_cac_nuoc_tu.doc