Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 16-20

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được:

- Phong trào Ngũ tứ và sự mở đầu thời kì cách mạng dân chủ tư sản mới ở Trung Quốc. Những diễn biến chính của cách mạng Trung Quốc trong các thập niên 20, 30 của thế kỉ XX.

- Những đặc điểm của phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1919 -1939 do Đảng Quốc đại của giai cấp tư sản lãnh đạo, đứng đầu Ma-hát-ma Gan-đi.

 2. Thái độ:

 - Bồi dưỡng nhận thức đúng về tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống áp bức, giành độc lập dân tộc.

- Nhận thức được sự mất mát hi sinh, của các dân tộc trên đường giành độc lập.

 3. Kĩ năng:

 Rèn luyện kĩ năng xử lí tư liệu để hiểu bản chất; kĩ năng đối chiếu so sánh các sự kiện lịch sử.

B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:

 Lược đồ châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất; tư liệu về Trung Quốc và Ấn Độ từ năm 1919 -1939.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:

 1. Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 3. Giới thiệu bài mới:

 4. Dạy và học bài mới:

 

doc10 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/07/2022 | Lượt xem: 301 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 16-20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn: Ngày Dạy: Tiết : 16 KIỂM TRA HỌC KÌ I A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được: Nắm lại những kiến thức đã học ở phần lịch sử cận đại và hiện đại. 2. Thái độ: Thái độ làm bài nghiêm túc và có tình cảm với bộ môn 3. Kĩ năng: Làm quen với loại hình trắc nghiệm, có thao tác nhanh, chính xác, khoa học. ĐỀ BÀI Câu 1(4đ): Trình bày diễn biến giai đoạn đầu trong chiến tranh thế giới thứ nhất ? Em có nhận xét gì về cục diện chiến trường trong giai đoạn này? Câu 2 (3đ): Hãy trình bày diễn biến chính và ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 ? Câu 3 (3đ): Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 để lại hậu quả như thế nào với Mĩ ? Điểm cơ bản trong chính sách mới của tổng thống Ru-dơ-ven là gì ? ĐÁP ÁN: Câu 1 (4đ) : a.Diễn biến giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất(2 điểm): -Năm 1914:Đức tập trung phần lớn binh lực ở mặt trận phía Tây và ngay đêm 3-8 tràn vào Bỉ, đánh sang Pháp.Pari bị uy hiếp, quân Pháp có nguy cơ bị tiêu diệt.(0,5 điểm) -Năm 1915: Đức dồn binh lực sang mặt trận phía Đông, cùng Áo-Hung tấn công Nga quyết liệt.(0,5 điểm) -Năm 1916, thấy không tiêu diệt được quân Nga, Đức chuyển trọng tâm về mặt trận phía Tây, mở chiến dịch Véc-đoong nhưng vẫn không hạ nổi thành Véc-đoong.(0,5 điểm) -Từ cuối năm 1916 trở đi, Đức, Áo từ thế chủ động đã chuyển sang phòng ngự ở cả hai mặt trận.(0,5 điểm) b.Nhận xét(2điểm): -Trong giai đoạn này chiến sự diễn ra vô cùng ác liệt gây thiệt hại nặng nề về người và của, nhưng không đưa lại ưu thế cho các bên tham chiến.(0,75 điểm) -Những năm đầu Đức, Áo-Hung giữ thế chủ động tấn công. Từ cuối 1916 trở đi, Đức, Áo-Hung chuyển sang thế phòng ngự ở cả hai mặt trận Đông Âu, Tây Âu.(0,75 điểm) -Mỹ chưa tham gia chiến tranh.(0,5 điểm) Câu 2 (3đ): a.Diễn biến chính (1đ) : -Khởi nghĩa bắt đầu đêm 24-10.Các đội Cận vệ đỏ đã nhanh chóng chiếm được những vị trí then chốt ở thủ đô. -Đêm 25 - 10, quân khởi nghĩa chiếm được Cung điện Mùa Đông .Toàn bộ chính phủ tư sản lâm thời bị bắt. -Đầu năm 1918, cách mạng giành được thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga rộng lớn. b.Ý nghĩa lịch sử (2đ) -Đối với nước Nga (1đ) +Làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận con người Nga (0.5đ) +Mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử Nga, giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi mọi ách áp bức, bóc lột đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình.(0.5đ) -Đối với thế giới(1đ) +Làm thay đổi cục diện thế giới (0.5đ) +Cổ vũ mạnh mẽ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho phong trào cách mạng thế giới.(0.5đ) Câu 3 (3đ) -Hậu quả (1.5đ) +1932, sản lượng công nghiệp còn 53,8 % (0.5đ) +11,5 vạn công ty thương nghiệp, 58 công ty đường sắt bị phá sản (0.5đ) +10 vạn ngân hàng bị đóng cửa, hàng chục triệu người bị thất nghiệp (0.5đ) Kinh tế bị khủng hoảng trầm trọng. -Chính sách mới của tổng thống Ru-dơ-ven (1.5đ) +Nhà nước can thiệp tích cực vào đời sống kinh tế (0.5đ) +Giải quýêt nạn thất nghiệp thông qua các đạo luật : ngân hàng, phục hưng công nghiệp , điều chỉnh nông nghiệp.(0.5đ) +Thực hiện chính sách “láng giềng thân thiện” (0.5đ) Ngày Soạn: Ngày Dạy: Chương III: CÁC NƯỚC CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 -1039) Tiết 17: Bài 15: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG Ở TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ (1918 -1039) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được: - Phong trào Ngũ tứ và sự mở đầu thời kì cách mạng dân chủ tư sản mới ở Trung Quốc. Những diễn biến chính của cách mạng Trung Quốc trong các thập niên 20, 30 của thế kỉ XX. - Những đặc điểm của phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1919 -1939 do Đảng Quốc đại của giai cấp tư sản lãnh đạo, đứng đầu Ma-hát-ma Gan-đi. 2. Thái độ: - Bồi dưỡng nhận thức đúng về tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống áp bức, giành độc lập dân tộc. - Nhận thức được sự mất mát hi sinh, của các dân tộc trên đường giành độc lập. 3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng xử lí tư liệu để hiểu bản chất; kĩ năng đối chiếu so sánh các sự kiện lịch sử. B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC: Lược đồ châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất; tư liệu về Trung Quốc và Ấn Độ từ năm 1919 -1939. C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Giới thiệu bài mới: 4. Dạy và học bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI * Hoạt động 1: Nhóm GV: Cho HS đọc đoạn chữ in nhỏ và hướng dẫn HS thảo luận N1: Phong trào Ngũ tứ nổ ra ntn? Kết quả ý nghĩa? N2: So sánh chủ trương của 2 phong trào cách mạng ở 2 thời kỳ của CMTQ TQĐMH và phong trào Ngũ tứ N3: Phong trào CMTQ phát triển ntn? Trong những năm (1926 - 1937) N4: Phong trào chống Nhật của Trung Quốc diễn ra ntn? → Các tổ thảo luận và trả lời HS: Trả lời GV góp ý, kết luận, ghi bảng GV: Sơ kết ý * Hoạt động 2: Cá nhân GV: Nguyên nhân, diễn biến phong trào độc lập Ấn Độ trong những năm 1918-1929? HS: Dựa vào SGK trả lời GV: Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Quốc đại, đứng đầu là Gandi với đường lối “bất bạo động, bất hợp tác”. GV: Gia cấp công nhân ÂĐ phát triển ntn? HS: Dựa vào SGK trả lời GV: Nội dung chủ yếu phong trào độc lập Ấn Độ trong những năm 1929-1939? HS: Dựa vào SGK trả lời GV: Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Quốc đại, đứng đầu là Gandi với đường lối “bất bạo động, bất hợp tác”. GV: Khẳng định chính sách đàn áp, khủng bố, mua chuộc nhưng phong trào vẫn phát triển. Khi chiến tranh thế giới hai bùng nổ phong trào cách mạng chuyển sang giai đoạn mới. I. Phong trào cách mạng ở Trung Quốc: 1. Phong trào Ngũ tứ và sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc: - Nguyên nhân: phản đối âm mưu các nước đế quốc và ảnh hưởng Cách mạng tháng Mười. - Diễn biến: ngày 4/5/1919, phong trào bùng nổ. - Tính chất: là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. - Tháng 7-1921, Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập 2. Chiến tranh Bắc phạt (1926 -1927) và Nội chiến Quốc - Cộng (1927 -1937): - Chiến tranh Bắc phạt tiêu diệt bọn quân phiệt ở phía bắc (1926 - 1927) - Sau Bắc phạt, Nội chiến Quốc - Cộng diễn ra (1927 -1937) - Tháng 7-1937 Quốc- Cộng hợp tác để chống Nhật II. Phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ (1918-1939): 1. Phong trào độc lập trong những năm 1918-1929: - Nguyên nhân: (SGK) - Diễn biến: + Nhiều hình thức, Đảng Quốc đại lãnh đạo, đứng đầu là M. Ganđi + Đảng Cộng sản Ấn Độ thành lập (12/1925) góp phần thúc đẩy phong trào. 2. Phong trào độc lập dân tộc trong những năm 1929 -1939: - Nguyên nhân: (SGK) - Diễn biến: + Đầu năm 1930 phong trào bùng nổ, do Gandi và Đảng Quốc đại khởi xướng. + Mục tiêu: giành độc lập hoàn toàn cho Ấn Độ + Khi chiến tranh thế giới hai bùng nổ phong trào cách mạng chuyển sang giai đoạn mới. 5. Củng cố: - Nắm được phong trào độc lập dân tộc giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) ở Ấn Độ Và Trung Quốc. - Thấy được vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Quốc đại ở Ấ Độ. 6. Hướng dẫn tự học: a. Bài vừa học: Như đã củng cố b. Bài sắp học: Dặn dò HS đọc và soạn trước bài 16 Ngày Soạn: Ngày Dạy: Tiết 18: Bài 16: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được: - Những chuyển biến quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội ở các nước ơĐông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất và những điểm mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực này. - Một số phong trào cách mạng tiêu biểu ở các nước Đông Nam Á và cuộc Cách mạng tư sản năm 1932 ở Xiêm. 2. Thái độ: - Thấy được nét tương đồng và sự gắn bó giữa các nước Đông Nam Á trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do. - Nhận thức rõ tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, của các dân tộc bị áp bức 3. Kĩ năng: Rèn luyện khả năng tổng hợp, hệ thống hóa các sự kiện lịch sử. B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC: Lược đồ các nước ĐNÁ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất; tư liệu có liên quan. C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC: 1. Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: 3. Giới thiệu bài mới: 4. Dạy và học bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI * Hoạt động 1: Cá nhân GV dùng lược đồ giới thiệu các nước ĐNÁ GV: Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của các nước ĐNÁ sau Chiến tranh thế nhất? HS: Dựa vào SGK trả lời GV phân tích thêm GV: Cách mạng tháng Mười Nga đã có tác gì ở ĐNÁ? HS: Dựa vào SGK trả lời GV: Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á? HS: Dựa vào SGK trả lời GV nhấn mạnh va chốt ý * Hoạt động 2: Cả lớp GV: Phong trào độc lập dân tộc trong thập niên 20 của thế kỉ XX? HS: Dựa vào SGK trả lời GV: Vì sao Đảng Cộng sản mất quyền lãnh đạo? HS: Dựa vào SGK trả lời GV chuyển ý GV: Phong trào độc lập dân tộc trong thập niên 30 của thế kỉ XX? HS: Dựa vào SGK trả lời GV: Nhan dân Inđônêxia đã làm gì khi chủ nghĩa phát xít xuất hiện? HS: Dựa vào SGK trả lời GV cho HS đọc đoạn chữ nhỏ SGK * Hoạt động 3: Nhóm GV chia lớp làm 2 nhóm N1: Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Lào? N2: Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Campuchia? N3: Phong trào đấu tranh chống thực dân Anh ở Mã lai? N4: Phong trào đấu tranh chống thực dân Anh ở Miến Điện? GV mời đại diện, nhóm khác bổ sung, chốt ý GV chuyển ý GV nêu tóm lược diễn biến cách mạng năm 1932, nêu tính chất va kết quả. GV: Giới thiệu sơ lược về tiểu sử Pri-đi Pha-nô-mi-ông. Tổng kết bài I. Tình hình các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất: 1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội: - Kinh tế: bị “hội nhập cưỡng bức” vào hệ thống kinh tế của chủ nghĩa tư bản - Chính trị: quyền hành nằm trong tay chính thực dân - Xã hội: phân hóa ngày càng sâu sắc. Giai cấp công nhân ngày càng trưởng thành và ý thức cách mạng -> Cách mạng tháng Mười Nga đã tác động mạnh đến các nước Đông Nam Á 2. Khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á: - Phong trào dân tộc tư sản có những bước tiến mới, có tổ chức và mục tiêu rõ ràng. - Phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản xuất hiện và trưởng thành. Đảng Cộng sản thành lập và nắm vai trò lãnh đạo. II. Phong trào độc lập dân tộc ở Inđônêxia: 1. Phong trào độc lập dân tộc trong thập niên 20 của thế kỉ XX: - Tháng 5/1920, Đảng Cộng sản Inđônêxia thành lập va lãnh đạo phong trào cách mạng đến năm 1927 - Từ năm 1927, Đảng Dân tộc của giai cấp tư sản lãnh đạo đứng đầu là Ácmét Xucácnô 2. Phong trào độc lập dân tộc trong thập niên 30 của thế kỉ XX: - Tiêu biểu ở cảng Su-ra-bay-a năm 1933 nhưng bị đàn áp tàn khốc - Khi chủ nghĩa phát xít xuất hiện, Đảng Inđônêxia kết hợp những người cộng sản thành lập Liên minh chính trị chống phát xít - Diễn biến: (SGK) III. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Lào va Campuchia: - Nguyên nhân: (SGK) - Diễn biến: (SGK) - Tháng 10/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời va lãnh đạo ở lào va Campuchia - Những năm 1936-1939 Mặt trận Dân chủ Đông Dương đã có tác động đến phong trào chống Pháp IV. Cuộc đấu tranh chống thực dân Anh ở Mã Lai và Miến Điện: - Ở Mã Lai: phong trào chống thực dân Anh diễn ra sôi nổi, do giai cấp tư sản đã lãnh đạo - Ở Miến Điện: ban đầu là phong trào của nhà sư Ốt-ta-ma, sau phong trào Thakin đã giành thắng lợi (năm 1937 Miến Điện tách khỏi Ấn Độ). V. Cuộc Cách mạng năm 1932 ở Xiêm: - Năm 1932 Xiêm nổ ra cuộc cách mạng do Pri-đi Pha-nô-mi-ông. - Đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để. 5. Củng cố: - Nắm được khái quát phong trào độc lập ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. - Phong trào độc lập ở Lào va Campuchia giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. 6. Hướng dẫn tự học: a. Bài vừa học: Như đã củng cố b. Bài sắp học: Dặn dò HS đọc và soạn trước bài 17 Ngày Soạn: Ngày Dạy: Tiết 19: Bài 17: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 -1945) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được: - Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai; diễn biến chính của chiến tranh - Kết cục và hậu quả nặng nề của chiến tranh. 2. Thái độ: - Giáo dục HS học tập tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân loại chống CNPX, bảo vệ độc lập dân tộc. - Hiểu rõ vai trò to lớn của Liên Xô trong công cuộc chiến tranh này đối với loài người. 3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử; kỹ năng sử dụng bản đồ và tranh ảnh lịch sử. B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC: Lược đồ chiến tranh thế giới lần thứ hai, tranh ảnh lịch sử và tư liệu về chiến tranh thế giới thứ hai. C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Giới thiệu bài mới: 4. Dạy và học bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI Hoạt động 1: Cá nhân GV: Vì sao hình thành khối liên minh phát xít? HS: Dựa vào SGK trả lời GV khẳng định đây là con đường các nước phát xít hỗ trợ tiến hành xâm lược để chia lại thế giới GV: Thái độ của Anh, Pháp và Liên Xô ntn khi các nước phát xít đẩy mạnh xâm lược? HS: Dựa vào SGK trả lời GV khẳng định thái độ của Liên Xô kiên quyết chống phát xít GV: Hội nghị Muy-ních nhằm mục đích gì? HS: Dựa vào SGK trả lời GV: Trước thái độ của Anh, Pháp Hítle đã làm gì? HS: Dựa vào SGK trả lời Hoạt động 2: Nhóm GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận N1: Trình bày những diễn biến chính đến trước tháng 9/1940? Trình bày những diễn biến chính từ tháng 9/1940 đến trước khi Đức tấn công Liên Xô? I. Con đường dẫn đến chiến tranh: 1. Các nước phát xít đẩy mạnh xâm lược (1931-1937): - Những năm 30 của thế kỉ XX, trục phát xít Béclin – Rôma – Tôkiô hình thành. Khối này tăng cường xâm lược. - Liên Xô kiên quyết đứng về phe các nước chống phát xít nhưng Anh, Pháp, Mĩ giữ chính sách thỏa hiệp chĩa mũi nhọn về Liên Xô. 2. Từ Hội nghị Muy-ních đến chiến tranh thế giới: - Ngày 29/9/1938, Hội nghị Muy-ních triệu tập, Anh, Pháp tiếp tục chính sách thỏa hiệp. Tháng 3/1939, Hítle chiếm luôn Tiệp Khắc và chuẩn bị chiếm Ba Lan - Ngày 23/8/1939, Hiệp ước Xô - Đức được kí II. Chiến tranh thế giới hai bùng nổ và lan rộng ở châu Âu (từ tháng 9/1939 – đến 6/1941): 1. Phát xít Đức tấn công Ba Lan và xâm chiếm châu Âu (từ tháng 9/1939 – đến 9/1940): Ngày 1/9/1939, Đức tấn công Ba Lan chiến tranh bùng nổ. 2. Phe phát xít bành trướng Đông và Nam Âu (từ tháng 9/1940 – đến 6/1941): - Tháng 9/1940, khối liên minh phát xít kí Hiệp ước Tam cường - Hè năm 1941, Đức chiếm hầu hết châu Âu (trừ Anh) 5. Củng cố: - Liên Xô có vai trò như thế nào trong việc tiêu diệtchủ nghĩa phát xít? - Từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, em rút ra bài học gì cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay. 6. Hướng dẫn tự học: a. Bài vừa học: Như đã củng cố b. Bài sắp học: Dặn dò HS đọc và soạn trước bài 18 Ngày Soạn: Ngày Dạy: Tiết 20: Bài 17: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 -1945) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được: - Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai; diễn biến chính của chiến tranh - Kết cục và hậu quả nặng nề của chiến tranh. 2. Thái độ: - Giáo dục HS học tập tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân loại chống CNPX, bảo vệ độc lập dân tộc. - Hiểu rõ vai trò to lớn của Liên Xô trong công cuộc chiến tranh này đối với loài người. 3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử; kỹ năng sử dụng bản đồ và tranh ảnh lịch sử. B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC: Lược đồ chiến tranh thế giới lần thứ hai, tranh ảnh lịch sử và tư liệu về chiến tranh thế giới thứ hai. C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 4. Dạy và học bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI Nét chính chiến sự ở Liên Xô và Bắc Phi? Nét chính ở mặt trận Thái Bình Dương? Nêu nét chính khi Mặt trận Đồng minh thành lập đến tháng 8/1945? GV gọi đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung GV chốt ý GV dùng lược đồ nêu khái quát lại Hoạt động 3: Cả nhân GV: Sự kiện nào đã tạo thế cho quân Đồng minh phản công? HS: Dựa vào SGK trả lời GV: Quân Đồng minh đã thu được thắng lợi nào? HS: Dựa vào SGK trả lời GV tổng kết bài cho HS đọc kết cục của chiến tranh, để các em thấy được hậu quả khủng khiếp, thấy được tội ác của kẻ gây ra chiến tranh đồng thời thấy được sự anh dũng hy sinh của nhân dân các nước chống chủ nghĩa phát xít. III. Chiến tranh lan rộng khắp thế giới (từ tháng 6/1941 – đến 11/1942): 1. Phát xít Đức tấn công Liên Xô. Chiến sự ở Bắc Phi: * Liên Xô: - Ngày 22/6/1941, Đức tấn công Liên Xô, ưu thế thuộc về Đức - Chiến thắng Mátxcơva làm phá sản chiến lược của Hítle (12/1941) * Ở Bắc Phi: Tháng 9/1940, Ý tấn công Ai Cập nhưng sau đó Anh, Mĩ giành thắng lợi chuyển sang phản công 2. Chiến tranh ở Thái Bình Dương bùng nổ: Ngày 7/12/1941, Nhật tấn công Mĩ ở Trân Châu cảng và mở rộng xâm chiếm ở châu Á Thái Bình Dương. Mĩ tuyên chiến với Nhật 3. Khối đồng minh chống phát xít hình thành: Ngày 1/1/1942, khối Đồng minh chống phát xít được hình thành IV. Quân Đồng minh chuyển sang phản công. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc (từ 11/1942 – đến 8/1945): 1. Quân Đồng minh phản công (từ 11/1942 – đến 6/1944): Sau chiến thắng Xtalingrát, phe Đồng minh chuyển sang phản công khắp các mặt trận 2. Phát xít Đức bị tiêu diệt. Nhật Bản đầu hàng. Chiến tranh kết thúc: - Năm 1944, Liên Xô phản công tiến sát nước Đức. - Ngày 9/5/1945, Đức đầu hàng chiến tranh kết thúc ở châu Âu - Ngày 15/8/1945, Nhật đầu hàng chiến tranh kết thúc V. Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai: Học (SGK) 5. Củng cố: - Liên Xô có vai trò như thế nào trong việc tiêu diệtchủ nghĩa phát xít? - Từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, em rút ra bài học gì cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay. 6. Hướng dẫn tự học: a. Bài vừa học: Như đã củng cố b. Bài sắp học: Dặn dò HS đọc và soạn trước bài 18

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_tiet_16_20.doc