I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức: học sinh cần nắm
- Những chuyển biến quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội ở các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất và những điểm mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực này
- Một số phong trào cách mạng tiêu biểu ở các quốc gia Đông Nam Á và cuộc cải cách tư sản ở Xiêm 1932
2.Về kỹ năng:
- Rèn luyện khả năng tổng hợp, hệ thống hoá các sự kiện lịch sử
- Nângncao khả năng phân tích, so sánh các sự kiện lịch sử
3.Về thái độ:
- Thấy được những nét tương đồng và sự gắn bó giữa các nước Đông Nam Á trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, tự do
- Nhận thức rõ tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc của các dân tộc bị áp bức
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY-HỌC
- Lược đồ Đông Nam Á
- Một số tranh ảnh, tư liệu lịch sử về Đông Nam Á
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày những hiểu biết của em về phong trào Ngũ tứ và ý nghĩa đối với cách mạng Trung Quốc
- Giới thiệu sơ lược về nhân vật lịch sử Gandi và phong trào đấu tranh của nhân dân An Độ sau chiến tranh thế giới thứ nhất
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 17, Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939 ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 17
Ngày soạn: 23-12-2007
BÀI 16: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939 )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức: học sinh cần nắm
- Những chuyển biến quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội ở các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất và những điểm mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực này
- Một số phong trào cách mạng tiêu biểu ở các quốc gia Đông Nam Á và cuộc cải cách tư sản ở Xiêm 1932
2.Về kỹ năng:
- Rèn luyện khả năng tổng hợp, hệ thống hoá các sự kiện lịch sử
- Nângncao khả năng phân tích, so sánh các sự kiện lịch sử
3.Về thái độ:
- Thấy được những nét tương đồng và sự gắn bó giữa các nước Đông Nam Á trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, tự do
- Nhận thức rõ tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc của các dân tộc bị áp bức
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY-HỌC
- Lược đồ Đông Nam Á
- Một số tranh ảnh, tư liệu lịch sử về Đông Nam Á
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày những hiểu biết của em về phong trào Ngũ tứ và ý nghĩa đối với cách mạng Trung Quốc
- Giới thiệu sơ lược về nhân vật lịch sử Gandi và phong trào đấu tranh của nhân dân Aán Độ sau chiến tranh thế giới thứ nhất
2. Giới thiệu bài mới:
Trong những thấp niên đầu thế kỷ XX, ở các nước Đông Nam Á đã diễn ra những chuyển biến quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội. Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc phát triển mạnh mẽ ở hầu khắp các nước trong khu vực. Cùng với phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc đã xuất hiện phong trào đấu tranh của một lực lượng mới-giai cấp vô sản. Giai cấp vô sản trẻ tuổi bắt đầu bước lên vũ đài chính trị, mở ra triển vọng mới cho phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á
3. Tổ chức dạy học trên lớp
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản HS cần nắm
Hoạt động 1:Làm việc cá nhân và tập thể
- GV nêu câu hỏi: Em hãy nhắc lại những nét chính về tình hình ĐNÁ vào cuối thế kỷ XIX ?
- HS nhớ lại kiến thức đã học ở bài 4: Các nước ĐNÁ cuối thế kỷ XIX đầu XX trả lời
- GV nhận xét, chốt ý chính: cuối thế kỷ XIX hầu hết các nước ĐNÁ đều trở thành những nước thuộc địa hoặc phụ thuộc vào thực dân phương Tây. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước ĐNÁ bùng lên mạnh mẽ, nhưng do sự chênh lệch lực lượng, trình độ, thiếu một đường lối lãnh đạo đúng đắn, vì vây phong trào đấu tranh ở Khu vực ĐNÁ thất bại
- Bước sang đầu thế kỷ XX, đặc biệt là từ sau CTTG I, tình hình khu vực ĐNÁ có nhiều biến chuyển
- GV trình bày: để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra, sau CTTGI bọn thực dân tăng cường vơ vét bóc lột các thuộc địa ĐNÁ. Chính sách đó đã tác động mạnh mẽ đến tình hình các nước ĐNÁ: Kinh tế, chính trị, xã hội
- GV nêu câu hỏi:Em hãy nêu những chuyển biến về kinh tế, chính trị, xã hội của các nước ĐNÁ sau CTTG I ?
- HS dựa vào kiến thức SGK trình bày, giáo viên chốt lại ý chính
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
- GV trìng bày: Cùng với những biến chuyển về kinh tế, chính trị, xã hội, phong trào độc lập dân tộc ở ĐNÁ phát triển mạnh mẽ, mang những nét mới
- GV nêu câu hỏi: Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở ĐNÁ giữa hai cuộc chiến tranh là gì ?
- HS suy nghĩ trả lời, GV nhấn mạnh những nét mới
- Giai cấp tư sản dân tộc lớn mạnh, đấu tranh đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị, đòi dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường. Một số chính đảng tư sản được thành lập
- Từ thấp niên 20, giai cấp vô sản trẻ tuổi ở ĐNÁ cũng bắt đầu trưởng thành, một số đảng cộng sản được thành lập: Đảng cộng sản Inđônêsia, Việt Nam, Mã Lai, Xiêm, Philippin. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản phong trào độc lập dân tộc phát triển mạnh mẽ, quyết liệt
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
- GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm
+ Nhóm I: tìm hiểu phong trào đấu tranh của nhân dân Inđônêsia:Thập niên 20 và cuối thập niên 30
+ Nhóm II: Tìm hiểu phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Lào và Campuchia (Tên cuộc khởi nghĩa, thời gian, nhận xét chung
+ Nhóm III: Tìm hiểu phong trào đấu tranh của chống thực dân Anh ở Mã Lai và Miến Điện
+ Nhóm III: Tìm hiểu về cuộc cách mạng 1932 ở Xiêm
- Mỗi nhóm trình bày nội dung tìm hiểu, giáo viên nhận xét, giảng
*Inđônêsia:
- Cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Giava và Xumatơra trong những năm 1926-1927
- Tuy thất bại nhưng làm rung chuyển nền thống trị của thực dân Hà Lan
- Đầu thập niên 30 phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan lan rộng khắp Inđônêsia
- Trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít, những người cộng sản đã kết hp với Đảng tư sản thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống phát xít với tên gọi là Liên minh chính trị Inđônêsia
*Lào và Campuchia
- GV chuẩn bị bảng tóm tắt, treo lên, kết hợp giảng
I.Tình hình các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất
1.Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội
a.Về kinh tế: trở thành thị trường tiêu thụ hàng hoá, nơi cung cấp nguyên liệu cho các nước chính quốc
b.Về chính trị:Do chính quyền thực dân khống chế và thâu tóm mọi quyền hành
c.Về xã hội:Phân hoá sâu sắc, giai cấp tư sản dân tộc lớn mạnh, giai cấp vô sản tăng nhanh về số lượng và chất lượng
- Năm 1917 cách mạng tháng Mười Nga thành công, tác động mạnh mẽ đến phong trào độc lập dân tộc ở ĐNÁ
2.Khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á
- Sau CTTG I phong trào giải phóng dân tộc phát triển ở hầu hết các nước ĐNÁ mang những nét mới
- Giai cấp tư sản dân tộc lớn mạnh và một số chính đảng tư sản được thành lâp
- Giai cấp vô sản cũng bắt đầu trưởng thành và một số Đảng Cộng sản được thành lâp
II.Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á
1.Phong trào độc lập dân tộc trong thập niên 20 của thế kỷ XX
- Tháng 5-1920 Đảng cộng sản được thành lập, lãnh đạo phong trào cách mạng bằng con đường khởi nghĩa vũ trang thất bại
- Từ 1927 quyền lãnh đạo phong trào chuyển sang tay Đảng dân tộc của giai cấp tư sản do Xu-các-nô đứng đầu và chủ trương đấu tranh bằng phương pháp hoà bình
2.Phong trào độc lập dân tộc trong thập niên 30 của thế kỷ XX
- 1933 các thuỷ thủ cảng Su-ra-bay-a khởi nghĩa, chính quyền thực dân đàn áp
- Cuối thập niên 30 phong trào bùng lên với những nét mới
+ Chống chủ nghĩa phát xít
+ Thành lập Liên minh chính trị Inđônêsia
+ Khẳng định ngôn ngữ, quốc kỳ, quốc ca
+ Chủ trương hợp tác với thực dân Hà Lan
III.Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Lào và Campuchia
Nước
Thời gian
Tên cuộc khởi nghĩa
Nhận xét chung
LÀO
1901-1937
1918-1922
- Ong Kẹo và Comanđam
- Chậu Pachay
- Phong trào phát triển mạnh mẽ, mang tính tự phát
Campuchia
1925-1926
-Phong trào chống thuế, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa vũ trang của nhân dân Rôlêphan
- Có sự liên minh chiến đấu của 3 nước Đông Dương
*Mã Lai:
- Giai cấp tư sản dân tộc thông qua tổ chức Đại hội toàn Mã Lai đã lên tiếng đấu tranh đòi dùng tiếng Mã Lai trong nhà trường, đòi thực hiện tự do dân chủ trong kinh doanh
*Miến Điện
- Nhà sư trẻ Oát chủ trương phong trào bất hợp tác, không đóng thuế, tẩy cgay hàng Anh, phong trào lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia
*Xiêm:
- Hạn chế lớn của cuộc cách mạng là vẫn còn duy trì ngôi vua
- Tuy nhiên, nó đã tạo điều kiện cho việc tiến hành cải cách theo hướng tư sản, mở ra một thời kỳ phát triển mới cho Xiêm
IV.Cuộc đấu tranh chống thực dân Anh ở Mã Lai và Miến Điện
1.Mã Lai
- Chính sách áp bức bóc lột nặng nề của chủ nghĩa thực dân Anh đã làm bùng nổ phong trào đấu tranh của nông dân, công nhân
- Tháng 4-1930 Đảng cộng sản Mã Lai được thành lập, phong trào công nhân bùng lên mạnh mễ, buộc chính quyền Anhphải tăng lương cho công nhâ
2.Miến Điện
- Đầu thế kỳ XX có phong trào bất hợp tác do nhà sư trẻ Oát-ta-ma lãnh đạo
- Trong thập niên 30 học sinh, sinh viên Miến Điện đấu tranh đòi làm chủ đất nước 1937 Miến Điện tácg khỏi Aán Độ
V Cuộc cách mạng năm 1932 ở Xiêm
- Mùa hè 1932 một cuộc cách mạng đã nổ ra ở thủ đô Băng Cốc dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, đứng đầu là Pha-nô-mi-ông thay chế độ quân chủ chuyên chế bằng chế độ quân chủ lập hiến
4.Sơ kết bài:
a.Củng cố:
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ. Tuy mang những nét riêng, nhưng nhìn chung đã có nhiều tiến bộ: Có chính Đảng của giai cấp tư sản hoặc vô sản lãnh đạo và bước đầu đã giành được một số thắng lợi
- Tuy thất bại nhưng nó đã tạo tiền đề cho phong trào đấu tranh sau chiến tranh thế giới thứ hai
b.Dặn dò:
- Học bài
- Xem bài mới
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_tiet_17_bai_16_cac_nuoc_dong_nam_a_gi.doc