Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 19, Bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ 1918-1939 - Đặng Văn Hiệu

1. Mục tiêu

a. Về kiến thức

- Nắm được nét chính của phong trào Ngũ Tứ và nét chính của phong trào cách mạng Trung Quốc trong giai đoạn tiếp (thập niên 20 và 30 của thế kỉ XIX)

- Thấy được nét chính của phong trào cách mạng ở Ấn Độ gđoạn giữa hai cuộc chiến tranh thế giới

b. Về kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng phân tích tư liệu. Từ đó hiểu được bản chất, ý nghĩa của sự kiện lịch sử.

- Rèn luyện kỹ năng so sánh, đối chiếu để hiểu được đặc điểm và bản chất của sự kiện.

c. Về thái độ

- Bồi dưỡng nhận thức đúng đắn về tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc của các dân tộc bị áp bức giành độc lập.

- Nhận thức sự mất mát, sự hy sinh, khó khăn và gian khổ của các dân tộc trên con đường đấu tranh giành độc lập. Từ đó hiểu được giá trị vĩnh hằng của chân lý: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.

2. Chuẩn bị của GV và HS

a. Chuẩn bị của GV

- Soạn bài, sách giáo khoa, sách giáo viên

- Ảnh và tư liệu giới thiệu tiểu sử của Mao Trạch Đông, M.Ganđi.

- Đoạn trích “Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc” (tháng 7/1922).

b. Chuẩn bị của HS

- Sách giáo khoa, vở ghi, bút viết

- Học bài cũ và đọc trước bài mới

3. Tiến trình bài dạy

a. Kiểm tra bài cũ: (5’)

Câu hỏi: Nêu ngắn gọn các giai đoạn phát triển của Nhật Bản trong những năm 1918 - 1939 ?

Đáp án: Hai giai đoạn

- Từ 1918 - 1929: Kinh tế phát triển mạnh sau chiến tranh, sau đó lâm vào khủng hoảng

- Từ 1929 – 1939:Khủng hoảng kinh tế và quá trình quân phiệt hoá bộ máy nhà nuớc ở Nhật Bản

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 407 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 19, Bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ 1918-1939 - Đặng Văn Hiệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08/01/2010 Ngày dạy: 11/01/2010 - Lớp dạy: 11E Ngày dạy: 13/01/2010 - Lớp dạy: 11C Ngày dạy: 14/01/2010 - Lớp dạy: 11B,G Ngày dạy: 15/01/2010 - Lớp dạy: 11D Ngày dạy: 16/01/2010 - Lớp dạy: 11A Ngày dạy: 27/01/2010 - Lớp dạy: 11H Chương III CÁC NƯỚC CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939) Tiết 19 Bài 15: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG Ở TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ (1918 - 1939) 1. Mục tiêu a. Về kiến thức - Nắm được nét chính của phong trào Ngũ Tứ và nét chính của phong trào cách mạng Trung Quốc trong giai đoạn tiếp (thập niên 20 và 30 của thế kỉ XIX) - Thấy được nét chính của phong trào cách mạng ở Ấn Độ gđoạn giữa hai cuộc chiến tranh thế giới b. Về kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng phân tích tư liệu. Từ đó hiểu được bản chất, ý nghĩa của sự kiện lịch sử. - Rèn luyện kỹ năng so sánh, đối chiếu để hiểu được đặc điểm và bản chất của sự kiện. c. Về thái độ - Bồi dưỡng nhận thức đúng đắn về tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc của các dân tộc bị áp bức giành độc lập. - Nhận thức sự mất mát, sự hy sinh, khó khăn và gian khổ của các dân tộc trên con đường đấu tranh giành độc lập. Từ đó hiểu được giá trị vĩnh hằng của chân lý: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. 2. Chuẩn bị của GV và HS a. Chuẩn bị của GV - Soạn bài, sách giáo khoa, sách giáo viên - Ảnh và tư liệu giới thiệu tiểu sử của Mao Trạch Đông, M.Ganđi. - Đoạn trích “Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc” (tháng 7/1922). b. Chuẩn bị của HS - Sách giáo khoa, vở ghi, bút viết - Học bài cũ và đọc trước bài mới 3. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: (5’) Câu hỏi: Nêu ngắn gọn các giai đoạn phát triển của Nhật Bản trong những năm 1918 - 1939 ? Đáp án: Hai giai đoạn - Từ 1918 - 1929: Kinh tế phát triển mạnh sau chiến tranh, sau đó lâm vào khủng hoảng - Từ 1929 – 1939:Khủng hoảng kinh tế và quá trình quân phiệt hoá bộ máy nhà nuớc ở Nhật Bản b. Dạy nội dung bài mới Dẫn dắt vào bài mới (1’) Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười đã có ảnh hưởng sâu sắc tới cục diện thế giới. Từ năm 1918 đến Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, châu Á đã có những biến chuyển to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội. Những điều đó đã khiến cuộc đấu tranh giành độc lập ở đây cũng có những bước phát triển mới, ta tìm hiểu điều này qua phong trào cách mạng ở Trung Quốc, Ấn Độ, hai nước lớn ở châu Á và cũng chính là nội dung chính của bài này. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân ? Nét chính của phong trào “Ngũ Tứ” (nguyên nhân, lực lượng tham gia, địa bàn, mục đích)? - HS tự đọc SGK để suy nghĩ và trả lời câu hỏi: + Nguyên nhân: Quyết định bất công của các nước đế quốc, ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười + Phong trào bắt đầu từ học sinh, sinh viên ở Bắc Kinh sau đã nhanh chóng lôi cuốn đông đảo các tầng lớp khác trong xã hội. I. Phong trào cách mạng ở Trung Quốc (1919-1939) (20’) 1. Phong trào Ngũ tứ và sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. (8’) - Phong trào Ngũ Tứ (ngày 4/5/1919): + Lực lượng: Học sinh, sinh viên, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp khác trong xã hội. Đặc biệt là công nhân. + Phạm vi: Từ Bắc Kinh lan rộng ra 22 tỉnh và 150 thành phố trong cả nước + Mục đích: chống đế quốc và phong kiến + Kết quả: Thắng lợi. ? Nét mới và ý nghĩa của phong trào này? - HS trả lời + Nét mới: lực lượng giai cấp công nhân tham gia với vai trò nòng cốt (trưởng thành và trở thành lực lượng chính trị độc lập) + Đó là mục tiêu đấu tranh chống đế quốc và phong kiến. Không chỉ dừng lại chống phong kiến như cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 + Đây chính là bước chuyển từ cách mạng dân chủ kiểu cũ sang cách mạng dân chủ kiểu mới. Là mốc mở ra thời kỳ cách mạng mới ở TQ - GV chuyển tiếp: Từ sau phong trào Ngũ Tứ, cách mạng Trung Quốc đã có những chuyển biến sâu sắc, điều đó được thể hiện qua các sự kiện nào? - HS trả lời + Việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê-nin ngày càng sâu rộng. + Nhiều nhóm cộng sản được thành lập. Trên cơ sở sự chuyển biến mạnh mẽ của giai cấp công nhân cùng sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản, tháng 7/1921 Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập. Sự kiện này đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của giai cấp công nhân Trung Quốc. Đồng thời mở ra thời kỳ giai cấp vô sản đã có chính Đảng của mình để từng bước nắm ngọn cờ cách mạng. - Tháng 7/1921: Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời. Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân - GV giải thích khái niệm “Chiến tranh Bắc phạt” (Quân đội cách mạng tiến lên phía Bắc đánh bọn quân phiệt tay sai đế quốc ? Chiến tranh Bắc phạt diễn ra như thế nào ? ? Biểu hiện như thế nào ? Hoạt động 3: Cả lớp, cá nhân ? Nguyên nhân nội chiến ? ? Nội chiến diễn ra như thế nào? ? Vì sao bị thiệt hại nặng trong lần 5 vây quét GV cung cấp thêm - 1937 Nhật Bản xâm lược Trung Quốc. Trước nguy cơ dân tộc ĐCS chủ động đề nghị với QDĐ đình chỉ nội chiến, cùng hợp tác với nhau chống Nhật - HS theo dõi SGK và trả lời - Biểu hiện: 12/4/1927 Tưởng Giới Thạch tiến hành chính biến ở Thượng Hải, tàn sát khủng bố đâm máu những người cộng sản - Sau đó thành lập chính phủ mới đại diện cho quyền lợi của đại địa chủ và đại tư sản - Hs trả lời + Sau chiến tranh Bắc phạt TGT thiết lập ở TQ một nền thống trị phản động đại diện cho quyền lợi của thế lực phong kiến tư sản mại bản và đế quốc + Khủng bố dã man những người yêu nước và tàn sát hàng vạn chiến sĩ cộng sản - Hs trả lời - Nội bộ chia rẽ thành nhiều phe phái, tranh giành quyền lực lẫn nhau; đường lối quân sự sai lầm nặng về rút lui phòng ngự - HS nghe và ghi vào vở 2. Chiến tranh Bắc phạt (1926 - 1927) và Nội chiến Quốc - Cộng (1927 - 1937) (12’) a. Chiến tranh Bắc phạt (1926 - 1927) - Từ 1926-1927 ĐCS và QDĐ hợp tác với nhau để chống lại bọn quân phiệt ở phía Bắc - Sau đó QD Đ trở mặt chống lại ĐCS, tàn sát khủng bố những người cộng sản - 1927 chính quyền rơi vào tay TGT, Chiến tranh kết thúc b. Nội chiến Quốc - Cộng (1927-1937) - Tháng 8/1927 nội chiến bùng nổ. Quân Tưởng đã tổ chức 4 lần vây quét lớn, nhằm tiêu diệt căn cứ địa cách mạng của ĐCS nhưng đều thất bại. - Trong cuộc vây quét lần thứ 5 (1933 - 1934) thì lực lượng cách mạng thiệt hại nặng nề. - Tháng 10/1934 quân đội cách mạng tiến hành cuộc Vạn lý trường chinh - Tháng 1/1935 Mao Trạch Đông nắm quyền lãnh đạo ĐCSTQ - 1937 nội chiến kết thúc, 2 đảng lại hợp tác với nhau để chống Nhật xâm lược Hoạt động 4: cả lớp II. Phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ (1918 - 1939) (15’) - Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, cũng như Trung Quốc và các nước ở Châu Á, làn sóng đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ngày càng sôi nổi, mạnh mẽ ở Ấn Độ. 1. Phong trào độc lập dân tộc trong những năm 1918 - 1929 (10’) ? Nguyên nhân nào đưa đến cuộc đấu tranh chống thực dân Anh ở Ấn Độ ? ? Nêu những nét chính trong phong trào ở Ấn Độ những năm 1918-1929 ? - GV giới thiệu về Gan đi ? Vì sao Gan - đi chủ trương không sử dụng bạo lực ? - GV bổ sung và nhấn mạnh: Cuối năm 1925 Đảng Cộng sản ra đời nhưng trong bối cảnh lịch sử ở Ấn Độ, chính Đảng công nhân chưa nắm quyền lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc. - HS trả lời + Chiến tranh thế giới thứ nhất đẩy nhân dân Ấn Độ vào cảnh sống cùng cực. + Sau chiến tranh, chính quyền Anh tăng cường bóc lột, ban hành đạo luật hà khắc, những mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ và chính quyền thực dân trở nên căng thẳng. - HS trả lời - HS quan sát hình 40 trang 82 về Gan -đi - Xuất phát từ tư tưởng của M.Gan-đi, gia đình ông theo Ấn Độ giáo. Giáo lý của phái được xây dựng trên hai nguyên tắc chủ yếu: + Ahimsa: Tránh làm điều ác, kiêng ăn thịt, tránh sát hại sinh linh. + Satiagiaha: Kiên trì chân lý, kiên trì tin tưởng, không dao động và mất lòng tin sẽ thực hiện mong muốn. - Lực luợng tham gia đông đảo - Lãnh đạo: Đảng Quốc đại, đúng đầu là Gan-đi - Hình thức đấu tranh: Hoà bình không sử dụng bạo lực Hoạt động 5: Cá nhân - GV cung cấp kiến thức: Từ 1929 -1939, Phong trào bất hợp tác với thực dân Anh do Gan-đi và Đảng Quốc đại khởi xướng đã được mọi người ủng hộ. - HS nghe và về nhà tìm hiểu thêm 2. Phong trào độc lập dân tộc trong những năm 1929-1939 (5’) - Để đối phó, thực dân Anh tăng cường khủng bố, đàn áp, thực hiện chính sách mua chuộc, chia rẽ hàng ngũ cách mạng. Tuy nhiên, phong trào vẫn diễn ra sôi động, nhưng tháng 9/1939 Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, phong trào cách mạng ở Ấn Độ chuyển sang thời kỳ mới. c. Củng cố, luyện tập (1’) - Cần nắm những nét chính trong phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ trong thời gian giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939 d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (3’) - Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK - Xem trước bài mới - Sưu tầm, giới thiệu về cuộc đời và hoạt động của Mao Trạch Đông và M.Gan-đi. - Bài tập: 1. Điền vào bảng về các sự kiện cách mạng ở Trung Quốc Thời gian Nội dung sự kiện 4/5/1919 Phong trào Ngũ Tứ 7/1921 Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời 12/4/1927 Tưởng Giới Thạch tiến hành tàn sát, khủng bố những người cộng sản 10/1934 Hồng quân phá vây, tiến hành cuộc Vạn lý trường chinh. 1/1935 Hội nghị Tuân Nghĩa - Mao Trạch Đông trở thành người lãnh đạo 7/1937 Nhật tiến hành chiến tranh, Quốc - Cộng hợp tác lần hai cùng kháng chiến chống Nhật. 2. Nhận xét và so sánh điểm khác nhau giữa phong trào cách mạng Trung Quốc và Ấn Độ? - Người lãnh đạo. - Hình thức đấu tranh

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_tiet_19_bai_15_phong_trao_cach_mang_o.doc