I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Về kiến thức: Học sinh cần nhân thức được
- Những nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai
- Những nét lớn về diễn biến chiến tranh, các giai đoạn, các mặt trận chính, những bước ngoặt quan trọng trong tiến trình chiến tranh
- Kết cục của chiến tranh và tác động của nó đối với tình hình thế giới sau chiến tranh
2.Về kỹ năng:
- Rèn luyện khả năng đánh giá, nhận định về tính chất một cuộc chiến tranh và tác động của nó đối với nhân loại
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng lược đồ chiến sự, hiểu biết và trình bày được diễn biến một cuộc chiến tranh quan trọng trên lược đồ
3.Về thái độ
- Nhận thức đúng đắn về chiến tranh và hậu quả khủng khiếp của nó đối với nhân loại. Từ đó nâng cao ý thức chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình
- Học tập tinh thần chiến đấu ngoan cường, dũng cảm của quân đội và nhân dân các nước trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít, giành độc lập dân tộc bảo vệ hoà bình thế giới
II.THIẾT BỊ TÀI LIỆU DẠY HỌC
- Lược đồ về diễn biến Chiến tranh thế giới thứ hai
- Tranh ảnh lịch sử dùng cho giảng dạy
- Tư liệu lịch sử về cuộc chiến tranh thế giới thứ hai
10 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/07/2022 | Lượt xem: 323 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 19+20, Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945 ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT: 19+20
Ngày soạn: 13-01-2008
CHƯƠNG V
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939-1945)
BÀI 17:
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ( 1939-1945 )
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Về kiến thức: Học sinh cần nhân thức được
- Những nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai
- Những nét lớn về diễn biến chiến tranh, các giai đoạn, các mặt trận chính, những bước ngoặt quan trọng trong tiến trình chiến tranh
- Kết cục của chiến tranh và tác động của nó đối với tình hình thế giới sau chiến tranh
2.Về kỹ năng:
- Rèn luyện khả năng đánh giá, nhận định về tính chất một cuộc chiến tranh và tác động của nó đối với nhân loại
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng lược đồ chiến sự, hiểu biết và trình bày được diễn biến một cuộc chiến tranh quan trọng trên lược đồ
3.Về thái độ
- Nhận thức đúng đắn về chiến tranh và hậu quả khủng khiếp của nó đối với nhân loại. Từ đó nâng cao ý thức chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình
- Học tập tinh thần chiến đấu ngoan cường, dũng cảm của quân đội và nhân dân các nước trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít, giành độc lập dân tộc bảo vệ hoà bình thế giới
II.THIẾT BỊ TÀI LIỆU DẠY HỌC
- Lược đồ về diễn biến Chiến tranh thế giới thứ hai
- Tranh ảnh lịch sử dùng cho giảng dạy
- Tư liệu lịch sử về cuộc chiến tranh thế giới thứ hai
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1.Giới thiệu bài mới:
Trong lịch sử loài người từ trước đến nay đã trãi qua 2 cuộc chiến tranh thế giới. Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất ( 1914-1918 ) và cuộc chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939-1945 )
Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại. Kéo dài trong 6 năm, chiến tranh bao trùm gần như toàn bộ các châu lục và diễn ra trên nhiều mặt trận. Tháng 8-1945 chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc bằng sự thất bại hoàn toàn của phe phát xít, và đã làm thay đổi căn bản tình hình thế giới. Vậy nguyên nhân nào đã dẫn đến bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc chiến tranh đó đã diễn ra như thế nào. Để hiểu rõ điều đó cô trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay
2.Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản HS cần nắm
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
- GV nhắc lại kiến thức đã học có liên quan đến bài học: Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, chủ nghĩa tư bản trãi qua nhiều giai đoạn thăng trầm trong lịch sử:
- GV nêu câu hỏi: Em hãy nhắc lại các giai đoạn phát triển chủa chủ nghĩa tư bản trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh ?
- HS nhớ lại kiến thức cũ trả lời, GV nhận xét, nhấn mạnh
+1918-1923:do hậu quả của cuộc chiến tranh, hầu hết các nước tư bản đều lâm vào thời kỳ suy sụp về kinh tế
+1923-1929: Sau khi phục hồi, nền kinh tế các nước tư bản phát triển nhanh chóng
+1929-1933: do chạy theo lợi nhuận, sản xuất ồ ạt, cung lớn hơn cầu, hàng hoá ế thừa, chủ nghĩa tư bản lâm vào thời kỳ khủng hoảng
- GV chuyển tiếp nêu câu hỏi:Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933?
- HS trả lời, GV nhấn mạnh:
+ Cuộc khủng hoảng đã phân chia các nước đế quốc thành 2 khối đối lập nhau: khối đế quốc gồm Anh, pháp, Mỹ và khối phát xít gồm Đức, Italia, Nhật Bản
+ Hai khối ráo riết chạy đua vũ trang, nó báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh toàn cầu lần 2
- Vậy các bước đi cụ thể trên con đường dẩn đến chiến tranh thế giới thứ hai diển ra như thế nào ? Cần nhận định thế nào cho đúng về nguyên nhân, vai trò và trách nhiệm của các nước trong cuộc chiến tranh. Cô trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu mục I
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân và cả lớp
- GV nêu câu hỏi: Để chuẩn bị phát động chiến tranh, trong thập niên 30 các nước PX Đức, Italia, Nhật Bản đã có những hoạt động quân sự như thế nào? Những hoạt động đó nói lên điều gì?
- HS trả lời, GV chốt ý chính: liên minh thành lập khối PX còn gọi là trục Beclin, Rôma, Tôkiô
- Từ 1931-1937 khối này tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược nhiều khu vực khác nhau trên thế giới:
+ Nhật bản chiếm vùng Đông bắc rồi mở rộng chiến tranh xâm lược trên toàn lãnh thổ TQ
+ Italia xâm lược Eâtiôpia ( 1935 ), cùng Đức tham chiến ở TBN ( 1936-1939 )
+ Đức công khai xoá bỏ hào ước Vecxai, âm mưu thành lập một nước “Đại Đức” ở châu Aâu
- Tất cả những hoạt động trên biểu hiện rõ tham vọng điên cuồng của phe PX trong việc gây chiến tranh phân chia lại thế giới. Báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới đã gần kề
- GV nhấn mạnh: nếu không có những hành động kiên quyết thì không thể nào ngăn chặn được cuộc chiến tranh thế giới
- GV tiếp tục nêu câu hỏi:Vậy trước chính sách bành trướng của phe PX, các nước lớn như Liên Xô, Anh, Pháp, Mỹ có thái độ như thế nào?
- HS dựa vào kiến thức SGK trả lời, GV nhận xét, nhấn mạnh
+ Liên xô nhận định CNPX là kẻ thù nguy hiểm nhất của nhân dân thế giới
+ Anh, Pháp, Mỹ đều có chung một mục đích là giử nguyên trật tự thế giới cũ có lợi cho mình. Họ rất lo sợ sự bành trướng của phe PX, nhưng vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản. Vì vậy giới cầm quyền Anh, Pháp, Mỹ đã khước từ lời mời của Liên Xô-không liên kết với Liên Xô. Trái lại còn thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít nhằm đẩy PX tấn công Liên Xô: 8-1935 giới cầm quyền Mỹ thông qua “Đạo luật trung lập”, không can thiệp vào các sự kiện quân sự xảy ra bên ngoài châu Mỹ
- GV nhấn mạnh: Như vậy trên bình diện quốc tế, lúc này hình thành thế tam giác về lực lượng giữa Anh, Pháp, Mỹ với Đức, Italia, Nhật Bản va øLiên Xô Nguyên nhân sâu xa dẩn đến bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai
- GV nêu câu hỏi:Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì giống và khác so với CTTGI ?
- HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét, nhấn mạnh:
+ Giống: Nguyên nhân dẫn đến bùng nổ chiến tranh là do những mâu thuẫn không thể điều hoà giữa các nước đế quốc
+ Khác:Sau Cách mạng tháng Mười, nhà nước XHCN đầu tiên xuất hiện. Vì vậy các nước đế quốc lúc này muốn tập hợp tất cả thế giới TB chống lại Liên Xô
- GV nhấn mạnh chính thái độ nhượng bộ của các nước đế quốc đã tạo điều kiệb cho PX phát động chiến tranh
Hoạt động 3: làm việc cá nhân
- Vậy thái độ nhượng bộ của Anh, Pháp được thể hiện như thế nào, cô trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu Hội nghị Muy-ních
- Sau khi chiếm Aùo và sát nhập Aùo vào lãnh thổ nước Đức ( 3-1938 ), Hít-le gây ra vụ Xuy-đét để thôn tính nước Tiệp
- GV yêu cầu Hs trình bày vụ Xuy-đét theo nội dung SGK
- GV nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về hội nghị Muy-ních ?
- GV chuyển ý : Vậy tình hình các nước sau Hội nghị Muy-ních như thế nào
+ Sau khi tôn tính Xuy-đét, Hit le đưa quân thôn tính toàn bộ nước Tiệp. Như vậy bọn phát xít đã trắng trợn xoá bỏ hiệp định vừa ký kết
+ Về phía Mỹ, Anh, Pháp tính toán rằng sau khi thôn tính Tiệp Khắc, Đức sẽ tấn công Liên Xô. Nhưng thực tế, Hit Le nhận thấy chư đủ sức tấn công Liên Xô, muốn đánh chiếm Liên Xô trước hết cần phải có bàn đạp vững chắc đó là châu Aâu. Vì vậy Đức triển khai kế hoạch đánh chiếm châu Aâu trước
+ Trước khi khai chiến Đức đề nghị đàm phán với Liên Xô, yêu cầu Liên Xô ký kết với Đức một bản hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau
- GV nêu câu hỏi: Tại sao Đức lại chủ Động đề nghị đàm phán với Liên Xô ?
-HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét nhấn mạnh:phòng khi chiến tranh bùng nổ phải cùng một lúc chống lại 3 cường quốc mạnh trên cả hai mặt trận: Anh, Pháp ở phía Tây và Liên Xô ở phía Đông
- Liên Xô chấp nhận đàm phán. Vì đây là giải pháp tốt để tránh một cuộc chiến tranh và bảo vệ quyền lợi quốc gia trong tình thế bị cô lập lúc bấy giờ, có thời gian chuẩn bị lực lượng đối phó với PX Đức sau này
- GV giúp cho HS nhận thức được âm mưu nham hiểm của PX Đức
- GV chuyển ý: Vậy chiến tranh thế giới thứ hai đã bùng nổ và lan rộng ở châu Aâu như thế nào ? Chúng ta tiếp tục tìm hiểu
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
- Gv chia mỗi tổ làm 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm
+ Nhóm I:Diễn biến của chiến sự từ tháng 9-1939 đến 29-9-1939, kết quả ?
+ Nhóm II:Diễn biến của chiến sự từ tháng 9-1939 đến tháng 4-1940, kết quả ?
+ Nhóm III: Diễn biến chiến sự từ tháng 4-1940 đến tháng 9-1940 , kết quả?
+ Nhóm IV: Diễn biến chiến sự từ tháng 10-1940 đến tháng 6-1941, kết quả?
- Sau khi HS hoàn thanh 2GV treo bảng tổng hợp, đối chiếu và giảng
I. Con đường dẫn đến chiến tranh
1. Các nước phát xít đầy mạnh xâm lược ( 1931-1937 )
- Đầu thập niên 30, các nước Đức, Italia, Nhật Bản lên minh với nhau thành lập khối phát xít
- Từ 1931-1937 khối phát xít đẩy mạnh chính sách bành trướng xâm lược
- Thái độ của Liên Xô, Anh, Pháp, Mỹ:
+ Liên Xô kiên quyết chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh, chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp, Mỹ thành lập mặt trận chống phát xít và nguy cơ chiến tranh
+ Mỹ, Anh, Pháp không liên kết với Liên Xô, trái lại còn thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít, tạo điều kiện cho CNPX phát động chiến tranh
2. Từ hội nghị Muy-ních đến chiến tranh thế giới
- Ngày 29-9-1938 Hội nghị Muy-ních được triệu tập gồm 4 nước Anh, Pháp, Đức, Italia
-Nội dung: Anh, Pháp ký hiệp định trao vùng Xuy-đét của nước Tiệp cho Đức. Đổi lại, Đức cam kết chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở Châu Aâu
- Hội nghị Muy-ních là đỉnh cao của chính sách dung túng, nhượng bộ phát xít của Mỹ, Anh, pháp. Thể hiện âm mưu thống nhất của phe đế quốc với phát xít trong việc tiêu diệt Liên Xô
- Sau hội nghị Muy-ních:
+ Đức đưa quân thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc ( 3-1939 ), tiếp đó gây hấn và chuẩn bị tấn công Ba Lan
+ Ngày 28-8-1939 Đức ký với liên Xô “ Hiệp ước Xô-Dức không xâm phạm lẫn nhau”
Như vây Đức đã phản bội lại hiệp ước Muy-ních, thực hiện mưu đồ thôn tính châu Aâu trước rồi mới dốc toàn bộ lực lượng đánh Liên Xô
II.Chiến tranh thế giới thư hai bùng nổ và lan rộng ở châu âu ( Từ 9-1939 đến 9-1940 )
Thời gian
Chiến sự
Kết quả
- Tháng 9-1939
Đức tấn công Ba Lan
- 29-9-1939 Đức thôn tính được Ba Lan
- Từ 9-1939 đến 4-1940
Anh, Pháp thực hiện cuộc “chiến tranh kỳ quặc”
- Tạo điều kiện để phát xít Đức mở rộng chiến tranh
- Từ 4-1940 đến 9-1940
Đức tấn công Bắc Aâu và Tây Âu
- Đan Mạch, Na-uy, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua bị Đức thôn tính, Pháp đầu hàng
- Kế hoạch tấn công nước Anh không thực hiện được
- Từ10-1940 đến 6-1941
Đức tấn công Đông và Nam Âu
- Rumani, Hunggari, Bungari, Nam Tư, Hi Lạp bị thôn tính
- GV nêu câu hỏi: Tại sao Đức chọn Ba Lan làm nơi tấn công mở đầu cho cuộc chiến tranh ?
- HS dựa vào lược đồ trên bản và kiến thức hiểu biết trả lời, GV nhận xét, chốt ý:Vì Ba Lan là nước có ngiều tài nguyên quan trọng phục vụ cho công nghiệp chiến tranh. Đặc biệt là Ba Lan giữ một vị trí chiến lược hết sức quan trọng: có thể dùng Ba Lan để tấn công Liên Xô và nhiều nước châu Aâu khác
- GV cho HS quan sát hình 43 và trình bày cuộc tấn công của PX Đức vào nước Pháp: Sau khi chọc thủng phòng tuyến Maginô ở MB nước pháp, ngày 5-6-1940 quân Đức tiến về Pari như bão táp. Ngày 10-6-1940 chính phủ Pháp rời Pari chạy về Tua,Đức tràn vào nước Pháp. Ngày 22-6-1940 chính phủ Pháp ký hiệp định đầu hàng nhục nhã. Pháp bị tước toàn bộ vũ khí, Đức chiếm đóng ¾ lãnh thổ nước Pháp, Pháp phải nuôi toàn bộ quân đội Đức
- Sau khi trình bày xong tình hình chiến sự ở châu Aâu từ tháng 9-1939 đến tháng 6-1941, Gv chuyển ý nêu câu hỏi:Nhận xét gì về tình hình chiến sự trong giai đoạn từ tháng 9-1939 đến tháng 6-1940?
- HS dựa vào diễn biến trình bày, GV nhấn mạnh:Ở giai đoạn đầu, Đức tấn công liện tục và hoàn toàn nắm quyền chủ động chiến lược, giành thắng lợi to lớn, hầu như không bị tổn thất nào đáng kể
- GV hỏi: Tính chất của cuộc chiến tranh?
- HS suy nghĩ trả lời, GV nhấn mạnh: cuộc chiến tranh đế quốc, xâm lược phi nghĩa
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
- GV chia nhóm vá giao nhiệm vụ cho các nhóm
+ Nhóm I:Phát xít Đức tấn công Liên Xô như thế nào? Nhân dân liên Xô đã chiến đấu chống lại phát xít ?
+ Nhóm II:Chiến sự Bắc Phi bùng nổ như thế nào?
+ Nhóm III: Chiến tranh bùng nổ như thế nào ?
+ Nhóm IV: Nguyên nhân nào dẫn tới sự ra đời của khối đồng minh chống phát xít? Tại sao Liên Xô tham chiến đã làm thay đổi căn bản cục diện chiến tranh?
- HS hoàn thành nội dung theo sự phân công của GV
- GV treo bảng tổng hợp đã chuẩn bị trước, dối chiếu với HS và kết hợp trình bày trên bản đồ về diễn biến của cuộc chiến tranh trên các mặt trận từ tháng 6-1940 đến tháng 5-1942
III.Chiến tranh lan rộng khắp thế giới ( từ tháng 6-1941 đến tháng 11-1942 )
Thời gian
Chiến sự
Kết quả
22-6-1941
- Đức tấn công Liên Xô
- Bao vây Lêningrát
- Tiến sát Mátxcơva
- Chiếm Kiép và phần lớn Ucraina
Đức
tấn công
Liên Xô
11-1941
- Đức tấn công Matxcơva
- 12-1941 HQLX phản công, đẩy lùi quân Đức ra xa Mátxcơva .. Ý nghĩa ?
Cuối 1942
- Đức chuyển mũi nhọn tấn công xuống phía Nam nhằm chiếm vùng lương thực và dầu mỏ quan trọng của Liên Xô
- Không đạt dược kết quả
Mặt trận
Bắc Phi
9-1940
- Quân đội Italia tấn công Ai Cập
- 10-1942 liên quân Anh, Mỹ giành thắng lợi trong trận En Alamen ( Ai Cập ), giành lại ưu thế ở Bắc Phi vàchuyển sang phản công
Mặt trận Thái Bình Dương
7-1941
-Nhật tấn công hạm đội Mỹ ở Trân Châu cảng
-Thất bại, Mỹ tuyên chiến, chiến tranhThái Bình Dương bùng nổ
Từ tháng 12-1941 đến 5-1942
-Nhật đánh chiếm các thuộc địa của Anh, Pháp, Mỹ ở ĐNÁ và các đảo TBD
-Chiếm Thái Lan, Mã Lai, Singapo, Philipphin, Miến Điện, Inđônêxia và nhiều đảo ở TBD
- GV giảng về việc hình thành khối đồng minh chống PX:
+ Hành động xâm lược của phe PX trên tòn thế giới đã thúc đẩy các quốc gia cùng phối hợp với nhau trong một liên minh chống phát xít
+ Việc liên Xô tham chiến đã cổ vũ mạnh mẽ cuộc kháng chiến của nhân các nước bị phát xít chiếm đóng. Khiến cho Mỹ, Anh thay đổi thái độ bắt tay cùng Liên Xô chống PX
- GV nêu câu hỏi: Tại sao việc Liên Xô tham chiến đã làm cho tính chất cuộc chiến tranh thay đổi ?
- GV giải thích: Liên xô tham chiến không vì mục tiêu tranh chấp đất đai như các nước đế quốc, mà là cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại nhằm chống CNPX, bảo vệ hoà bình dân tộc cho nhân loại
- GV nhấn mạnh: ngay từ đầu cuộc đấu tranh của nhân dân ta là một bộ phận cuộc đấu tranh của các lực lượng dân chủ
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV treo bản tóm tắt chiến sự trên các mặt trận, kết hợp sử dẹng lược đồ giảng
- Trong quá trình giảng GV nêu câu hỏi:Ý nghĩa của chiến thắng Xtalinngrát?
- HS suy nghĩ trả lời, GV giảng: Đánh dấu bước ngoặt của cuộc chiến tranh thế giới, buộc Đức phải chuyển từ thế tấn công sang thế phòng ngự, mở ra thời kỳ Liên Xô và phe đồng minh chuyển sang tổng tấn công đồng loạt trên các mặt trận
- GV trình bày Hội nghị Ianta: CTTG II sắp kết thúc, nhiều mâu thuẫn , tranh chấp trong nội bộ phe đồng minh diễn ra. Vấn đề mà các nước quan tâm là việc phân chia quyền lợi sau chiến tranh
* Khối đồng minh chống phát xít hình thành
- Trước hành động xâm lược của phe phát xít, Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp và các quốc gia trên thế giới đã liên kết cùng nhau chống Phát xít
- 1-1-1942 tại Oasinhtơn, 26 quốc gia ( đứng đầu là 3 cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh ) đã ra một bản tuyênbố chung gọi là “ Tuyên ngôn Liên Hiệp Quốc” cam kết cùng nhau tiến hành cuộc chiến đấy chống Phát xít. Khối đồng minh chống phát xít hình thành
- Ý nghĩa: Việc Liên Xô tham chiến và sự ra đời của Khối đồng minh chống phát xít làm cho tính chất cuộc chiến tranh thay đổi, trở thành cuộc chiến tranh chống Phát xít, bảo vệ hoà bình nhân loại
IV.Quân đồng minh chuyển sang phản công. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ( từ tháng 11-1942 đến tháng 8-1945 )
Mặt trận Xô-Đức&Tây Âu
Mặt trận Bắc Phi và Italia
Mặt trận Châu Á-Thái Bình Dương
- 19-11-1942 HQLX phản công, tiêu diệt và bắt sống 33 vạn quân tinh nhuệ của Đứ Ý nghĩa ?
- 6-1944 giải phóng phần lớn lãnh thổ Liên Xô
- 3-1943 quân Anh, Mỹ phối hợp phản công và đến tháng 5-1943 quét sạch liên quân Đức Italia khỏi lục địa châu Phi
- 7-1943 quân đồng minh đổ bộ lên đảo Xi-xi-li-a, chính quyền Mút-xô-li-ni sụp đổ, ngày 25-7-1943 Italia đầu hàng
- Sau chiến thắng quân Nhật trong trận Gua-đan-ca-nan, Mỹ phản công đánh chiếm các đảo ở TBD
- Đầu năm 1944 HQLX phản công trên khắp các mặt trận, quýet sạch phát xít Đức ra khỏi lãnh thổ. HQLX tiến quân giải phóng các nước Đông Aâu, tiến sát biên giới nước Đức
- Mùa hè 1944 Mỹ Anh mở mặt trận Tây Aâu, giải phóng Pháp. Tháng 2-1945 tấn công phía tây Đức
- Ngày 16-5-1945 HQLX tấn công Béclin, ngày 30-4-1945 CNPX Đức bị tiêu diệt
-9-5-1945 Đức ký văn kiện đầu hàng đồng minh không điều kiện
chiến tranh kết thúc ở Châu Âu
- Đầu 1944 quân Mỹ, Anh đánh chiếm lại các đảo TBD và các thuộc địa cũ ở ĐNÁ
- Ngày 6-8 và 9-8-1945 Mỹ ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố lớn của Nhật là Hirôsima và Nagadakiộng
-Ngày 15-8-1945 Nhật đầu hàng đồng minh không điều kiện
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc
Hoạt động 1: làm việc cá nhân
- GV nêu câu hỏi: Dựa vào nội dung kiến thức vừa tiếp thu, em hãy trình bày kết cục của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai?
- HS trình bày, GV tóm lại ý chính
- Hậu quả: GV sử dụng bảng so sánh với CTTGI
+ 70 quốc gia tham chiến
+ 1.700 triệu người bị lôi cuốn vào vòng chiến
+ 60 triệu người chết
+ 90 triệu người bị thương
-Mở ra thời kỳ mới trong lịch sử nhân loại
V.Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai
- Phe phát xít thất bại Thắng lợi thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít. Trong đó 3 cường quốc Liên, Xô, Mỹ Anh giử vai trò quyết định trong việc tiêu diệt PX
- Gây hậu quả và tổn thất nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã làm thay đổi căn bản tình hình thế giới
4.Sơ kết bài học:
a.Củng cố bài học: bằng hệ thống câu hỏi
- Qua diễn biến cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, em cho biết vai trò của Liên Xô trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai
- Theo em, nên đánh giá vai trò của Anh, Pháp, Mỹ trong cuộc chiến tranh này như thế nào cho thoả đáng ( có công hay có tội ) ?
- Rút ra bài học cho bản thân em về cuộc đấu tranh bảo vệ hoà bình thế giới hiện nay
b.Dặn dò:
- Học bài
- Làm bài tập
-Xem lại bài chuẩn bị cho tiết ôn tập
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_tiet_1920_bai_17_chien_tranh_the_gioi.doc