Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 2, Bài 2: Ấn Độ - Đặng Văn Hiệu

 1. Mục tiêu

 a. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được:

 - Nguyên nhân của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở Ấn Độ.

 - Vai trò của giai cấp tư sản Ấn Độ trong phong trào giải phóng dân tộc. Tinh thần đấu tranh anh dũng của nông dân, công nhân và binh lính Ấn Độ chống lại thực dân Anh được thể hiện rõ nét qua cuộc khởi nghĩa Xi - pay .

 b. Về kỹ năng.

 - Rèn kỹ năng sử dụng lược đồ Ấn Độ để trình bày diễn biến các cuộc đấu tranh tiêu biểu.

 c. Về thái độ.

 - Giúp HS thấy được sự thống trị dã man, tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc và tinh thần kiên cường đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa đế quốc.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

 a. Chuẩn bị của giáo viên:

 - Soạn giáo án, Sách giáo khoa, sách giáo viên

 - Lược đồ phong trào cách mạng Ấn Độ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

 - Tranh ảnh về đất nước Ấn Độ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

 - Các nhân vật lịch sử cận đại Ấn Độ.

b. Chuẩn bị của học sinh:

 - Học bài mới trước ở nhà.

 - Sách giáo khoa, vở ghi, bút viết

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 210 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 2, Bài 2: Ấn Độ - Đặng Văn Hiệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/08/2009 Ngày dạy: 01/09/2009 - Dạy lớp 11E Ngày dạy: 09/09/2009 - Dạy lớp 11H Tiết 2 Bài 2 ẤN ĐỘ 1. Mục tiêu a. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được: - Nguyên nhân của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở Ấn Độ. - Vai trò của giai cấp tư sản Ấn Độ trong phong trào giải phóng dân tộc. Tinh thần đấu tranh anh dũng của nông dân, công nhân và binh lính Ấn Độ chống lại thực dân Anh được thể hiện rõ nét qua cuộc khởi nghĩa Xi - pay . b. Về kỹ năng. - Rèn kỹ năng sử dụng lược đồ Ấn Độ để trình bày diễn biến các cuộc đấu tranh tiêu biểu. c. Về thái độ. - Giúp HS thấy được sự thống trị dã man, tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc và tinh thần kiên cường đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa đế quốc. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a. Chuẩn bị của giáo viên: - Soạn giáo án, Sách giáo khoa, sách giáo viên - Lược đồ phong trào cách mạng Ấn Độ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. - Tranh ảnh về đất nước Ấn Độ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. - Các nhân vật lịch sử cận đại Ấn Độ. b. Chuẩn bị của học sinh: - Học bài mới trước ở nhà. - Sách giáo khoa, vở ghi, bút viết 3. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ (5’) - Câu hỏi: Những sự kiện nào chứng tỏ cuối thế kỉ XIX Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa? - Đáp án: - Xuất hiện những công ty độc quyền - Nhật đẩy mạnh chính sách bành trướng xâm lược - Chính sách đối nội: phản động, bóc lột nặng nề nhân dân trong nước, dẫn đến b. Dạy nội dung bài mới Dẫn dắt vào bài ( 1 phút) Các nước phương Tây đã xâm lược Ấn Độ như thế nào? Thực dân Anh đã độc chiếm và thực hiện chính sách thống trị trên đất Ấn Độ ra sao? Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân giải phóng dân tộc ở Ấn Độ diễn ra như thế nào? Vì sao phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Ấn Độ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đều thất bại. Chúng ta cùng tìm hiểu bài Ấn Độ để trả lời. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng * Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân I. Tình hình Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX (12’) - GV giảng giải về quá trình chủ nghĩa thực dân xâm lược Ấn Độ: Từ đầu thế kỉ XVII chế độ phong kiến Ấn Độ suy yếu, các nước phương Tây chủ yếu Anh - Pháp đua nhau xâm lược. ? Kết quả như thế nào ? - GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được những nét lớn trong chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ. * Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân ? Chính sách cai trị của thực dân Anh như thế nào? ? Hậu quả ? ? Chính sách thống trị của TD Anh đưa đến hậu quả gì? - Kết quả: Giữa thế kỉ XVII Anh hoàn thành xâm lược và đặt ách cai trị Ấn Độ. + Về kinh tế: Thực dân Anh khai thác Ấn Độ một cách quy mô, ra sức vơ vét lương thực các nguồn nguyên liệu và bóc lột nhân công rẻ mạt để thu lợi nhuận. - Nạn đói đe dọa + Về chính trị - xã hội: Ngày 1/1/1877 nữ hoàng Anh Vic-to-ri-a tuyên bố đồng thời là nữ hoàng Ấn Độ. Thực dân Anh tuyên bố coi trọng quyền lợi, danh dự, tài sản và đặc quyền của quý tộc, thực chất là hợp pháp hóa chế độ đẳng cấp, biến các quý tộc phong kiến người bản xứ thành tay sai cho thực dân Anh, biến triều đình phong kiến Ấn Độ là bù nhìn và là chỗ dựa cho chúng. + Về văn hóa - giáo dục: Thi hành chính sách giáo dục ngu dân, khuyến khích tập quán lạc hậu và hủ tục cổ xưa. - Hậu quả: Nhân dân Ấn Độ bần cùng, đói khổ, thủ công nghiệp bị suy sụp, nền văn minh lâu đời bị phá hoại. Quyền dân tộc thiêng liêng của người Ấn Độ bị chà đạp. Vì vậy phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân chống thực dân Anh, giải phóng dân tộc bùng nổ quyết liệt, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Xi-pay. + Về kinh tế: Thực dân Anh thực hiện chính sách vơ vét tài nguyên và bóc lột nhân công rẻ mạt. + Về chính trị - xã hội: Thực hiện chia để trị, mua chuộc giai cấp thống trị, khơi sâu thù hằn dân tộc, tôn giáo, đẳng cấp trong xã hội. + Về văn hóa - giáo dục: Thi hành chính sách ngu dân, khuyến khích tập quán lạc hậu và hủ tục cổ xưa. *Hậu quả + Kinh tế giảm sút, bần cùng + Đời sống nhân dân cực khổ * Hoạt động 3: cả lớp, cá nhân II. Cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857-1859) (13’) - GV giải thích khái niệm “Xi-pay”: tên gọi những đơn vị binh lính người Ấn Độ trong quân đội thực dân Anh ? Nguyên nhân dẫn đến khỡi nghĩa Xi pay? - Nguyên nhân: Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với TD Anh. Duyên cớ trực tiếp là do binh lính Xi-pay bị bạc đãi, khinh rẻ, song nguyên nhân chính là do tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước, ý thức giác ngộ của binh lính. a. Nguyên nhân: Do binh lính Xi-pay bị thực dân Anh đối xử tàn tệ, tinh thần dân tộc và tín ngưỡng bị xúc phạm. * Hoạt động 4: cả lớp, cá nhân b. Diễn biến: ? Khởi nghĩa Xi-pay diễn ra như thế nào? ? Lực lượng tham gia? ? Kết quả của cuộc khởi nghĩa? ? Khởi nghĩa Xi-Pay có ý nghĩa như tthế nào?. + Ngày 10/5/1857 khởi nghĩa bùng nổ ở Mi-rút + Khởi nghĩa lan rộng khắp miền Bắc, miền Tây Ấn Độ kéo dài 2 năm. + 1859 bị đàn áp và thất bại - Lực lượng: binh lính và nông dân - Kết quả: Bị đàn áp và thất bại. - Ý nghĩa: Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất, ý thức vươn tới độc lập và căm thù TD của nhân dân Ấn Độ + Ngày 10/5/1857 khởi nghĩa bùng nổ. + Khởi nghĩa lan rộng khắp miền Bắc, miền Tây Ấn Độ. + 1859 bị đàn áp và thất bại c. Ý nghĩa lịch sử: Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ *Hoạt động 5: Cả lớp, cá nhân ? Đảng quốc đại ra đời như thế nào? ? Chủ trương đấu tranh của Đảng như thế nào ? - GV yêu cầu HS theo dõi đoạn chữ nhỏ trong SGK giới thiệu về Ti - lắc - Giai cấp tư sản Ấn Độ ra đời và phát triển khá nhanh. Sự trưởng thành của giai cấp này đặt ra yêu cầu đòi hỏi thành lập những tổ chức chính Đảng riêng, đầu tiên là Đảng Quốc đại. - Chủ trương đấu tranh ôn hoà III. Đảng Quốc đại và phong trào dân tộc 1885-1908 (10’) a. Sự thành lập Đảng Quốc đại + Năm 1885 giai cấp tư sản Ấn Độ thành lập Đảng Quốc đại + Trong 20 năm đầu Đảng chủ trương đấu tranh ôn hòa. + Về sau nội bộ Đảng phân hóa thành 2 phái: ôn hòa và phái cực đoan (kiên quyết chống Anh do Ti-lắc đứng đầu) * Hoạt động 6: Cả lớp, cá nhân b. Phong trào đấu tranh ? Phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ diễn ra như thế nào ? + 1905 Phong trào đấu tranh chống đạo luật chia cắt Ben-gan + Tháng 7/1908 thực dân Anh bắt Ti - Lắc, kết án 6 năm tù + 1908 cuộc tổng bãi công ở Bom-bay + 1905 Phong trào đấu tranh chống đạo luật chia cắt Ben-gan + Tháng 7/1908 thực dân Anh bắt Ti - Lắc, kết án 6 năm tù + 1908 cuộc tổng bãi công ở Bom-bay - Cuộc bãi công ở Bom-bay 1908 là cuộc đấu tranh vì Ti-lắc và cao hơn hết vì độc lập của Ấn Độ, trở thành đỉnh cao của phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ đầu thế kỉ XX. ? Ý nghĩa của phong trào cách mạng 1905-1908 ? - Cao trào cách mạng 1905-1908 mang đậm ý thức dân tộc, đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ trong đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. c. Ý nghĩa : Cao trào cách mạng 1905-1908 mang đậm ý thức dân tộc, đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ. c. Củng cố, luyện tập. (3’) - Cuối thế kỉ XIX đầu XX phong trào đấu tranh ở Ấn Độ phát triển mạnh, ý thức độc lập dân tộc ngày càng rõ nét nhất là trong cao trào cách mạng 1905-1908, chứng tỏ sự trưởng thành của cách mạng Ấn Độ. Mặc dù thất bại nhưng sẽ là sự chuẩn bị cho cuộc đấu tranh về sau. - Bài tập: Nối thời gian với sự kiện sao cho đúng. Sự kiện Thời gian 1. Nữ hoàng Anh tuyên bố và nữ hoàng Ấn Độ a. Tháng 7/1905 2. Khởi nghĩa Xi-pay bùng nổ b. Tháng 1/1877 3. Đảng Quốc đại thành lập c. Tháng 5/1857 4. Chính quyền Anh ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben-gan d. Cuối năm 1885 d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (1’) - Học bài cũ và trả lời câu hỏi trong SGK. - Đọc trước bài mới, sưu tầm tư liệu hình ảnh về Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu XX.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_tiet_2_bai_2_an_do_dang_van_hieu.doc
Giáo án liên quan