Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 2, Bài 2: Ấn Độ

I .Mục tiêu:

 + Thấy được ách thông trị của CNTD Anh đối với Ấn Độ đó là ngnhân làm cho phong trào đấu tranh phát triển mạnh. Hiểu được vai trò của giai cấp Tư sản và Đảng Quốc Đại trong sự nghiệp GPDT và tinh thần đấu tranh của các tầng lớp nhân dân Ấn Độ.

 + Thái độ lên án sự thống trị của CNTD và khâm phục tinh thần đấu tranh của nhân dân Ấn Độ.

 + Rèn luyện kỹ năng trình bày diễn biến lịch sử, nắm khái niệm GPDT

II.Thiết bị: Lược đồ cách mạng GPDT Ấn Độ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

 Tranh, ảnh ( Khởi nghĩa Xipay, Nạn đối, Tilắc )

III .Tiến trình dạy và học

1. Ổn định tổ chức: GV ghi sĩ số hs

2 . Kiểm tra: 1; Trình bày nội dung cải cách Minh Trị, ý nghĩa ?

 2; Nét chính về sự phát triển CNĐQ và sự bành trướng của Nhật Bản

3. Bài mới

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 283 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 2, Bài 2: Ấn Độ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 2- Bài 2 : ấn độ Ngày soạn :12/9/2010 Ngày dạy: 11a sĩ số 11c 11d I .Mục tiêu: + Thấy được ách thông trị của CNTD Anh đối với ấn Độ đó là ngnhân làm cho phong trào đấu tranh phát triển mạnh. Hiểu được vai trò của giai cấp Tư sản và Đảng Quốc Đại trong sự nghiệp GPDT và tinh thần đấu tranh của các tầng lớp nhân dân ấn Độ. + Thái độ lên án sự thống trị của CNTD và khâm phục tinh thần đấu tranh của nhân dân ấn Độ. + Rèn luyện kỹ năng trình bày diễn biến lịch sử, nắm khái niệm GPDT II.Thiết bị: Lược đồ cách mạng GPDT ấn Độ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Tranh, ảnh ( Khởi nghĩa Xipay, Nạn đối, Tilắc ) III .Tiến trình dạy và học 1. ổn định tổ chức: GV ghi sĩ số hs 2 . Kiểm tra: 1; Trình bày nội dung cải cách Minh Trị, ý nghĩa ? 2; Nét chính về sự phát triển CNĐQ và sự bành trướng của Nhật Bản 3. Bài mới Hoạt độngcủa thầy và trò Nội dung cần đạt - GV: ấn Độ là một đất nước rộng lớn, giàu đẹp đa dạng về điều kiện tự nhiên Trải qua nhiều thế kỉ những dòng người du mục, những thương nhân, những tín đồ hành hương đã cố gắng vượt qua khó khăn và mạo hiểm để xâm nhập vào đất nước này sự du nhập này đã góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng về văn hoá, về dân tộc, ngôn ngữ của ấn Độ. Sau phát kiến địa lý tìm ra đường biển đến ấn Độ của Vaxco da Gama, thực dân phương Tây đã tìm cách xâm nhập vào thị trờng ấn Độ. Đi đầu là Bồ Đào Nha rồi đến Hà Lan, Anh, Pháp, áo Đến đầu thế kỉ thứ XVII nhân lúc phong kiến ấn Độ suy yếu các nước phương Tây ra sức tranh giành ấn Độ. 2 thế lực mạnh hơn cả là Anh và Pháp ngay trên đất ấn Độ (từ 1746 – 1763). Nhờ có ưu thế về kinh tế và hạm đội mạnh ở vùng biển, Anh đã lợi các đối thủ để độc chiếm ấn Độ và đặt ách cai trị ở ấn Độ vào giữa thế kỉ XVII. - GV: những nét lớn trong chính sách cai trị của thực dân Anh ở ấn Độ. - GV: Những chính sách thống trị của thực dân Anh đưa đến hậu quả gì? - GV: nhân dân ấn Độ bần cùng, đói khổ, thủ công nghiệp bị suy sụp, nên văn minh lâu đời bị phá hoại. Quyền dân tộc thiêng liêng của ngời ấn Độ bị chà đạp. Vì vậy phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân chống thực dân Anh, giải phóng dân tộc bùng nổ quyết liệt, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Xi-pay. - GV giải thích khái niệm “Xi-pay”: tên gọi những đơn vị binh lính người ấn Độ trong quân đội thực dân Anh (nằm trong âm mưu dùng người bản xứ đánh người bản xứ của Anh). liên hệ với Việt Nam thời thuộc Pháp - GV: tại sao binh lính ấn Độ nằm trong quân đội thực dân Anh lại đứng lên khởi nghĩa chống thực dân Anh? - GV: binh lính Xi-pay bị sỹ quan Anh đối xử tàn tệ. Lương của sỹ quan ấn chỉ bằng 1/3 lương của sỹ quan Anh cùng cấp bậc, người ấn không được giữ chức vụ cao trong quân đội. Lính Xi-pay phải sống trong các doanh trại tồi tàn, lính Xi-pay càng bị coi rẻ; tín ngưỡng dân tộc của họ bị xúc phạm nghiêm trọng: họ phải dùng răng để xé các loại giấy bọc đạn pháo tẩm mỡ bò và mỡ lợn, trong khi lính Xi-pay theo đạo Hinđu (kiêng ăn thịt bò) và theo đạo Hồi (kiêng ăn thịt lợn). Vì thế họ chống lệnh của thực dân Anh, nổi dậy khởi nghĩa. Tóm lại, do binh lính Xi-pay bị sỹ quan Anh đối xử tàn tệ nên họ bất mãn nổi dậy đấu tranh. Duyên cớ trực tiếp là do binh lính Xi-pay bị bạc đãi, khinh rẻ, song nguyên nhân chính là do tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước, ý thức giác ngộ của binh lính. - GV: Khởi nghĩa Xi-pay diễn ra nh thế nào? - GV: Qua diễn biến của khởi nghĩa em cho biết tính chất của phong trào đấu tranh của binh lính và nhân dân? - GV nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa: đây là một cuộc nổi dậy tự phát, cha có đường lối lãnh đạo, lại gặp phải sự đàn áp tàn bạo của thực dân Anh. Đồng thời, do mâu thuẫn nội bộ nghĩa quân, phương thức tác chiến chỉ là cố thủ, phòng ngự, chưa chủ động tấn công tiêu diệt quân địch - GV : Cuộc khởi nghĩa Xi-pay tuy thất bại nhng vẫn có ý nghĩa lịch sử to lớn. Em hãy rút ra ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa này? - GV: Khởi nghĩa thể hiện lòng yêu nước, tinh thần anh dũng bất khuất, ý thức vươn tới độc lập dân tộc và căm thù thực dân của nhân dân ấn Độ. - GV: Cuối thế kỉ XIX sang đầu thế kỉ XX phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở ấn Độ diễn ra dưới sự lãnh đạo của một tổ chức Đảng mới, Đảng Quốc đại. - GV: Sau khởi nghĩa Xi-pay thực dân Anh tăng cường thống trị bóc lột ấn Độ. Giai cấp tư sản ấn Độ ra đời và phát triển khá nhanh. Đây là giai cấp tư sản dân tộc có mặt sớm nhất châu á trên vũ đài chính trị. Sự trưởng thành của giai cấp này đặt ra yêu cầu đòi hỏi thành lập những tổ chức chính Đảng riêng, đầu tiênlà Đảng Quốc đại. - GV: sự thành lập và hoạt động của Đảng Quốc đại. - GV: Chủ trương của Đảng Quốc đại đem lại kết quả gì? Chủ trương của Đảng Quốc đại không được thực dân Anh đáp ứng. Mặt khác, đường lối đấu tranh của Đảng chưa thể thoả mãn nguyện vọng chính đáng của nhân dân ấn Độ. Cuộc đấu tranh của quần chúng đã ảnh hưởng đến nội bộ của Đảng khiến cho nội bộ bị phân hoá thành 2 phái “phái ôn hoà” và “phái cực đoan”. - GV yêu cầu HS theo dõi đoạn chữ nhược thái độ đấu tranh cương quyết và vai trò của Ti-lắc. - GV: nguyên nhân, diễn biến của cuộc tổng bãi công ở Bom-bay. - GV: Em hãy so sánh phong trào cách mạng 1885 – 1908 với khởi nghĩa Xi-pay? (lực lượng tham gia, lãnh đạo, đường lối, mục tiêu, kết quả của phong trào). + Lực lượng tham gia: công nhân, nông dân, tư sản, trong đó có vai trò của công nhân. + Phong trào do giai cấp tư sản lãnh đạo mạng đậm ý thức dân tộc, đánh dấu sự thức tỉnh tinh thần độc lập của nhân dân ấn Độ. I. Tình hình ấn Độ nửa sau thế kỷ XIX - Quá trình thực dân xâm lược ấn Độ: + Từ đầu thế kỷ XVII chế độ phong kiến ấn Độ suy yếu –> các nước phương Tây chủ yếu Anh – Pháp đua nhau xâm lược. + Kết quả: Giữa thế kỷ XVII Anh hoàn toàn xâm lược và đặt ách cai trị ấn Độ. - Chính sách cai trị của thực dân Anh: + Về kinh tế: Thực dân Anh thực hiện chính sách vơ vét tài nguyên cùng kiệt và bóc lột nhân công rẻ mạt –> nhằm biến ấn Độ thành thị trường quan trọng của Anh. + Về chính trị – xã hội: Chính phủ Anh thiết lập chế độ cai trị trực tiếp ấn Độ với những thủ đoạn chủ yếu là: chia để trị, mua chuộc giai cấp thống trị, khơi sâu thù hằn dân tộc, tôn giáo, đẳng cấp trong xã hội. + Về văn hoá - giáo dục: Thi hành chính sách giáo dục ngu dân, khuyến khích tập quán lạc hậu và hủ tục cổ xa. - Hậu quả + Kinh tế giảm sút, bần cùng + Đời sống nhân dân người dân cực khổ II. Cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857 – 1859) - Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa là do binh lính Xi-pay bị thực dân Anh đối xử tàn tệ, tinh thần dân tộc và tín ngưỡng bị xúc phạm –> binh lính bất mãn nổi dậy đấu tranh. - Diễn biến: + Ngày 15/5/1857 khởi nghĩa bùng nổ ở Mi-rút. + Khởi nghĩa lan rộng khắp miền Bắc, miền Tây ấn Độ, kéo dài 2 năm. + Lực lượng tham gia la binh lính và nông dân. + Kết quả: Khởi nghĩa bị đàn áp và thất bại. - ý nghĩa lịch sử: thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất, ý thức vươn tới độc lập của ấn Độ. III. Đảng Quốc đại và phong trào dân tộc (1885 – 1908) - Sự thành lập Đảng Quốc đại. - Năm 1885 giai cấp tư sản ấn Độ thành lập Đảng Quốc đại. + Trong 20 năm Đảng chủ trương đấu tranh ôn hoà. + Do thái độ thoả hiệp của những người cầm đầu và chính sách 2 mặt của chính quyền Anh, nội bộ Đảng Quốc đại bị phân hoá thành 2 phái: ôn hoà và phái cực đoan (kiên quyết chống Anh do Ti-lắc đứng đầu). + Phong trào đấu tranh chống đạo luật chia cắt Ben-gan 1905. + Đỉnh cao của phong trào là cuộc tổng bãi công ở Bom-bay 1908. + Tháng 6/1908 thực dân Anh bắt Ti-lắc, kết án 6 năm tù –> công nhân Bom-bay đã tổng bãi công kéo dài 6 ngày để ủng hộ Ti-lắc. - Cao trào cách mạng 1905 – 1908 mang đậm ý thức dân tộc đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân ấn Độ. 4. Củng cố: - Anh xâm lược và thống trị ấn Độ, nhân dân ấn độ đã nổi dậy đấu tranh, trong đó nổi bật là cuộc tổng bãi công của 10 vạn công nhân ở Bom Bay 1908. 5. Hướng dẫn về nhà: Học câu hỏi SGK Xem trước Bài 3: Trung Quốc.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_tiet_2_bai_2_an_do.doc
Giáo án liên quan