1. Mục tiêu:
a. Về kiến thức
- Nắm được những nét lớn về diễn biến chiến tranh ở giai đoạn 2
- Thấy được kết cục của chiến tranh, ý nghĩa và hệ quả của nó đối với sự phát triển của tình hình thế giới.
- Từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, nhận thức và rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo bệ hòa bình thế giới hiện nay.
b. Về kỹ năng
- Kỹ năng quan sát, khai thác tranh ảnh lịch sử.
- Kỹ năng quan sát, khai thác, sử dụng lược đồ, bản đồ chiến tranh.
- Kỹ năng phân tích, đánh giá, rút ra bản chất của các sự kiện lịch sử.
c. Về thái độ:
- Giúp HS thấy được tính chất phi nghĩa của chiến tranh đế quốc và bản chất hiếu chiến, tàn bạo của chủ nghĩa phát xít. Từ đó, bồi dưỡng ý thức cảnh giác, thái độ căm ghét và quyết tâm ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình cho Tổ quốc và nhân loại.
- Biết quý trọng, đánh giá đúng vai trò của Liên Xô, các nước đồng minh Mĩ, Anh, của nhân dân tiến bộ thế giới trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a. Chuẩn bị của GV
- Soạn bài, sách giáo khoa, sách giáo viên
- Lược đồ chiến trường châu Á - Thái Bình Dương (1941 - 1945)
- Bản đồ: Chiến tranh thế giới thứ hai
b. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, vở ghi, bút viết
- Học bài cũ và đọc trước bài mới
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu hỏi: Nêu nhận xét của em về sự kiện Muy-nich ?
Đáp án: - Nhận xét:
+ Hội nghị Muy-ních là đỉnh cao của chính sách dung túng, nhượng bộ phát xít của Mĩ - Anh - Pháp.
+ Thể hiện âm mưu thống nhất của chủ nghĩa đế quốc (kể cả Anh - Pháp - Mĩ và Đức - Italia - Nhật Bản) trong việc tiêu diệt Liên Xô.
b. Dạy nội dung bài mới
Dẫn dắt vào bài mới (1’)
Chiến tranh thế giới thứ hai tiếp tục diễn ra qua các giai đoạn, các Mặt trận, các trận đánh lớn như thế nào? Kết cục của chiến tranh có tác động ra sao đối với tình hình thế giới? Cần phải đánh giá sao cho đúng về vai trò của Liên Xô, các nước đồng minh Mĩ, Anh, của nhân dân thế giới trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít? Đó là những câu hỏi lớn các em cần phải giải đáp qua tìm hiểu tiết học hôm nay.
8 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 22, Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai 1939-1945 (Tiết 2) - Đặng Văn Hiệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/02/2010
Ngày dạy: 04/02/2010
- Lớp dạy: 11A,B,D
Ngày dạy: 06/02/2010
- Lớp dạy: 11C,E,G
Ngày dạy: 24/02/2010
- Lớp dạy: 11H
Tiết 22
Chương IV: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 - 1945)
Bài 17: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 - 1945) - Tiết 2
1. Mục tiêu:
a. Về kiến thức
- Nắm được những nét lớn về diễn biến chiến tranh ở giai đoạn 2
- Thấy được kết cục của chiến tranh, ý nghĩa và hệ quả của nó đối với sự phát triển của tình hình thế giới.
- Từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, nhận thức và rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo bệ hòa bình thế giới hiện nay.
b. Về kỹ năng
- Kỹ năng quan sát, khai thác tranh ảnh lịch sử.
- Kỹ năng quan sát, khai thác, sử dụng lược đồ, bản đồ chiến tranh.
- Kỹ năng phân tích, đánh giá, rút ra bản chất của các sự kiện lịch sử.
c. Về thái độ:
- Giúp HS thấy được tính chất phi nghĩa của chiến tranh đế quốc và bản chất hiếu chiến, tàn bạo của chủ nghĩa phát xít. Từ đó, bồi dưỡng ý thức cảnh giác, thái độ căm ghét và quyết tâm ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình cho Tổ quốc và nhân loại.
- Biết quý trọng, đánh giá đúng vai trò của Liên Xô, các nước đồng minh Mĩ, Anh, của nhân dân tiến bộ thế giới trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a. Chuẩn bị của GV
- Soạn bài, sách giáo khoa, sách giáo viên
- Lược đồ chiến trường châu Á - Thái Bình Dương (1941 - 1945)
- Bản đồ: Chiến tranh thế giới thứ hai
b. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, vở ghi, bút viết
- Học bài cũ và đọc trước bài mới
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu hỏi: Nêu nhận xét của em về sự kiện Muy-nich ?
Đáp án: - Nhận xét:
+ Hội nghị Muy-ních là đỉnh cao của chính sách dung túng, nhượng bộ phát xít của Mĩ - Anh - Pháp.
+ Thể hiện âm mưu thống nhất của chủ nghĩa đế quốc (kể cả Anh - Pháp - Mĩ và Đức - Italia - Nhật Bản) trong việc tiêu diệt Liên Xô.
b. Dạy nội dung bài mới
Dẫn dắt vào bài mới (1’)
Chiến tranh thế giới thứ hai tiếp tục diễn ra qua các giai đoạn, các Mặt trận, các trận đánh lớn như thế nào? Kết cục của chiến tranh có tác động ra sao đối với tình hình thế giới? Cần phải đánh giá sao cho đúng về vai trò của Liên Xô, các nước đồng minh Mĩ, Anh, của nhân dân thế giới trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít? Đó là những câu hỏi lớn các em cần phải giải đáp qua tìm hiểu tiết học hôm nay.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Nhóm
- GV dẫn dắt: Từ tháng 6/1941 đến tháng 11/1942, Chiến tranh thế giới thứ hai đã lan rộng khắp các châu lục trên thế giới. Tính chất của chiến tranh có sự thay đổi, khối đồng minh chống phát xít hình thành. Để hiểu cụ thể về tình hình trên, các em sẽ hoạt động theo nhóm.
- GV chia lớp thành 4 nhóm. Nhiệm vụ cụ thể về của từng nhóm là:
III. Chiến tranh lan rộng khắp thế giới (từ tháng 6/1941 đến tháng 11/1942) (15’)
1. Phát xít Đức tấn công Liên Xô. Chiến sự ở Bắc Phi
* Mặt trận Xô - Đức:
- Ngày 22/6/1941, phát xít Đức tấn công Liên Xô Nhanh chóng tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô.
+ Nhóm 1: Phát xít Đức đã tấn công vào lãnh thổ Liên Xô như thế nào? Nhân dân Liên Xô đã chiến đấu chống lại phát xít Đức ra sao?
+ Nhóm 2: Chiến sự ở Bắc Phi bùng nổ và diễn biến ra sao?
+ Nhóm 3: Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ như thế nào?
+ Nhóm 4: Nguyên nhân nào dẫn tới sự ra đời của khối đồng mình chống phát xít? Tại sao nói việc Liên Xô tham chiến đã làm thay đổi căn bản cục diện chính trị và quân sự của cuộc chiến?
- GV nhận xét, bổ sung, chốt ý:
? Vì sao quân Đức nhanh chóng tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô
? Thất bại ở Matxcơva, quân Đức chuyển mũi nhọn tấn công xuống phía Nam vì sao?
- Với quyết tâm “không lùi một bước” và phải giữ cho được Xtalingrát bằng bất cứ giá nào. Quân và dân Liên Xô đã chiến đấu quyết liệt, khiến quân Đức không thể chiếm được thành phố này
- Các nhóm quan sát bản đồ, lược đồ kết hợp với SGK, thảo luận, cử đại diện trình bày.
- Nhờ ưu thế về vũ khí và kinh nghiệm tác chiến, quân Đức đã tiến sau vào lãnh thổ Liên Xô.
- Nhằm chiếm vùng lương thực và dầu mỏ quan trọng nhất của Liên Xô. Mục tiêu chủ yếu của Đức là nhằm đánh chiến Xtalingrát, thành phố được mệnh danh là “nút sống” của Liên Xô, đánh Mát cơ va từ sau lưng để kết thúc chiến tranh.
- Tháng 12/1941, Hồng quân Liên Xô phản công quyết liệt, đẩy lùi quân Đức ta khỏi cửa ngõ Matxcơva, làm phá sản kế hoạch “Chiến tranh chớp nhoáng của Đức”.
- Cuối năm 1942 Đức chuyển mũi nhọn tấn công xuống phía Nam nhằm chiếm Xtalingrat, song không thể chiếm được thành phố này.
- Nhóm 2: Ở Mặt trận Bắc Phi, từ tháng 9/1940 quân đội Italia đã tấn công Ai Cập. Cuộc chiến ở đây diễn ra trong thế giằng co, không phân thắng bại giữa liên quân Đức - Italia với liên quân Anh - Mĩ. Liên quân Anh -Mĩ giành ưu thế ở Bắc Phi và chuyển sang phản công trên toàn mặt trận (sau thất bại ở Matxcơva, Đức phải tập trung lực lượng vào mặt trận Xô - Đức nên quân Đức - Italia ở Bắc Phi yếu thế).
* Mặt trận Bắc Phi
- Tháng 9/1940, quân đội Italia tấn công Ai Cập.
- Tháng 10/1942, liên quân Mĩ - Anh giành thắng lợi lớn trong trận En A-la-men (Ai Cập) và chuyển sang phản công trên toàn mặt trận.
+ Nhóm 3: (Xem SGK: Cuộc tấn công Trân Châu Cảng và Lược đồ chiến trường châu Á - Thái Bình Dương).
- HS quan sát Cuộc tấn công Trân Châu Cảng và Lược đồ chiến trường châu Á - Thái Bình Dương trong SGK.
2. Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ?
- 7/12/1942 Nhật tấn công Trân Châu cảng, hạm đội Mĩ thiệt hại nặng nề
- Mĩ tuyên chiến với Nhật, Đức, Ý, chiến tranh lan rộng toàn thế giới
- Từ tháng 12/1941 đến tháng 5/1942, Nhật Bản mở một loạt cuộc tấn công và chiếm được một vùng rộng lớn ở Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương.
+ Nhóm 4: Hành động xâm lược của phe phát xít trên toàn thế giới đã đẩy hàng trăm quốc gia dân tộc vào ách thống trị tàn bạo của phát xít, thúc đẩy họ cùng phối hợp với nhau trong một liên minh chống phát xít.
- Yếu tố: lan rộng toàn thế giới, đe doạ sự tồn vong của nhiều quốc gia, cục diện chiến tranh thay đổi, Anh, Pháp thay đổi thái độ
? Mặt trận đồng minh được hình thành như thế nào ?
? Việc thành lập Mặt trận đồng minh có ý nghĩa như thế nào ?
- Nguyên nhân:
+ Hành động xâm lược của phe phát xít trên toàn thế giới đã thúc đẩy các quốc gia cùng phối hợp với nhau trong một liên minh chống phát xít.
+ Việc Liên Xô tham chiến đã cổ vũ mạnh mẽ cuộc kháng chiến của nhân dân các nước bị phát xít chiếm đóng, và khiến cho Mĩ - Anh thay đổi thái độ, bắt tay cùng Liên Xô chống chủ nghĩa phát xít.
- HS trả lời
3. Khối đồng minh chống phát xít hình thành.
- Nguyên nhân:
+ Hành động xâm lược của phe phát xít trên toàn thế giới đã thúc đẩy các quốc gia cùng phối hợp với nhau trong một liên minh chống phát xít.
- Sự thành lập:
Ngày 01/1/1942, 26 nước (đứng đầu là Liên Xô, Mĩ, Anh) ra tuyên ngôn cam kết cùng nhau tiến hành cuộc chiến đấu chống phát xít. Khối Đồng minh chống phát xít được thành lập.
- Ý nghĩa: Làm cho tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai thay đổi, trở thành một cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình nhân loại.
Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân
- GV sử dụng bản đồ Chiến tranh thế giới thứ hai và tường thuật cho HS về trận phản công của Hồng quân Liên Xô tại Xtalingrát
- HS quan sát và nghe và ghi
IV. Quân đồng minh chuyển sang phản công. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc (từ tháng 11/1942 đến tháng 8/1945) (15’)
1. Quân đồng minh phản công (từ tháng 11/1942 đến tháng 6/1944)
? Chiến thắng Xtalingrát có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
Ý nghĩa: Đánh dấu bước ngoặt của chiến tranh thế giới, buộc quân Đức phải chuyển từ tấn công sang phòng ngự, mở ra thời kỳ Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang tổng tấn công đồng loạt trên các Mặt trận.
* Ở Mặt trận Xô-Đức:
- Từ tháng 11/1942 đến tháng 2/1943, Hồng quân Liên Xô phản công, tiêu diệt và bắt sống toàn bộ đạo quân tinh nhuệ gồm 33 vạn người của phát xít Đức ở Xtalingrát.
Ý nghĩa: Đánh dấu bước ngoặt của chiến tranh thế giới, buộc quân Đức phải chuyển từ tấn công sang phòng ngự, mở ra thời kỳ Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang tổng tấn công đồng loạt trên các Mặt trận
- GV nhận xét, phân tích và chốt ý: Trận Xtalingrát là một trong những trận đánh lớn, tiêu biểu nhất về nghệ thuật quân sự, có ý nghĩa xoay chuyển toàn cuộc chiến, giáng những đòn khủng khiếp vào tinh thần chiến đấu của quân Đức. Nó đã chứng tỏ sức mạnh vật chất và tinh thần lớn lao của Hồng quân và nhân dân Liên Xô, cổ vũ quân dân Liên Xô tiếp tục chiến đấu giành thắng lợi cuối cùng. Chiến thắng Xtalingrát đã đánh dấu bước ngoặt căn bản của chiến tranh thế giới, buộc phát xít phải chuyển từ tấn công sang phòng ngữ. Đồng thời bắt đầu tù đây, Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang tấn công đồng loạt trên các Mặt trận.
- Tiếp đó, GV thông báo: Sau chiến thắng Xtalingrát, Hồng quân đã nhanh chóng bẻ gãy cuộc phản công của quân Đức tại vòng cung Cuốc-xcơ (từ ngày 5/7 đến ngày 23/8/1943), loại khỏi vòng chiến đấu 500.000 quân Đức, đến tháng 6/1944 đã giải phóng phần lớn lãnh thổ Liên Xô.
Hoạt động 3: Cá nhân
- HS quan sát và nghe và ghi
- Cuối tháng 8/1943, Hồng quân bẻ gãy cuộc phản công của Đức tại vòng cung Cuốcxcơ, đánh tan 50 vạn quân Đức.
- Tháng 6/1944, phần lớn lãnh thổ Liên Xô được giải phóng.
? Ở các Mặt trận khác, cuộc phản công của quân đồng minh diễn ra như thế nào?
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
* Ở Mặt trận Bắc Phi: Từ tháng 3 đến tháng 5/1943, liên quân Mĩ - Anh phản công quét sạch quân Đức - Italia khỏi châu Phi. Chiến sự ở châu Phi chấm dứt.
* Ở Italia: Tháng 7/1943 đến tháng 5/1945, liên quân Mĩ - Anh tấn công truy kích quân phát xít, làm cho chủ nghĩa phát xít Italia bị sụp đổ, phát xít Đức phải khuất phục.
* Ở Thái Bình Dương: Sau chiến thắng quân Nhật trong trận Gua-đan-ca-nan (1/1943) Mĩ phản công đánh chiếm các đảo ở Thái Bình Dương.
Hoạt động 4: Cá nhân, tập thể
? Phát xít Đức bị tiêu diệt như thế nào?
? Em đánh giá như thế nào về vai trò của Liên Xô và đồng minh Mĩ - Anh trong việc tiêu diệt phát xít Đức.
- Hs trả lời
+ Sau khi giải phóng các nước Trung và Đông Âu (1944), tháng 1/1945, Hồng quân Liên Xô mở cuộc tấn công Đức ở Mặt trận phía Đông.
+ Tháng 2/1945, Liên Xô tổ chức hội nghị Italia gồm 3 nước Liên Xô, Mĩ, Anh bàn về việc tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
+ Năm 1944, Mĩ, Anh mở Mặt trận thứ hai ở Tây Âu và bắt đầu mở cuộc tận công quân Đức ở Mặt trận phía tây từ tháng 2/1945
- Liên Xô và Mĩ, Anh đều là lực lượng trụ cột trong việc tiêu diệt phát xít Đức (lưu ý phạm vi câu hỏi tập trung vào thời gian từ 1944 - 1945). Việc Liên Xô mở cuộc tấn công Đức ở mặt trận phía Đông và quân Đồng minh mở cuộc tấn công Đức ở mặt trận phía tây đã làm cho phát xít Đức bị kẹp giữa 2 gọng kìm, bị uy hiếp về tinh thần và nhanh chóng đi đến thất bại. Liên Xô đã đóng vai trò lớn lao trong trận công phá Béc-lin, tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức tại dào huyệt cuối cùng của chúng.
2. Phát xít Đức bị tiêu diệt. Nhật Bản đầu hàng. Chiến tranh kết thúc
a. Phát xít Đức bị tiêu diệt
- Ngày 16/4 đến ngày 30/4/1945, Hồng quân Liên Xô tấn công đánh bại hơn 1 triệu quân Đức tại Béclin. Chủ nghĩa phát xít Đức bị tiêu diệt.
- Tháng 5/1945, nước Đức đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh chấm dứt ở châu Âu.
? Phát xít Nhật đã bị tiêu diệt như thế nào
b. Nhật Bản đầu hàng. Chiến tranh kết thúc.
- Từ năm 1944, Mĩ - Anh triển khai tấn công quân Nhật ở Miến Điện, Philíppin, các đảo ở Thái Bình Dương.
.
- Mĩ tăng cường đánh phá các thành phố lớn của Nhật bằng không quân. Ngày 6/8/1945 và 9/8/1945 Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố Hirôsima và Nagasaki giết hại hàng vạn người.
- Ngày 8/7, Liên Xô tuyên chiến với Nhật và tấn công đạo quân Quan Đông gồm 70 vạn quân chủ lực của Nhật ở Mãn Châu.
- Ngày 15/8/1945, Nhật đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
Hoạt động 5: Cả lớp, cá nhân
V. Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai (5’)
? Nêu kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai?
- HS theo dõi SGK, trao đổi với nhau và trả lời
- Chủ nghĩa phát xít Đức - Italia
Nhật sụp đổ hoàn toàn.
- Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít. Trong đó, 3 cường Quốc Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
- Gây hậu quả và tổn thất nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại, làm cho 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương, thiệt hại về vật chất 4000 tỷ đô la.
c. Củng cố, luyện tập (2’)
GV củng cố kiến thức cho HS bằng cách yêu cầu các em tổng hợp kiến thức đã học trả lời các câu hỏi như sau:
2. Qua diễn biến của Chiến tranh thế giới thứ hai (từ tháng 9/1939 đến tháng 8/1945) em hãy rút ra nhận xét về vai trò của Liên Xô và các đồng minh Mĩ, Anh trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
3. Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai và rút ra bài học cho bản thân em về cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay.
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’)
- Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK
- Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu có liên quan đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Nối thời gian với sự kiện sao cho đúng
Sự kiện
Thời gian
1. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ
a. Ngày 9/5/1945
2. Phát xít Đức tấn công Liên Xô
b. Ngày 1/9/1939
3. Chiến thắng Xtalingrát
c. Ngày 22/6/1941
4. Phát xít Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện
d. Tháng 2/1943
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_tiet_22_bai_17_chien_tranh_the_gioi_t.doc