1. Mục tiêu
a. Về kiến thức: Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:
- Nhận thức một cách hệ thống, khái quát các sự kiện lịch sử thế giới 1917 - 1945 đã được học qua chương I, chương II, chương III, chương IV.
- Nắm được những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại.
- Nhận thức được mối liên hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam trong thời kỳ 1917 - 1945.
b. Về kỹ năng
- Hệ thống hóa các sự kiện lịch sử, thiết kế bảng biểu.
- Biết phân tích, đánh giá để lựa chọn những sự kiện quan trọng, có tác động ảnh hưởng to lớn đến lịch sử thế giới.
c. Về thái độ
- Khắc sâu cho HS nhận thức khách quan, khoa học về các sự kiện lịch sử đã học.
- Giáo dục cho các em thái độ trân trọng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, biết đánh giá đúng về công cuộc xây dựng CNXH và vai trò của Liên Xô, biết đánh giá khách quan về chủ nghĩa tư bản, biết phòng ngừa và ngăn chặn nguy cơ chiến tranh thế giới.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a. Chuẩn bị của GV
- Soạn bài, sách giáo khoa, sách giáo viên
- Bảng niên biểu về những sự kiện chính của lịch sử thế giới hiện đại (từ 1917 - 1945)
- Tài liệu tham khảo có liên quan.
6 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 23, Bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945) - Đặng Văn Hiệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/02/2010
Ngày dạy: 22/02/2010
- Lớp dạy: 11E
Ngày dạy: 23/02/2010
- Lớp dạy: 11C
Ngày dạy: 24/02/2010
- Lớp dạy: 11A
Ngày dạy: 25/02/2010
- Lớp dạy: 11B,D,H
Ngày dạy: 27/02/2010
- Lớp dạy: 11G
Tiết 23
Bài 18: ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
(PHẦN TỪ NĂM 1917 ĐẾN NĂM 1945)
1. Mục tiêu
a. Về kiến thức: Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:
- Nhận thức một cách hệ thống, khái quát các sự kiện lịch sử thế giới 1917 - 1945 đã được học qua chương I, chương II, chương III, chương IV.
- Nắm được những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại.
- Nhận thức được mối liên hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam trong thời kỳ 1917 - 1945.
b. Về kỹ năng
- Hệ thống hóa các sự kiện lịch sử, thiết kế bảng biểu.
- Biết phân tích, đánh giá để lựa chọn những sự kiện quan trọng, có tác động ảnh hưởng to lớn đến lịch sử thế giới.
c. Về thái độ
- Khắc sâu cho HS nhận thức khách quan, khoa học về các sự kiện lịch sử đã học.
- Giáo dục cho các em thái độ trân trọng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, biết đánh giá đúng về công cuộc xây dựng CNXH và vai trò của Liên Xô, biết đánh giá khách quan về chủ nghĩa tư bản, biết phòng ngừa và ngăn chặn nguy cơ chiến tranh thế giới...
2. Chuẩn bị của GV và HS
a. Chuẩn bị của GV
- Soạn bài, sách giáo khoa, sách giáo viên
- Bảng niên biểu về những sự kiện chính của lịch sử thế giới hiện đại (từ 1917 - 1945)
- Tài liệu tham khảo có liên quan.
b. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, vở ghi, bút viết
- Học bài cũ và ôn tập trước ở nhà
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút ở các lớp
b. Dạy nội dung bài mới
Dẫn dắt vào bài mới (1’)
Trong phần lịch sử thế giới hiện đại, các em đã được tìm hiểu những sự kiện hết sức phong phú và phức tạp. Tổng kết lại toàn bộ các kiến thức lịch sử thế giới đã học, lựa chọn và thống kê những sự kiện quan trọng có ảnh hưởng to lớn, đồng thời nhận thức đúng những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại là nhiệm vụ cơ bản của chúng ta qua bài học hôm nay. Trên cơ sở đó, các em cần biết đánh giá đúng về mối liên hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam trong thời kỳ 1917 - 1945.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1: Cá nhân
- GV dẫn: Trong gần 30 năm 1917 - 1945 nhiều sự kiện lịch sử đã diễn ra trên toàn thế giới. Trong số đó có những sự kiện tác động, ảnh hưởng to lớn đến lịch sử thế giới. Chúng ta cùng ôn tập các sự kiện lịch sử cơ bản theo bảng thống kê dưới đây.
- GV vẽ bảng thống kê theo mẫu như trong SGK lên bảng.
Hoạt động 1: Nhóm
- GV chia lớp thành 4 nhóm với nhiệm vụ cụ thể như sau:
+ Nhóm 1: Thống kê những sự kiện lịch sử cơ bản về nước Nga và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô 1917 - 1945.
+ Nhóm 2: Thống kê những sự kiện lịch sử cơ bản về các nước tư bản chủ nghĩa trong giai đoạn 1917 - 1929
+ Nhóm 3: Thống kê những sự kiện lịch sử cơ bản về các nước tư bản chủ nghĩa trong giai đoạn 1929 - 1945.
+ Nhóm 4: Thống kê những sự kiện lịch sử cơ bản diễn ra ở các nước châu Á trong giai đoạn 1917 - 1945.
- Tiếp đó, GV gọi đại diện các nhóm trình bày phần thống kê của mình. Nhóm khác có thể bổ sung đóng góp ý kiến.
- GV nhận xét, bổ sung phần trả lời của mỗi nhóm.
- Cuối cùng, GV đưa ra ý kiến phản hồi bằng cách treo lên bảng bảng thống kê về những sự kiện chính của lịch sử thế giới hiện đại 1917 - 1945 mà GV đã chuẩn bị từ trước.
- Hs nghe và theo dõi SGK và lên bảng
- Hs vẽ bảng thống kê vào vở
- Các nhóm nhận câu hỏi, các thành viên củng cố lại các kiến thức đã học, thảo luận với nhau đưa ra cách kiến giải thống nhất rồi trình bày ra giấy.
- Đại diện các nhóm trình bày
- HS tham khảo bảng thống kê của GV, có thể đóng góp thêm ý kiến và dựa vào đó làm cơ sở học tập phần sau (tức Những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại)
I. Những kiến thức cơ bản về lịch sử thế giới hiện đại (1917 - 1945) (20’)
Thời gian
Sự kiện
Diễn biến chính
Kết quả, ý nghĩa
I. NƯỚC NGA (LIÊN XÔ)
Tháng 2/1917
Cách mạng dân chủ tư sản
- Tổng bãi công chính trị ở Pê-tơ-rô-grát.
- Khởi nghĩa vũ trang
- Lật đổ chế độ Nga hoàng
- 2 chính quyền song song tồn tại
- Cách mạng DC tư sản kiểu mới
Tháng 10/1917
Cách mạng XHCN
- Chiếm các vị trí then chốt ở thủ đô.
- Thành lập chính quyền Xô Viết do Lê-nin đứng đầu.
- Chiếm cung điện Mùa Đông
- Toàn bộ chính phủ lâm thời tư sản bị bắt (trừ Thủ tướng Kê-ren-xki)
- Đưa giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga lên làm chủ đất nước.
- Là tấm gương cổ vũ phong trào cách mạng thế giới
Từ 1918 đến 1920
Chống thù trong giặc ngoài
- Quân đội 14 nước đế quốc câu kết với bọn phản động trong nước mở cuộc tấn công vũ trang vào nước Nga Xô viết.
- Đẩy lùi cuộc tấn công của kẻ thù.
- Nhà nước Xô viết được bảo vệ và giữ vững.
- Thực hiện chính sách cộng sản thời chiến.
Từ 1921 đến 1925
Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế
- Trong nông nghiệp thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực.
- Trong công nghiệp, tập trung khôi phục công nghiệp nặng.
- Trong thương nghiệp: Tự do buôn bán, phát hành đồng Rup
- Hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế.
- Phục vụ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước hiện nay.
Từ 1925 đến 1941
Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội
- Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928 - 1932)
- Kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1933 - 1937)
- Kế hoạch 5 năm lần thứ 3 (từ năm 1937) bị gián đoạn do phát xít Đức tấn công 6/1941.
- Đưa Liên Xô từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa, có nền văn hóa, khoa học kỹ thuật tiên tiến và vị thế quan trọng trên trường quốc tế.
Từ 1941 đến 1945
Chiến tranh vệ quốc vĩ đại
- Giải phóng lãnh thổ Liên Xô.
- Giải phóng các nước Trung và Đông Âu.
- Tiêu diệt phát xít Đức ở Béclin, tấn công đạo quân Quan Đông của Nhật ở Mãn Châu.
- La lực lượng trụ cột góp phần quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
- Bảo vệ vững chắc tổ Quốc xã hội chủ nghĩa, tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội.
II. CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
Từ 1919 đến 1922
- Hội nghị Véc xai Oasinhtơn (1919 - 1922)
- Ký kết các hòa ước và các Hiệp ước phân chia quyền lợi.
- Một trật tự thế giới mới được thiết lập (trật tự Véc-xai - Oasinhtơn).
Từ 1918 đến 1923
Khủng hoảng kinh tế chính trị
- Nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá, gặp rất nhiều khó khăn.
- Chính trị - xã hội bất ổn định,
- Đẩy hệ thống tư bản chủ nghĩa vào tình trạng không ổn định.
Từ 1924 đến 1929
Ổn định và phát triển kinh tế
- Các ngành công nghiệp phát triển nhanh chóng.
- Là thời kỳ phồn vinh của kinh tế Mĩ.
- Tạo nên giai đoạn ổn định tạm thời của Chủ nghĩa tư bản.
- Nảy sinh mầm mống dẫn tới khủng hoảng kinh tế.
Từ 1929 đến 1933
Đại khủng hoảng kinh tế
- Nổ ra đầu tiên ở mĩ rồi lan khắp thế giới tư bản.
- Kéo dài gần 4 năm (1929 - 1933)
- Tàn phá nặng nề nên kinh tế, chính trị xã hội rối loạn, phong trào cách mạng bùng nổ.
Từ 1933 đến 1935
Chính sách mới (New deal) của Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven
- Thực hiện một hệ thống các chính sách, biện pháp của nhà nước trên các lĩnh vực KT tài chính và chính trị xã hội.
- Cứu chủ nghĩa tư bản Mĩ khỏi cơn nguy kịch.
- Làm cho nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản, không đi theo con đường chủ nghĩa phát xít.
Nửa cuối những năm 1930
Hình thành 2 khối đế quốc đối địch nhau.
- 1936 - 1937, khối phát xít Đức, Italia, Nhật Bản (còn gọi là trục tam giác - Béc-lin-Rôma - Tôkiô) được hình thành.
- Quan hệ quốc tế căng thẳng, dẫn tới bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Khối thứ hai thành lập muộn hơn gồm Mĩ, Anh, Pháp.
- Thúc đẩy phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít và chiến tranh .
Từ 1939 đến 1945
Chiến tranh thế giới thứ hai
- Ban đầu là cuộc chiến tranh giữa 2 khối đế quốc Đức - Italia - Nhật Bản và Mĩ - Anh - Pháp.
- Sau khi Liên Xô tham chiến, Mĩ, Anh và nhiều nước khác đứng về phía Liên Xô chống phát xít. Chiến tranh thế giới thứ hai trở thành cuộc chiến tranh chống phát xít.
- Chủ nghĩa phát xít Đức - Italia, Nhật Bản bị tiêu diệt. Thắng lợi thuộc về các nước đồng minh chống phát xít.
- Mở ra thời kỳ phát triển mới của hệ thống tư bản chủ nghĩa.
III. CÁC NƯỚC CHÂU Á
1918 - 1923
Cao trào cách mạng giải phóng dân tộc
- Ngày 04/5/1919, phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc
- Năm 1921 cách mạng Mông Cổ thắng lợi.
- 1918 - 1922, nhân dân Ấn Độ đấu tranh chống thực dân Anh.
- Cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân châu Á.
- Chuẩn bị cho bước phát triển ở giai đoạn sau.
1924 - 1929
Phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục mạnh mẽ ở châu Á.
- Ở Trung Quốc, nội chiến cách mạng lần thứ nhất.
- Ấn Độ: phong trào công nhân 1924 - 1927. Đảng Quốc đại tăng cường hoạt động.
- Giáng đòn mạnh mẽ vào các thế lực thống trị.
1929 - 1939
Phong trào giải phóng dân tộc và phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít.
- Trung Quốc: Đấu tranh chống nền thống trị phản động Tưởng Giới Thạch và kháng chiến chống phát xít Nhật xâm lược.
- Tạo nên làn sóng cách mạng sôi nổi ở các nước châu Á.
- Tấn công mạnh mẽ vào các thế lực đế quốc, thực dân , phát xít.
- Việt Nam: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) lãnh đạo cao trào cách mạng 1930 - 1931, cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939.
- Inđônêxia: Thành lập Mặt trận thống nhất chống phát xít năm 1929.
1939 - 1945
Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trong Chiến tranh thế giới thứ hai
- Trung Quốc: Cuộc chiến tranh chống Nhật 8 năm (1937 - 1945) kết thúc thắng lợi.
- Triều Tiên: Kháng chiến làm suy yếu lực lượng phát xít Nhật chiếm đóng.
- Đông Nam Á: Đấu tranh mạnh mẽ chống phát xít Nhật. Sau khi Nhật đầu hàng cách mạng nhiều nước giành thắng lợi: Việt Nam (8/1945), Lào (8/1945),Campuchia(10/1945).
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_tiet_23_bai_18_on_tap_lich_su_the_gio.doc