Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 25, Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược từ 1858 đến trước 1873 (Tiết 2) - Đặng Văn Hiệu

1. Mục tiêu

a. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được:

- Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp ở Nam Kì.

- Cuộc kháng chiến của nhân ta chống thực dân Pháp xâm lược.

b. Về kỹ năng:

- Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận xét, so sánh.

- Liên hệ, rút ra bài học.

c. Về thái độ:

- Thông qua bài học, HS nắm được bản chất xâm lược của chủ nghĩa thực dân và sự tàn bạo của chúng.

- Nêu cao tinh thần bất khuất chống ngoại xâm.

- Có nhận thức đúng đắn đối với các hiện tượng lịch sử và nhân vật lịch sử.

- Giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc.

2. Chuẩn bị của GV và HS

a. Chuẩn bị của GV

- Soạn bài, sách giáo khoa, sách giáo viên

- Tư liệu về cuộc kháng chiến ở Nam Kì.

- Tranh ảnh về các nhân vật lịch sử có liên quan đến bài học.

- Văn thơ yêu nước cuối thế kỉ XIX.

b. Chuẩn bị của HS

- Sách giáo khoa, vở ghi, bút viết

- Học bài cũ và đọc trước bài mới

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 25, Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược từ 1858 đến trước 1873 (Tiết 2) - Đặng Văn Hiệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/02/2010 Ngày dạy: 25/02/2010 - Lớp dạy: 11A,H Ngày dạy: 26/02/2010 - Lớp dạy: 11D,B Ngày dạy: 27/02/2010 - Lớp dạy: 11C,E Ngày dạy: 27/02/2010 - Lớp dạy: 11G Tiết 25 Bài 19: NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC ( TỪ NĂM 1858 ĐẾN TRƯỚC NĂM 1873) Tiếp theo 1. Mục tiêu a. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được: - Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp ở Nam Kì. - Cuộc kháng chiến của nhân ta chống thực dân Pháp xâm lược. b. Về kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận xét, so sánh. - Liên hệ, rút ra bài học. c. Về thái độ: - Thông qua bài học, HS nắm được bản chất xâm lược của chủ nghĩa thực dân và sự tàn bạo của chúng. - Nêu cao tinh thần bất khuất chống ngoại xâm. - Có nhận thức đúng đắn đối với các hiện tượng lịch sử và nhân vật lịch sử. - Giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc. 2. Chuẩn bị của GV và HS a. Chuẩn bị của GV - Soạn bài, sách giáo khoa, sách giáo viên - Tư liệu về cuộc kháng chiến ở Nam Kì. - Tranh ảnh về các nhân vật lịch sử có liên quan đến bài học. - Văn thơ yêu nước cuối thế kỉ XIX. b. Chuẩn bị của HS - Sách giáo khoa, vở ghi, bút viết - Học bài cũ và đọc trước bài mới 3. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: (5’) Câu hỏi: Vì sao thực dân Pháp đánh vào Đà Nẵng trước ? Đáp án: + Đà Nẵng là cảng nước sâu vì vậy tàu chiến có thể hoạt động dễ dàng. + Có thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh chóng cuộc xâm lược Việt Nam. b. Dạy nội dung bài mới Dẫn dắt vào bài mới (1’) Khi Pháp mở rộng đánh chiếm Nam Kì cuộc kháng chiến của nhân dân ta tiếp diễn như thế nào? Chúng ta tìm hiểu phần còn lại của bài. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG GHI BẢNG Hoạt động 1: Thảo luận nhóm - GV chia lớp làm 2 nhóm và giao nhiệm vụ. + Nhóm 1: Vì sao quân đội triều đình không giữ nổi Đại đồn chí Hòa ? -> do sự sai lầm chiến lược của nhà Nguyễn cũng như tinh thần chiến đấu kém cỏi của binh sĩ và hệ thống phòng ngự quá thô sơ không trụ nổi trước vũ khí hiện đại của thực dân Pháp - Nhóm 2: Nhân dân ta đã chiến đấu như thế nào khi quân Pháp mở rộng chiến tranh xâm lược ? Hoạt động 2: Cá nhân - GV nêu câu hỏi: Trong khi nhân dân ta đang tổ chức chống Pháp thì triều đình có hành động gì ? ? Nội dung của Hiệp ước Nhâm Tuất ? ? Em có nhận xét gì về Hiệp ước 1862 và thái độ của triều đình nhà Nguyễn ? - GV chốt lại và bổ sung thêm: Đó chính là lí do nhân dân ta bất bình, phản đối hành động bán nước của triều đình. Phẫn uất trước thái độ nhu nhược của triều đình nhân dân 3 tỉnh miền Đông Nam Kì đứng lên chống Pháp. Hoạt động 3: Cá nhân, cả lớp ? Khi thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì thì thái độ của nhân dân ở đây như thế nào ? ? Biểu hiện của phong trào ? - Gv giới thiệu về Trương Định thông qua đoạn chữ nhỏ trong SGK ? Hành động của Trương Định và nghĩa quân thể hiện được điều gì ? - GV phân tích thêm về hành động của Trương Định và tấm gương hy sinh anh dũng của ông. ? Từ sau Hiệp ước Nhân Tuất 1862 phong trào kháng chiến của nhân dân có điểm gì mới ? Hoạt động 4 : Cá nhân ? Sau khi chiếm 3 tỉnh miền Đông, thực dân Pháp có hành động gì ? ? Vì sao ba tỉnh miền Tây Nam Kì nhanh chóng rơi vào tay quân Pháp ? - GV nói thêm về hành động của Phan Thanh Giản. Hoạt động 5: Cả lớp, cá nhân ? Sau khi 3 tỉnh miền Tây rơi vào tay giặc, nhân dân ta có hành động gì ? ? Biểu hiện của phong trào ? - Gv giới thiệu về Nguyễn Hữu Huân hình 53 SGK ? Vì sao phong trào phát triển mạnh? . ? Vì sao phong trào thất bại ? - Gv chốt lại : Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam kỳ nói chung của nhân dân 3 tỉnh miền Tây nói riêng là những biểu hiện cụ thể sinh động lòng yêu nước nồng nàn ý chí bất khuất chống ngoại xâm của nhân dân ta ? Nêu đặc điểm của cuộc kháng chiến chống Pháp ở 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ sau năm 1867? - Nhóm 1: + Sau khi giành thắng lợi trong cuộc chiến ở Trung Quốc quân Pháp kéo về Gia Định. + 23-02-1861, quân Pháp tấn công Đại đồn Chí Hoà đánh chiếm đại đồn chí Hoà. + Do quân đội triều đình trang bị kém cỏi còn quân Pháp thì trang bị hiện đại. - Nhóm 2: + Dưới sự lãnh đạo của các văn thân, sĩ phu yêu nước, nhân dân Nam Kì anh dũng kháng chiến chống Pháp. 10-02-1861, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đánh chìm tàu giặc trên sông Vàm Cỏ Đông. + Thể hiện tinh thần ý chí quật cường của nhân dân ta. - HS trả lời: + Giữa lúc cuộc kháng chiến của nhân dân ta đang làm cho quân địch bối rối thì triều đình nhà Nguyễn kí Hiệp ước Nhâm Tuất 05-06-1862 với Pháp. - HS trả lời: + Nhà Nguyễn thừa nhận cho Pháp chiếm ba tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hoà. + Mở của biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp thông thương. + Thành Vĩnh Long sẽ được trả lại cho triều đình chừng nào triều đình làm cho nhân dân ba tỉnh miền Đông ngừng chống Pháp. - Đây là Hiệp ước mà Việt Nam phải chịu nhiều thiệt thòi. + Thể hiện thái độ nhu nhược của triều đình nhà Nguyễn là cắt đất cầu hoà, đi ngược lại lợi ích của nhân dân, vi pham chủ quyền dân tộc. - Các sĩ phu yêu nước cổ vũ nghĩa binh đánh Pháp, chống phong kiến. - Hs trả lời + Phong trào “tị địa” đã gây khó khăn cho Pháp trong việc tổ chức quản lí những vùng đất chiếm được. + Cuộc khởi nghĩa của Trương Định gây cho Pháp nhiều khó khăn. Trương Định không nhậm chức lãnh binh ở An Giang, giương cao ngọn cờ “Bình Tây Đại nguyên soái” cùng nhân dân chống Pháp. - HS: Thể hiện được tinh thần yêu nước và chiến đấu anh dũng của nhân dân ta. - Cuộc kháng chiến của nhân dân tách khỏi cuộc kháng chiến của triều đình, vừa chống Pháp, vừa chống phong kiến đầu hàng. - HS: + Tổ chức bộ máy cai trị và mở rộng phạm vi chiếm đóng + Sau khi áp đặt nền bảo hộ lên Cam-pu-chia (1863), Pháp vu cáo triều đình vi phạm điều ước và yêu cầu triều đình Huế giao nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kì cho chúng kiểm soát. Triều đình vô cùng lúng túng. - HS: + Triều đình nhà Nguyễn lúng túng bị động và không có kế hoạch phòng bị nên bị thực dân Pháp nhanh chóng chiếm đóng dễ dàng. HS: - Sau khi 3 tỉnh miền Tây Nam Kì rơi vào tay Pháp, phong trào kháng chiến của nhân dân lên rất cao. - Hs trả lời - Hs quan sát và nghe - Nguyên nhân phong trào phát triển mạnh vì lòng căm thù giặc sâu sắc, bất bình trước thái độ bạc nhược đầu hàng của triều đình - Thất bại vì: tương quan lực lượng chênh lệch không có lợi cho ta, vũ khí thô sơ nên cuối cùng bị đàn áp và thất bại - Đặc điểm: + Lôi cuốn được nhiều tầng lớp nhân dân tham gia. + Có mối quan hệ với bên ngoài. + Lãnh đạo có người còn trẻ tuổi. + Thể hiện được tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của nhân dân ta. 2. Kháng chiến lan rộng ra các tỉnh miền Đông Nam Kì. Hiệp ước 5 - 6 – 1862 (10’) - 23-2-1861, quân Pháp tấn công Đại đồn Chí Hoà rồi thừa thắng đánh chiếm Định Tường (12-4-1861), Biên Hoà (18-12-1861), Vĩnh Long (23-3-1862). - Dưới sự lãnh đạo của các văn thân, sĩ phu yêu nước, nhân dân Nam Kì anh dũng kháng chiến chống Pháp. - Giữa lúc cuộc kháng chiến của nhân dân ta đang làm cho quân địch bối rối thì triều đình nhà Nguyễn kí Hiệp ước Nhâm Tuất (05-06-1862) với Pháp. * Nội dung Hiệp ước (SGK) III. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN NAM KÌ SAU HIỆP ƯỚC 1862 1. Nhân dân ba tỉnh miền Đông tiếp tục kháng chiến sau Hiệp ước 1862 (10’) - Phong trào “tị địa” đã gây khó khăn cho Pháp trong việc tổ chức quản lí những vùng đất chiếm được. - Cuộc Khởi nghĩa của Trương Định gây cho Pháp nhiều khó khăn. - 28-02-1863, quân Pháp tấn công căn cứ Tân Hoà, nghĩa quân chiến đấu suốt 3 ngày đêm, sau đó rút lui. 20-08-1864, quân Pháp tập kích bất ngờ vào căn cứ Tân Phước. Nghĩa quân chống trả quyết liệt. Trương Định bị thương. Ông tự sát để bảo vệ khí tiết. 2. Thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì (6’) - Sau khi áp đặt nền bảo hộ lên Cam-pu-chia (1863), Pháp yêu cầu triều đình Huế giao nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kì cho chúng kiểm soát. Triều đình vô cùng lúng túng. - 20-06-1867, quân Pháp ép Phan Thanh Giản nộp thành Vĩnh Long rồi khuyên ông viết thư cho quan quân An Giang và Hà Tiên hạ vũ khí nộp thành. - Thế là trong 5 ngày từ 20 đến 24-06-1867, thực dân Pháp chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kì mà không tốn một viên đạn. 3. Nhân dân ba tỉnh miền Tây chống Pháp (10’) - Một số văn thân, sĩ phu bất hợp tác với giặc vượt biển vào Bình Thuận. Một số sĩ phu khác ở lại tham gia phong trào chống Pháp. - Trương Quyền lên Tây Ninh lập căn cứ chống Pháp. Ông đã liên lạc với nghĩa quân Pu-côm-bô tổ chức chống Pháp. - Phan Tôn, Phan Liêm lập căn cứ chống Pháp ở Ba Tri (Bến Tre). - Nguyễn Trung Trực lập căn cứ ở Hòn Chông (Rạch Giá). Khi bị giặc bắt đưa đi hành hình, ông đã khẳng khái nói “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. - Nguyễn Hữu Huân bị bắt đi đày, trở về tiếp tục chống Pháp ở Tân An, Mĩ Tho (1875). - Nhiều toán nghĩa quân khác hoạt động mạnh mẽ khiến cho Pháp ăn không ngon ngủ không yên. - Do tương quan lực lượng chênh lệch, vũ khí thô sơ, cuối cùng phong trào bị đàn áp và bị thất bại. c. Củng cố, luyện tập (1’) - Những cuộc kháng chiến tiêu biểu của nhân dân ta từ 1858-1873. d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’) - HS về nhà rút ra một số nhận xét về tinh thần chống Pháp của vua quan triều đình nhà Nguyễn. - Trả lời câu hỏi SGK sau bài học - Học bài cũ, xem trước bài mới; tìm hiểu về tiểu sử, sự nghiệp của Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_tiet_25_bai_19_nhan_dan_viet_nam_khan.doc