Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 27, Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX - Đặng Văn Hiệu

1. Mục tiêu

a. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được:

- Hoàn cảnh nổ ra phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX,

- Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương.

b. Về kỹ năng:

- Củng cố kĩ năng phân tích, nhận xét, rút ra bài học lịch sử, kĩ năng sử dụng kiến thức bổ trợ để nắm nội dung bài học.

- Hình thành các khái niệm: Cần Vương, văn thân, sĩ phu.

c. Về thái độ:

- Giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước, lòng kính phục đối với những người lãnh đạo cuộc kháng chiến.

2. Chuẩn bị của GV và HS

a. Chuẩn bị của GV

- Soạn bài, sách giáo khoa, sách giáo viên

- Lược đồ kinh thành Huế.

- Lược đồ những địa điểm diễn ra những cuộc khởi nghĩa Cần Vương.

b. Chuẩn bị của HS

- Sách giáo khoa, vở ghi, bút viết

- Học bài cũ và đọc trước bài mới

3. Tiến trình bài dạy

a. Kiểm tra bài cũ: (5’)

Câu hỏi: ? Hiệp ước Hácmăng chứng tỏ điều gì ? Em hãy nhận xét đánh giá ?

Đáp án:

 + Nhà Nguyễn đi sâu hơn một bước trên con đường đầu hàng thực dân Pháp.

 + VN trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 27, Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX - Đặng Văn Hiệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/02/2010 Ngày dạy: 01/03/2010 - Lớp dạy: 11E Ngày dạy: 02/03/2010 - Lớp dạy: 11H Ngày dạy: 04/03/2010 - Lớp dạy: 11D,G Ngày dạy: 05/03/2010 - Lớp dạy: 11C Ngày dạy: 06/03/2010 - Lớp dạy: 11A Ngày dạy: 10/03/2010 - Lớp dạy: 11B Tiết 27 Bài 21. PHONG TRÀO YÊU NUỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX 1. Mục tiêu a. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được: - Hoàn cảnh nổ ra phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX, - Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương. b. Về kỹ năng: - Củng cố kĩ năng phân tích, nhận xét, rút ra bài học lịch sử, kĩ năng sử dụng kiến thức bổ trợ để nắm nội dung bài học. - Hình thành các khái niệm: Cần Vương, văn thân, sĩ phu. c. Về thái độ: - Giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước, lòng kính phục đối với những người lãnh đạo cuộc kháng chiến. 2. Chuẩn bị của GV và HS a. Chuẩn bị của GV - Soạn bài, sách giáo khoa, sách giáo viên - Lược đồ kinh thành Huế. - Lược đồ những địa điểm diễn ra những cuộc khởi nghĩa Cần Vương. b. Chuẩn bị của HS - Sách giáo khoa, vở ghi, bút viết - Học bài cũ và đọc trước bài mới 3. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: (5’) Câu hỏi: ? Hiệp ước Hácmăng chứng tỏ điều gì ? Em hãy nhận xét đánh giá ? Đáp án: + Nhà Nguyễn đi sâu hơn một bước trên con đường đầu hàng thực dân Pháp. + VN trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến. b. Dạy nội dung bài mới Dẫn dắt vào bài mới (1’) Trong những năm cuối thế kỉ XIX, phong trào chống Pháp đã diễn ra sôi nổi, rộng khắp, thu hút được đông đảo nhân dân tham gia. Đó là những cuộc khởi nghĩa vũ trang dưới danh nghĩa Cần Vương và những cuộc đấu tranh tự vệ của nông dân cùng các dân tộc thiểu số miền núi. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG GHI BẢNG Hoạt động 1: Cá nhân, cả lớp ? Nhận xét về tình hình nước ta sau Hiệp ước Hácmăng và Patơnốt. - GV cung cấp kiến thức mới: mặc dù Pháp đã khuất phục được triều đình Huế (bộ phận chủ hoà) song chúng không thể khuất phục được nhân dân ta và một bộ phận chủ chiến trong triều đình, phong trào đấu tranh chống Pháp tiếp tục phát triển. Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân ? Nguyên nhân cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành Huế của phái chủ chiến Hoạt động 3: Cá nhân - GV cung cấp thêm tư liệu về Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi và cho HS quan sát hình 59, 60 trong SGK - Tôn Thất Thuyết (1835- 1913) quê ở thôn Phú Mộng, xã Xuân Long (Huế) là người trong hoàng tộc, từng giữ nhiều chức quan lớn nhỏ. Sau khi Tự Đức mất, ông là một trong ba phụ chính đại thần, giữ chức Thượng thư Bộ binh nắm quyền chỉ huy quân đội. Khi triều đình kí các Hiệp ước thừa nhận nền đô hộ của thực dân Pháp, ông là người chủ chiến trong triều, ra sức chuẩn bị lực lượng để đánh giặc giành lại chủ quyền. - GV yêu cầu HS theo dõi phần chữ nhỏ về hành động của phe chủ chiến, và hỏi: những hành động ấy nhằm mục đích gì? ? Cuộc phản công diễn ra như thế nào ? ? Nguyên nhân cuộc phản công bị thất bại ? - Em hiểu thế nào là Cần vương ? Xuống chiếu Cần vương nhằm mục tiêu gì ? - Chiếu Cần Vương đã thổi bùng ngọn lửa đấu tranh của nhân dân ta thành một phong trào vũ trang chống Pháp kéo dài hơn 10 năm mới chấm dứt. Hoạt động 4: Thảo luận nhóm - GV chia lớp làm 4 nhóm theo tổ. + Nhóm 1: Đọc SGK giai đoạn từ 1885 đến 1888. Thảo luận và tìm ra những nội dung: . Lãnh đạo. . Lực lượng tham gia. . Địa bàn. . Diễn biến. . Kết quả. - Như vậy giai đoạn một là từ khi có chiếu cần vương đến khi vua Hàm Nghi bị bắt + Nhóm 2: Đọc SGK giai đoạn từ 1888 đến 1896. Thảo luận và tìm ra những nội dung: . Lãnh đạo. . Địa bàn. . Diễn biến. . Kết quả. + Nhóm 3: Rút ra tính chất của phong trào. + Nhóm 4: Tại sao sau khi vua Hàm Nghi bị bắt phong trào vẫn tiếp tục nổ ra ? Nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương - GV kết hợp giới thiệu hình 61 lược đồ những địa điểm diễn ra các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương - HS trả lời: + Pháp đã bản khuất phục được triều đình Huế và áp đặt nền thống trị trên toàn bộ nước ta. + Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta tiếp tục phát triển. + Các văn thân, sĩ phu yêu nước (phe chủ chiến-Tôn Thất Thuyết) đã gây dựng lực lượng chống Pháp. - Pháp có âm mưu tiêu diệt và loại phe chủ chiến trong triều đình Huế do Tôn Thất Thuyết đứng đầu - Phe chủ chiến ra sức chuẩn bị gây dựng lực lượng tại các căn cứ để đề phòng bất trắc - Biết được âm mưu của Pháp, Tôn Thất Thuyết quyết định ra tay trước - Hs nghe - HS theo dõi sgk trả lời. + Phế bỏ những ông vua có biểu hiện thân Pháp, trừ khử những người không cùng chính kiến, đưa hàm Nghi nhỏ tuổi nhưng yêu nước lên ngôi. + Liên kết với các sĩ phu, văn thân xây dựng căn cứ Sơn Phòng, tích trữ lương thực, rèn vũ khí, chuẩn bị chiến đấu. à Hành động đó nhằm mục đích chuẩn bị cho một cuộc nổi dậy chống Pháp giành lại chủ quyền. - Hs trả lời - Đêm 4 rạng 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh cho quân triều đình tấn công Pháp ở đồn Mang Cá và Toà Khâm sứ. - 5-7-1885, Pháp phản công, chúng cướp bóc và tàn sát nhân dân man rợ. - Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi rời khỏi Hoàng thành lên sơn phòng Tân Sở-Quảng Trị. - 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương lần thứ nhất - Để tránh sự truy lùng gắt gao của Pháp, TTT lại đưa Hàm Nghi về Hương Khê(Hà Tĩnh). Tại đây HN xuống chiếu Cần Vương lần thứ hai - HS trả lời: + Do chuẩn bị chưa chu đáo. + Lực lượng Pháp còn mạnh. - HS trả lời: + Cần vương là giúp vua cứu nước. + Mục tiêu là tố cáo TDP, kêu gọi văn thân sĩ phu và nhân dân cẻ nước đứng lên kháng chiến đứng lên đánh Pháp giúp vua khôi phục độc lập dân tộc, lập lại chế độ phong kiến. - Đại diện nhóm 1 trình bày: + Lãnh đạo: Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, các văn thân, sĩ phu yêu nước. + Lực lượng tham gia: đông đảo nhân dân. + Địa bàn: rộng lớn từ Bắc vào Nam, sôi nổi nhất là Trung-Bắc kì. + Diễn biến: Các cuộc khởi nghĩa vũ trang bùng nổ, tiêu biểu là khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê. + Kết quả: cuối 1888, vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt và lưu đày sang Angiêri. - Đại diện nhóm 2: + Lãnh đạo: Các sĩ phu, văn thân yêu nước. + Địa bàn: thu hẹp, qui tụ thành các trung tâm lớn. Trọng tâm chuyển lên miền núi và trung du. + Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Hùng Lĩnh, Hương Khê. + Kết quả: 1896, phong trào bị thất bại. - Đại diện nhóm 3 trả lời: Là phong trào yêu nước chống thực dân Pháp theo ý thức hệ phong kiến, tập hợp đông đảo q/c do tầng lớp sĩ phu văn thân lãnh đạo thể hiện tính dân tộc sâu sắc. - Đại diện nhóm 4: + Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, tính chất Cần vương phò vua không còn, nhưng mục đích cứu nước vẫn còn và luôn là mục tiêu hướng tới của nhân dân ta -> phong trào tiếp tục nổ ra. + Nguyên nhân thất bại * Tương quan lực lượng chênh lêch * Các phong trào diễn ra mang tính cục bộ chưa có sự liên kết thống nhất * Sự phản bội của triều đình Huế (bộ phận chủ hoà) * Đường lối cứu nước lỗi thời I. PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG BÙNG NỔ 1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại Kinh thành Huế và sự bùng nổ của phong trào Cần Vương (15’) a. Nguyên nhân - Pháp có âm mưu tiêu diệt và loại phe chủ chiến trong triều đình Huế do Tôn Thất Thuyết đứng đầu - Phe chủ chiến ra sức chuẩn bị gây dựng lực lượng tại các căn cứ để đề phòng bất trắc - Biết được âm mưu của Pháp, Tôn Thất Thuyết quyết định ra tay trước b. Diễn biến - Đêm 4 rạng 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết tấn công Pháp ở đồn Mang Cá và Toà Khâm sứ. - 5-7-1885, Pháp phản công - Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi lên sơn phòng Tân Sở - Quảng Trị. - 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết xuống chiếu Cần Vương lần thứ nhất 2. Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương (21’) a. Từ 1885 đến năm 1888 - Lãnh đạo: Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, các văn thân, sĩ phu yêu nước. - Lực lượng tham gia: đông đảo nhân dân. - Địa bàn: rộng lớn từ Bắc vào Nam, sôi nổi nhất là Trung-Bắc kì. - Diễn biến: Các cuộc khởi nghĩa vũ trang bùng nổ, tiêu biểu là khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê. - Kết quả: cuối 1888, vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt và lưu đày sang Angiêri. b. Từ 1888 đến năm 1896 - Lãnh đạo: Các sĩ phu, văn thân yêu nước. Không còn sự lãnh đạo của triều đình kháng chiến - Địa bàn: thu hẹp, qui tụ thành các trung tâm lớn. Trọng tâm chuyển lên miền núi và trung du. - Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Hùng Lĩnh, Hương Khê. - Kết quả: 1896, phong trào bị thất bại. c. Tính chất của phong trào Là phong trào yêu nước chống Pháp theo ý thức hệ phong kiến, thể hiện tính dân tộc sâu sắc d. Nguyên nhân thất bại: - Tương quan lực lượng chênh lêch - Các phong trào diễn ra mang tính cục bộ chưa có sự liên kết thống nhất - Sự phản bội của triều đình Huế (bộ phận chủ hoà) - Đường lối cứu nước lỗi thời c. Củng cố, luyện tập (1’) - Cần nắm vững hoàn cảnh, diễn biến tính chất của phong trào cần Vương d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’) - Trả lời câu hỏi SGK sau bài học - Xem trước mục II

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_tiet_27_bai_21_phong_trao_yeu_nuoc_ch.doc