Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 3, Bài 3: Trung Quốc

I. Mục tiêu:

+ Thấy được hoàn cảnh suy vong của chế độ phong kiến Mãn Thanh và từ đó Trung Quốc đã bị CNĐQ sâu xé. Trước hoàn cảnh đất nước, một phong trào chống đế quốc, phong kiến diễn ra, tiêu biểu là phong trào Duy Tân, Nghĩa Hoà Đoàn và cách mạng Tân Hợi.

+ Thấy được ý nghĩa của cách mạng Tân Hợi năm 1911.

+ Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ, thấy trách nhiệm của nhà nước phong kiến Mãn Thanh trớc sự xâm lược của CNĐQ.

II.Thiết bị. Lược đồ phong trào Nghĩa Hoà Đoàn, Cách mạng Tân Hợi

 Tranh, ảnh trong SGK ( Các nước đế quốc sâu xé, Tôn Trung Sơn ).

III.Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức: GV ghi sĩ số hs

2. Kiểm tra:

 1; Sự ra đời của đảng Quốc Đại và vai trò của nó ?

 2; Các phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ ?

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/07/2022 | Lượt xem: 246 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 3, Bài 3: Trung Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 3 -Bài 3 : Trung Quốc Ngày soạn :13/9/09 Ngày dạy: 11a sĩ số 11c 11d I. Mục tiêu: + Thấy được hoàn cảnh suy vong của chế độ phong kiến Mãn Thanh và từ đó Trung Quốc đã bị CNĐQ sâu xé. Trước hoàn cảnh đất nước, một phong trào chống đế quốc, phong kiến diễn ra, tiêu biểu là phong trào Duy tân, Nghĩa Hoà Đoàn và cách mạng Tân Hợi. + Thấy được ý nghĩa của cách mạng Tân Hợi năm 1911. + Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ, thấy trách nhiệm của nhà nước phong kiến Mãn Thanh trớc sự xâm lược của CNĐQ. II.Thiết bị. Lược đồ phong trào Nghĩa Hoà Đoàn, Cách mạng Tân Hợi Tranh, ảnh trong SGK ( Các nước đế quốc sâu xé, Tôn Trung Sơn ). III.Tiến trình dạy học 1. ổn định tổ chức: GV ghi sĩ số hs 2. Kiểm tra: 1; Sự ra đời của đảng Quốc Đại và vai trò của nó ? 2; Các phong trào đấu tranh của nhân dân ấn Độ ? 3. Bài mới hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt GV : hoàn cảnh và sự hấp dẫn của Trung Quốc đối với CNĐQ. rộng thứ 4 thế giới. Đông dân nhất thế giới, có lịch sử văn hoá lâu đời. Thời cổ đại là một trong những trung tâm văn minh lớn, thời trung đại là một nuớc phong kiến hùng mạnh đã từng xâm lược thống trị nhiều nơi (trong đó có Việt Nam), nhưng cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX Trung Quốc đã trở thành một nửa phong kiến, nửa thuộc địa. - Trực quan H6 - SGK GV: quá trình xâm lược của CNĐQ. - Anh là người mở đầu - bằng yêu sách - Lý do xảy ra chiến tranh thuốc phiện. - Sự bạc nhược của phong kiến Mãn Thanh GV: Vậy các nước phương Tây dùng thủ đoạn gì để xâm lược, len chân vào thị trường Trung Quốc? Làm thế nào để bắt Trung Quốc phải mở cửa Kết luận: Mốc Trung Quốc sang nửa thuộc địa, nửa phong kiến. - 6 người đứng đầu xung quanh bánh ngọt Trung Quốc: Hoàng đế Đức, Tổng thống Pháp, Nga Hoàng, Nhật Hoàng, Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Anh. ( Sau là 2 nước áo-Hung và Italia ) GV: nguyên nhân diễn ra các phong trào đấu tranh? - GV: Em rút ra nhận xét gì về các cuộc đấu tranh chống phong kiến, đế quốc ở Trung Quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX? GV: hoàn cảnh Trung Quốc và sự lớn mạnh của Tư sản đã thành lập được chính đảng. - Từ SGK tìm hiểu lai lịch Tôn Trung Sơn. - Thành phần Trung Quốc đồng minh hội là: Tư sản, Tiểu tư sản, Địa chủ. - Chủ nghĩa Tam dân - Mục tiêu là đánh đổ Mãn Thanh..... GV: nguyên nhân, diến biến, kết quả, ý nghĩa cách mạng Tân Hợi. - Từ cuộc khởi nghĩa của nhân dân. - Thành lập Trung Hoa dân quốc do Tôn Trung Sơn làm đại Tổng Thống GV: Qua diễn biến, kết quả của cách mạng Tân Hợi em rút ra tính chất – ý nghĩa của cuộc cách mạng? 1.Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược. - Nguyên nhân Trung Quốc bị xâm lược + Thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX các nước tư bản phương tây tăng cường xâm chiếm thị trường thế giới. + Trung Quốc là một thị trường lớn, béo bở, chế độ phong kiến đang suy yếu -> trở thành đối tượng xâm lược của nhiều đế quốc. - Quá trình đế quốc xâm lược Trung Quốc. + Thế kỉ XVIII, các nước đế quốc dùng mọi thủ đoạn, tìm cách ép chính quyền Mãn Thanh phải mở cửa, cắt đất. + Đi đầu là thực dân Anh, chúng đã buộc nhà Thanh phải kí hiệp ước Nam Kinh năm 1842, chấp nhận các điều khoản thiệt thòi. - Đi sau Anh, các nước khác đua nhau xâu xe Trung Quốc: Đức chiếm Sơn Đông, Anh chiếm châu thổ sông Dương Tử, Pháp chiếm Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Nga - Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc. - Hậu quả: Xã hội Trung Quốc nổi lên 2 mâu thuẫn cơ bản: nhân dân Trung Quốc với đế quốc, nông dân với phong kiến –> phong trào đấu tranh chống phong kiến đế quốc. - Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập nay đã trở thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến. 2. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. + Nguyên nhân: - Sự xâm lược của CNĐQ- - Thái độ thoả hiệp của phong kiến. + Các cuộc đấu tranh: - Thái bình thiên quốc: 1/1/1851, kéo dài 14 năm, xây dựng chính quyền ở Thiên Kinh, thực hiện bình quân ruộng đất ( Hồng Tú Toàn lên ngôi Thiên Vương ) - Duy Tân ( Mậu Tuất - 1898 ) do Khang Hữu Vy và Lương Khải Siêu, tồn tại 100 ngày đến 21/9/1898 thì thất bại. - Nghĩa Hoà Đoàn - Cuộc khởi nghĩa của Nông dân tấn công đại sứ quán các nước đế quốc.Mãn Thanh ký điều ước Tân Sửu ( 1901 ) đầu hàng CNĐQ. - Nguyên nhân thất bại + Chưa có tổ chức lãnh đạo + Do sự bảo thủ, hèn nhát của trièu đình phong kiến. + Do phong kiến và đế quốc câu kết đàn áp. 3.Tôn Trung Sơn và cách mạng Tân Hợi. * Tôn Trun Sơn và Đồng minh hội - Tôn Trung Sơn là một trí thức có tư tưởng cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản - Tháng 8/1905 Tôn Trung Sơn tập hợp giai cấp tư sản Trung Quốc thành lập Đồng minh hôi – chính Đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc. - Cương lĩnh chính trị: Theo chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn - Mục tiêu: Đánh đổ Mãn Thanh thành lập dân quốc, bình quân địa quyền. * Cách mạng Tân Hợi - Nguyên nhân: + Nhân dân Trung Quốc mâu thuẫn với đế quốc, phong kiến. + Ngòi nổ của cách mạng là do nhà Thanh trao quyền kiểm soát đường sắt cho đế quốc –> phong trào “giữ đường” bùng nổ, nhân cơ hội đó Đồng minh hội phát động đấu tranh. - Diễn biến: + Khởi nghĩa bùng nổ ở Vũ Xương 10/10/1911 –> lan rộng khắp miền Nam, miền Trung. + Ngày 29/12/1911 Tôn Trung Sơn làm Đại Tổng thống lâm thời, tuyên bố thành lập chính phủ lâm thời Trung Hoa dân quốc. + Trước thắng lợi của cách mạng, tư sản thương lượng với nhà Thanh, đế quốc can thiệp. - Kết quả: Vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn từ chức, Viên Thế Khải làm Tổng thống. * Tính chất – ý nghĩa: + Cách mạng mang tính chất cuộc cách mạng tư sản không triệt để. + Lật đổ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, ảnh hưởng đến châu á. 4.Củng cố: - Chế độ phong kiến Mãn Thanh suy yếu, CNĐQ đã sâu xé Trung Quốc. - Trứớc tình cảnh đó nhân dân đã nổi dậy chống ĐQ và PK. 5. Hướng dẫn về nhà: Xem thêm SGK để củng cố bài học, Đọc trước Bài 4.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_tiet_3_bai_3_trung_quoc.doc