I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu nguyên nhân, quá trình xâm lược Trung Quốccủa các nước đế quốc
- Những nét chính về các phong trào đấu tranh chống phong kiến và đế quốc của nhân dân trung Quốc diễn ra hết sức sôi nổi, tiêu biểu là cuộc vận độngDuy tân, phong trào Nghĩa Hoà Đoàn, cách mạng Tân Hợi.Ý nghĩa lịch sử của phong trào đó
- Giải thích được khái niệm: nửa thuộc địa, nửa phong kiến, Duy tân, tư tưởng Tam Dân
2.Về kỹ năng:
- Bước đầu nhận xét đánh giá trách nhiệm của triều đình phong kiến Mãn thanh trong việc để trung Quốc rơi vào tay các nước đế quốc
- Biết sử dụng lược đồ để trình bày sự kiện tiêu biểu như phong trào Nghĩa hoà Đoàn và cách mạng Tân Hợi
3.Về thái độ:
- Biểu lộ sự thông cảm, khâm phục đối với nhân dân Trung Quốc trong cuộc đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến, đặc biệt là trong cuộc cách mạng Tân Hợi
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC
- Lược đồ phong trào nghĩa hoà Đoàn
- Lược đồ cách mạng Tân Hợi
- Tranh ảnh về Tôn Trung Sơn
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/07/2022 | Lượt xem: 229 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 3, Bài: Trung Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 3
Ngày soạn: 22/ 09/2007
BÀI 3
TRUNG QUỐC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu nguyên nhân, quá trình xâm lược Trung Quốccủa các nước đế quốc
- Những nét chính về các phong trào đấu tranh chống phong kiến và đế quốc của nhân dân trung Quốc diễn ra hết sức sôi nổi, tiêu biểu là cuộc vận độngDuy tân, phong trào Nghĩa Hoà Đoàn, cách mạng Tân Hợi.Ý nghĩa lịch sử của phong trào đó
- Giải thích được khái niệm: nửa thuộc địa, nửa phong kiến, Duy tân, tư tưởng Tam Dân
2.Về kỹ năng:
- Bước đầu nhận xét đánh giá trách nhiệm của triều đình phong kiến Mãn thanh trong việc để trung Quốc rơi vào tay các nước đế quốc
- Biết sử dụng lược đồ để trình bày sự kiện tiêu biểu như phong trào Nghĩa hoà Đoàn và cách mạng Tân Hợi
3.Về thái độ:
- Biểu lộ sự thông cảm, khâm phục đối với nhân dân Trung Quốc trong cuộc đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến, đặc biệt là trong cuộc cách mạng Tân Hợi
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC
- Lược đồ phong trào nghĩa hoà Đoàn
- Lược đồ cách mạng Tân Hợi
- Tranh ảnh về Tôn Trung Sơn
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy trình bày những chính sách thống trị của thực dân Anh ở Aán Độ và hậu quả của chính sách đó?
- Vai trò của đảng Quốc đại trong phong trào đấu tranh của nhân dân Aán Độ?
. 2.Giới thiệu bài mới:
Nằm trong bối cảnh chung của khu vực châu Á, đến cuối thế kỷ XIX,Trung Quốc cũng bị các nước đế quốc xâm lược xâu xé. Vậy nguyên nhận nào trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược, xâu xé? Nhân dân Trung Quốc đã tiến hành những cuộc đấu tranh như thế nào để giành độc lập? Để có đáp án cho câu hỏi trên cô trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay
3.Dạy và học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức HS cần nắm
Hoạt động 1:Cả lớp và cá nhân
- GV treo bản đồ thế giới và nêu câu hỏi: Em hãy xác định vị trí của Trung Quốc trên bản đồ và trình bày khái quát những hiểu biết của em về đất nước Trung Quốc?
- GV có thể gợi ý:Vị trí, dân số, lịch sử văn hoá
- HS suy nghĩ trả lời, giáo viên nhận xét, nhấn mạnh
+ Diện tích đứng hàng thứ 4 trên thế giới
+ Đông dân nhất thế giới
+ Có lịch sử và nền văn hoá lâu đời, là một trong những trung tâm văn minh lớn
+ Thời trung đại là một nước PK hùng mạnh, đã từng đi xâm lược và thống trị nhiều nước ở Châu Á
+ Nhưng tại sao đến cuối thế kỷ XIX Trung Quốc lại bị các nước đế quốc xâm lược.
- GV nêu câu hỏi: Em hãy cho biết nguyên nhân Trung Quốc bị xâm lược ?
-HS dựa vào sự hiểu biết, kiến thức SGK trình bày
- GV nhận xét, chốt ý:
+ Sau các cuộc cách mạng tư sản, cách mạng công nghiêp, nền kinh tế các nước tư bản phát triển mạnh, đòi hỏi cần phải có thị trường tiêu thụ hàng hoá. Vì vậy vào cuối thế kỷ XVIII đầu XX các nước tư bản phương Tây đã tăng cường xâm chiếm thị trường thế giới
+ Đối tượng xâm lước của các nước đế quốc là những nước động dân, chế độ phong kiến suy yếu: Trung quốc đông dân giàu tài nguyên thiên nhiên, trở thành miếng mồi béo bở cho các nước phương Tây. Lúc này triều đình Mãn Thanh lâm vào tình trạng suy yếu, trở thành đối tượng xâm lược xâm lược của các nước phương tây
Hoạt động 2: làm việc cá nhân
- GV trình bày:
+ Từ thế kỷ XVI Trung Quốc đã mở rộng quan hệ mua bán với nhiều nước phương tây, đến thế kỷ XVIII, trước âm mưu xâm lược của các nước đế quốc, triều đình Mãn Thanh thực hiện chính sách bế quan, toả cảng ảnh hưởng đến quyền lợi các nước đế quốc, đặc biệt là quyền lợi của thực dân Anh
+ GV trình bày về cuộc chiến tranh thuốc phiện và kết quả triều đình Mãn Thanh ký Hiệp ước Nam kinh chấp nhận nhiều điều khoản nặng nề
- Kết quả:Đức chiếm vùng Sơn Đông; Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử; Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông; Nga, Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
- GV nêu câu hỏi: Em hảy kể tên các cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Trung Quốc
- HS dựa vào kiến thức SGK trả lời
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm hoạt động, tìm hiểu về các cuộc đấu tranh theo nội dung sau:thời gian, địa điểm, người lãnh đạo, kết quả, tính chất và ý nghĩa
+ Nhóm I: Cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc
+ Nhóm II: Phong trào Duy Tân
+ Nhóm III: Phong trào Nghĩa Hoà Đoàn
+ Nhóm IV: Rút ra nhận xét của em về các cuộc đấu tranh của nhân dân TQ vào cuối thế kỷ XIX?
- GV yêu cầu HS điền vào bảng đã chuẩn bị sẳn
I.Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược
* Nguyên nhân Trung Quốc bị xâm lược
- Cuối thế kỷ XVIII nền kinh tế của các nước tư bản phương Tây phát triển mạnh, chúng tăng cường xâm chiếm thị trường thế giới
- Trung Quốc là một thị trường lớn béo bở, chế độ phong kiến suy yếu. Vì vậy Trung Quốc trở thành đối tương xâm lược của các nước đế quốc
* Quá trình đế quốc xâm lược Trung Quốc:
- Thế kỷ XVIII, các nước đế quốc dùng mọi thủ đoạn, tìm cách ép triều đình mãn Thanh phải mở cửa, cắt đất
- Đi đầu là thực dân Anh, chúng đã buộc nhà thanh ký Hiệp ước Nam Kinh ( 8-1842 ), chấp nhận nhiều điều khoản thiệt thòi
- Các nước đế quốc khác từng bước xâu xé Trung Quốc
II. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX
Nội dung
Thái Bình Thiên Quốc
Phong trào Duy Tân
Phong trào Nghĩa Hoà Đoàn
Thời gian và
địa điểm
- Ngày 1-1-1851
- Thôn Kim Điền
- Ngày 21-9-1898
- Bắc Kinh
- Năm 1899
- Kim Sơn
Lãnh đạo
- Hồng Tú Toàn
- Khang Hữu Vi
- Lương Khải Siêu
- Nông dân
Kết quả
- Bước đầu giành được chính quyền và giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân
- Triều đình Mãn Thanh cấu kết với các nước đế quốc đàn áp
-Sau 14 năm thất bại
- Vấp phải sự phản đối của thế lực thủ cựu của triều đình
- Sau 100 ngày thực hiện thất baị
- Tấn công các sứ quán nước ngoài ở Bắc kinh
- Quân 8 nước đế quốc liên kết đàn áp, dập tắt phong trào
Tính chất và
Ý nghĩa
- Là cuộc khởi nghĩa nông dân vĩ đại chống phong kiến
- Làm lung lay triều đình phong kiến Mãn Thanh
- Cải cách dân chủ tư sản
- Khởi xướng khuynh hướng dân chủ tư sản ở trung Quốc
- Phong trào yêu nước chống đế quốc
- Giáng một đòn mạnh mẽ vào đế quốc
*Nhận xét: Cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỷ XIX đầu XX diễn ra sôi nổi nhưng đều thất bại
- GV nêu câu hỏi: Nguyên nhân thất bại?
- HS suy nghĩ trả lời, giáo viên nhận xét và kết luận
Hoạt động 1: làm việc cá nhân
- GV trình bày vềsự phát triển của giai cấp tư sản trung Quốc
- GV nêu câu hỏi:Em hãy trình bày những hiểu biết của em về nhân vật Tôn Trung Sơn?
- HS dựa vào SGK và việc chuẩn bị bài, trả lời, giáo viên bổ sung
-GV trình bày về cương lĩnh của Đồng minh hội: dựa trên thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn: Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc
- Từ năm 1906-1908 Đồng Minh Hội đã phát động 10 cuộc khởi nghĩa vũ trang, nhung đều thất bại
- 9-5-1911Triều đình mãn thanh trao quyền khai thác đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẽ quyền lợi dân tộc. Sự kiện này đã gây nên một làn sóng căm phẫn trong nhân dân, châm ngòi cho cuộc cách mạng bùng nổ
- GV sử dụng lược đồ trình bày diễn biến
- GV trình bày Hiến pháp lâm thời: công nhận quyền bình đẳng và quyền tự do dân chủ của mọi công dân, nhưng không đề cập đến vấn đề ruộng đất của nông dân như đã được ghi trong cương lĩnh của đồng minh hội
- GV nêu câu hỏi: Tại sao những người đứng dầu Đồng minh hội lại thoả hiệp với Viên Thế Khải
-HS suy nghĩ trả lời, giáo viên nhấn mạnh:Vì giai cấp tư sản sợ đưa cuộc cách mạng đi quá xa, ảnh hưởng đến quyền lôi
Hoạt động 2: làm việc cá nhân
- GV nêu câu hỏi: Qua việc tìm hiểu cuộc cách mạng Tân Hợi, em hãy rút ra tính chất, ýnghĩa của cuộc cách mạng Tân Hợi
- HS trả lời, giáo viên nhấn mạnh:
Cách mạng dân chủ tư sản:
+ Do giai cấp tư sản lảnh đạo
+ Lật đổ triều đình Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lậu đời ở Trung Quốc
+ Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
- GV nhấn mạnh:CMTS không triệt để
Aûnh hưởng đến Việt Nam:trào lưudân tộc chủ nghĩa đầu thế kỹ XX, tiêu biều là cụ Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh
*Nguyên nhân thất bại:
- Chưa có tổ chức lãnh đạo
- Do sự bảo thủ, hèn nhát của triều đình phong kiến
- Do đế quốc và phong kiến cấu kết đàn áp
III.Tôn Trung Sơn và cách mạng Tân Hợi 1911
- Tôn Trung Sơn tập hợp giai cấp tư sản Trung Quốc thành lập Đồng minh hội- chính đảng của giai cấp tư sản
-Mục tiêu của Đồng minh hội:
đánh đuổi mãn Thanh, khôi phục trung Hoa, thành lập dân quốc , chia ruộng đất cho dân cày
- 10-10-1905 Đồng minh hội phát động khởi nghĩa vủ trang ở Vũ Xương và nhanh chóng giành được thắng lợi
- 29-12-1911 Quốc dân đại hội bầu Tôn Trung Sơn làm Đại Tổng Thống, đứng đầu chính phủ lâm thời
- Những người đứng đầu Đồng minh hội thương lượng với Viên Thế Khải, ép buộc vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn từ chức (2-1912 )
- 6-3-1912 Viên Thế khải nhậm chức Tồng thống Trung Hoa Dân quốc, đến đây cách mạng chấm dứt
*Tính chất và ý nghĩa:
- Tính chất: Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản
- Ý nghĩa: Lật đổ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, ảnh hưởng đến nhiều nước châu Á
4. Sơ kết bài:
a. Củng cố:
- GV nhấn mạnh: Cuối thế kỷ XIX đầu XX, sự xâu xé của các nước đế quốc và thái độ nhu nhược hèn nhát của triều đình mãn Thanh, đã biến trung Quốc thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến
- Cuộc cách mạng Tân Hợi đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều nước trên thế giới
b.Dặn dò:
- Học bài
- Đọc bài mới: lập bảng tóm tắt các cuộc đấu tranh của các nước Đông Nam Á
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_tiet_3_bai_trung_quoc.doc