1. Mục tiêu
a. Về kiến thức: Giúp HS hiểu được:
- Những điểm mới trong nền kinh tế Việt Nam đầu thế kỉ XX.
- Sự chuyển biến về kinh tế dẫn đến sự biến đổi về xã hội như thế nào
b. Về kỹ năng:
- Bồi dưỡng kỹ năng phân tích, đánh giá, so sánh sự giống nhau, khác nhau của nền kinh tế - xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
- Kĩ năng sử dụng bản đồ lịch sử và sơ đồ để nhận thức lịch sử
c. Về thái độ:
- Hiểu được bản chất bóc lột của thực dân Pháp và phong kiến tay sai
- Bồi dưỡng tình cảm giai cấp, cảm thông với thân phận giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác
2. Chuẩn bị của GV và HS
a. Chuẩn bị của GV
- Soạn bài, sách giáo khoa, sách giáo viên
- Máy chiếu
- Lược đồ, sơ đồ, tranh ảnh về sự phát triển của Việt Nam đầu thế kỷ XX dưới tác động của chính sách khai thác
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 247 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 31, Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp - Đặng Văn Hiệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/03/2010
Ngày dạy: 18/03/2010
- Lớp dạy: 11G
Ngày dạy: 24/03/2010
- Lớp dạy: 11H
Ngày dạy: 25/03/2010
- Lớp dạy: 11C,G
Ngày dạy: 25/03/2010
- Lớp dạy: 11D
Ngày dạy: 25/03/2010
- Lớp dạy: 11E
Ngày dạy: 03/04/2010
- Lớp dạy: 11A,B
Tiết 31
Chương II:VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN HẾT
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1918)
Bài 22: XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG CUỘC KHAI THÁC LẦN THỨ NHẤT
CỦA THỰC DÂN PHÁP
1. Mục tiêu
a. Về kiến thức: Giúp HS hiểu được:
- Những điểm mới trong nền kinh tế Việt Nam đầu thế kỉ XX.
- Sự chuyển biến về kinh tế dẫn đến sự biến đổi về xã hội như thế nào
b. Về kỹ năng:
- Bồi dưỡng kỹ năng phân tích, đánh giá, so sánh sự giống nhau, khác nhau của nền kinh tế - xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
- Kĩ năng sử dụng bản đồ lịch sử và sơ đồ để nhận thức lịch sử
c. Về thái độ:
- Hiểu được bản chất bóc lột của thực dân Pháp và phong kiến tay sai
- Bồi dưỡng tình cảm giai cấp, cảm thông với thân phận giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác
2. Chuẩn bị của GV và HS
a. Chuẩn bị của GV
- Soạn bài, sách giáo khoa, sách giáo viên
- Máy chiếu
- Lược đồ, sơ đồ, tranh ảnh về sự phát triển của Việt Nam đầu thế kỷ XX dưới tác động của chính sách khai thác
- Phiếu học tập : Thảo luận theo nhóm:
Họ và tên:..........
1. Trong xã hội phong kiến Việt Nam tồn tại những giai cấp nào ?
2. Nghiên cứu mục 2 SGK trang 138 và 139 tìm hiểu những đặc điểm của giai cấp địa chủ phong kiến và giai cấp nông dân Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp:
- Giai cấp địa chủ phong kiến.
- Giai cấp nông dân:
b. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, vở ghi, bút viết
- Học bài cũ
- Đọc và tìm hiểu trước bài mới theo hướng dẫn của giáo viên.
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
b. Dạy nội dung bài mới
Dẫn dắt vào bài mới (1’)
Năm 1858 thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, đến năm 1884 chúng bình định được nước ta. Sau khi bình định được nước ta, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam, dưới tác động của cuộc khai thác nền kinh tế - xã hội Việt Nam có sự chuyển biến. Vậy sự chuyển biến được biểu hiện như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân
? Xác định mốc thời gian mở đầu cuộc khai thác thuộc địa lần 1 của Pháp ở Đông Dương
- Gv: 1897 Pháp cử Pôn Đu-me sang làm toàn quyền Đông Dương để hoàn thiện bộ máy thống trị và tiến hành cuộc khai thác lần thứ nhất
- Gv: Cho học sinh quan sát hình ảnh Pôn Đu-me
? Thực dân Pháp tiến hành khai thác ở Việt Nam nhằm mục đích gì?
? Để đạt mục đích đó thực dân Pháp đã thực hiện những chính sách gì về kinh tế ?
? Chính sách gì về nông nghiệp ?
- Gv: cho học sinh quan sát hình ảnh đồn điền cây cao su
? Về công nghiệp thực hiện chính sách gì ?
- Gv cho hs quan sát lược đồ VN chỉ những nơi Pháp tiến hành khai thác mỏ và những đồn điền cây công nghiệp
? Vì sao Pháp hạn chế phát triển công nghiệp nặng ?
? Về thương nghiệp thực hiện chính sách gì ?
- Gv cho học sinh quan sát một số hình ảnh về đường sắt, cầu, bến cảng
? Những hình ảnh trên là biểu hiện sự phát triển của ngành nào ?
? Vì sao đầu tư phát triển giao thông vận tải ?
- Gv: Bên cạnh những chính sách về kinh tế, thực dân Pháp còn thực hiện các chính sách về chính trị, văn hoá giáo dục
- Yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu thêm
? Chính sách khai thác đó đã tác động như thế nào đến nền kinh tế nước ta ?
- Gv cung cấp thêm tác động tiêu cực: Tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam bị bóc lột cùng kiệt; Nông nghiệp dậm chân tại chỗ, nông dân bị bóc lột tàn nhẫn, bị mất ruộng đất; Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.
- Gv: Tuy nhiên thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột phong kiến
- Dưới tác động của cuộc khai thác, cơ cấu kinh tế Việt Nam có sự biến đổi. Sự biến đổi về kinh tế kéo theo sự biến đổi về mặt xã hội. Xã hội Việt Nam biến đổi như thế nào
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- Gv chia lớp các nhóm, mỗi bàn làm một nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm
- Phát phiếu học tập cho các nhóm do giáo viên chuẩn bị sẵn
- Sau khi thảo luận, giáo viên tổ chức điều khiển học sinh trả lời theo câu hỏi
? Trong xã hội phong kiến tồn tại những giai cấp nào
? Đặc điểm của giai cấp địa chủ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX dưới tác động của cuộc khai thác ?
? Đặc điểm của giai cấp nông dân
- Giáo viên cho hs xem tranh về nông dân, liên hệ tác phẩm Chị Dậu, Chí Phèo
? Bên cạnh giai cấp cũ bị phân hoá, đã xuất hiện những tầng lớp xã hội mới, đó là những tầng lớp nào ?
? Hiểu biết của em về tầng lớp công nhân VN đầu thế kỷ XX ?
- Gv cho học sinh xem hình ảnh về đời sống của công nhân
? Nguồn gốc xuất thân của công nhân? Từ đó giáo viên liên hệ Đảng ra đời với hình ảnh trên lá cờ Đảng
? Hiểu biết gì tư sản Việt Nam
- Gv cho học sinh xem hình ảnh về Bạch Thái Bưởi
? Đặc điểm của tiểu tư sản ?
? Mỗi giai cấp, tầng lớp có hoàn cảnh địa vị và quyền lợi khác nhau, điều đó dẫn đến tình trạng gì ?
? Xác định những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX dưới tác động của cuộc khai thác
- Mâu thuẫn xã hội phát sinh và phát triển dẫn đến tính chất xã hội thay đổi
? Vậy tính chất xã hội VN thay đổi như thế nào ?
? Sự chuyển biến của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX có ý nghĩa gì đối với cách mạng Việt Nam ?
- Gv liên hệ đến bài 23 để các em hiểu
- Hs: 1897
- Hs quan sát hình ảnh
- Mục đích: Vơ vét sức người, sức của nhân dân Đông Dương đến tối đa.
- HS tìm trong SGK những biểu hiện cụ thể về các chính sách kinh tế
+ Nông nghệp
+ Công nghiệp
+ GTVT
+ Thương nghệp
+ Nông nghiệp: Ra sức cướp đoạt ruộng đất của nông dân biến thành đồn điền trồng cây công nghiệp của các địa chủ Pháp.
- Hs quan sát và nhận xét câu thơ:
“Cao su đi dễ khó về
Khi đi trai tráng khi về bủng beo” thể hiện cuộc sống lao động vất vả, sự bóc cùng kiệt sức lao động của thuộc địa
- Công nghiệp: chú ý khai thác mỏ để xuất khẩu kiếm lời. Các ngành công nghiệp nhẹ được xây dựng như sản xuất xi măng, gạch, ngói, điện, nước
- Hs quan sát theo dõi
- Nhằm cột chặt nền kinh tế Việt Nam trong sự phụ thuộc TDP
- Độc chiếm thị trường
- Hs quan sát
- Giao thông vận tải
- Phục vụ công cuộc khai thác và mục đích quân sự
- Hs nghe và về nhà tìm hiểu thêm
- Hs trả lời: Nền kinh tế nước ta có sự tiến bộ nhất định, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào Việt Nam
- Các nhóm thảo luận 5 phút
- 2 giai cấp là địa chủ phong kiến và nông dân
- Hs: Giai cấp địa chủ phong kiến: là giai cấp giàu có, là tay sai của thực dân Pháp; bị phân hoá thành địa chủ lớn, vừa và nhỏ, bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
- Giai cấp nông dân: Dù ở lại nông thôn hay ra thành thị, cuộc sống đều lâm vào cảnh bần cùng. Họ căm ghét chế độ thực dân, phong kiến; Họ là lực lượng đông đảo, hùng hậu của cách mạng
- Hs: Công nhân, tư sản, tiểu tư sản
- Công nhân: Xuất thân từ nông dân, làm việc ở đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, lương thấp nên đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống bọn chủ để cải thiện điều kiện làm việc và đời sống
- Tầng lớp tư sản: Là các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn bánbị chính quyền thực dân kìm hãm tư bản Pháp chèn ép
- Tiểu tư sản thành thị: Là chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự dothành phần phức tạp, có tinh thần yêu nước
- Mâu thuẫn xã hội gay gắt
- Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp
Cụ thể: Dân tộc ta với thực dân Pháp, địa chủ với nông dân, công nhân với tư sản, thực dân và phong kiến
- Từ xã hội phong kiến thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến
- Hs trả lời: Tạo điều kiện bên trong cho một cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới.
1. Những chuyển biến về kinh tế (15’)
a. Mục đích cuộc khai thác: - Vơ vét tài nguyên thiên nhiên
- Bóc lột sức lao động.
b. Các chính sách về kinh tế:
- Nông nghiệp: Đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất lập đồn điền
- Công nghiệp: Khai thác mỏ (than đá, thiếc, kẽm, ) và công nghiệp phục vụ đời sống (điện, nước, ) được triển khai.
- Thương nghiệp: Độc chiếm thị trường và thu thuế
- Giao thông vận tải: Được chú ý xây dựng hệ thống giao thông(đường sắt, cầu, bến cảng)
c. Tác động đến nền kinh tế
- Nền kinh tế nước ta có sự tiến bộ nhất định
- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào Việt Nam
2. Những chuyển biến về xã hội (25’)
- Giai cấp cũ phân hoá
- Tầng lớp xã hội mới xuất hiện
Như vậy cơ cấu giai cấp xã hội thay đổi
- Mâu thuẫn xã hội găy gắt
+ Mâu thuẫn dân tộc
+ Mâu thuẫn giai cấp
- Tính chất xã hội thay đổi: Từ xã hội phong kiến thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến
c. Củng cố, luyện tập (2’)
- Giáo viên nhấn mạnh đến sự chuyển biến về kinh tế: công, thương gnhiệp, giao thông vận tải phát triển, nhưng nông nghiệp vẫn là chủ yếu
- Tầng lớp xã hội mới xuất hiện, mâu thuẫn xã hội sâu sắc, tính chất xã hội thay đổi là những chuyển biến về xã hội dưới tác động của cuộc khai thác
- Cho học sinh làm một số câu hỏi trắc nghiệm do giáo viên đã chuẩn bị sẵn để củng cố khắc sâu kiến thức cho học sinh
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’)
- Học bài cũ, trả lời các câu hỏi SGK sau bài học.
- Chuẩn bị trước bài 23 và sưu tầm hình ảnh, tư liệu liên quan đến bài mới.
- Bài tập: Hoàn thành bảng so sánh cơ cấu kinh tế và cơ cấu xã hội Việt Nam trước và sau cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp:
Nội dung so sánh
Thời gian
Trước chiến tranh
Sau chiến tranh
Kinh tế
Xã hội
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_tiet_31_bai_22_xa_hoi_viet_nam_trong.doc