I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức: Giúp học sinh nắm
- Các bước phát triển cơ bản của lịch sử Việt Nam từ khi thực dân Pháp phát động cuộc chiến tranh xâm lược đế khi chiến tranh thế giới kết thúc
- Nắm lại một cách khái quát phong trào đấu tranh của nhân ta, từ đó tổng kết nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự thất bại của phong trào đấu tranh, động lực thúc đẩy lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc ra đi tìm đường cứu nước
2.Về kỹ năng
- Củng cố một bước kỹ năng phân tích, so sánh các sự kiện lịch sử tiêu biểu, rút ra những nhận định mang tính hệ thống và khái quát hoá để nhận thức nhận lịch sử một cách khách quan, khoa học
3.Về thái độ:
- Tiếp tục bồi dưỡng truyền thống yêu nước, ý chí chiến đấu cho nền độc lập của Tổ Quốc, cho tự do hạnh phúc của nhân dân trong bất kỳ hoàn cảnh nào, niềm tin vào khả năng của quần chúng và tiền đồ tươi sáng của dân tộc
II.THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY:
- Bảng thống kê các sự kiện chính của tiến trình Pháp xâm lược Việt Nam, phong trào đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta
- Bảng thống kê các sự kiện chính của phong trào Cần Vương
- Bảng thống kê các sự kiện chính của phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX
6 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/07/2022 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 33: Sơ kết lịch sử Việt Nam 1858-1918, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 33
Ngày soạn: 5-5-2008
SƠ KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM
1858-1918
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức: Giúp học sinh nắm
- Các bước phát triển cơ bản của lịch sử Việt Nam từ khi thực dân Pháp phát động cuộc chiến tranh xâm lược đế khi chiến tranh thế giới kết thúc
- Nắm lại một cách khái quát phong trào đấu tranh của nhân ta, từ đó tổng kết nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự thất bại của phong trào đấu tranh, động lực thúc đẩy lãnh tụ Nguyễn Aùi Quốc ra đi tìm đường cứu nước
2.Về kỹ năng
- Củng cố một bước kỹ năng phân tích, so sánh các sự kiện lịch sử tiêu biểu, rút ra những nhận định mang tính hệ thống và khái quát hoá để nhận thức nhận lịch sử một cách khách quan, khoa học
3.Về thái độ:
- Tiếp tục bồi dưỡng truyền thống yêu nước, ý chí chiến đấu cho nền độc lập của Tổ Quốc, cho tự do hạnh phúc của nhân dân trong bất kỳ hoàn cảnh nào, niềm tin vào khả năng của quần chúng và tiền đồ tươi sáng của dân tộc
II.THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY:
- Bảng thống kê các sự kiện chính của tiến trình Pháp xâm lược Việt Nam, phong trào đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta
- Bảng thống kê các sự kiện chính của phong trào Cần Vương
- Bảng thống kê các sự kiện chính của phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY-HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của giai câp công nhân Việt Nam , hình thức, mục tiêu, tính chất phong trào đấu tranh của của giai cấp công nhân Việt Nam trong CTTGI
- Vì sao Nguyễn Aùi Quốc quyết định ra đi sang phương Tây tìm đường cứu nước? Trình bày những hoạt động bước đầu của Người từ 1911-1918?
2.Giới thiệu bài mới:
Cô trò chúng ta đã tìm hiểu xong chương trình lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918. Để giúp các em ôn lại những kiến thức đã học, chuẩn bị cho thi học kỳ II, hôm nay cô trò chúng ta cùng nhau sơ kết lại nội dung kiến thức cơ bản đã học
3.Dạy bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản HS cần nắm
Hoạt động 1: làm việc cá nhân
- GV trình bày tóm lược tình hình Việt Nam cuối thế kỷ XVIII, giúp học sinh hiểu rõ tìnhhình Việt Nam sau thắng lợi của Phong trào Tây Sơn, đi đến kết luận
- GV trình bày tiếp: Sau khi đánh bại triều đại Tây Sơn, năm 1802 Nguyễn Aùnh lên ngôi hoàng đế lập ra triều Nguyễn, lấy niên hiệu là Gia Long
- Lần lượt vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức lần lượt thi hành nhiều biện pháp nhằm củng cố nền quân chủ tập quyền, nhưng không cứu vãn được, mà ngược lại làm cho chế độ PK lâm vào khủng hoảng trầm trọng hơn:
* Kinh tế:
+ Nông nghiệp: trì trệ, ruộng đất tập trung trong tay bọn địa chủ, cường hào, nông dân lưu tán khắp nơ, nạn đói xảy ra
+ Thủ công nghiệp: không có điều kiện phát triển do chính sách thuế khoá nặng nề và trưng tập thợ thủcông giỏi của nhà Nguyễn
* Chính trị:
- Nhà Nguyễn thi hành chính sách cai trị chuyên chế ở mức độ cao, thẳng tay trừng trị những người có tư tưởng và hành vi chống đối triều Nguyễn
- Cấm đạo, tàn sát giáo sĩ phương Tây
- Tệ quan lại tham nhũng diễn ra khắp nơi
* Xã hội: mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ phong kiến gay gắt, nhiều cuộc đấu tranh của nông dân bùng nổ
Xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn là một xã hội lên cơn sốt trầm trọng
- Đây cũng là thời kỳ kinh tế công nghiệp các nước tư bản phương Tây phát triển mạnh, đẩy mạnh xâm lược phương Đông, nhòm ngó Việt Nam
- GV nêu câu hỏi: Tư bản Pháp tìm cách xâm nhập vào Việt Nam như thế nào?
-HS nhớ lại kiến thức cũ, tra ûlời, giáo viên nhấn mạnh ý chính
Hoạt động 2: làm việc theo nhóm
-GV treo những bảng tóm tắt đã chuẩn bị trước, phân công các nhóm hoàn thành nội dung:
+ Nhóm I: tiến trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp?
+ Nhóm II: Thái độ của triều Nguyễn trước âm mưu và hành động xâm lược của tư bản Pháp?
+ Nhóm III: Thái độ của nhân dân và những phong trào đấu tranh chống Pháp tiêu biểu?
- Các nhóm hoàn thành nội dung, giáo viên nhận xét
- GV nhấn mạnh: trong tiến trình xâm lược Việt Nam, Pháp đã dùng chính sách lấn dần từng bước, kết hợp dùng vũ lực và thủ đoạn chính trị
GV nhấn mạnh: Những Hiệp ước trên đã tỏ rõ thái độkhông kiên quyết, ảo tưởng vào thương lượng, xa rời nhân dân của triều đình Huế. Đó chính là nguyên nhân làm cho nước ta biến thành thuộc địa của thực dân Pháp. Trách nhiệm này thuộc về triều đình Huế
- GV nêu câu hỏi: Nhận xét chung về phong trào chống Pháp ở nửa cuối thế kỷ XIX
- HS dựa vào kiến thức đã tiếp thu trình bày:
+ Qui mô: khắp trung kỳ, Bắc kỳ
+ Thành phần tham gia: bao gồm các các sĩ phu, văn thân yêu nước và đông đảo nhân dân
+ Hình thức và phương pháp đấu tranh: khởi nghĩa vũ trang
+ Tính chất: là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
+ Ý nghĩa: Chứng tỏ ý chí đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân ta rất mãnh liệt, không gì tiêu diệt được
Hoạt động 3: làm việ cá nhân
- GV nêu câu hỏi: Nguyên nhân dẫn đến những biến đổi của nền kinh tế, xã hội Việt nam vào đầu thế kỷ XX? Trình bày rõ những biến đổi đó?
- HS dựa vào kiến thức đã học trình bày
- GV nhận xét, chốt ý chính
Hoạt động 4: Làm việc cá nhân
- GV nhấn mạnh: tác động của cuộc khai thác thuộc địa của Pháp ở Việt Nam và những luồng tư tưởng tiến bộ trên thế giới ( Nhật Bản, Trung Quốc, Pháp ) tác động vào Việt Nam, đầu thế kỷ XX ở Việt Nam xuất hiện phong trào yêu nước theo khuynh hướng mới: khuynh hướng dân chủ tư sản
-GV nêu câu hỏi: Chỉ ra những điểm khác nhau cơ bản giữa phong trào yêu nước theo khuynh hướng dan chủ tư sản và phong trào Cần Vương?
* Thành phần lãnh đạo
+ Phong trào cần vương: sĩ phu phong kiến
+ Dân chủ TS: Sĩ phu mới, chịu ảnh hưởng tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây
* Tư tưởng:
+ Cần vương: lòng yêu nước của họ bám vào tư tưởng trung quân ái quốc
+ Dân chủ TS: vì dân, vì nước
*Hình thức đấu tranh:
+ Cần vương: vũ trang
+ Dân chủ TS: vũ trang, duy tân cải cách, văn hoá giáo dục, ngoại giao
GV tiếp tục nêu câu hỏi: Nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ phong trào công nhân trong CTTG I, kết quả?
-HS suy nghĩ trả lời, giáo viên nhận xét, nhấn mạnh: sự bế tắt về đường lối
-Trước yêu cầu của đất nước, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước
1.Nước Việt Nam giữa thế kỷ XIX- trước cuộc xâm lược của tư bản Pháp
-Cuối thế kỷ XVIII chế độ phong kiến Việt Nam lâm vào thời kỳ khủng hoảng trầm trọng
-Đầu thế kỷ XX nhà Nguyễn được thành lập, các vua triều Nguyễn đã thi hành nhiều biện pháp nhằm củng cố nền quân chủ tập quyền, nhưng không cứu vãn được CĐPK Việt Nam lâm vào thời kỳ khủng hoảng trầm trọng hơn
- Giữa lúc đó các nước tư bảøn phương Tây đang trên con đường phát triển TBCN, ráo riết bành trướng thuộc địa
-Thông qua những hoạt động của các giáo sĩ trong Hội truyền giáo, tư bản Pháp xâm nhập vào Việt Nam
2.Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến của nhân dân ta
* Tiến trình xâm lược Việt Nam củ thực dân Pháp
-1-9-1858 Pháp nổ súng tấn công cửa biển Đà Nẳng
-2-1859 Pháp chuyển hướng đánh Gia Định
-1873: Pháp đánh Bắc kỳ lần thứ I
-1882 Pháp đánh Bắc kỳ lần thứ II
-1883 Pháp tấn công cửa biển Thuận An
*Thái độ của triều Nguyễn:
- Lúc đầu cùng nhân dân tổ chức kháng chiến, nhưng về sau từng bước đầu hàng
- 1862 ký Hiệp ước Nhâm Tuất nhượng hẳn 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ cho Pháp
- 1874 ký hiệp ước Giáp tuất, thừa nhận 6 tỉnh Nam kỳ là đất thuộc Pháp
- 1883 ký hiệp ước Hacmăng chấp nhận Việt Nam đặt dưới sự bảo hộ của thực dân Pháp
- 1884 ký Hiệp ước Patơnốt chấp nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bờ cõi Việt Nam
*Thái độ của nhân dân ta:
- Kiên quyết chống Pháp, xuất hiện nhiều tấm gương yêu nước tiêu biểu
:Nguyễn Tri Phương,Nguyễn Trung Trực,Trương Định,Hoàng Diệu
- Sau khi triều đình ký hiệp ước Patơnốt, phong trào đấu tranh của nhân dân ta vẫn tiếp diễn: phong trào Cần Vương, phong trào nông dân Yên Thế
Thất bại
3.Những biến đổi trong đời sống kinh tế-xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX
- 1897 Pháp khai thác thuộc địa Việt Nam lần thứ nhất
- Chương trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp Pháp đã làm cho nền kinh tế, xã hội Việt Nam có nhiều biến chuyển
+ Kinh tế: quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xâm nhập vào Việt Nam, làm cho nền kinh tế Việt Nam có một bước phát triển
+ Xã hội: phân hoá sâu sắc, bên cạnh những tầng lớp giai cấp cũ, xuất hiện tầng lớp giai cấp mới
4.Phong trào yêu nước và cách mạng
- Đầu thế kỷ XX ở Việt Nam xuất hiện phong trào yêu nước theo khuynh hướng mới: tiêu biểu là cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh
- Trong chiến tranh thế giới thứ nhất phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân diễn ra mạnh mẽ
thất bại: bế tằt về đường lối ( khủng hoảng về đường lối, thiếu một giai cấp tiên tiến nắm ngọn cờ lạnh đạo) người thanh niên yêu nước Nguyễn tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước
4. Sơ kết bài học
a. Củng cố:
b. Dặn dò:
+ Học bài chuẩn bị kiểm tra học kỳ II
+ Nội dung bám vào câu hỏi SGK
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_tiet_33_so_ket_lich_su_viet_nam_1858.doc