Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 4, Bài 4: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX (Tiết 1) - Đặng Văn Hiệu

1. Mục tiêu

 a. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được:

 - Tình hình các nước Đông Nam Á từ sau thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở khu vực này.

 - Thấy rõ vai trò của các giai cấp trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

 - Những nét chính về các cuộc đấu tranh tiêu biểu cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở các nước Đông Nam Á.

 b. Về kỹ năng:

 Biết sử dụng lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX để trình bày những sự kiện tiêu biểu.

 c. Về thái độ

 - Nhận thức đúng về thời kỳ phát triển sôi động của phong trào giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân.

 - Có tinh thần đoàn kết, hữu nghị, ủng hộ cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, tiến bộ của nhân dân các nước trong khu vực.

 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

 a. Chuẩn bị của giáo viên:

 - Soạn giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên

 - Lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

 b. Chuẩn bị của học sinh:

 - Học bài mới trước ở nhà.

 - Sách giáo khoa, vở ghi, bút viết

 3. Tiến trình bài dạy

 a. Kiểm tra bài cũ: (5’)

 - Câu hỏi: Nêu tính chất và ý nghĩa của cách mạng Tân Hợi?

 - Đáp án: + Cách mạng Tân Hợi mang tính chất cuộc cách mạng tư sản không trịêt để

 + Lật đổ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, ảnh hưởng đến Châu Á.

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 4, Bài 4: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX (Tiết 1) - Đặng Văn Hiệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/09/2009 Ngày dạy: 15/09/2009 - Lớp dạy 11E Ngày dạy: 22/09/2009 - Lớp dạy 11H Tiết 4 Bài 4: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX) - Tiết 1 1. Mục tiêu a. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được: - Tình hình các nước Đông Nam Á từ sau thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở khu vực này. - Thấy rõ vai trò của các giai cấp trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. - Những nét chính về các cuộc đấu tranh tiêu biểu cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở các nước Đông Nam Á. b. Về kỹ năng: Biết sử dụng lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX để trình bày những sự kiện tiêu biểu. c. Về thái độ - Nhận thức đúng về thời kỳ phát triển sôi động của phong trào giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân. - Có tinh thần đoàn kết, hữu nghị, ủng hộ cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, tiến bộ của nhân dân các nước trong khu vực. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a. Chuẩn bị của giáo viên: - Soạn giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên - Lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX b. Chuẩn bị của học sinh: - Học bài mới trước ở nhà. - Sách giáo khoa, vở ghi, bút viết 3. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Câu hỏi: Nêu tính chất và ý nghĩa của cách mạng Tân Hợi? - Đáp án: + Cách mạng Tân Hợi mang tính chất cuộc cách mạng tư sản không trịêt để + Lật đổ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, ảnh hưởng đến Châu Á. b. Dạy nội dung bài mới Dẫn dắt vào bài ( 1’) Trong khi Ấn Độ, Trung Quốc lần lượt trở thành những nước thuộc địa và nửa thuộc địa thì các quốc gia ở Đông Nam Á cũng lần lượt rơi vào ách thông trị của chủ nghĩa thực dân - trừ Xiêm (Thái Lan). Để hiểu được quá trình chủ nghĩa thực dân xâm lược các nước Đông Nam Á và phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân các nước Đông Nam Á, chúng ta cùng tìm hiểu bài các nước Đông Nam Á (cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng * Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân - GV: Dùng lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX giới thiệu về Đông Nam Á 1. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á (7’) ? Tại sao Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của tư bản phương Tây? - Đông Nam Á là một khu vực rộng lớn, đông dân, giàu tài nguyên, có vị trí chiến lược quan trọng, chế độ phong kiến đang suy yếu , trở thành đối tượng xâm lược của thực dân Âu - Mĩ * Nguyên nhân: - Các nước tư bản cần thị trường, thuộc địa. - Đông Nam Á là một khu vực rộng lớn, có vị trí chiến lược quan trọng - Từ giữa thế kỉ XIX chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng triền miên. * Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân - GV yêu cầu HS theo dõi SGK lập bảng thống kê về quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á theo mẫu. Tên nước Thực dân xâm lược Thời gian hoàn thành xâm lược * Quá trình thực dân xâm lược Đông Nam Á (học sinh về nhà tự hoàn thiiện theo mẫu) ? Trong khu vực Đông Nam Á nước nào là thuộc địa sớm nhất? Đông Nam Á chủ yếu là thuộc địa của thực dân nào? Có nước nào thoát khỏi thân phận thuộc địa không? - Inđônêxia là thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và là thuộc địa sớm nhất ở Đông Nam Á. - Hầu hết các nước trong khu vực đều là thuộc địa của Anh và Pháp. Pháp chiếm 3 nước Đông Dương, Mĩ chiếm Philíppin, Hà Lan chiếm Inđônêxia, còn lại là thuộc địa của Anh. - Xiêm thoát khỏi số phận thuộc địa Chính sách xâm lược, thống trị của chủ nghĩa thực dân đã kìm hãm kinh tế khu vực, đời sống nhân dân cực khổ, họ đã vùng dậy đấu tranh. Để hiểu được cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á, chúng ta lần lượt tìm hiểu, trước hết là phong trào chống thực dân Hà Lan của ND Inđônêxia. * Hoạt động 3: Cả lớp - Em hiểu biết gì về đất nước Inđônêxia + Inđônêxia là một quần đảo rộng lớn , giàu tài nguyên có lịch sử lâu đời ® Inđônêxia sớm bị nhòm ngó xâm lược. Đầu tiên là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha rồi đến Hà Lan. Giữa thế kỉ XIX Hà Lan đã hoàn thành xâm lược đặt ách thống trị Inđônêxia. Chính sách thống trị của thực dân Hà Lan đã làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. 2. Phong trào chống thực dân Hà Lan của nhân dân In-đô-nê-xi-a (12’) - GV yêu cầu HS theo dõi SGK. Lập niên biểu thống kê các cuộc đấu tranh của nhân dân Inđônêxia chống thực dân Hà Lan trong thế kỉ XIX theo mẫu. - Học sinh về nhà điền thông tin theo mẫu Thời gian Phong trào đt Kết quả *Hoạt động 4: Cá nhân - Gv: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX xã hội Inđônêxia có nhiều biến đổi. - Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, xã hội Inđônêxia phân hóa sâu sắc, giai cấp công nhân và tư sản ra đời ® phong trào yêu nước mang màu sắc mới, với sự tham gia của công nhân và tư sản. * Hoạt động 5: cả lớp 3. Phong trào chống thực dân ở Philíppin (15’) - Em hiểu biết gì về đất nước Philíppin: ? Nguyên nhân phong trào? - Là một quốc gia hải đảo, được ví như một “dải lửa” trên biển vì sự hoạt động của nhiều núi lửa. Trước thể kỉ XVI, Philíppin dường như tách biệt với thế giới bên ngoài. Năm 1571 Tây Ban Nha dùng sức mạnh quân sự đánh chiếm toàn bộ Philíppin. - Thực dân Tây Ban Nha đặt ách thống trị trên 300 năm ở Philíppin, khai thác bóc lột triệt để tài nguyên và sức lao động ® mâu thuẫn giữa nhân dân Philíppin và thực dân Tây Ban Nha ngày càng gay gắt ® phong trào đấu tranh bùng nổ. * Nguyên nhân của phong trào: - Mâu thuẫn giữa nhân dân Philíppin và thực dân Tây Ban Nha ngày càng gay gắt ® phong trào đấu tranh bùng nổ. ? Phong trào đấu tranh diễn ra như thế nào? + Năm 1872, nhân dân Ca-vi-tô nổi lên khởi nghĩa, hô vang khẩu hiệu “Đả đảo bọn Tây Ban Nha” tấn công vào các đồn trú, làm chủ thành phố Ca-vi-tô trong 3 ngày. Cuối cùng cuộc khởi nghĩa đã thất bại, do nổ ra một cách tự phát. * Phong trào đấu tranh: - Năm 1872 có khởi nghĩa ở Ca-vi-tô nhưng thất bại. + Vào những năm 90 của thế kỉ XIX, ở Philíppin xuất hiện 2 xu hướng chính trong phong trào giải phóng dân tộc. ? Đó là 2 xu hướng nào? - Gv giới thiệu về 2 nhân vật này và hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu cuộc cách mạng 1896 - Cải cách của Hô-xê;ri-đan - Bạo động của Bô-ni-pha-xi-ô - Vào những năm 90 của thế kỉ XIX, ở Philíppin xuất hiện 2 xu hướng chính trong phong trào giải phóng dân tộc. * Hoạt động 6: Cả lớp, cá nhân ? Âm mưu , thủ đoạn của Mĩ đối với Philíppin Mĩ âm mưu bành trướng sang bờ Tây Thái Bình Dương, tháng 4.1898 Mĩ đã gây chiến với Tây Ban Nha. Sau khi hất cẳng được Tây Ban Nha, năm 1898 Mĩ đã đổ bộ chiếm Manila và nhiều nơi trên quần đảo. Nhân dân Philíppin chuyển mục tiêu đấu tranh vào đế quốc Mĩ song lực lượng không cân sức, đến năm 1902 thì bị dập tắt. Từ đây Philíppin trở thành thuộc địa của Mĩ - Phong trào đấu tranh chống Mĩ. + Năm 1898 Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha hất cẳng Tây Ban Nha và chiếm Philíppin. + Nhân dân Philíppin anh dũng chống Mĩ đến năm 1902 thất bại. Philíppin trở thành thuộc địa của Mĩ c. Củng cố, luyện tập. (3’) - Nguyên nhân dẫn đến phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á. Cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX phong trào giải phóng dân tộc ở đây bùng nổ mạnh mẽ nhưng đều thất bại. Nhờ cải cách mà Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không phải là thuộc địa. d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (2’) - HS học bài, làm câu hỏi bài tập trong SGK. Sưu tầm tư liệu về các nước Lào, Việt Nam, Cam pu chia cuối XIX đầu XX. - Bài tập: Vì sao các nước Đông Nam Á bị các nước phương Tây đến xâm lược? Phong trào đấu tranh của nhân dân các nước In đô nê xi a và Phi líp pin diễn ra như thế nào và vì sao bị thất bại

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_tiet_4_bai_4_cac_nuoc_dong_nam_a_cuoi.doc