I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức. HS cần nắm
Quá trình xâm lược của các nước phương Tây vào các nước Đông Nam Á, các phong trào đấu tranh chống xâm lược ở Inđônêxia, Philíppin.
Những chuyển biến về kinh tế - xã hội, xu hướng mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á đầu thế kỉ XX.
2. Kĩ năng.
Kĩ năng sử dụng lược đồ.
3. Thái độ.
Nhận thức đúng về thời kì phát triển sôi động của phong trào giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân ở khu vực Đông Nam á.
Bồi dưỡng tinh thần đoàn kết, hữu nghị, ủng hộ cuộc đấu tranh vì độc lập tự do, tiến bộ của nhân dân các nước trong khu vực.
II. Chuẩn bị.
1 GV: Lược đồ khu vực Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
2 Học sinh: Vở, sgk.
III. Tiến trình bài dạy.
1. Kiểm tra bài cũ.
Nêu kết quả của cuộc cách mạng Tân Hợi? Vì sao gọi cuộc cách mạng này là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 4: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy... Lớp 11B1.Tổng số ....... vắng ................
Lớp 11B4.Tổng số .......vắng ................
..Lớp 11B6.Tổng số ..... vắng ................
..Lớp 11B7.Tổng số ..... vắng ................
Tiết 4. Bài 4: Các nước đông nam á
(Cuối thế kỉ Xix - đầu thế kỉ xx)
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức. HS cần nắm
Quá trình xâm lược của các nước phương Tây vào các nước Đông Nam á, các phong trào đấu tranh chống xâm lược ở Inđônêxia, Philíppin.
Những chuyển biến về kinh tế - xã hội, xu hướng mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam á đầu thế kỉ XX.
2. Kĩ năng.
Kĩ năng sử dụng lược đồ.
3. Thái độ.
Nhận thức đúng về thời kì phát triển sôi động của phong trào giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân ở khu vực Đông Nam á.
Bồi dưỡng tinh thần đoàn kết, hữu nghị, ủng hộ cuộc đấu tranh vì độc lập tự do, tiến bộ của nhân dân các nước trong khu vực.
II. Chuẩn bị.
1 GV: Lược đồ khu vực Đông Nam á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
2 Học sinh: Vở, sgk.
III. Tiến trình bài dạy.
1. Kiểm tra bài cũ.
Nêu kết quả của cuộc cách mạng Tân Hợi? Vì sao gọi cuộc cách mạng này là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
2. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cơ bản
*Hoạt động 1: Tìm hiểu về quá trình xâm lược của các nước đế quốc đối với Đông Nam á.
- GV sử dụng lược đồ Đông Nam á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX giới thiệu khái quát về khu vực Đông Nam á:
+ là khu vực khá rộng, diện tích khoảng 4 triệu km, gồm 11 nước với nhiều sự khác biệt về diện tích, dân số, mức sống, là khu vực giàu tài nguyên.
+ là khu vực có lịch sử văn hoá lâu đời.
+ Có vị trí chiến lược quan trọng, được coi là ngã tư đường, là hành lang, là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với khu vực Tây á và Địa Trung Hải. Vì vậy mối liên hệ giữa khu vực và thế giới được xác lập ngay từ thời cổ đại
+ Từ giữa thế kỉ XIX chế độ phong kiến ở hầu hết các nước Đông Nam á lâm vào khủng hoảng, lần lượt rơi vào ách thống trị của CNTD.
- GV hỏi: Tại sao Đông Nam á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương tây ?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận.
- GV sử dụng lược đồ Đông Nam á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX giúp hs nhận rõ quá trình xâm lược Đông Nam á của thực dân phương Tây.
- HS quan sát lược đồ, nghe và ghi nhớ kiến thức.
- GV nhấn mạnh: Ngay từ khi thực dân phương Tây nổ súng xâm lược, nhân dân Đông Nam á đã nổi dậy đấu tranh để bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, do lực lượng của bọn xâm lược mạnh, chính quyền phong kiến ở nhiều nước lại không kiên quyết đánh giặc đến cùng, kết cục, các nước thực dân đã hoàn thành xâm lược, áp dụng chính sách "chia để trị" để cai trị vơ vét của cải, bóc lột nhân dân các nước Đông Nam á.
+ Chính sách cai trị của bọn thực dân càng làm cho mâu thuẫn dân tộc ở các nước Đông Nam á thêm gay gắt, hàng loạt phong trào đấu tranh nổ ra.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu những nét lớn của các phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Inđônêxia vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
- GV tiếp tục sử dụng lược đồ Đông Nam á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX xác định vị trí của Inđônêxia và nhấn mạnh: Inđônêxia là nước lớn nhất ở Đông Nam á, là một quần đảo rộng lớn với hơn 13600 đảo nhỏ. Hình thù Inđônêxia giống như chuỗi ngọc vấn vào đường xích đạo, là nước giàu tài nguyên, hồ tiêu, hương liệu và dừa. Là nước nằm trên cầu nối quan trọng trong nền mậu dịch qua Đông Nam á.
- GV hỏi: phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan của nhân dân Inđônêxia cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX diễn ra như thế nào?
- HS theo dõi sgk trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận
- GV nhấn mạnh: Cũng như hầu hết giai cấp vô sản các nước thuộc địa, nửa thuộc địa, giai cấp vô sản Inđonêxia ra đời sớm hơn giai cấp tư sản dân tộc. chịu ảnh hưởng của phong trào cách mạng dân chủ và vô sản trên thế giới, ý thức giác ngộ giai cấp và giải phóng dân tộc của giai cấp công nhân Inđônêxia ngày càng nâng cao
+ Sự ra đời của Đảng Cộng sản Inđônêxia (1920) đánh dấu bước trưởng thành mới của giai cấp công nhân Inđônêxia nói riêng và phong trào dân tộc ở nước này nói chung, đồng thời tác động mạnh mẽ đến phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Inđônêxia hồi đầu thế kỉ XX.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu những nét lớn phong trào đấu tranh chống thực dân của Philippin.
- GV sử dụng lược đồ Đông Nam á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX xác định vị trí của Philippin: là một quốc gia hải đảo, được ví như một dải lửa trên biển. Trước thế kỉ XVI Philippin dường như tách biệt với bên ngoài, năm 1521 đoàn thám hiểm của Magienlang là những người đầu tiên có mặt tại quần đảo này. Năm 1571 Tây Ban Nha đánh chiếm và đặt ách thống trị hơn 300 năm ở Philippin. Nhân dân Philippin liên tục tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc nhưng đều thất bại
- GV hỏi: So sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai xu hướng chính trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Philippin?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, kết luận: Tuy khác nhau về phương pháp đấu tranh nhưng cùng chung mục đích là bảo vệ nền độc lập của Philippin, giành quyền tự do, bình đẳng cho nhân dân.
- GV trình bày thêm về 2 nhà cách mạng: Hôxêdidan và Boniphaxio và nhấn mạnh tính chất của cuộc khởi nghĩa năm 1896 ở Philippin...
1. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam á
- Đông Nam á là khu vực có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến lại đang lâm vào khủng hoảng, suy yếu nên không tránh khỏi bị các nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược.
- Từ nửa sau thế kỉ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam á: Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện; Pháp chiếm Việt Nam, Lào, Campuchia; Tây ban Nha, Mĩ chiếm Philippin; Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm Inđônêxia.
- Xiêm (Thái Lan) là nước duy nhất ở - Đông Nam á vẫn giữ được độc lập, nhưng cũng trở thành "vùng đệm" của tư bản Anh, Pháp.
2. Phong trào chống thực dân Hà Lan của nhân dân Inđônêxia
- Chính sách thống trị của thực dân Hà Lan làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân Inđônêxia: Khởi nghĩa Đi-pô-nê-gô-rô; cuộc chiến đấu của nhân dân Achê; cuộc khởi nghĩa nông dân năm 1890 do Samin lãnh đạo.
+ Từ cuối thế kỉ XIX, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời. Năm 1905, các tổ chức công đoàn thành lập và bắt đầu quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác, chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản (1920).
3. Phong trào chống thực dân ở Philippin
- Những năm 90 của thế kỉ XIX xuất hiện hai xu hướng chính trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc: Xu hướng cải cách của Hô-xê Ri-đan và xu hướng bạo động của Bô-ni-pha-xi-ô.
- Cuộc cách mạng 1896 - 1898 do giai cấp tư sản lãnh đạo, chống thực dân Tây Ban Nha giành thắng lợi, dẫn tới sự thành lập Cộng hoà Philippin, nhưng sau đó bị Mĩ thôn tính.
3. Củng cố, luyện tập:
- Nguyờn nhõn cỏc nước ĐNA bị xõm lược . quỏ trỡnh xõm lược. Những phong trào đấu tranh tiêu biểu chống ách nô dịch của CNTD ở các nước Inđônêxia, Philippin.
4. Hướng dẫn học sinh tự học:
- Học bài cũ theo nội dung câu hỏi SGK và đọc trước phần tiếp theo của bài
- Lập bảng thống kờ cỏc cuộc đấu tranh ở In đụ nờ xi a và phi lớp pin theo mẫu tờn pt ,thời gian ,diễn biến chớnh ,kết quả.
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_tiet_4_cac_nuoc_dong_nam_a_cuoi_the_k.docx