Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 7, Bài 7: Những thành tựu văn hoá thời cận đại (Bản hay)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Về kiến thức:

 - Biết kết hợp những kiến thức đã học ở môn Ngữ văm, địa lý, giáo dục công dân, âm nhạc, mỹ thuật . Để hiểu được những kiến thức cơ bản về sự phát triển của văn học, nghệ thuật, tư tưởng ở thời cận đại và những ảnh hưởng, tác động của nó đối với xã hội

 2.Về kỹ năng:

 - Biết vận dụng kiến thức đã học ở các môn có liên quan để hiểu biết những nét chủ yếu về thân thế, sự nghiệp, sự cống hiến của các nhà văn hoá, tư tưởng nêu trong SGK, biết phân tích, đánh giá những thành tựu văn hoá và tác dụng của nó đối với xã hội ( liên hệ thực tế ngày nay )

 3.Về thái độ:

 - Hình thành ý thức say mê học tập, tìm hiểu, sáng tạo

II. THIẾT BỊ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

 - Tranh ảnh, tác phẩm, những mẫu chuyện về các nhà văn hoá, tư tưởng, các trào lưu văn học, nghệ thuật, triết học của thời kỳ cận đại

 - Các sách, truyện kể về các danh nhân, các từ điển văn hoá, âm nhạc, mỹ thuật .

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

 1. Kiểm tra bài cũ:

 - Nguyên nhân bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất

 - Hãy phân tích tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất

 - Kết cục của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất

 - Hãy trình bày đoạn văn của em về cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất

 2.Giới thiệu bài mới:

 Sự phát triển kinh tế của các nước tư bản đã tạo điều kiện cho văn hoá, văn học nghệ thuật phát triển và đạt nhiều thành tựu, đặc biệt là sự ra đời của trào lưu tư tưởng tiến bộ. Để hiểu rõ về những thành tựu văn hoá thời cận đại, cô trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay

 

doc6 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/07/2022 | Lượt xem: 222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 7, Bài 7: Những thành tựu văn hoá thời cận đại (Bản hay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 7 Ngày soạn: 20-10-2007 CHƯƠNG III NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HOÁ THỜI CÂN ĐẠI BÀI 7 NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HOÁ THỜI CẬN ĐẠI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: - Biết kết hợp những kiến thức đã học ở môn Ngữ văm, địa lý, giáo dục công dân, âm nhạc, mỹ thuật. Để hiểu được những kiến thức cơ bản về sự phát triển của văn học, nghệ thuật, tư tưởng ở thời cận đại và những ảnh hưởng, tác động của nó đối với xã hội 2.Về kỹ năng: - Biết vận dụng kiến thức đã học ở các môn có liên quan để hiểu biết những nét chủ yếu về thân thế, sự nghiệp, sự cống hiến của các nhà văn hoá, tư tưởng nêu trong SGK, biết phân tích, đánh giá những thành tựu văn hoá và tác dụng của nó đối với xã hội ( liên hệ thực tế ngày nay ) 3.Về thái độ: - Hình thành ý thức say mê học tập, tìm hiểu, sáng tạo II. THIẾT BỊ TÀI LIỆU DẠY HỌC: - Tranh ảnh, tác phẩm, những mẫu chuyện về các nhà văn hoá, tư tưởng, các trào lưu văn học, nghệ thuật, triết học của thời kỳ cận đại - Các sách, truyện kể về các danh nhân, các từ điển văn hoá, âm nhạc, mỹ thuật. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - Nguyên nhân bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất - Hãy phân tích tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất - Kết cục của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất - Hãy trình bày đoạn văn của em về cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất 2.Giới thiệu bài mới: Sự phát triển kinh tế của các nước tư bản đã tạo điều kiện cho văn hoá, văn học nghệ thuật phát triển và đạt nhiều thành tựu, đặc biệt là sự ra đời của trào lưu tư tưởng tiến bộ. Để hiểu rõ về những thành tựu văn hoá thời cận đại, cô trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay 3.Dạy bài mới: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản HS cần nắm Hoạt động 1: Làm việc - GV nêu câu hỏi:Tại sao đầu thời cận đại nền văn hoá thế giới, nhất là châu Aâu có điều kiện phát tiển? - HS dựa vào kiến thức đã học trả lời, giáo viên nhấn mạnh: + Đây là thời kỳ nền kinh tế của các nước châu Aâu phát triển mạnh + Giao thời giữa xã hội phong kiến và TBCN, mối quan hệ xã hội thay đổi, nhiều mâu thuẫn xã hội nảy sinh + Đó chính là hiện thực sống động để sáng tác Hoạt động 2:Hoạt động nhóm - GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm *Nhóm I:Thể loại bi kịch + Giải tích ý nghĩ của thể loại + Tên tác giả, tác phẩm tiêu biểu, tóm tắt nội dung của một tác phẩm mà em biết *Nhóm II: Thể loại ngụ ngôn + Giải thích ý nghĩa của thể loại + Tác giả, tác phẩm tiêu biểu, tóm tắt nội dung *Nhóm III:Thể loại hài kịch + Giải thích ý nghĩa của thể loại hài kịch + Tác giả, tác phẩm tiêu biểu, tóm tắt nôi dung *Nhóm IV:Aâm nhạc, hội hoạ, tư tưởng + Kể tên những nhà soạn nhạc, hội hoạ tiêu biểu, + Trình bày hiểu biết về một trong những nhà soạn nhạc tiêu biểu - HS thảo luận trình bày vấn đề, giáo viên nhận xét, chốt ý chính - Giải thích ý nghĩa của thể loại + Bi kịch: phản ánh thực trạng xã hội, tồn tại nhiều mâu thuẫn xã hội, nhưng không giải quyết được và dẫn đến bế tắt + Ngụ ngôn:Thông qua các câu truyện nói về các loài vật để giáo dục mọi lứa tuổi + Hài kịch:Châm biếm hiện thực xã hội, thể hiện khát vọng công bằng, cuộc sống tốt đẹp của con người - Lập bảng tóm tắt những thành tựu văn hoá ở buổi đầu thời cân đại 1.Sự phát triển của Văn hoá trong buổi đầu thời cận đại *Điều kiện: - Kinh tế các nước phát triển - Xã hội đang ở thời điểm giao thời đó chính là điều kiện để sáng tác * Văn học: THỂ LOẠI TÁC GIẢ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU TÁC DỤNG - Bi kịch -Ngụ ngôn - Hài kịch - Sech pia (A) - Pi-e Coóc nây (P) - La-Phông-ten (P) - An-đéc-xen(ĐM) - Mô-li-e (P) - Ban-dắc (P) - Pu-skin (Nga) - Hăm léc, Rômiô và Julies - Gà trống và cáo - Cô bé bán diêm - Phản ánh hiện thực xã hội ở các nước trên thế giới thời kỳ cận đại - Tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến - Hình thành tư tưởng tiến bộ - Sau khi giới thiệu sơ lược những thành tựu văn học, GV chuyển ý nêu câu hỏi:Những thành tựu văn hoá đầu thời cận đại có tác dụng gì ? - HS trả lời, gv hoàn thành bảng tóm tắt - Nội dung của nhóm IV + Aâm nhạc: Bét-tô-ven nhà soạn nhạc thiên tài người Đức, sáng tác của ông thấm đượm tinh thần dân chủ, cách mạng, trong đó nổi bật là bản giao hưởng số 3, 5, 7. MôDa nhà soạn nhạc vĩ đại người Aùo, người có cống hiến lớn cho nghệ thuật hợp xướng + Hội hoạ:Rem-bran hoạ sĩ Hà Lan, nổi tiếng với chân dung phong cảnh Hoạt động 1: Làm việc cá nhân - GV trình bày: những điều kiện dẫn đến những thành tựu văn hoá thời kỳ này + Cuối thế kỷ XIX chủ nghĩa tư bản được xác lập trên toàn thế giới và chuyển sang giai đoạn CNĐQ + Giai cấp tư sản nắm quyền thống trị, mở rộng xâm lược thuộc địa, đời sống nhân dân lao động, bị áp bức ngày càng khổ cực Đậy là hiện thực để các nhà văn, nhà nghệ thuật phản ánh đầy đủ trong các tác phẩm của mình - GV sử dụng bảng tóm tắt cùng với học sinh hoàn thành nội dung * Âm nhạc: - Bét-tô-ven ( Đ ) - Mô-Da ( Aùo ) * Hội hoạ: - Rem-bran ( Hà Lan ) * Về tư tưởng: - Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Ru-xô - Mê-li-ê, nhóm bách khoa toàn thư do Đi-đơ-rô 2.Thành tựu của văn học, nghệ thuật từ đầu thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX * Về văn học: Tác giả Năm sinh- mất Tác phẩm tiêu biểu Vích to Huy-gô 1802-1885 Những người khốn khổ Lep Tôn-xtôi 1828-1910 Chiến tranh và hoà bình Mác-Tuên 1835-1910 Những cuộc phiêu lưu của Hác-ki-bê-ri Lỗ Tấn 1881-1936 A.Q chính truyện, Thuốc Hoạt động: 2 Làm việc cá nhân - GV yêu cầu học sinh trình bày những thành tựu về nghệ thuật, hoạ sĩ - GV giới thiệu sơ lược về các thành tựu nghệ thuật, những tranh vẽ của các nhà hội hoạ Hoạt động 1:Làm việc cá nhân - GV cùng với học sinh trao đổi, tìm hiểu về chủ nghĩa xã hội không tưởng, Triết học Đức và kinh tế chính trị Anh, chủ nghĩa xã hội khoa học * Về nghệ thuật: - Cung điện Véc-xay ( P ) được hoàn thành vào năm 1780 - Viện bảo tàng Ec-mi-ta-giơ( A), bảo tàng Lu-vrơ ( P ) * Hoạ sĩ: - Van Gốc (Hà Lan ): Hoa hướng dương - Phu-gi-ta (NB), Pi-cát-xô (TBN), Lê-vi-tan ( Nga ) 3. Trào lưu tư tưởng tiến bộ và sự ra đời, phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học từ giữa thế lỷ XIX đến đầu thế kỷ XX Hoàn cảnh Tiêu biểu Tư tưởng CNXH không tưởng CNTB phát triển gây ra nhiều đau khổ cho nhân dân - Xanh-xi-mông - Phu-ri-ê - Ô-oen - Tố cáo sự bóc lột của CNTB, mong ước xây dựng một xã hội tốt đẹp, không có chế độ tư hữu, không có áp bức bóc lột, nhân dân được làm chủ phương tiện của mình - Đi đến xây dựng xã hội bằng con đường tuyên truyền, thuyết phục, nêu gương Triết học Đức và kinh tế chính trị Anh - Hê-ghen - Phoi-ơ-Bách - AđamXmít, Ri-các-đô - Duy tâm khách quan - Duy vật siêu hình - Mở đầu lý luận về giá trị lao động CNXH khoa học -CNTB chuyển sang giai đoạn CNĐQ -Giai cấp vô sản bị bốc lột thậm tệ hơn -Phong trào công nhân phát triển -Các-Mác -Aêng-ghen -Lê-nin -Xây dựng xã hội mới bằng con đường đấu trnh giai cấp -Do chính giai cấp vô sản thực hiện Hoạt động 2: làm việc cá nhân - GV nêu câu hỏi: Vai trò của chủ nghĩa xã hội khoa học? - HS suy nghĩ trả lời giáo viên nhấn mạnh * Vai trò của CNXHKH -Chủ nghĩa mác là đỉnh cao của trí tuệ loài người, cương lĩnh cách mạng cho cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, xây dựng xã hội cộng sản -Mở ra kỷ nguyên mới cho sự phát triển của khoa học ( khoa học tự nhiên, khoa học xã hội) 4. Sơ kết bài học: a .Củng cố - GV nhấn mạnh những thành tựu mà con người đạt được trong thời cận đại và giá trị của nó có ý nghĩa đến ngày hôm nay b.Dặn dò: - Học bài cũ - Ôn tập * Một số kiến thức cung cấp cho giảng dạy thành về tựu văn học: - Hăm-léc: là thái tử của nước Đan Mạch, học ở Anh quốc, nhận được tin cha mất, Hăm-léc về chịu tang. Sau đó mẹ hăm-léc lấy chú, vì vậy Hăm-léc nghi ngờ về cái chết của cha, để dể điều tra, Hăm-léc giả điên. Hăm-léc phát hiện ra nguyên nhân cái chết của cha mình là do sự cấu kết giữa mẹ và chú.Biết hăm-léc biết được sự thật, ông chú tìm cách giết hăm-léc. Trong một cuộc đọ kiếm , người chú đã tẩm thuốc độc vào thanh kiếm, với mục đích nếu Hăm-léc bị thương thì sẽ trúng độc chết đồng thời chuẩn bị ly rượu độc, nếu hăm-lec thắng thì sẽ chúc mừng bằng ly rượu độc. Bi kịch đã xảy ra: Khi thấy Hăm-lec thắng trong trận đọ kiếm, mẹ hăm-lec bưng ly rượu lên uống, trúng độc chết, sau đó sự giằng co giữa hăm-léc và người chú dẫn đến hai người dùng kiếm đâm nhau và cả hai đều chết - Rômiô và Julies: Phản ánh quan điểm, lỗi thời, lạc hậu của chế độ phong kiến, cản trở tình yêu đôi lứa và hậu quả sự thù hận giữa hai dòng học đã dẫn đến cái chết của 2 Rômiô và Julies - Ban-zắc: tiểu thuyết tấn trò đời - Chiến tranh và hoà bình: nói về cuộc chiến tranh Nga-Pháp ( chiến tranh Napôlêông), phản ánh tinh thần chiến đấu vĩ đại của nhân dân Nga qua nhân vật Anđrây và Natasa - A.Q chính truyện:nói về cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc, qua nhân vật A.Q Lỗ tấn châm biếm căn bệnh tinh thần, tính tự cao, tự đại của người trung Quốc. Đồng thời phê phán cuộc cách mạng tân hợi là cuộc cách mạng tư sản nữa vời, thể hiện ở chổ trốn tránh việc phát động quần chúng làm cách mạng triệt để - Thuốc:Nói về căn bệnh mê tính dị đoan của người Trung Quốc, đồng thời phản ánh sự bế tắt của cuộc cách mạng Tân Hợi. + Nghe nói ăn bánh bao tẩm máu trị được bệnh lao. Bố Thuyên mua bánh bao tẩm máu cho con trai đang mắc bệnh ăn. Tầng lớp thống trị đã lấy máu của một chiến sĩ cách mạng vừa bị xử tử sáng nay tẩm vào bánh bao và đem bán. Kết quả con của ông Thuyên chết. Tại nghĩa địa 2 mẹ Thuyên và người chiến sĩ cộng sản gặp nhau. Sự bế tắc của cách mạng tân Hợi, cần một liều thuốc để giải quyết

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_tiet_7_bai_7_nhung_thanh_tuu_van_hoa.doc