Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 7: Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918 - Đỗ Văn Bính

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. Về kiến thức: Học xong bài này, học sinh cần:

 - Biết rõ sự phát triển không đều giữa các nước đế quốc dẫn tới mâu thuẫn giữa các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX về vấn đề thuộc địa. Đây là nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất.

 - Trình bày được diễn biến chính của chiến tranh thế giới thứ nhất trên lược đồ.

 - Biết được kết cục của chiến tranh.

 2. Về kỹ năng:

 - Biết đánh giá và hiểu được một số vấn đề lịch sử như: Nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân trực tiếp.

 - Biết trình bày được diễn biến chính của chiến tranh thế giới thứ nhất trên lược đồ thế giới.

 - Biết phân tích được tính chất và kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất.

 3. Về tư tưởng – tình cảm:

 - Thông qua bài học, bồi dưỡng cho HS tinh thần đấu tranh chống áp bức, bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

 - Tin tưởng vào sự lãnh đạo của các Đảng cộng sản trong cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình chống chiến tranh.

 4. Về phương tiện dạy học:

 - Lược đồ chiến tranh thế giới thứ nhất.

 - Bảng thống kê hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất

 - Tranh ảnh lịch sử liên quan đến bài học.

 5. Về phương pháp:

 - Giáo viên sử dụng những câu hỏi nêu vấn đề, thuyết trình và phân tích diễn biến các sự kiện trên lược đồ lịch sử thế giới.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 7: Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918 - Đỗ Văn Bính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 07 Ngày soạn: 02/10/2011 Ngày dạy: 03/10/2011 Trường THPT Phan Đình Phùng Người soạn: Đỗ Văn Bính TIẾT 07 BÀI: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 – 1918) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: Học xong bài này, học sinh cần: - Biết rõ sự phát triển không đều giữa các nước đế quốc dẫn tới mâu thuẫn giữa các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX về vấn đề thuộc địa. Đây là nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. - Trình bày được diễn biến chính của chiến tranh thế giới thứ nhất trên lược đồ. - Biết được kết cục của chiến tranh. 2. Về kỹ năng: - Biết đánh giá và hiểu được một số vấn đề lịch sử như: Nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân trực tiếp. - Biết trình bày được diễn biến chính của chiến tranh thế giới thứ nhất trên lược đồ thế giới. - Biết phân tích được tính chất và kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất. 3. Về tư tưởng – tình cảm: - Thông qua bài học, bồi dưỡng cho HS tinh thần đấu tranh chống áp bức, bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. - Tin tưởng vào sự lãnh đạo của các Đảng cộng sản trong cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình chống chiến tranh. 4. Về phương tiện dạy học: - Lược đồ chiến tranh thế giới thứ nhất. - Bảng thống kê hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất - Tranh ảnh lịch sử liên quan đến bài học. 5. Về phương pháp: - Giáo viên sử dụng những câu hỏi nêu vấn đề, thuyết trình và phân tích diễn biến các sự kiện trên lược đồ lịch sử thế giới. B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp học: Kiểm tra sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Nêu những nét chính về quá trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân Châu Phi. Câu 2: Trình bày những nét khái quát về cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc khu vực Mĩ latinh đầu thế kỉ XX? 3. Giới thiệu bài mới: Giáo viên giới thiệu: Từ năm 1914 đến năm 1918, nhân laoij đã phải trải qua một cuộc chiến tranh thế giới tàn khốc nhất, lôi cuốn nhiều quốc gia tham gia, chủ yếu là ở Châu Âu, cuộc chiến tranh này đã gây nên những tổn thất to lớn về người và của. Vì sao cuộc chiến tranh này dduwwocj gọi là chiến tranh thế giới thứ nhất, nguyên nhân, diễn biến và kết quả của nó ra sao? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay để giải đáp các vấn đề trên. 4. Dạy và học bài mới: Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: GV với cả lớp và cá nhân. Giáo viên: Treo lược đồ “Chủ nghĩa tư bản” thế kỉ VII – 1914, nêu lên hai vấn đề: + Lược đồ thể hiện sự phân chia thuộc địa của các nước đế quốc. + Lược đồ thể hiện tốc độ phát triển kinh tế giữa các nước đế quốc. Sau đó GV nêu câu hỏi: Căn cứ vào lược đồ và những kiến thức đã học, em hãy rút ra những đặc điểm mang tính qui luật của chủ nghĩa tư bản. HS trình bày dựa trên hiểu biết của mình kết hợp với quan sát lược đồ. GV nhận xét chốt ý. GV phát vấn HS: Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản và sự phân chia thuộc địa không đều sẽ dẫn đến hậu quả tất yếu gì? HS suy nghĩ trả lời. GV nhận xét, kết luận. Hoạt động 2: GV với cả lớp và cá nhân. GV yêu cầu HS theo dõi SGK những cuộc chiến tranh giành thuộc địa đầu tiên của các nước đế quốc, sau đó nêu nhận xét. HS theo dõi SGK và tự rút ra nhận xét GV nhận xét, kết luận. GV cung cấp thêm thông tin: Các cuộc chiến tranh đó chứng tỏ nhu cầu về thị trường và thuộc địa là không thể thiếu đối với các nước đế quốc. Vì vậy mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa giữa các nước đế quốc là điều không thể tranh khỏi. GV phát vấn HS: Các nước đế quốc đã làm gì để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh giành giật thuộc địa. HS dựa vào SGK tìm ý, suy nghĩ trả lời. GV nhận xét, kết luận. GV phát vấn HS: Nguyên nhân trực tiếp của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? HS dựa vào SGK tìm ý, suy nghĩ trả lời. GV nhận xét, kết luận. Hoạt động 3: GV với cả lớp và cá nhân. Giáo viên: yêu cầu HS theo dõi SGK lập niên biểu về hai giai đoạn của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (Theo mẫu) Thời gian Sự kiện chính Kết quả HS theo dõi SGK tự lập bảng. GV treo bảng phụ đã chuẩn bị lên bảng và nhận thông tin phản hồi từ HS. HS theo dõi và tự sửa chữa. Trong giai đoạn 1 này, GV giới thiệu cho HS trận Véc đoong. HS nghe và ghi nhớ GV phát vấn HS: Em có nhận xét gì về giai đoạn 1 của cuộc chiến HS suy nghĩ tự rút ra nhận xét. GV nhận xét, kết luận: + Chiến sự diễn ra ác liệt nhưng ưu thế quân sự không thuộc về bên nào cả. + Cả hai phe đều lôi kéo nhiều nước tham gia và đều sử dụng nhiều vũ khí hiện đại để giết hại lẫn nhau. + Mĩ vẫn chưa tham gia vào cuộc chiến. HS lập bảng giai đoạn thứ hai của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. GV treo bảng phụ đã chuẩn bị lên bảng và nhận thông tin phản hồi từ HS. HS theo dõi và tự sửa chữa GV phát vấn HS: Vì sai Mĩ tham gia chiến tranh muộn hơn các nước đế quốc khác, và vì sao Mĩ lại nằm vào Phe Hiệp ước? HS suy nghĩ trả lời, các HS khác bổ sung thêm. GV nhận xét, kết luận GV giới thiệu cho HS hình 15 trong SGK: Đức kí văn kiện đầu hàng vô điều kiện. Kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất. Hoạt động 4: GV với cả lớp và cá nhân. GV yêu cầu HS theo dõi SGK sau đó nêu câu hỏi: Chiến tranh thế giới thứ nhất để lại hậu quả gì cho nhân loại? HS theo dõi SGK và trả lời GV nhận xét, kết luận. GV phát vấn HS: Vì sao nói chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa? HS dựa vào kiến thức mới vừa học, suy nghĩ trả lời. Các HS khác bổ sung thêm. GV nhận xét, kết luận: GV nêu một vài thiệt hại to lớn về vật chất và cong người trong cuộc chiến tranh này (Sách giáo viên), để HS thấy được tính chất và mức độ của cuộc chiến tranh này đối với nhân loại. 1. Nguyên nhân của chiến tranh: - Vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đều giữa các nước tư bản về kinh tế chính trị đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. - Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa đã dẫ đến các cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên: + Mĩ – Tây Ban Nha năm 1898 + Anh – Bô ơ năm 1899 - 1902 + Nga – Nhật năm 1904 – 1905 - Để chuận bị cho một cuộc chiến tranh lớn nhằm tranh giành thị trường thuộc địa, các nước đế quốc đã thành lập hai khối quân sự đối lập nhau: + Khối Liên minh gồm Đức – Áo – Hung vào năm 1882. + Khối Hiệp ước gồm Anh – Pháp – Nga vào năm 1907 → Cả hai khối đều ra sức chạy đua vũ trang nhằm tranh giành nhau làm bá chủ thế giới. - Ngày 28/6/1914, thái tử Áo – Hung bị một phần tử người Xéc-bi ám sát. Sự kiện này châm ngòi cho cuộc chiến tranh. 2. Diễn biến chiến tranh: a. Giai đoạn thư nhất (1914 – 1916): Thời gian Sự kiện chính Từ 01/8/1914 đến 03/8/1914 - Đức tuyên chiến với Nga và với Pháp. Ngày 04/8/1914 - Anh tuyên chiến với Đức. Chiến tranh bùng nổ. Ở giai đoạn này Đức tập trung lực lượng chủ yếu về phía Tây nhằm nhanh chóng thôn tính nước Pháp, nhưng do Nga tấn công Đức ở Phía Đông nên buộc Đức phải điều lực lượng về để đối phó, nhờ vậy Pháp được cứu nguy. Năm 1916 - Chiến tranh chuyển sang thế cầm cự đối với cả hai phe. b. Giai đoạn hai (1917 – 1918): Thời gian Sự kiện chính Tháng 2/1917 - Cách mạng tháng Hai ở Nga diễn ra, phong trào cách mạng thế giới bùng nổ và dâng cao buộc Mĩ phải tham chiến và đứng về phe Hiệp ước. (tháng 4/1917) - Phe Liên minh liên tiếp bị thua trận. Từ cuối năm 1917 - Phe Hiệp ước liên tiếp mở các cuộc tấn công làm cho đồng minh của Đức lần lượt đầu hàng Ngày 11/11/1918 - Đức đầu hàng vô điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với thất bại hoàn toàn thuộc về phe Liên minh. 3. Kết cục của chiến tranh: - Chiến tranh thế giới thứ nhất gây nên những tổn thất to lớn về người và của: 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc, nhà cửa, nhiều công trình văn hóa bị phá hủy trong chiến tranh chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đôla. - Chiến tranh chỉ đem lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận, nhất là Mĩ, bản đồ thế giới bị chia lại, Đức mất hết toàn bộ thuộc địa, Anh, Pháp, Mĩ được thêm nhiều thuộc địa. - Tuy nhiên vào giai đọa cuối của chiến tranh, phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh, đặc biệt là sự bùng nổ và giành thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. C. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI VỀ NHÀ: 1. Bài vừa học: BÀI: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 – 1918) Câu 1: Trình bày nguyên nhân dẫn đến chiến tranh. Câu 2: Trình bày diễn biến chiến tranh trên lược đồ. Câu 3: Nêu kết cục của chiến tranh? 2. Bài sắp học: BÀI: NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA THỜI CẬN ĐẠI Câu 1: Thống kê những thành tựu văn hóa thời cận đại? DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_tiet_7_chien_tranh_the_gioi_thu_nhat.doc