Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 9: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại - Đỗ Văn Bính

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. Về kiến thức: Học xong bài này:

 - Học sinh cần hệ thống hóa được các kiến thức cơ bản của lịch sử thế giới cận đại về: Các cuộc cách mạn tư sản; các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa; phong trào công nhân cuối TK XIX đầu TK XX; chiến tranh TG lần thứ 1

2. Về kỹ năng:

 - Rèn luện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức, phân tích sự kiện v.v

 3. Về tư tưởng – tình cảm:

 - Củng cố thái độ, tư tưởng, tình cảm đúng đắn qua các bài đã học.

 4. Về phương tiện dạy học:

 - Các tư liệu, lược đồ và hình ảnh liên quan đến bài học.

 5. Về phương pháp:

 - Giáo viên sử dụng phương pháp hoạt động nhóm, lập bảng hệ thống hóa kiến thức.

B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1. Ổn định lớp học: Kiểm tra sĩ số lớp.

 2. Kiểm tra bài cũ:

Câu 1: Trình bày những thành tựu văn hóa thời cận đại.

 3. Dẫn dắt bài mới:

Phần lịch sử thế giới cận đại từ Cách mạng Hà Lan đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất và Cách mạng tháng Mười Nga có những nội dung:

 - Sự thắng lợi của cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

 - Sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế và sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản, phong trào đấu tranh của các dân tộc chống chủ nghĩa thực dân.

 Để hiểu được các nội dung trên bài học hôm nay chúng ta sẽ ôn lại những kiến thức đã học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 402 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 9: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại - Đỗ Văn Bính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 09 Ngày soạn: 16/10/2011 Ngày dạy: 17/10/2011 Trường THPT Phan Đình Phùng Người soạn: Đỗ Văn Bính TIẾT 09 BÀI: ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: Học xong bài này: - Học sinh cần hệ thống hóa được các kiến thức cơ bản của lịch sử thế giới cận đại về: Các cuộc cách mạn tư sản; các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa; phong trào công nhân cuối TK XIX đầu TK XX; chiến tranh TG lần thứ 1 2. Về kỹ năng: - Rèn luện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức, phân tích sự kiện v.v 3. Về tư tưởng – tình cảm: - Củng cố thái độ, tư tưởng, tình cảm đúng đắn qua các bài đã học. 4. Về phương tiện dạy học: - Các tư liệu, lược đồ và hình ảnh liên quan đến bài học. 5. Về phương pháp: - Giáo viên sử dụng phương pháp hoạt động nhóm, lập bảng hệ thống hóa kiến thức. B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp học: Kiểm tra sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Trình bày những thành tựu văn hóa thời cận đại. 3. Dẫn dắt bài mới: Phần lịch sử thế giới cận đại từ Cách mạng Hà Lan đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất và Cách mạng tháng Mười Nga có những nội dung: - Sự thắng lợi của cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. - Sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế và sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản, phong trào đấu tranh của các dân tộc chống chủ nghĩa thực dân. Để hiểu được các nội dung trên bài học hôm nay chúng ta sẽ ôn lại những kiến thức đã học. 4. Dạy và học bài mới: Hoạt động của Thầy – trò Kiến thức cơ bản HS cần nắm GV hướng dẫn HS xác định cụ thể những sự kiện lịch sử cơ bản của thời cận đại. * Hoạt động 1: GV với nhóm GV chia cả lớp thành ba nhóm lớn với nội dung cụ thể: Nhóm 1. Hãy nêu nguyên nhân bùng nổ, động lực, lãnh đạo, hình thức, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử, hạn chế của các cuộc Cách mạng tư sản thế kỉ XVI - XIX? Nhóm 2. Hãy nêu những đặc điểm chung và đắc điểm riêng của các cuộc Cách mạng tư sản từ thế kỉ XVI - XIX? Nhóm 3. Khái niệm cách mạng tư sản (phân biệt với cách mạng xã hội chủ nghĩa về nguyên nhân, mục địch, lực lượng tham gia, lực lượng lãnh đạo, kết quả, ý nghĩa). Các nhóm thảo luận trong thời gian là 5 phút sau đó cử đại diện lên trình bày. Các nhóm khác theo dõi bổ sung thêm. GV nhận xét và chốt ý. GV phát vấn: Trình bày về quan hệ sản xuất phong kiến và quan hệ sản xuất TBCN? HS theo dõi sách giáo khoa, kết hợp với những kiến thức đã học, suy nghĩ trả lời. Các HS khác theo dõi bổ sung thêm. GV nhận xét, kết luận GV phát vấn: Thế nào là tự do cạnh tranh, thế nào là độc quyền, cho ví dụ? HS theo dõi sách giáo khoa, kết hợp với những kiến thức đã học, suy nghĩ trả lời. Các HS khác theo dõi bổ sung thêm. GV nhận xét, kết luận GV phát vấn: Chứng minh về sự phát triển từ “tự phát” sang “tự giác” của phong trào công nhân. HS theo dõi sách giáo khoa, kết hợp với những kiến thức đã học, suy nghĩ trả lời. Các HS khác theo dõi bổ sung thêm. GV nhận xét, kết luận GV phát vấn: Vì sao các cuộc đấu tranh của nhân dân các nước chống thực dân bị thất bại ? HS theo dõi sách giáo khoa, kết hợp với những kiến thức đã học, suy nghĩ trả lời. Các HS khác theo dõi bổ sung thêm. GV nhận xét, kết luận 1. Những kiến thức cơ bản: - Sự thắng lợi của cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản - Sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế. - Sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản và phong trào đấu tranh của các dân tộc chống chủ nghĩa thực dân. - Nguyên nhân sâu xa: Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư sản chủ nghĩa với quan hệ phong kiến ngày càng sâu sắc - Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự bùng nổ của mỗi cuộc cách mạng tư sản... (Có nhiều nguyên nhân khác nhau tùy thuộc vào mỗi nước) VD... - Động lực cách mạng: Quần chúng nhân dân, lực lượng thúc đẩy cách mạng tiến lên (điển hình là cách mạng tư sản Pháp). - Lãnh đạo cách mạng: Chủ yếu là tư sản hoặc quí tộc tư sản hóa. VD... Hình thức diễn biến của các cuộc cách mạng tư sản cũng không giống nhau (có thể là nội chiến, có thể là chiến tranh giải phóng dân tộc, có thể là cải cách hoặc thống nhất đất nước,...). - Kết quả: xóa bỏ chế độ phong kiến ở những mức độ nhất định, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. - Hạn chế: + Hạn chế chung: chưa mang lại quyền lợi cho nhân dân lao động, sự bóc lột của giai cấp tư sản với giai cấp vô sản ngày càng tăng... + Hạn chế riêng: tùy vào mỗi cuộc cách mạng. Chỉ có cách mạng Pháp thời kỳ chuyên chính Giacôbanh đã đạt đến đỉnh cao của cách mạng nên cuộc cách mạng này còn có tình triệt để nhưng vẫn còn hạn chế). - So sánh cách mạng tư sản và cách mạng xã hội chủ nghĩa: Mục đích, lãnh đạo, kết quả, ý nghĩa. 2. Nhận thức đúng những vấn đề chủ yếu. - Thứ nhất, về bản chất của các cuộc cách mạng tư sản. + Nguyên nhân bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản là do mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất PK và QHSX TBCN. + Mục tiêu của cách mạng là lật đổ chế độ phong kiến => phát triển CNTB - Thứ hai, về CNTB => CNĐQ. + Là thời kỳ CNTB tự do cạnh tranh => Độc quyền. + Khi chuyển sang giai đoạn ĐQCN các nước TB đẩy mạnh xâm lược thuộc địa. - Thứ ba, về phong trào công nhân. + CNTB càng phát triển, phong trào công nhân phát triển từ “tự phát” sang “tự giác”. + Sự phát triển của phong trào công nhân dẫn đến sự ra đời của CNXHKH. - Thứ tư, về vấn đề xâm lược thuộc địa của CNTD. + CNTB phát triển gắn liền với cuộc xâm chiếm thuộc địa. + Phong trào đấu tranh chống CNTD xâm lược của các nước bị xâm lược diễn ra mạnh mẽ nhưng thất bại. + Việc phân chia thuộc địa không đều giữa các nước đế quốc dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất. C. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI VỀ NHÀ: 1. Bài vừa học: BÀI: ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI Câu 1: Trình bày những nội dung cơ bản của lịch sử thế giới thời cận đại? 2. Bài sắp học: Tiết 10: KIỂM TRA VIẾT 1 TIẾT DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_tiet_9_on_tap_lich_su_the_gioi_can_da.doc