I. Mục tiêu bài học:
+ Nắm được nội dung hội nghị BCHTW-8 và mặt trận Việt Minh ra đời xây dựng lực
lượng cách mạng tiến hành. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thắng lợi.
+ Thấy được vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và mặt trận Việt Minh trong việc xúc tiến chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa.
+ Rèn kỹ năng phân tích và khái quát lịch sử.
II.Thiết bị:
Bản đồ cách mạng tháng Tám và các tư liệu.
III.Tổ chức dạy học:
1. Ổn định tổ chức: GV ghi sĩ số học sinh
2. Kiểm tra:
Trình bày tóm tắt cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và Nam Kì ?
3. Bài mới
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 256 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 12 - Tiết 25, Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng tám (1939-1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 25 Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi
nghĩa tháng tám ( 1939~1945 )
nước việt nam dân chủ cộng hòa ra đời
Ngày soạn: 20/11/11
Ngày giảng:12a. sĩ số
12b.
12c:
I. Mục tiêu bài học:
+ Nắm được nội dung hội nghị BCHTW-8 và mặt trận Việt Minh ra đời xây dựng lực
lượng cách mạng tiến hành. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thắng lợi.
+ Thấy được vai trò của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc và mặt trận Việt Minh trong việc xúc tiến chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa.
+ Rèn kỹ năng phân tích và khái quát lịch sử.
II.Thiết bị:
Bản đồ cách mạng tháng Tám và các tư liệu.
III.Tổ chức dạy học:
1. ổn định tổ chức: GV ghi sĩ số học sinh
2. Kiểm tra:
Trình bày tóm tắt cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn và Nam Kì ?
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
- Tại cột mốc 108, Bác về sống một thời gian ở xã Chiềng Hà - Hà Quảng- Cao Bằng chuẩn bị cho việc triệu tập Hội nghị BCHTW- 8. Ngày 8/2/1941 Bác về Pắc Bó sống ở lán Khuổi Nậm triệu tập Hội nghị BCHTW.
? Hội nghị BCHTW- 8 hoàn chỉnh chủ trương đề ra từ Hội nghị BCHTW- 6 tháng 11/1939 có nội dung gì ?
- Việt Minh thay cho mặt trận Phản đế 1939, hội Cứu quốc thay cho hội Phản đế.
- Việt Nam độc lập đồng minh.
- Chương trình gồm 10 điểm.
? Cụng tỏc chuẩn bị?
- Các Hội: Nông dân cứu quốc, Công nhân cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc.....
- Tăng cường lực lượng chính trị
- Ban Thường vụ TW Đảng họp ở Võng La.
- VNTTGPQ sau 2 ngày đã đánh thắng 2 trận ở Phay Khắt và Nà Ngần.
Nắm được do điều kiện cho phép các địa phương đã tiến hành khởi nghĩa từng phần tiến tới Tổng khởi nghĩa.
? Tại sao trước khi thất bại Nhật đảo chính Pháp ?
* Hai con chó không thể ăn chung.
* Trừ hậu họa Pháp đánh sau lưng.
* Giữ lấy cầu nối liền thuộc địa.
- Ban Thường vụ TW họp ở Đình Bảng
? Cho biết sự chuẩn bị cuối cùng về mọi mặt sãn sàng chờ thời cơ tiến hành Tổng khởi nghĩa.
- Hội nghị Quân sự Bắc kỳ họp ở Hiệp Hòa.
-Theo quyết định của Hội nghị Quân sự.
-Gồm các tỉnh Việt Bắc và các tỉnh lân cận
II. Phong trào giải phóng dân tộc.
3. Nguyễn ái quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ( 5/1941 ).
+Ngày 28/1/1941 Nguyễn ái Quốc về nước,
Người trực tiếp chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương.
+ Hội nghị BCHTW- 8 tại Pắc Bó- Cao Bằng
- Khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt là giải phóng dân tộc.
- Quyết định thành lập mặt trận Việt Minh.
- Xác định nhiệm vụ khởi nghĩa là nhiệm vụ trọng tâm và từ khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa.
+ Ngày 19/5/1941 mặt trận Việt Minh ra đời và sau đó ra tuyên ngôn, chương trình và điều lệ.
4. Chuẩn bị tiến tới giành chính quyền.
a) Xây dựng lực lượng cho cuộc khởi nghĩa vũ trang.
+ Xây dựng lực lượng chính trị.
- Xây dựng các hội Cứu quốc trong mặt trận Việt Minh thí điểm ở Cao Bằng sau đó mở rộng ra Cao – Bắc – Lạng.
- Ra đề cương văn hóa năm 1943, lập Đảng Dân chủ Việt Nam và Hội Văn hóa Cứu quốc Việt Nam năm 1944.
+ Xây dựng lực lượng vũ trang.
- Trung đội CQQ- I ( 14/2/1941 ).
- Trung đội CQQ- II ( 15/9/1941 ).
+ Xây dựng căn cứ địa.
- Căn cứ địa Bắc Sơn–Vũ Nhai ( 11/1940).
- Căn cứ địa Cao Bằng ( 1941 ).
b) Gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
+ Hội nghị Ban thường vụ TW vạch kế hoạch chuẩn bị toàn diện cho khởi nghĩa vũ trang.
+ Trung đội CQQ- III ra đời ( 25/2/1944 ).
+ Ngày 7/5/1944 Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị “ Sửa soạn khởi nghĩa ”
và ngày 10/8/1944 Trung ương Đảng kêu gọi “ Sắm vũ khí đuổi thù chung ”.
Trung đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời ( 22/12/1944 ).
III. Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
1. Khởi nghĩa từng phần ( Từ tháng 3 đến giữa tháng 8-1945 )
+ Do điều kiện phát xít Đức bị tiêu diệt, Nhật thất bại ở châu á-Thái Bình Dương, Nhật đã đảo chính pháp vào 9/3/1945. Sau đảo chính Nhật lập chính phủ tay sai, tăng cường vơ vét, đàn áp.
+ Ngày 12/3/1945 Ban thường vụ TW ra chỉ thị “ Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta ” và đa ra khẩu hiệu “ Đánh đuổi phát xít Nhật ”. Hội nghị quyết định “ Phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước ”
+ Một phong trào đấu tranh đã nổ ra:
- ở căn cứ địa VNTTGPQ và CQQ kết hợp với quần chúng nổi dậy giải phóng và lập chính quyền.
- ở Bắc kỳ phong trào quần chúng phá kho thóc của Nhật giải quyết nạn đói. Phong trào khởi nghĩa từng phần dâng lên ở nhiều nơi.
- ở Quảng Ngãi tù chính trị ở Ba Tơ nổi dậy khởi nghĩa ngày 11/3/1945, lập chính quyền cách mạng và tổ chức du kích Ba Tơ.
2 Sự chuẩn bị cuối cùng trước ngày Tổng khởi nghĩa.
+ Hội nghị quân sự Bắc kỳ ( từ 15 đến 20/4/1945 ).
- Quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang và phát triển vũ trang và nửa vũ trang. Tích cực phát triển chiến tranh du kích, xây dựng chiến khu.
- Mở trường đào tạo cán bộ quân sự và chính trị.
- Thành lập ủy ban Quân sự cách mạng Bắc kỳ.
+ Ngày 16/4/1945 Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị thành lập ủy ban Dân tộc giải Việt Nam và ủy ban các cấp.
+ Ngày 15/5/1945 thống nhất VNTTGPQ và CQQ thành Việt Nam GPQ. Nhiều chiến khu và căn cứ địa thành lập. Tháng 5/1945 Bác Hồ từ Pắc Bó về Tân Trào.
+ 4/6/1945 thành lập khu giải phóng Việt Bắc, ủy ban lâm thời khu giải phóng ra đời.
4. Củng cố: Khi thời cơ đến Đảng và Việt Minh đã kịp thời phát động Tổng khởi nghĩa
giành chính quyền nhanh chóng trong cả nước.
5. Giao nhiệm vụ về nhà: Đọc trước và nắm vững nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám 1945.
Tư liệu :
Sau khi triệu tập hội nghị TW-8, tháng 8/1942 Bác Hồ quay trở lại Trung Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh. ở Trung Quốc Hồ Chí Minh bị chính quyền Trung Hoa dân quốc bắt giam từ tháng 8/1942 đến tháng 9/1943. Trong thời gian này Hồ Chí Minh đã qua ~ 30 nhà tù của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây. Khi ở tù và ra ngoài Hồ Chí Minh đã viết “ Ngục trung nhật ký ”. Năm 1944 Hồ Chí Minh trở lại Pắc Bó lãnh đạo Tổng khởi nghĩa.
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_tiet_25_bai_16_phong_trao_giai_phong.doc