Giáo án Lịch sử Lớp 12 - Tiết 47, Bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000

I. Mục tiêu:

+ Ôn tập đánh giá tiếp thu kiến thức lịch sử cơ bản phần lịch sử dân tộc từ 1954 đến 1975. Trên cơ sở đó nhằm củng cố và khắc sâu những kiến thức đã học.

+ Góp phần nâng cao nhận thức lịch sử và có quan điểm, thái độ đúng đắn với những nội dung, sự kiện lịch sử dân tộc. Củng cố lòng yêu thích môn học lịch sử.

+ Rèn luyện kĩ năng ghi nhớ các mốc lịch sử, các sự kiện lịch sử, kĩ năng trình bày các vấn đề lịch sử.

II. Thiết bị:

III. Tổ chức dạy và học

1. Ổn định tổ chức: GV ghi sĩ số học sinh

2. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ

3. Bài mới.

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 260 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 12 - Tiết 47, Bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 47. Bài 27: Tổng kết lịch sử Việt nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000 Ngày soạn: 6/4/2011 Ngày dạy:12a: sĩ số: 12b: I. Mục tiêu: + Ôn tập đánh giá tiếp thu kiến thức lịch sử cơ bản phần lịch sử dân tộc từ 1954 đến 1975. Trên cơ sở đó nhằm củng cố và khắc sâu những kiến thức đã học. + Góp phần nâng cao nhận thức lịch sử và có quan điểm, thái độ đúng đắn với những nội dung, sự kiện lịch sử dân tộc. Củng cố lòng yêu thích môn học lịch sử. + Rèn luyện kĩ năng ghi nhớ các mốc lịch sử, các sự kiện lịch sử, kĩ năng trình bày các vấn đề lịch sử. II. Thiết bị: III. Tổ chức dạy và học 1. ổn định tổ chức: GV ghi sĩ số học sinh 2. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt ? Nhắc lại các thời kì phát triển của lịch sử dân tộc từ 1919-2000 ? 1919-1930 1930-1945 1945-1954 1954-1975 1975-2000 ? Nội dung khái quát thời kì này? + Nguyễn ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác-Lênin và cách mạng tháng Mười, tìm thấy con đường chân chính cho cách mạng Việt Nam. Đó là cách mạng Vô sản, CNXH và CNCS. + Phong trào công nhân chuyển sang tự giác, ba tổ chức cộng sản ra đời, Đảng cộng sản thành lập để lãnh đạo cách mạng Việt Nam. + Tác động khủng hoảng kinh tế và khủng bố sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái đã làm bùng nổ cao trào cách mạng 1930~1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ Tĩnh. + Trong bối cảnh lịch sử mới, nguy cơ phát xít và chiến tranh, Đảng ta đã phát động phong trào đấu tranh rộng rãi của quần chúng với các hình thức phong phú. + Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bước sang giai đoạn kết thúc tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng Việt Nam + Đầu năm 1941 Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam + Cách mạng tháng 8/1945 thành công trong cả nước. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. ? Hoàn cảnh lịch sử nước ta nhiều khó khăn và thử thách. Đảng ta đã có nhiều biện pháp giải quyết khó khăn giữ vững chính quyền cách mạng. ? Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược và xây dựng đất nước. ? Hoàn cảnh lịch sử đã dẫn tới mỗi miền có một nhiệm vụ khác nhau, giữa hai nhiệm vụ có quan hệ chặt chẽ. ? Cách mạng Việt Nam chuyển giai đoạn, cả nước thống nhất đi lên CNXH. Giai đoạn đầu đầy khó khăn thử thách như thế nào. + Công cuộc đổi mới xây dựng đất nước ? Nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm I.Các thời kì phát triển của lịch sử dân tộc 1.Thời kì 1919~1930. - Nội dung khái quát: Diễn ra cuộc vận động tiến tới thành lập ĐCSVN - Nội dung cơ bản: +Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919~1929) đã làm chuyển biến tình hình Kinh tế- chính trị- xã hội Việt Nam tạo điều kiện để tiếp thu luồng tư tưởng CM vô sản. + Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước năm 1911 đã truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin về phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Chuẩn bị cho việc thành lập chính Đảng vô sản. + Ba tổ chức cộng sản ra đời: - ĐôngDương cộng sản đảng: 17/6/1929 - An Nam cộng sản Đảng:Tháng 8/1929 - Đông Dương cộng sản liên đoàn:Tháng 9/1929 + Đảng cộng sản Việt Nam ra đời Nội dung cương lĩnh chính trị Nội dung Luận cương. 2.Thời kì 1930~1945. + Phong trào lan rộng khắp ba miền, đỉnh cao là Nghệ Tĩnh với việc thành lập chính quyền Xô Viết. - Phong trào từ tháng 2/1930 đến tháng 5/1930 - Phong trào từ tháng 5/1930 trở đi trong đó có cuộc biểu tình của nhân dân Hưng Nguyên ngày 12/9/1930 đã dẫn tới việc thành lập chính quyền ở các địa phương. - Xô Viết Nghệ Tĩnh: Chính trị. Kinh tế Văn hóa-xã hội + Cuộc vận động dân chủ 1936~1939 - Hoàn cảnh: QTCS lần VII ( 7/1935 ) Chính phủ mặt trận bình dân Pháp. - Nội dung đấu tranh - Hình thức đấu tranh + Nhật vào Đông Dương, dân ta sống trong cảnh một cổ hai tròng, mâu thẫn dân tộc lên cao. Đảng ta chủ trương đưa nhiệm vụ GPDT lên hàng đầu. Một phong trào đấu tranh đã nổ ra, trong đó có ba cuộc khởi nghĩa báo hiệu thời kì đấu tranh mới – khởi nghĩa vũ trang. - Khởi nghĩa Bắc Sơn: 27/9/1940 - Khởi nghĩa Nam Kì: 23/11/1940 - Binh biến Đô Lương: 13/1/1941 + Hội nghị BCHTƯ lần thứ VIII ( 5/1941 ) - Hoàn thiện chuyển hướng chỉ đạo chiến Lược cách mạng Việt Nam, đưa nhiệm vụ GPDT lên hàng đầu. - Thành lập mặt trận Việt Minh. - Gấp rút chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. + Cách mạng tháng tám thành công - Hội nghị toàn quốc của Đảng và Đại hội quốc dân – Lệnh Tổng khởi nghĩa - Giành chính quyền ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn - Tuyên ngôn độc lập nước VNDCCH ra đời. 3. Thời kì 1945~1954. + Những khó khăn về Kinh tế, Xã hội, ngoại xâm ( Giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm ) Biện pháp giải quyết trước mắt và lâu dài, trong đó thể hiện sách lược trong đấu tranh chống ngoại xâm ( Hòa để tiến ) + Cuộc kháng chiến chống Pháp - Chiến đấu giam chân địch trong các đô thị chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài - Đường lối phương châm kháng chiến. - Chiến dịch Việt Bắc 1947 - Chiến dịch Biên giới 1950 - Chiến thắng Đông-Xuân 1953~1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. - Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử. + Xây dựng đất nước: - Kinh tế - Chính trị - Văn hóa xã hội Tất cả để phục vụ cho cuộc kháng chiến. 4. Thời kì 1954~1975. + Hoàn cảnh lịch sử: đất nước bị chia cắt làm hai miền. Mỗi miền thực hiện nhiệm vụ đó là cách mạng XHCN và cách mạng DTDCND. + Cách mạng XHCN - Cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế - Cải tạo XHCN các thành phần kinh tế - Thực hiện kế hoạch xây dựng CNXH + Cách mạng DTDCND. Đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mĩ. Hiệp định Pari 1973. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy 1975 với ba chiến dịch lớn. 5. Thời kì 1975~2000. + Thống nhất đất nước về kinh tế, chính trị. Thực hiện NQ Đại hội Đảng IV và V. Đấu tranh chống xâm lược bảo vệ biên giới Tây Nam và phía Bắc. + Đại hội VI ( 1986 ) mở đầu cho công cuộc đổi mới. các Đại hội tiếp theo tiếp tục công cuộc đổi mới. Trước tình hình đất nước công cuộc đổi mới phù hợp đã làm đất nước phát triển II. Nguyên nhân, bài học. + Nguyên nhân thắng lợi - Truyền thống đoàn kết. - Đảng lãnh đạo + Bài học kinh nghiệm - Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH - Sự nghiệp của dân, nhân dân làm nên lịch sử. - Tăng cường khối đoàn kết toàn Đảng, toàn dân, dân tộc, quốc tế. - Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. - Sự lãnh đạo đúng đắn của đảng. 4. Củng cố: Khái quát nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam từ năm 1919-2000 Nội dung cơ bản của từng thời kì 5. Giao nhiệm vụ về nhà Ôn tập để kiểm tra Học kì II

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_12_tiet_47_bai_27_tong_ket_lich_su_viet.doc