Giáo án Lịch sử Lớp 12 - Tiết 41, Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế xã hội ở miền Bắc giải phóng hoàn toàn miền Nam 1973-1975 (Tiếp theo)

I. Mục tiêu bài học:

+ Nắm được hoàn cảnh, diễn biến cơ bản của ba chiến dịch trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975. Nắm được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến.

+ Niềm tin và phấn khởi trước thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ.

+ Rèn luyện lĩ năng bản đồ, khái quát lịch sử, phân tích nội dung lịch sử.

 II.Thiết bị:

 Lược đồ diễn biến ba chiến dịch

III. Tổ chức dạy và học:

1. Ổn định tổ chức: GV ghi sĩ số học sinh

2. Kiểm tra:

 ? Hoàn cảnh miền Nam sau hiệp định Pari ?

 ? Thành tựu đấu tranh và xây dựng của nhân dân miền Nam ?

3. Bài mới

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 12 - Tiết 41, Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế xã hội ở miền Bắc giải phóng hoàn toàn miền Nam 1973-1975 (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 41. Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở miền BắC giảI phóng hoàn toàn miền nam ( 1973~1975 ) Ngày soạn:20/2/2011 Ngày dạy: 12a. sĩ số 12a 12b. 12b I. Mục tiêu bài học: + Nắm được hoàn cảnh, diễn biến cơ bản của ba chiến dịch trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975. Nắm được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến. + Niềm tin và phấn khởi trước thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ. + Rèn luyện lĩ năng bản đồ, khái quát lịch sử, phân tích nội dung lịch sử. II.Thiết bị: Lược đồ diễn biến ba chiến dịch III. Tổ chức dạy và học: 1. ổn định tổ chức: GV ghi sĩ số học sinh 2. Kiểm tra: ? Hoàn cảnh miền Nam sau hiệp định Pari ? ? Thành tựu đấu tranh và xây dựng của nhân dân miền Nam ? 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt ? Đảng ta đề ra chủ trương, KH giải phóng MN trong h/c nào? Nội dung của chủ trương, KH đó? - Hội nghị BCT từ 30/9 đến 7/10/1974. - Hội nghị BCT mở rộng từ 18/12/1974 đến 8/1/1975 GV trình bày các chiến dịch trên bản đồ. ? Vì sao ta mở chiến dịch TNguyên? - ? Khi chiến dịch Tây Nguyên đang tiếp diễn, nhận thấy thời cơ chiến lợc đến ta tiến hành chiến dịch giải phóng Huế-Đà Nẵng. GV: Đà Nẵng là căn cứ quân sự rơi vào thế cô lập, địch dồn về đây nhng mất khả năng chiến đấu. ? Chiến dịch Huế - ĐN có YN ntn? -Thắng lợi Huế-Đà Nẵng đã gây tâm lý tuyệt vọng cho địch. Ngày 8/4 thành lập Bộ chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định. Nguyễn Thành Trung ném bom Dinh Độc Lập. -Ngày 12/4 Vũ Lăng đề nghị và 14/4 Lê Duẩn duyệt chiến dịch mang tên Hồ Chí Minh. - Xe tăng mang biển số 390 đã húc đổ cổng Dinh Độc Lập - Người cắm cờ trên nóc Dinh Độc Lập là Thận và Nguyên ? Trình bày nguyên nhân chủ quan, khách quan? Phân tích các nguyên nhân. ? ý nghĩa đối với dân tộc và quốc tế. GV phân tích các ý nghĩa và chứng minh - Thắng lợi được ghi vào trang sử vàng của dân tộc, biểu tượng sáng ngời, chiến công vĩ đại, sự kiện có tầm quốc tế và tính thời đại. III.Giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc. 1. Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam. - Cuối 1974 đầu 1975 do so sánh lực lượng thuận lợi, Bộ Chính trị Trung - ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam. “ Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975 ” 2. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. a) Chiến dịch Tây Nguyên (4/3 đến 24/3) + Tây Nguyên là địa bàn quan trọng. + Địch nhận định sai hướng tấn công của ta + Lực lượng địch bố phòng sơ hở + Ta tập trung chủ lực vũ khí, kĩ thuật hiện đại quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu năm 1975. + Diến biến: - Ngày 4/3 ta đánh nghi binh Plâyku và Kon Tum. - Ngày 10/3 đánh trận mở màn then chốt ở Buôn Ma Thuột. Ngày 12/3 địch phản công nhng không thành. Thất bại Buôn Ma Thuột, địch ở Tây Nguyên mất tinh thần, hàng ngũ rối loạn. - Ngày 14/3 địch rút khỏi Tây Nguyên, ta truy kích diệt thêm nhiều địch. + Kết quả- ý nghĩa - Đến 24/3/1975 ta giải phóng vùng đất rộng lớn Tây Nguyên với 60 vạn dân. - Thắng lợi ở Tây Nguyên đưa cuộc kháng chiến sang giai đoạn mới, từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên sang Tổng tiến công chiến lược toàn miền Nam. b) Chiến dịch Huế-Đà Nẵng ( 21/3 đến 29/3) + Khi chiến dịch Tây Nguyên đang tiếp diễn, nhận thấy thời cơ chiến lược đến ta tiến hành chiến dịch giải phóng Huế-Đà Nẵng. + Diễn biến: - 19/3 địch co cụm ở Huế, ngày 21/3 ta bao vây Huế và sáng 25/3 ta tiến công cố đô, 26/3 ta giải phóng cố đô và toàn tỉnh Thừa Thiên. - Đà Nẵng là căn cứ quân sự rơi vào thế cô lập, địch dồn về đây nhưng mất khả năng chiến đấu. Sáng 29/3 quân ta từ ba phía tiến thẳng vào thành phố và đến 3 giờ chiều giải phóng thành phố. + Cùng trong thời gian này các tỉnh ven biển miền Trung, Nam Tây Nguyên và một số tỉnh Nam bộ cũng nổi dậy giải phóng. c) Chiến dịch Hồ Chí Minh ( 26/4 đến 30/4) + Sau thắng lợi Tây Nguyên và Huế-Đà Nẵng ta quyết định giải phóng miền Nam.Trước mùa mưa và chiến dịch giải phóng Sài Gòn- Gia Định được mang tên chiến dịch Hồ Chí Minh. + Diễn biến: -16/4 ta giải phóng Phan Rang - 21/4 giải phóng Xuân Lộc chọc thủng tuyến phòng thủ phía Đông Sài Gòn. - 18/4 Mĩ rút khỏi Sài Gòn - 21/4 Thiệu từ chức - 17 giờ ngày 26/4 ta nổ súng mở đầu chiến dịch, năm cánh quân vượt qua tuyến phòng thủ tiến vào trung tâm Sài Gòn đánh chiếm các cơ quan đầu não. - 10 giờ 45 phút ngày 30/4 ta tiến vào Dinh Độc Lập bắt toàn bộ nội các Sài Gòn. Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. - 11 giờ 30 phút cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập báo hiệu giờ toàn thắng. + Sau giải phóng Sài Gòn, các tỉnh còn lại ở miền Nam nổi dậy và đến ngày 2/5/1975 Châu Đốc là tỉnh cuối cùng được giải phóng. IV. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước ( 1954~1975 ). 1. Nguyên nhân thắng lợi. + Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đường lối đúng đắn sáng tạo, kết hợp đồng thời hai nhiệm vụ cách mạng, ba mặt trận. + Lòng yêu nước, đoàn kết, hậu phương vững chắc. + Sự phối hợp chiến đấu chống kẻ thù chung, sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân thế giới. 2. ý nghĩa lịch sử. + Kết thúc 21 năm chống Mĩ, 30 năm chiến tranh giải phóng, chấm dứt ách nô dịch của CNTD, hoàn thành cách mạng DTDC và thống nhất nước nhà. + Mở ra kỉ nguyên mới: Độc lập, Thống nhất, đi lên CNXH + Tác động mạnh đến tình hình thế giới, cổ vũ phong trào cách mạng thế giới trước hết là phong trào GPDT. + Thắng lợi được ghi vào trang sử vàng của dân tộc, biểu tượng sáng ngời, chiến công vĩ đại, sự kiện có tầm quốc tế và tính thời đại. 4. Củng cố: Chiến thắng của ba chiến dịch lớn trong Tông tiến công và nổi dậy Xuân 1975 đã kết thúc thắng lợi sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta. đưa lịch sử nước ta sang trang mới. 5. Giao nhiệm vụ về nhà. Học phần lịch sử từ Chương IV- sau 1954 để kiểm tra 1 tiết.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_12_tiet_41_bai_23_khoi_phuc_va_phat_trie.doc
Giáo án liên quan