Giáo án Lịch sử Lớp 4 - Bài 4: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Năm 40) - Năm học 2019-2020

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Học sinh nắm được nguyên nhân Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa.

- Học sinh nắm được ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa: đây là cuộc khởi nghĩa thắng lợi đầu tiên sau hơn 20 năm nước ta bị triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ

2. Kỹ năng

- Vẽ lược đồ diễn biến cuộc khỏi nghĩa

- Có kĩ năng tường thuật trên lược đồ diễn biến của cuộc khởi nghĩa

3.Thái độ

- Học sinh ham học hỏi và tìm hiểu về lịch sử dân tộc

II. Đồ dùng dạy học

1.Giáo viên

Tranh minh họa SGK

Lược đồ khu vực chính nổ ra cuộc khởi nghĩa (hình ảnh powerpoint)

Máy tính (sử dụng powerpoint)

2. Học sinh

Đầy đủ SGK và các đồ dùng liên quan đến bài học

III. Phương pháp dạy học

- Thảo luận nhóm

- Đàm thoại

- Trò chơi học tập

- Vấn đáp

- Động não

- Quan sát

- Thuyết trình

IV. Các hoạt động dạy học

 

docx8 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 279 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 4 - Bài 4: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Năm 40) - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC Lịch sử 4 Bài 4 : Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Học sinh nắm được nguyên nhân Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa. - Học sinh nắm được ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa: đây là cuộc khởi nghĩa thắng lợi đầu tiên sau hơn 20 năm nước ta bị triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ 2. Kỹ năng - Vẽ lược đồ diễn biến cuộc khỏi nghĩa - Có kĩ năng tường thuật trên lược đồ diễn biến của cuộc khởi nghĩa 3.Thái độ - Học sinh ham học hỏi và tìm hiểu về lịch sử dân tộc II. Đồ dùng dạy học 1.Giáo viên Tranh minh họa SGK Lược đồ khu vực chính nổ ra cuộc khởi nghĩa (hình ảnh powerpoint) Máy tính (sử dụng powerpoint) 2. Học sinh Đầy đủ SGK và các đồ dùng liên quan đến bài học III. Phương pháp dạy học - Thảo luận nhóm - Đàm thoại - Trò chơi học tập - Vấn đáp - Động não - Quan sát - Thuyết trình IV. Các hoạt động dạy học Tên hoạt động Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Ổn định tổ chức (1p) B.Bài mới 1.Giới thiệu bài(3p) - Yêu cầu học sinh hát bài: Em yêu hòa bình - Trước khi vào bài mới cô có câu đố như sau: Đố ai nêu lá quốc kì Mê Linh đất cũ còn ghi muôn đời Yếm, khăn đội đá vá trời Giặc Tô mất vía rụng rời thoát thân? (Là nhân vật lịch sử nào?) - GV chiếu hình ảnh Hai Bà Trưng - Cô thấy bạn trả lời rất đúng, đó là Hai Bà Trưng, Hai Bà Trưng là hai vị nữ anh hùng dân tộc đầu tiên của nước ta, để cùng tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa do 2 bà lãnh đạo ta vào bài học hôm nay, Bài 4: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng - GV nêu mục tiêu bài học: Mục tiêu bài học ngày hôm nay là các em biết được nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Biết nhìn lược đồ để thuật lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa - Cả lớp hát -Hs lắng nghe - 1 Hs trả lời - Nhân vật lịch sử được nói đến trong âu đố trên đó là: Hai Bà Trưng (Trưng Trắc và Trưng Nhị) - 2 Hs đọc 2.Bài mới(28p) Hoạt động 1: Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng(8p) - GV cho học sinh xem video (2p), kết hợp với SGK trả lời 2 câu hỏi sau: + Nêu sự hiểu biết của em về Hai Bà Trưng? + Hai Bà Trưng kêu gọi nhân dân khởi nghĩa trong hoàn cảnh nào? - Thời gian thảo luận đã hết, cô mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình - Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV: Chúng ta cùng đối chiếu đáp án của cô + Cô thấy các nhóm thảo luận đưa ra câu trả lời rất chính xác, cô khen các em Câu hỏi thêm: + Vậy theo em Tô Định là người như thế nào? - GV chiếu hình ảnh Tô Định đã bóc lột nhân dân ta và bắt nhân dân ta cống nộp các sản vật quý - Yêu cầu học sinh đưa ra kết luận nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa - GV chốt lại: Nguyên nhân cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là do oán hận ách đô hộ của nhà Hán, Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa và được khắp nơi hưởng ứng. Việc Thái thú Tô Định giết chồng bà Trưng Trắc càng làm cho Hai Bà Trưng quyết tâm khởi nghĩa để đền nợ nước, trả thù nhà - Vậy là chúng ta vừa tìm hiểu xong nguyên nhân cuộc khởi nghĩa để biết được diễn biến của cuộc khởi nghĩa như thế nào thì chúng ta đi vào hoạt động 2 - HS chú ý lắng nghe - HS chia nhóm và tiến hành thảo luận - HS đại diện nhóm trình bày: + Hai Bà Trưng là hai chị em. Trưng Trắc là chị, Trưng Nhị là em. Hai bà sinh ra trong cảnh nước mất nhà tan, sớm có lòng căm thù quân giặc + Hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa: do căm thù, oán hận ách đô hộ của nhà Hán nên Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa - Các nhóm khác theo dõi và bổ sung + Tô Định là Thái thú quận Giao Chỉ, nổi tiếng tham lam, tàn bạo, trói buộc dân chúng bằng pháp luật của người Hán -2 3 Học sinh nêu - HS lắng nghe Hoạt động 2: Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng(8p) - GV chiếu hình ảnh lược đồ yêu cầu học sinh + Các em quan sát lược đồ khu vực chính nổ ra cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng và tìm hiểu nội dung SGK từ “mùa xuân năm 40 cho đến lẩn vào đám tàn quân trốn về Trung Quốc” từ đó rút ra diễn biến của cuộc khởi nghĩa - Yêu cầu học sinh trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa - Vừa rồi các em đã tìm hiểu được diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng,. + Sau đây cô đã chuẩn bị 4 lược đồ cho 4 nhóm, các em hãy thảo luận trong 2p các em hãy vẽ mũi tên chỉ đường đi của cuộc khởi nghĩa và kể lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa. + Thời gian thảo luận đã hết, cô xin mời 2 nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại lắng nghe và nhận xét nhóm bạn + Yêu cầu học sinh nhận xét cách chỉ trên lược đồ và cách trình bày của bạn - GV nhận xét - GV trình bày lại diễn biến cuộc khởi nghĩa - Vừa rồi chúng ta đã trình bày xong diễn biến của cuộc khởi nghĩa, để biết kết quả của cuộc khởi nghĩa như thế nào chứng ta cùng tìm hiểu hoạt đọng 3 - HS đọc - 1 HS trình bày - HS vẽ - HS lắng nghe - Hs lên trình bày - Hs nhận xét Hoạt động 3: Kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng(7p) - Các em tìm hiểu nội dung trong SGK và chỉ ra kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa - Yêu cầu học sinh trình bày - GV chiếu kết quả - ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa + Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi nói lên điều gì về tinh thần yêu nước của nhân dân ta? - GV kết luận: Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho ý chí bất khuất của dân tộc ta thời kì đầu công nguyên, để tưởng nhớ hai vị nữ anh hùng dân tộc nhân dân ta đã lập đền thờ và đặt tên cho các trường học, các tên đường cho đến ngày nay. Các em cùng quan sát một số hình ảnh - Để củng cố bài học ngày hôm nay các em có muốn chơi trò chơi không nào? (nếu còn thời gian) - HS đọc SGK - Hs trình bày + Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, cùng nhau đoàn kết chống giặc ngoại xâm + HS lắng nghe -Hs quan sát Hoạt động 4: Trò chơi: “Đoán Ô Chữ”(5p) - Các em hãy tìm mỗi câu trả lời thích hợp cho mỗi câu hỏi hàng ngang để tìm ra từ khóa nằm ở mỗi ô chữ hàng dọc Câu 1: (Gồm 6 ô chữ) Tên một xã của huyện Mê Linh (Hà Nội), bắt đầu bằng chữ “Hát”? Câu 2: (Gồm 7 ô chữ) Tên một quận ở Âu Lạc dưới thời kì đô hộ của nhà Hán? Câu 3: (Gồm 7 ô chữ) Tên người con trai của Lạc tướng huyện Chu Diên bị Tô Định giết hại? Câu 4: (Gồm 6 ô chữ) Sau khi thiết lập bộ máy cai trị, nhà Hán đã làm gì đối với nhân dân Châu Giao? Câu 5: (Gồm 7 ô chữ) Tên gọi một nữ tướng hiện đang được thờ ở đình làng Vĩnh Ninh huyện Thanh Trì? Câu 6: (Gồm 7 ô chữ) Đây là một chức quan cai trị cấp quận thời nhà Hán? Câu 7: (Gồm 6 cô chữ) Để không bị phát hiện khi bỏ trốn vào Nam Việt, Tô Định đã làm gì? Câu 8: (Gồm 8 ô chữ) Đây là một chức quan cai trị cấp huyện thời nhà Hán? Câu 9: (Gồm 7 chữ cái) Âm mưu thâm độc của nhà Hán đối với nhân dân Âu Lạc? Câu 10: (Gồm 8 ô chữ) Đây là một trong những sản vật quý hiếm mà nhân dân ta phải cống nộp? + Vậy ô chữ hàng dọc cần tìm là “Hai Bà Trưng” - HS lắng nghe Câu 1: Hát Môn Câu 2: Giao Chỉ Câu 3: Thi Sách Câu 4: Bóc lột Câu 5: Bà Triệu Câu 6: Thái thú Câu 7: Cạo râu Câu 8: Lạc tướng Câu 9: Đồng hóa Câu 10: Ngọc trai 3. Củng cố - Dặn dò(3p) - GV: Qua trò chơi vừa rồi các em học được những gì? - GV nhận xét tiết học - Yêu cầu HS chuẩn bị bài tiếp theo: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (năm 938) - HS trả lời - HS lắng nghe Rút kinh nghiệm Ninh Bình, ngày 01 tháng 11 năm 2019 Người thực hiện Nhóm 1

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_4_bai_4_khoi_nghia_hai_ba_trung_nam_40_n.docx
Giáo án liên quan