I. MỤC TIÊU:
- Biết môn Lịch sử và Địa lí giúp học sinh hiểu biết về thiên nhiên và con người Việt Nam, biết công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước và giữ nước từ thời kì Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.
- Biết môn Lịch sử và Địa lí góp phần giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước Việt Nam.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK, bảng phụ, bản đồ Địa lí Tự nhiên Việt Nam, bản đồ Hành chính Việt Nam
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
3 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 229 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Tuần 1 - Năm học 2016-2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ ba ngày 6 tháng 9 năm 2016
LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ
MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
I. MỤC TIÊU:
- Biết môn Lịch sử và Địa lí giúp học sinh hiểu biết về thiên nhiên và con người Việt Nam, biết công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước và giữ nước từ thời kì Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.
- Biết môn Lịch sử và Địa lí góp phần giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước Việt Nam.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK, bảng phụ, bản đồ Địa lí Tự nhiên Việt Nam, bản đồ Hành chính Việt Nam
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
- Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu của môn Lịch sử và Địa lí trong năm học.
- GV giới thiệu bài
2. Trải nghiệm-Khám phá:
* Xác định vị trí của nước ta trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam:
- GV treo bản đồ địa lí Tự nhiên Việt Nam giới thiệu + chỉ bản đồ .
+ Đất nước ta bao gồm phần đất liền , hải đảo và vùng biển.Phần đất liền có hình chữ S, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Cam- pu- chia,Phía Đông và Nam là vùng biển rộng lớn .
+ Trên đất nước ta có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống .
- Yêu cầu HS xác định vị trí của nước ta trên bản đồ .
+ Em đang sống ở nơi nào trên đất nước ta ? Hãy chỉ trên bản đồ vị trí của tỉnh
( thành phố ) em đang sinh sống .
* GV nhận xét , kết luận
* Lợi ích của môn Lịch sử và Địa lí:
+ Môn Lịch sử và Địa lí giúp em hiểu thêm điều gì ?
- GV nhận xét, kết luận:
Môn Lịch sử và Địa lí giúp các em hiểu biết về tự nhiên và con ngươì Việt Nam ,biết công lao to lớn của ông cha ta qua các thời kì dựng nước và giữ nước.
3.Thực hành:
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Làm bài tập trong vở thực hành Lịch sử- Địa lí.
4. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chia sẻ với người thân về lợi ích của môn Lịch sử và Địa lí.
- Lắng nghe
- HS quan sát, lắng nghe
- HS quan sát, suy nghĩ trả lời
- HS nêu
- Lắng nghe
- HS trả lời
- Lắng nghe
- HS suy nghĩ trả lời
- HS làm bài
- Lắng nghe
***************************
Thứ tư ngày 7 tháng 9 năm 2016
LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ
LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ
I. MỤC TIÊU:
- Biết bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.
- Biết một số yếu tố của bản đồ: tên , phương hướng,tỉ lệ , kí hiệu của bản đồ .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK, bảng phụ, bản đồ Địa lí Tự nhiên Việt Nam, bản đồ Hành chính Việt Nam, bản đồ thế giới.
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
+ Môn Lịch sử và Địa lí giúp em hiểu thêm điều gì ?
- Gv nhận xét, đánh giá
- GV giới thiệu bài
2. Trải nghiệm-Khám phá:
* Thế nào là bản đồ ?
- GV treo các loại bản đồ lên bảng theo lãnh thổ từ lớn đến bé (thế giới ,châu lục, Việt Nam ).
- Yêu cầu HS đọc tên các bản đồ trên .
- Yêu cầu HS chỉ kết hợp nêu miệng phạm vi ,lãnh thổ của các loại bản đồ trên bảng .
- GV nhận xét , đạnh giá
+ Bản đồ là gì ?
- GV nhận xét, kết luận :
Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất theo một tỉ lệ nhất định .
* Một số yếu tố của bản đồ:
- GV yêu cầu HS quan sát bản đồ trên bảng, đọc thầm nội dung SGK thảo luận các nội dung sau :
+ Tên bản đồ cho ta biết điều gì ?
+Trên bản đồ các hướng Đông,Tây ,Bắc, Nam được quy định như thế nào ?
+ Kí hiệu bản đồ được dùng để làm gì ?
+ Nêu một số yếu tố của bản đồ ?
* GV nhận xét , kết luận : Một số yếu tố của bản đồ là: Tên bản đồ ,phương hướng,tỉ lệ bản đồ ,kí hiệu bản đồ .
3.Thực hành:
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Làm bài tập trong vở thực hành Lịch sử- Địa lí.
4. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chia sẻ với người thân về một số yếu tố của bản đồ.
- 2 HS lên bảng trả lời
- Lắng nghe
- HS quan sát
- HS đọc
- HS nêu
- Lắng nghe
- HS trả lời
- Lắng nghe
- HS quan sát, thảo luận.
- Tên của khu vực và những thông tin chủ yếu của khu vực đó được thể hiện trên bản đồ.
- Phía trên bản đồ là hướng Bắc, phía dưới là hướng Nam, bên phải là hướng Đông, bên trái là hướng Tây.
- Dùng để thể hiện các đối tượng lịch sử hoặc địa lí trên bản đồ.
- HS nêu
- HS lắng nghe
- HS suy nghĩ trả lời
- HS làm bài
- Lắng nghe
KÍ DUYỆT TUẦN 1
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_va_dia_li_lop_4_tuan_1_nam_hoc_2016_2017.doc