I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nông nghiệp: Nhà Trần quan tâm đến việc đắp đê phòng lụt: lập Hà đê sứ; năm 1248 nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông lớn cho đến cửa biển; khi có lũ lụ, tất cả mọi người đều phải tham gia đắp đê; các vua Trần cũng có khi tự mình trông coi việc đắp đê.
- Bảo vệ đê điều và phòng chống bão lụt ngày nay là truyền thống của nhân dân ta.
* BVMT: Vai trò, ảnh hưởng to lớn của sông ngòi đối với đời sống con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: sách giáo viên
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
7 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 275 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
Ngày soạn : 28 / 11/ 2015
Ngày dạy: 2/ 12/ 2015
LỊCH SỬ
NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nông nghiệp: Nhà Trần quan tâm đến việc đắp đê phòng lụt: lập Hà đê sứ; năm 1248 nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông lớn cho đến cửa biển; khi có lũ lụ, tất cả mọi người đều phải tham gia đắp đê; các vua Trần cũng có khi tự mình trông coi việc đắp đê.
Bảo vệ đê điều và phòng chống bão lụt ngày nay là truyền thống của nhân dân ta.
* BVMT: Vai trò, ảnh hưởng to lớn của sông ngòi đối với đời sống con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: sách giáo viên
HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT DỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
- Nhà Trần đã làm gì để xây dựng quân đội và phát triển nông nghiệp ?
- Hãy tìm những sự việc cho thấy dưới thời Trần quan hệ giữa vua và dân chưa quá cách xa?
- Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài
2. Trải nghiệm- Khám phá:
* Hoạt động 1: Điều kiện nước ta và truyền thống chống lụt của nhân dân ta
- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi :
+ Nghề chính của nhân dân ta dưới thời Trần là nghề gì ?
+ Sông ngòi ở nước ta như thế nào ? Hãy chỉ trên bản đồ và nêu tên 1 số con sông ?
+ Sông ngòi tạo ra những thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân ?
+ Em có biết câu chuyện nào kể về việc chống thiên tai, đặc biệt là chuyện chống lụt lội không ? Hãy kể tóm tắt chuyện đó.
* Hoạt động 2 : Nhà Trần tổ chức đắp đê chống lụt
- Yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: Nhà Trần đã tổ chức đắp đê chống lụt như thế nào?
- GV yêu cầu HS cả lớp nhận xét phần trình bày của 2 nhóm.
- GV tổng kết và kết luận: Nhà Trần rất quan tâm đến việc đắp đê phòng chống lụt bão :
+ Đặt chức quan Hà đê sứ để trông coi việc đắp đê.
+ Đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia đắp đê.
+ Hằng năm, con trai từ 18 tuổi trở lên phải dành 1 số ngày công tham gia đắp đê.
+ Có lúc, các vua Trần cũng tự mình trông nom việc đắp đê.
* Hoạt động 3: Kết quả công cuộc đắp đê của nhà Trần
- GV yêu cầu HS đọc SGK và hỏi : Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê ?
+ Hệ thống đê điều đó đã giúp gì cho sản xuất và đời sống của nhân dân ?
- Kết luận.
* Hoạt động 4 : Liên hệ thực tế
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi : Địa phương em có sông gì ? Nhân dân địa phương đã cùng nhau đắp đê, bảo vệ đê như thế nào ?
- Tổng kết ý kiến của HS, sau đó hỏi tiếp: Việc đắp đê đã trở thành truyền thống của nhân dân ta từ ngàn đời xưa, nhiều hệ thống sông đã có đê kiên cố, vậy theo em tại sao vẫn có lũ lụt xảy ra hàng năm ? Muốn hạn chế lũ lụt xảy ra chúng ta phải làm gì ?
* GDBVMT:
- Sông ngòi có vai trò và ảnh hưởng như thế nào như thế nào đối với đời sống của con người, chúng ta cần làm gì tránh được lũ lụt đe doạ đến đời sống con người ?
3.Thực hành:
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
4. Ứng dụng :
- Nhận xét giờ học .
- Chia sẻ với người thân về bài học
- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi
- HS lắng nghe.
- HS đọc và trả lời
+ Dưới thời Trần, nhân dân ta làm nghề nông là chủ yếu.
+ Hệ thống sông ngòi nước ta chằng chịt, có nhiều sông như sông Hồng, sông Đà, sông Đuống, sông Cầu, sôngMã, sông Cả, ...
+ Sông ngòi chằng chịt là nguồn cung cấp nước cho việc cấy trồng nhưng cũng thường xuyên gây lũ lụt làm ảnh hưởng đến mùa màng sản xuất và cuộc sống của nhân dân.
+ 1 HS kể trước lớp.
- HS chia thành 6 nhóm, đọc SGK, thảo luận để tìm câu trả lời.
- Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến nếu phát hiện việc mà hai nhóm trên chưa nêu.
- HS lắng nghe.
- Hệ thống đê điều đã được hình thành dọc sông Hồng và các con sông lớn khác ở ĐBBB và Bắc Trung Bộ.
- Hệ thống đê điều đã góp phần làm cho nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân thêm no ấm, thiên tai lụt lội giảm nhẹ.
- Lắng nghe
- Xảy ra lũ lụt là do sự phá hoại đê điều, phá hoại rừng đầu nguồn, ...
- Muốn hạn chế lũ lụt cần cùng nhau bảo vệ môi trường tự nhiên.
- Sông ngòi có vai trò và ảnh hưởng to lớn đối với đời sống của con người: đem lại phự xa màu mỡ, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ lũ lụt đe doạ sản xuất và đời sống. Cần có ý thức trách nhiệm trong việc góp phần bảo vệ đê điều.
- HS trả lời
- Lắng nghe.
TUẦN 15
Ngày soạn : 28 / 11/ 2015
Ngày dạy: 4/ 12/ 2015
ĐỊA LÍ
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN
Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
( tiếp theo)
I.MỤC TIÊU
- Biết ĐBBB có hàng trăm nghề thủ công truyền thống: dệt lụa, sản xuất đồ gốm, chiếu cói, chạm bạc, đồ gỗ
- Dựa vào ảnh mô tả về cảnh chợ phiên.
- Có ý thức tìm hiểu về vùng ĐBBB, tự hào, trân trọng sản phẩm nghề thủ công, các thành quả lao động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: + Hình 9,10,11,12,13,14 SGK
+ Bảng phụ ghi các bản thông tin, câu hỏi
+ Tranh ảnh sưu tầm
HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
+ Kể tên cây trồng và vật nuôi chính ở vùng ĐBBB?
- Để nói ĐBBB có sản lượng lúa gạo lớn người ta dùng từ gì ? Nhờ điều kiện gì mà ĐBBB sản xuất được nhiều lúa gạo ?
- Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài
2. Trải nghiệm-Khám phá:
* Hoạt động 1: ĐBBB - Nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống.
- GV treo hình 9 và 1 số tranh ảnh sưu tầm được về nghề thủ công truyền thống ở ĐBBB và giới thiệu.
- Yêu cầu HS : Bằng cách quan sát tranh, ảnh và bằng hiểu biết của mình hãy cho biết thế nào là nghề thủ công ?
+ Theo em, nghề thủ công ở ĐBBB có lâu chưa?
- Người làm nghề thủ công giỏi gọi là nghệ nhân. Những nơi nghề thủ công phát triển mạnh tạo nên các làng nghề, mỗi làng nghề thường chuyên làm 1 loại hàng thủ công.
- Yêu cầu HS làm việc cặp đôi với nội dung : Dựa vào SGK và hiểu biết của mình kể tên các làng nghề truyền thống và sản phẩm của làng.
- HS trình bày
- GV chốt ý lại.
* Hoạt động 2 : Các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm
+ Đồ gốm được làm từ nguyện liệu gì ?
+ ĐBBB có điều kiện gì thuận lợi để phát triển nghề gốm ?
+ Đưa lên bảng các hình ảnh về sản phẩm gốm như SGK, yêu cầu HS sắp xếp lại các hình theo đúng tên gọi.
- Nhận xét gì về nghề gốm ?
* Hoạt động 3 : Chợ Phiên ở đồng bằng Bắc Bộ
- Ở ĐBBB, hoạt động mua bán hàng hóa diễn ra tấp nập nhất ở đâu?
- Treo hình 15: Cảnh chợ phiên ở làng quê ĐBBB và giới thiệu ở ĐBBB người dân đến họp chợ, mua bán theo những giờ và ngày tháng nhất định.
- Chợ Phiên có đặc điểm gì ?
1. Về cách bày bán hàng hóa ở chợ phiên.
2. Về hàng hóa bán ở chợ-nguồn gốc hàng hóa.
3. Về người đi chợ để mua hàng và bán
hàng.
- GV mở rộng: Chợ phiên là dịp để người dân ĐBBB mua sắm, mang các sản phẩm do mình làm được ra bán. Nhìn các hàng hóa ở chợ, ta có thể biết được người dân địa phương sống chủ yếu bằng nghề gì ?
+ Chợ phiên ở các địa phương gần nhau thường không trùng nhau để thu hút nhiều người đến mua bán.
* Hoạt động 4 : Giới thiệu về hoạt động sản xuất ở ĐBBB
- GV treo 1 tranh chợ phiên và 1 tranh về nghề gốm.
- Yêu cầu các nhóm chọn 1 trong 2 bức tranh chuẩn bị nội dung:
1. Mô tả hoạt động sản xuất trong tranh.
2. Mô tả về 1 chợ phiên.
- Yêu cầu đại diện HS trình bày kết quả.
3. Thực hành :
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
4. Ứng dụng :
- Nhận xét giờ học .
- Chia sẻ với người thân về bài học.
- 1 HS trả lời câu hỏi.
- 1 HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe
- HS quan sát tranh và lắng nghe.
- HS trả lời : Nghề thủ công là nghề làm chủ yếu bằng tay, dụng cụ làm đơn giản, sản phẩm đạt trình độ tinh xảo.
- Có rất lâu, tạo nên những nghề truyền thống.
- HS làm việc theo nhóm đôi và trình bày
Tên làng nghề
Sản phẩm
Vạn Phúc
Lụa
Bát Tràng
Gốm sứ
Kim Sơn
Chiếu cói
Đồng Sâm
Chạm bạc
Đồng Kị
Đồ gỗ
Chuyên Mỹ
Khảm trai
......
.....
+ Được làm từ đất sét.
+ ĐBBB có phù sa màu mỡ đồng thời có nhiều lớp đất sét rất thích hợp để làm gốm.
+ HS lên bảng làm bài:
1. Nhào đát và tạo dáng cho gốm.
2. Phơi gốm.
3. Vẽ hoa văn cho gốm.
4. Tráng men.
5. Nung gốm.
6. Các sản phẩm của gốm.
+ HS trả lời
- ở các chợ phiên
1. Cách bày bán hàng ở chợ phiên : bày dưới đất, không cần sạp hàng cao, to.
2. Hàng hóa là sản phẩm sản xuất tại địa phương và 1 số mặt hàng đưa từ nơi khác đến phục vụ sản xuất và đời sống người dân.
3. Người đi chợ phiên là người dân địa phương hoặc các vùng gần đó.
- HS lắng nghe
- HS quan sát, thảo luận nhóm chọn và chuẩn bị nội dung cho tranh :
- HS trình bày.
HS trả lời
- Lắng nghe
KÍ DUYỆT TUẦN 15
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_va_dia_li_lop_4_tuan_15_bai_dia_li_hoat_dong.doc