Giáo án Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Ôn tập hệ thống các kiến thức lịch sử về: Bốn giai đoạn: Buổi đầu độc lập, nước Đại Việt thời Lý, Nước Đại Việt thời Trần, Nứơc Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê.

2. Kỹ năng:

- Nêu được các sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn.

3. Thái độ

- Giáo dục học sinh lòng yêu Tổ quốc.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Phấn màu, phiếu học tập, sơ đồ các giai đoạn và sự kiện lịch sử tiêu biểu.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

docx5 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 200 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : Lịch sử Thứ ngày tháng năm 2019 Tuần: 24 Tiết : ÔN TẬP Mục tiêu: 1. Kiến thức: Ôn tập hệ thống các kiến thức lịch sử về: Bốn giai đoạn: Buổi đầu độc lập, nước Đại Việt thời Lý, Nước Đại Việt thời Trần, Nứơc Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê. 2. Kỹ năng: Nêu được các sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn. 3. Thái độ Giáo dục học sinh lòng yêu Tổ quốc. Đồ dùng dạy học: GV: Phấn màu, phiếu học tập, sơ đồ các giai đoạn và sự kiện lịch sử tiêu biểu. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung HĐ dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5’ 1. Bài cũ: - Kể tên các tác giả, tác phẩm tiêu biểu thời Hậu Lê - Nêu các công trình khoa học tiêu biểu và tác giải thời Hậu Lê ? => Nhận xét - 2 HS thực hiện yêu cầu của GV 2. Bài mới: 2’ a) Giới thiệu bài: - GV giới thiệu & ghi tên bài - Ghi vở b) Dạy bài mới: 18’ Hoạt động 1: Tìm hiểu các giai đoạn lịch sử và sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 938 đến thế kỷ XV * Các sự kiện lịch sử tiêu biểu: - GV nêu hoạt động 1 Chốt: - Từ năm 938 -> 1009: Buổi đầu độc lập - Từ năm 1009 -> 1226: Nước Đại Việt thời Lý - Từ năm 1226 -> 1400: Nước Đại Việt thời Trần - Thế kỷ XV: Nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê - GV nhận xét và nhắc lại thời gian xảy ra các sự kiện lịch sử tiêu biểu: - Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân: 968 - Kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần 1: 981 - Nhà Lý rời đô ra Thăng Long: 1010 - Kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần 2: 1075 – 1077 - Nhà Trần thành lập: 1226 - Kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên: Thế kỷ XIII - Chiến thắng Chi Lăng: Thế kỷ XV - HS đọc thảo luận các giai đoạn lịch sử tiêu biểu từ năm 938 -> thế kỷ XV - Gọi 1 số HS trình bày - 5,6 HS nêu các sự kiện lịch sử tiêu biểu - 2 học sinh nhắc lại các sự kiện tiêu biểu đã nêu. - Học sinh theo dõi 10’ Hoạt động 2: Thi kể về các sự kiện, nhân vật lịch sử đã học - Giáo viên nêu hoạt động 2 - Gọi 1 số HS thi kể trước lớp - GV cùng lớp nhận xét - 3,4 HS kể - Nhận xét, bổ sung 5’ 3. Củng cố - Dặn dò: - Giáo viên nhấn mạnh nội dung bài - Nhận xét tiết học - Dặn dò bài sau - 1 học sinh nêu nội dung bài học SGK - Lắng nghe Môn : Địa lý Thứ ngày tháng năm 2019 Tuần: 24 Tiết : THÀNH PHỐ CẦN THƠ Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm vững vị trí thành phố Cần Thơ, kể tên các tỉnh tiếp giáp với thành phố Cần Thơ, các loại đường giao thông. 2. Kỹ năng: Trình bày được đặc điểm của thành phố Cần Thơ - một trung tâm kinh tế văn hoá và khoa học của đồng bằng Sông Cửu Long. 3. Thái độ Giáo dục học sinh tình cảm yêu Tổ quốc. Đồ dùng dạy học: GV: Phấn màu, bản đồ Việt Nam, lược đồ đồng bằng Sông Cửu Long. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung HĐ dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5’ 1. Bài cũ: - Chỉ vị trí của thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ - Nêu các địa danh nổi tiếng của thành phố Hồ Chí Minh - Giáo viên treo bản đồ, nêu câu hỏi - Giáo viên nhận xét -1 học sinh lên chỉ - 1 học sinh nêu các địa danh... 2. Bài mới: 2’ a) Giới thiệu bài: - GV giới thiệu & ghi bài - HS ghi vở b) Dạy bài mới: 13’ Hoạt động 1: Thành phố trung tâm ở đồng bằng sông Cửu Long. - Treo lược đồ đồng bằng Sông Cửu Long. Hỏi: -Thành phố Cần Thơ nằm bên dòng sông nào? (Sông Hậu) -Thành phố Cần Thơ tiếp giáp với những tỉnh nào? (Vĩnh Long, Đồng Tháp) Từ thành phố Cần Thơ đi đến các tỉnh khác bằng phương tiện giao thông nào? (ô tô, đường thuỷ, đường hàng không) -> Giáo viên nhận xét, chốt - Hệ thống kênh rạch của thành phố Cần Thơ như thế nào? (Chằng chịt) - Học sinh quan sát lược đồ và đọc nội dung trong sách giáo khoa - Học sinh thảo luận nhóm 2 trả lời - Nhận xét, bổ sung - Học sinh đọc nội dung còn lại trong SGK 15’ Hoạt động 2: Trung tâm kinh tế, khoa học, của đồng bằng sông Cửu Long - Lấy dẫn chứng chứng tỏ thành phố Cần Thơ là trung tâm văn hoá, khoa học của đồng bằng sông Cửu Long. (...) - Trung tâm kinh tế: Là nơi tiếp nhận các hàng nông sản, thuỷ sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long... - Đến Cần Thơ có thể đến những nơi nào để tham quan du lịch? - Giáo viên nhận xét và chốt hoạt động 2 - Học sinh thảo luận nhóm trả lời - Gọi đại diện 1 số nhóm đưa ý kiến - Nhận xét, bổ sung 5’ 3. Tổng kết - Dặn dò: - Thành phố Cần Thơ ở đâu? Đặc điểm gì nổi bật? - Giáo viên nhận xét giờ học và dặn dò học sinh - 2 học sinh TL - Lắng nghe

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_va_dia_li_lop_4_tuan_24_nam_hoc_2018_2019.docx
Giáo án liên quan