I. MỤC TIÊU:
Dựa vào lược đồ, tường thuật sơ lược về việc Quang Trung đại phá quân Thanh, chú ý các trận tiêu biểu: Ngọc Hồi, Đống Đa.
+ Quân Thanh xâm lược nước ta, chúng ta chiếm Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, kéo quân ra Bắc đánh quân Thanh.
+ Ở Ngọc Hồi, Đống Đa ( Sáng mùng 5 Tết quân ta tấn công đồn đánh Ngọc Hồi, cuộc chiến diễn ra quyết liệt, ta chiếm được đồn Ngọc Hồi. Cũng sáng mùng 5 Tết, quân ta đánh mạnh vào đồn Đống Đa, tướng giặc là Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử) quân ta thắng lớn; quân Thanh ở Thăng Long hoảng loạn, bỏ chạy về nước.
+ Nêu công lao của Nguyễn Huệ - Quang Trung: Đánh bại quân xâm lược Thanh, bảo vệ nền độc lập của dân tộc
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK, lược đồ trận Quang Trung đại phá quân Thanh, bảng phụ
- HS: SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
5 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 256 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Tuần 29 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
Ngày soạn : 19/ 3/ 2016
Ngày dạy: 23/ 3/ 2016
LỊCH SỬ
QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH (Năm 1789)
I. MỤC TIÊU:
Dựa vào lược đồ, tường thuật sơ lược về việc Quang Trung đại phá quân Thanh, chú ý các trận tiêu biểu: Ngọc Hồi, Đống Đa.
+ Quân Thanh xâm lược nước ta, chúng ta chiếm Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, kéo quân ra Bắc đánh quân Thanh.
+ Ở Ngọc Hồi, Đống Đa ( Sáng mùng 5 Tết quân ta tấn công đồn đánh Ngọc Hồi, cuộc chiến diễn ra quyết liệt, ta chiếm được đồn Ngọc Hồi. Cũng sáng mùng 5 Tết, quân ta đánh mạnh vào đồn Đống Đa, tướng giặc là Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử) quân ta thắng lớn; quân Thanh ở Thăng Long hoảng loạn, bỏ chạy về nước.
+ Nêu công lao của Nguyễn Huệ - Quang Trung: Đánh bại quân xâm lược Thanh, bảo vệ nền độc lập của dân tộc
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK, lược đồ trận Quang Trung đại phá quân Thanh, bảng phụ
- HS: SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
+ Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc vào năm nào ? để làm gì ?
+ Em hãy trình bày kết quả của việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long
- GV nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài
2. Trải nghiệm-Khám phá:
* Diễn biến của trận Quang Trung đại phá quân Thanh
- Trên bảng nhóm thầy đã ghi các mốc thời gian, dựa vào các thông tin trong SGK, các em hãy thảo luận nhóm 4 điền các sự kiện chính tiếp vào (...) để hoàn thành phiếu.
+ Ngày 20 tháng chạp năm Mậu Thân (1788)
+ Đêm mồng 3 tết năm Kỉ Dậu ( 1789)
+ Mờ sáng ngày mồng 5
- GV nhận xét, đánh giá
Kết luận: Trong vòng 15 ngày, nghĩa quân của Nguyễn Huệ đã đánh tan quân Thanh ở Hà Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa đem về chiến thắng vẻ vang cho quân ta.
* Lòng quyết tâm đánh giặc và sự mưu trí của vua Quan Trung.
+ Nhà vua phải hành quân từ đâu để tiến về Thăng Long đánh giặc ?
+ Thời điểm nhà vua chọn để đánh giặc là thời điểm nào? Theo em, việc chọn thời điểm ấy có lợi gì cho quân ta, có hại gì cho quân địch? Trước khi cho quân tiến vào Thăng Long nhà vua đã làm gì để động viên tinh thần quân sĩ ?
+ Tại trận Ngọc Hồi , nhà vua đã cho quân tiến vào đồn giặc bằng cách nào? Làm như vậy có lợi gì cho quân ta ?
+ Vậy, theo em vì sao quân ta đánh thắng được 29 vạn quân Thanh ?
Kết luận: Vì quân ta đoàn kết một lòng đánh giặc lại có nhà vua sáng suốt chỉ huy nên ta đã giành đại thắng . Trưa ngày mùng 5 tết, vua Quang Trung ngồi trên lưng voi, áo bào sạm đen khói súng, đi đầu đại quân chiến thắng tiến vào Thăng Long giữa muôn ngàn tiếng reo hò. Ngày nay, cứ đến ngày mùng 5 tết, ở Gò Đống Đa nhân dân ta lại tổ chức giỗ trận để tưởng nhớ ngày Quang Trung đại phá quân Thanh.
3.Thực hành:
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Làm bài tập trong vở thực hành Lịch sử
4. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chia sẻ với người thân biết về diễn biến sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh.
- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi
-Lắng nghe
- Theo dõi, lắng nghe
+ Ngày 20 tháng chạp năm Mậu Thân 1789 ... (Quang Trung chỉ huy quân ra đến Tam Điệp (Ninh Bình). Quân sĩ được lệnh ăn Tết trước, rồi chia thành 5 đạo quân tiến ra Thăng Long.
+ Đêm mồng 3 Tết năm kỉ Dậu 1789...(Quân ta kéo sát tới đồn Hà Hồi mà giặc không hề biết. Vào lúc nửa đêm, quân ta vây kín đồn Hà Hồi, Quang Trung bắc loa gọi. Tướng sĩ dạ rầm trời. Quân Thanh trong đồn hoảng sợ xin hàng.
+ Mờ sáng mùng 5... (tết, quân ta tấn công đồn Ngọc Hồi, quân Thanh bắn đại bác ra dữ dội, khói lửa mù mịt. Cuộc chiến diễn ra ác liệt, quân giặc chết nhiều vô kể. Đồn Ngọc Hồi bị mất, quân thanh bỏ chạy về Thăng Long . Cùng tờ mờ sáng ngày mùng 5 Tết, quân ta đánh mạnh vào đồn Đống Đa, tướng giặc Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử, Tôn Sĩ Nghị hoảng sợ cùng đám tàn quân vượt sông Hồng chạy về phương Bắc. Quân ta toàn thắng.
-Lắng nghe
- Nhà vua phải cho quân hành bộ từ Nam ra Bắc để đánh giặc.
- Nhà vua chọn đúng Tết Kỉ Dậu để đánh giặc. Trước khi vào Thăng Long nhà vua cho quân ăn Tết trước ở Tam Điệp để quân sĩ thêm quyết tâm đánh giặc. Còn đối với quân Thanh, xa nhà lâu ngày, vào dịp Tết chúng sẽ uể oải, nhớ nhà, tinh thần sa sút.
- Vua cho quân ta ghép các mảnh ván thành tấm lá chắn, lấy rơm dấp nước quấn ngoài, rồi cứ 20 người một tấm tiến lên. Tấm lá chắn này giúp quân ta tránh được mũi tên của quân địch, rơm ướt khiến địch không thể dùng lửa đánh quân ta.
- Vì quân ta đoàn kết một lòng đánh giặc, lại có sự chỉ đạo sáng suốt, tài tình nhà vua
- Lắng nghe
- HS suy nghĩ trả lời
- HS làm bài
- HS lắng nghe và ghi nhớ
Ngày soạn : 19/ 3/ 2016
Ngày dạy: 23/ 3/ 2016
ĐỊA LÍ
THÀNH PHỐ HUẾ
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thầnh phố Huế:
+ Thành phố Huế từng là kinh đô của nước ta thời Nguyễn.
+ Thiên nhiên đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ khiến Huế thu hút được nhiều khách du lịch.
- Chỉ được thành phố Huế trên bản đồ ( lược đồ).
-Tự hào về thành phố Huế (được công nhận là di sản văn hoá thế giới từ năm 1993)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Bản đồ hành chính Việt Nam, SGK
HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động:
+ Vì sao ngày càng có nhiều khách du lịch đến tham quan miền Trung ?
- GV nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài
2.Trải nghiệm-Khám phá:
* GV treo bản đồ hành chính Việt Nam
+ Huế thuộc tỉnh nào ?
+ Tên con sông chảy qua thành phố Huế ?
+ Huế tựa vào dãy núi nào và có cửa biển nào thông ra biển Đông ?
* Thiện nhiên đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ
+ Huế được chọn làm kinh đô của nước ta thời kì nào ?
+ Hãy kể tên các công trình kiến trúc cổ của Huế ?
+ Vì sao Huế được gọi là cố đô ?
+ Vì sao cố đô Huế được công nhận là di sản Văn hoá thế giới ?
* Huế – thành phố du lịch:
- Quan sát hình 1: Nếu đi thuyền xuôi dòng sông Hương, ta có thể tham quan những địa điểm du lịch nào ?
+ Ngoài kiến trúc cổ, Huế còn có những gì hấp dẫn khách du lịch ?
3.Thực hành:
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Làm bài tập trong vở thực hành Địa lí
4. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chia sẻ với người thân biết về thành phố Huế
- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
- HS nối tiếp trả lời câu hỏi
- Thời nhà Nguyễn, cách đây hơn 200 năm
- Các công trình kiến trúc lâu năm là: Cung đình, thành quách, kinh thành Huế, thành Hoá Châu; các đền chùa: Chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén; các lăng tẩm: Lăng Tự Đức, lăng Khải Định, lăng Minh Mạng, . .
- Huế là cố đô vì được các vua nhà Nguyễn tổ chức xây dựng từ cách đây 300 năm
- Vì nơi đây còn giữ được nhiều công trình kiến trúc cổ có giá trị
- Từ thượng nguồn sông Hương ra biển: điện Hòn Chén, lăng Tự Đức, chùa Thiên Mụ, kinh thành Huế, cầu tràng Tiền, chợ Đông Ba, nhà lưu niệm Bác Hồ, thành Hoá Châu.
-Thiên nhiên đẹp: Sông Hương, núi Ngự Bình; các nhà vườn; các món ăn đặc sản; nhã nhạc cung đình; dân ca Huế
- HS suy nghĩ trả lời
- HS làm bài
- HS lắng nghe và ghi nhớ
KÍ DUYỆT TUẦN 29
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_va_dia_li_lop_4_tuan_29_nam_hoc_2015_2016.doc