Giáo án Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2016-2017

MỤC TIÊU:

- Nắm được một số sự kiện về nhà nước Văn Lang: thời gian ra đời, những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt Cổ.

+ Khoảng năm 700 TCN nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc ra đời.

+ Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất.

+ Người Lạc Việt ở nhà sàn, họp nhau thành các làng, bản.

+ Người Lạc Việt có tục nhuộm răng, ăn trầu; ngày lễ hội thường đua thuyền, đấu vật

- Giữ gìn và phát huy truyền thống lịch sử của dân tộc

- HS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: SGK, bảng phụ

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

 

doc4 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 163 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2016-2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3 Thứ ba ngày 20 tháng 9 năm 2016 ĐỊA LÍ MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN I. MỤC TIÊU: - Nêu được tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn : Thái, Mông, Dao.. - Biết Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt. - Tôn trọng truyền thống của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. - HS yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: SGK, bảng phụ, bản đồ Địa lí Tự nhiên Việt Nam - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: + Những nơi cao của dãy Hoàng Liên Sơn có khí hậu như thế nào ? + Nhờ đâu mà Sa Pa trở thành nơi du lịch nổi tiếng ? - GVnhận xét, đánh giá - GV giới thiệu bài 2. Trải nghiệm-Khám phá: * Hoàng Liên Sơn - nơi cư trú của một số dân tộc ít người. - Yêu cầu HS đọc thầm thông tin ở mục 1 – SGK/ 73, trả lời câu hỏi ? + Dân cư ở Hoàng Liên Sơn như thế nào ? + Kể tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn ? + Người dân ở những nơi núi cao đi lại bằng những phương tiện gì ? Vì sao ? - GV nhận xét, kết luận * Bản làng với nhà sàn. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi : + Bản làng thường nằm ở đâu ? + Bản có nhiều nhà hay ít nhà ? + Vì sao một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn sống ở nhà sàn ? - Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày - Gọi HS nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, kết luận * Chợ phiên, lễ hội, trang phục -Yêu cầu HS đọc thông tin ở mục 3 -SGK/ 74- 75, trả lời câu hỏi : + Nêu những hoạt động ở chợ phiên ? + Kể tên một số lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn ? + Hãy nhận xét các trang phục truyền thống của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn? - GV nhận xét, đánh giá 3.Thực hành: - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK. - Làm bài tập trong vở thực hành Địa lí. 4. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Về nhà chia sẻ với người thân về một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn, kể tên được một số lễ hội tiêu biểu ở Hoàng Liên Sơn. - 2 HS lên bảng trả lời - Lắng nghe - HS đọc thầm - Dân cư thưa thớt - Thái, Dao. Mông - đi bộ hoặc đi bằng ngựa vì đường giao thông chủ yếu là đường mòn. - Lắng nghe - Thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi - Đại diện các nhóm trình bày - Nhận xét, bổ sung -Lắng nghe - 2 HS đọc - mua bán, trao đổi hàng hoá, giao lưu văn hoá và gặp gỡ, kết bạn của nam, nữ. - hội chơi núi mùa xuân, hội xuống đồng. - Mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng. Được may, thêu trang trí rất công phu và thường có màu sắc sặc sỡ. - Lắng nghe - HS suy nghĩ trả lời - HS làm bài - Lắng nghe, ghi nhận *************************** Thứ tư ngày 21 tháng 9 năm 2016 LỊCH SỬ NƯỚC VĂN LANG I. MỤC TIÊU: - Nắm được một số sự kiện về nhà nước Văn Lang: thời gian ra đời, những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt Cổ. + Khoảng năm 700 TCN nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc ra đời. + Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất. + Người Lạc Việt ở nhà sàn, họp nhau thành các làng, bản. + Người Lạc Việt có tục nhuộm răng, ăn trầu; ngày lễ hội thường đua thuyền, đấu vật - Giữ gìn và phát huy truyền thống lịch sử của dân tộc - HS yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: SGK, bảng phụ - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: + Nêu các bước sử dụng bản đồ ? - GV nhận xét, đánh giá - GV giới thiệu bài 2. Trải nghiệm-Khám phá: * Thời gian hình thành và địa phận của nước Văn Lang. - Yêu cầu HS đọc thông tin ở SGK, suy nghĩ trả lời câu hỏi : + Nước Văn Lang ra đời vào khoảng năm nào ? + Nước Văn Lang được hình thành ở khu vực nào ? - GV nhận xét, kết luận: Khoảng năm 700 TCN, nhà nước đầu tiên của nước ta đã ra đời .Tên nước là Văn Lang. * Các tầng lớp trong xã hội nước Văn Lang - Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi : + Xã hội Văn Lang có mấy tầng lớp ? + Lạc dân là người như thế nào ? + Nô tì là người như thế nào ? - Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày - GV nhận xét, đánh giá: Xã hội Văn Lang có 4 tầng lớp chính.Đứng đầu nhà nước là vua, gọi là Hùng Vương.Giúp vua cai quản đất nước có các lạc hầu, lạc tướng.Dân thường gọi là lạc dân, tầng lớp thấp kém, nghèo hèn nhất là nô tì. *Đời sống của người Lạc Việt. - Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, mô tả cuộc sống vật chất, tinh thần của người Lạc Việt. - Gọi HS trả lời - GV nhận xét, kết luận + Em biết những tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến nay ? 3.Thực hành: - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK. - Làm bài tập trong vở thực hành Lịch sử 4. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Về nhà chia sẻ với người thân về nước Văn Lang nhà nước đầu tiên của nước ta, kể tên được một số tục lệ của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay. - 2 HS lên bảng trả lời - Lắng nghe - 2 HS đọc - khoảng năm 700 TCN - Được hình thành ở khu vữ sông Hồng, sông Mã và sông Cả. - Lắng nghe - Thảo luận nhóm đôi - Đại diện các nhóm trình bày - Lắng nghe - HS đọc thông tin, suy nghĩ trả lời - Dưới thời vua Hùng, nghề chính của Lạc dân là làm ruộng, trồng lúa, khoai, cây ăn quả Ngoài ra còn biết trồng đay, trồng dâu nuôi tằm, đúc đồng làm mác, giáo, mũi tên biết làm nhà ở để tránh thú dữ. - Lắng nghe - Tục ăn trầu , nhuộm răng đen, đua thuyền , đấu vật... - HS suy nghĩ trả lời - HS làm bài - Lắng nghe KÍ DUYỆT TUẦN 3

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_va_dia_li_lop_4_tuan_3_bai_dia_li_mot_so_dan.doc
Giáo án liên quan