I. MỤC TIÊU:
- Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa của Hai bà Trưng (chú ý nguyên nhân khởi nghĩa, người lãnh đạo, ý nghĩa)
+ Nguyên nhân khởi nghĩa: Do căm thù quân xâm lược,Thi Sách bị Tô Định giết hại
+Diễn biến: Mùa xuân năm 40 tại cửa sông hát, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa.Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, chiếm Cổ Loa rồi tấn công Luy Lâu, trung tâm của chính quyền đô hộ.
+ Ý nghĩa: Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên thắng lợi sau hơn 200 năm nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ, thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Sử dụng lược đồ để kể lại nét chính về diễn biến của cuộc khởi nghĩa.
- HS yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK, bảng phụ
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
4 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2016-2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
Thứ ba ngày 11 tháng 10 năm 2016
ĐỊA LÍ
TÂY NGUYÊN
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của Tây Nguyên:
+ Các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau Kon Tum, Đắc Lắk, Lâm Viên, Di Linh.
+ Khí hậu có hai mùa rõ rệt màu mưa và mùa khô.
- Chỉ được các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ( lược đồ) tự nhiên Việt Nam: Kon Tum, Plây-ku, Đắc Lắk, Lâm Viên, Di Linh
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK, bảng phụ, bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
+ Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở vùng trung du Bắc Bộ
- GVnhận xét, đánh giá
- GV giới thiệu bài
2. Trải nghiệm-Khám phá:
* Tây Nguyên- xứ sở của các cao nguyên xếp tầng:
- GV treo tranh chỉ vị trí của các cao nguyên trên lược đồ hình 1 và đọc tên các cao nguyên theo hướng từ Bắc xuống Nam.
- 3 HS lên bảng chỉ bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường và đọc tên các cao nguyên theo hướng từ Bắc xuống Nam.
- Yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu (SGK) xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao.
- GV giới thiệu một số đặc điểm tiêu biểu của 4 cao nguyên.
* Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô
- Yêu cầu HS đọc thầm thông tin ở mục 2 trang 83- SGK , trả lời câu hỏi :
+ Ở Buôn Ma Thuột mùa mưa vào những tháng nào ?
+ Mùa khô vào những tháng nào ?
+ Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa ? Là những mùa nào ?
- GV nhận xét, kết luận
3.Thực hành:
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Làm bài tập trong vở thực hành Địa lí.
4. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chia sẻ với người thân về một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của Tây Nguyên
- 2 HS lên bảng trả lời
- Lắng nghe
- HS quan sát tranh
- HS lên bảng chỉ
- Các cao nguyên từ Bắc xuống Nam:
+ Cao nguyên Kom Tum
+ Cao nguyên Plây-Ku
+ Cao nguyên Đắc Lắk
+ Cao nguyên Lâm Viên
+ Cao nguyên Di Linh
- Độ cao của các cao nguyên xếp theo thứ tự từ thấp đến cao
+ Đắc Lắk
+ Kom Tum
+ Di Linh
+ Lâm Viên
- Lắng nghe
- Mùa mưa: tháng 5, 6, 7, 8, 9, 10
- Mùa khô: tháng 1, 2, 3, 4, 11, 12
- Có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô
- Lắng nghe
- HS suy nghĩ trả lời
- HS làm bài
- Lắng nghe, ghi nhận
***************************
Thứ tư ngày 12 tháng 10 năm 2016
LỊCH SỬ
KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG ( NĂM 40)
I. MỤC TIÊU:
- Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa của Hai bà Trưng (chú ý nguyên nhân khởi nghĩa, người lãnh đạo, ý nghĩa)
+ Nguyên nhân khởi nghĩa: Do căm thù quân xâm lược,Thi Sách bị Tô Định giết hại
+Diễn biến: Mùa xuân năm 40 tại cửa sông hát, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa....Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, chiếm Cổ Loa rồi tấn công Luy Lâu, trung tâm của chính quyền đô hộ.
+ Ý nghĩa: Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên thắng lợi sau hơn 200 năm nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ, thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Sử dụng lược đồ để kể lại nét chính về diễn biến của cuộc khởi nghĩa.
- HS yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK, bảng phụ
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
+ Khi đô hộ nước ta, các triều đại phong kiến phương Bắc đã làm những gì ? Nhân dân ta đã phản ứng ra sao ?
- GV nhận xét, đánh giá
- GV giới thiệu bài
2. Trải nghiệm-Khám phá:
* Nguyên nhân khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
- Yêu cầu HS đọc thông tin ở SGK, suy nghĩ trả lời câu hỏi :
+ Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ?
- GV nhận xét, kết luận
* Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng :
- Yều cầu HS đọc SGK và lửợc đồ để thuật lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ?
- Yêu cầu HS trình bày
- Gọi HS nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận
* Kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
- GV yêu cầu HS đọc SGK trả lời.
+ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã đạt đửợc kết quả như thế nào ?
+ Khởi nghĩa thắng lợi có ý nghĩa như thế nào ?
+ Sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ...nói lên điều gì về tinh thần yêu nửớc của nhân dân ta ?
- GV nhận xét, kết luận
3.Thực hành:
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Làm bài tập trong vở thực hành Lịch sử
4. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chia sẻ với người thân về nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- 2 HS lên bảng trả lời
- Lắng nghe
- 2 HS đọc
+ Do nhân dân ta căm thù giặc, việc Thi Sách chồng Bà bị giết là cái cớ để cuộc khởi nghĩa nổ ra
- Lắng nghe
- HS đọc, tóm tắt lại diễn biến cuộc khởi nghĩa vào nháp
- HS trình bày: Cuộc khởi nghĩa nổ ra vào mùa xuân năm 40 trên cửa sông Hát Môn, tỉnh Hà Tây ngày nay .Từ đây đoàn quân tiến lên Mê Linh và làm chủ Mê Linh , nghĩa quân tiến xuống đánh chiếm Cổ Loa , đánh chiếm Luy Lâu . Bị đòn bất ngờ , quân Hán thua bỏ chạy
- Nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
- HS đọc
+ Trong vòng chưa đầy 1 tháng cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi.
+ Sau hơn 2 thế kỉ bị phong kiến nửớc ngoài đô hộ, lần đầu tiên nửớc ta giành đửợc độc lập .
+ Nhân dân ta rất yêu nước và có truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm.
- Lắng nghe
- HS suy nghĩ trả lời
- HS làm bài
- Lắng nghe, ghi nhận
KÍ DUYỆT TUẦN 6
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_va_dia_li_lop_4_tuan_6_bai_dia_li_tay_nguyen.doc