Giáo án lớp 1 tuần 10 - Trường Tiểu học Hải Thượng

Học vần

AU , ÂU

I - Mục đích – yêu cầu:

 - Hiểu được cấu tạo vần: au, âu.

 - Đọc và viết được: au, âu. nải chuối, múi bưởi.

 - Nhận diện được vần âu, âu trong các tiếng, từ khóa, sách báo.

 - Đọc được từ và câu ứng dụng SGK.

 - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bà cháu.

II - Đồ dùng dạy – học :

 - Sách tiếng việt 1, tập 1.

 - Bộ ghép chữ tiếng việt.

 - Tranh minh họa SGK.

III-Các hoạt động dạy – học:

 1. Kiểm tra bài cũ :

 - HS đọc từ: cái kéo, leo trèo, trái đào, chào cờ.

 - Viết các từ vừa đọc.

 - HS đọc câu ứng dụng.

 

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1145 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1 tuần 10 - Trường Tiểu học Hải Thượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thöù hai ngaøy 27 thaùng 10 naêm 2008 Học vần AU , ÂU I - Mục đích – yêu cầu: - Hiểu được cấu tạo vần: au, âu. - Đọc và viết được: au, âu. nải chuối, múi bưởi. - Nhận diện được vần âu, âu trong các tiếng, từ khóa, sách báo. - Đọc được từ và câu ứng dụng SGK. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bà cháu. II - Đồ dùng dạy – học : - Sách tiếng việt 1, tập 1. - Bộ ghép chữ tiếng việt. - Tranh minh họa SGK. III-Các hoạt động dạy – học: 1. Kiểm tra bài cũ : - HS đọc từ: cái kéo, leo trèo, trái đào, chào cờ. - Viết các từ vừa đọc. - HS đọc câu ứng dụng. 2. Dạy - học bài mới: Tiết 1 2.1.Giới thiệu bài : - Hôm nay chúng ta học vần au. GV viết lên bảng. - HS nhắc lại đề: au, âu. 2.2.Dạy vần * au a) Nhận diện chữ - GV phát âm, HS phát âm vần au - ghi bảng. - GV: Phân tích vần au? (Vần au được tạo bởi âm a và u, HS ghép) - So sánh vần au với vần ai? (Giống: Cùng bắt đầu bằng a. Khác: au kết thúc bằng u ai kết thúc bằng i) b) Đánh vần + Vần: - GV: Vần au đánh vần như thế nào? - HS: Vần au chúng ta đánh vần a - u - au. (HS đánh vần cá nhân, nhóm, lớp) + Tiếng từ khóa: - Thêm âm c vào vần au để được tiếng cau. - HS ghép tiếng cau. - GV nhận xét ghi bảng: cau. Em có nhận xét gì về vị trí của âm c và vần au? - HS: c đứng trước, au đứng sau. - Tiếng cau đánh vần như thế nào? - HS: cờ - au - cau (cá nhân, nhóm, lớp). - GV đưa tranh và hỏi: Tranh vẽ gì? (cây cau). Rút từ cây cau ghi bảng. - HS đánh vần và đọc trơn: u - u - au. cờ - au - cau cây cau. - HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp. c) Viết: - Chữ ghi vần: GV viết bảng nêu quy trình nối a và u. - Chữ ghi tiếng và từ: nối c và au. * âu (Quy trình tương tự) - So sánh au và âu: - Đánh vần: ớ - u - âu cờ - âu - câu - huyền - cầu cái cầu. - Viết: nối âu và u, cờ và âu, dấu huyền trên â. d) Đọc từ ứng dụng - HS đọc: rau cải, lau sậy, châu chấu, sáo sậu. - GV giải thích: - GV đọc mẫu, HS đọc lại. Tiết 2 2.2.Luyện tập: a) Luyện đọc: - HS lại các vần, từ ở tiết 1. - Đọc câu ứng dụng. HS quan sát tranh minh họa câu ứng dụng để nhận xét. + Tranh vẽ gì? (2 con chim đậu trên cành cây) + Hãy đọc câu ứng dụng dưới bức tranh? - HS đọc câu ứng dụng (cá nhân, nhóm, lớp). Chào mào có áo màu nâu Cứ màu ổi tới từ đâu bay về. - Trong câu tiếng nào chứa vần mới? - GV đọc mẫu. HS đọc. b) Luyện viết: - HS viết vở tập viết. Thu bài chấm chữa. c) Luyện nói theo chủ đề: Bà cháu + Tranh vẽ gì? + Em thử đoán xem bà nói gì với hai cháu? + Bà em thường dạy em những điều gì? + Khi làm theo lời bà khuyên em cảm thấy thế nào? + Em hãy kể một kỉ niệm với bà? + Có bao giờ bà dắt em đi chơi không? Em thích đi chơi cùng bà không? + Em đã làm làm gì để giúp bà? + Muốn bà vui khỏe, sống lâu em phải làm gì? 3. Củng cố - dặn dò: - HS đọc lại toàn bảng. - HS đọc từ, câu ứng dụng SGK. - Trò chơi: Thi tìm tiếng, từ chứa vần vừa học. - Dặn đọc bài ở nhà. Xem trước bài sau. SINH HOẠT LỚP I - Đánh giá tình hình hoạt động của lớp tuần qua: * Nề nếp: - Ý thức tự quản tốt. - Vệ sinh trường, lớp, thân thể sạch đẹp. - Đi học đều, nghỉ học có giấy xin phép. - Lễ phép với thầy cô giáo, đoàn kết bạn bè. Tồn tại: - Còn ăn quà vặt ở lớp. - Ăn mặc luộm thuộm, đi dép không quai như: Tuấn, Phong. * Học tập: - Học bài và viết bài đấy đủ trước khi đến lớp. - Có ý thức học tập tốt. Phát biểu xây dựng bài tốt như: Hóa, Nguyên, Anh, Mỹ,... - Rèn chữ giữ vở tốt, tiến bộ nhiều về chữ viết như: Anh, Mỹ, Ngọc, Thọ,... - Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số em học chưa tiến bộ như: Tuấn, Quyết, Linh. II - Kế hoạch: - Ôn tập tốt chuẩn bị thi giữa kì đạt chất lượng cao. - Tiếp tục duy trì nề nếp. Thực hiện 15 phút đầu giờ có hiệu quả. - Đồng phục đúng quy định. Vệ sinh cá nhân sạch, đẹp, gọn gàng. - Bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp ở lớp cũng như ở nhà. - GV hướng dẫn học sinh cách học và làm bài ở nhà. - Phân công HS giỏi kèm HS yếu: Hóa kèm Linh, Ngọc kèm Thọ, Tư kèm Tuấn. - Hoàn thành các khoản thu nộp. Chiều Toán ÔN : PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 3. I - Mục tiêu: - Củng cố, rèn luyện KN trừ trong các phạm vi vừa học. - Luyện nói đề toán và biểu thị PT thích hợp. II - Các hoạt động dạy và học: 1. Ôn kiến thức vừa học: - GV tổ chức chơi trò “ Đoán số” 3 - 1 = ... ; 3 - 2 =... ; 2 - 1 =... ; 1 + 2 =.... 3 + 0 =... ; 3 - ... = 1 ; ... - 2 = 1 ; 2 - ... = 1 2. Thực hành vở BT toán: - Thu vở chấm chữa. 3. HS làm vở toán ô ly: Bài 1: Tính: 2 + 2 = 3 - 1 = 4 + 1 = 3 - 2 = 2 - 1 = 3 + 0 = Bài 2: Số? 3 - ... = 2 3 - 2 = ... ... - 2 = 1 - Thu vở chấm chữa. 4. Củng cố dặn dò: - Tìm hai số sao cho khi cộng chúng lại được kết quả bằng 3, và khi lấy số lớn trừ đi số bé cũng được kết quả bằng 3. - HS làm miệng. GV nhận xét đánh giá. - Nhận xét giờ học. Tiếng việt ÔN LUYỆN I-Mục đích – yêu cầu : - HS đọc, viết thành thạo vần eo, ao, au, âu tiếng từ ứng dụng. - Tìm tiếng, từ có chứa vần vừa học. - Rèn chữ viết cho HS. II- Các hoạt động dạy - học : Tiết 1 1. HS đọc bài SGK: -Tìm tiếng có chứa vần eo, ao, au, âu. HS tìm ghép trên bảng cài, sau đó GV gọi đọc lại từ vừa tìm, kết hợp phân tích tiếng chứa vần ôn. 2. HS viết bảng con : - leo trèo, mào gà, quả dâu, rau má, bó trầu, củ ấu, màu nâu, cái kéo, tờ báo, cô giáo. 3. Thực hành vở bài tập TV : * Nối : - Tranh vẽ với các từ : quả dâu, câu cá, trái sấu, rau má. - Yêu cầu HS đọc lại các từ. * Nối : Tiếng thành từ. Sau đó HS đọc. củ rau quả bầu bó trầu lá ấu * Viết : - HS viết vở BTTV: lau sậy, châu chấu. - Gọi HS nhắc lại tư thế ngồi viết. - Thu vở chấm 1 số bài. 5. Nhận xét giờ học: - Dặn đọc bài ở nhà. Xem trước bài sau. Tiết 2 1. Viết chính tả: - GV đọc HS viết vở ô li. Suối chảy rì rào Gió reo lao xao Bé ngồi thổi sáo. - Thu bài chấm chữa. - Điền vần ao, eo, au, âu vào chỗ chấm thích hợp: kh... tay, thổi s..., số s..., quả b..., x.. cá. 2. Kể chuyện: “Bông hoa kì diệu”. GV nêu ý nghĩa câu chuyện. Dẫu phải trải qua nhiều gian khổ khó khăn mới lấy được bông hoa thần kì, chàng trai nông dân vẫn sẵn sàng nhường nó cho bà cụ để đem lại niềm vui và hạnh phúc cho cả gia đình cụ. Lòng thương người, đức hi sinh cao cả vì người khác là những vẻ đẹp thật đáng ca ngợi, biểu dương. 3. Nhận xét giờ học. Thöù ba ngaøy 28 thaùng 10 naêm 2008 Học vần IU , ÊU I- Mục đích – yêu cầu : - HS hiểu cấu tạo vần iu, êu. - Đọc và viết được iu, êu, lưỡi rìu, cái phễu. - Nhận diện vần iu, êu. - Đọc từ ứng dụng, câu ứng dụng SGK. - Nói theo chủ đề: Ai chịu khó? II- Đồ dùng dạy - học: - SGK. - Bộ đồ dùng TV. - Tranh minh họa SGK. III- Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ : - HS viết bảng con: rau cải, lau sậy, sáo sậu. - Hai HS đọc từ ngữ vừa viết. - Đọc SGK 2 em. 2. Dạy học bài mới: Tiết 1 2.1. Giới thiệu bài: - Học vần mới: iu, êu. GV ghi bảng, HS đọc lại. 2.2.Dạy vần: * iu a) Nhận diện vần: - Phân tích vần iu: gồm có con chữ i và con chữ u. - HS tìm chữ và ghép vần iu. - So sánh iu và au: Giống : kết thúc bằng con chữ u. Khác nhau : vần iu có i vần au có a. - HS phát âm : iu b) Đánh vần: - GV chỉ bảng HS phát âm: iu - Đọc đánh vần: i - u - iu, HS đọc cá nhân, nhóm, lớp. - Thêm âm r và dấu huyền vào vần iu để có tiếng mới, HS ghép. - GV nhận xét ghi bảng. - Phân tích tiếng rìu: gồm có âm r đứng trước vần iu đứng sau dấu huyền trên i. - HS đọc: rờ - iu – riu - huyền - rìu + Tranh vẽ gì ? - GV rút từ lưỡi rìu ghi bảng. - HS đọc đánh vần, đọc trơn : i - u - iu rờ - iu - riu - huyền - rìu lưỡi rìu. * êu ( Tương tự ) - Phân tích vần êu: gồm âm ê và âm u ; ê trước u sau. - So sánh vần iu và êu: Giống: đều kết thúc bằng con chữ u. Khác nhau: iu bắt đầu bằng i, êu bắt đầu bằng ê. - Đọc đánh vần: ê - u – êu . phờ - êu - phêu - ngã - phễu cái phễu. c) Viết: - Nối i với u, ê với u, r với iu, dấu huyền trên i; phờ với êu dấu ngã trên ê. - GV viết mẫu. HS viết bảng con. iu, lưỡi rìu, êu, cái phễu. d) Đọc từ ứng dụng: - 4 HS đọc câu ứng dụng: líu lo, chịu khó, cây nêu, kêu gọi. - GV giải thích: + Líu lo: (Tiếng nói, giọng hót) có nhiều âm thanh cao và trong, ríu vào nhau nghe vui tai. Ví dụ tiếng chim hót líu lo. + Chịu khó: Cố gắng, không quản ngại khó khăn, vất vả để làm việc. + Cây nêu: Là cây tre cao, trên thường có treo trầu cau và bùa để yểm ma quỷ, cắm trước nhà trong những ngày Tết. - HS đọc lại toàn bộ bảng. Tiết 2 2.3. Luyện tập : a) Luyện đọc : - HS đọc bài trên bảng. - HS đọc từ ứng dụng: cá nhân, nhóm, lớp. - Câu ứng dụng: + Tranh vẽ những ai và cây gì ? + Hãy đọc câu ứng dụng dưới tranh ? - HS đọc câu ứng dụng: Cây bưởi, cây táo nhà bà đều sai trĩu quả. - GV đọc mẫu - HS đọc lại. b) Luyện viết : - HS luyện viết vở TV. Thu bài chấm chữa. c) Luyện nói : - HS đọc tên bài luyện nói: Ai chịu khó? - GV treo tranh HS quan sát trả lời: +Tranh vẽ những con vật gì ? + Theo em, các con vật trong tranh đang làm gì? +Trong số những con vật đó con nào chịu khó? + Em đã chịu khó học bài và làm bài chưa ? + Để trở thành con ngoan trò giỏi chúng ta phải làm gì ?Và làm như thế nào? + Các con vật trong tranh có đáng yêu không?Em thích con vật nào nhất? Vì sao? 3. Củng cố - dặn dò: - GV chỉ bảng HS đọc lại. - Trò chơi: Tìm tiếng từ chứa vần vừa học. - Dặn về nhà đọc lại bài. Xem trước bài sau. Toán LUYỆN TẬP I- Mục tiêu : - Củng cố về phép tính, thực hiện phép trừ trong phạm vi 3. - Củng cố về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. - Nhìn tranh tập nêu đề toán và biểu thị tình huống trong tranh. II- Đồ dùng dạy – học : III- Các hoạt động dạy – học : 1. Kiểm tra bài cũ : 2 HS lên bảng làm. Bài 1: Tính 2 + 1 = 4 + 1 = 3 – 2 = 2 – 1 = Bài 2: Điền dấu > < = ? 1 + 2 …3 – 1 2 – 1 …1 + 0 2 + 1 …3 – 2 3 + 0 …3 - 1 2. Dạy học bài mới : a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn HS lần lượt làm các bài tập SGK. Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài toán. - HS làm bài, 4 em lên bảng làm. 1 + 2 = 1 + 1 = 1 + 2 = 3 + 1 + 1= 1 + 3 = 2 – 1 = 3 – 1 = 3 – 1 - 1= 1 + 4 = 2 + 1 = 3 – 2 = 3 – 1 + 1= - Cả lớp nhận xét ghi điểm. Bài 2: - HS đọc đề bài. - HS làm bài rồi chữa, 4 em lên bảng điền số. Bài 3: - HS nêu cách làm, điền dấu +. - HS làm bài vào vở, 2 em đổi vở KT kết quả. - Gọi 4 em lên bảng làm. Bài 4: HS nêu đề toán. Nêu câu trả lời. Phép tính thích hợp. a. Hùng có 2 quả bóng bay. Hùng cho Lan một quả. Hỏi Hùng còn mấy quả bóng bay? 2 - 1 = 1 b. Có 3 con ếch, bơi đi 2 con . Hỏi còn lại mấy con ếch? 3 - 2 = 1 - Gọi 2 em lên bảng làm. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. Thöù tö ngaøy 29 thaùng 10 naêm 2008 Học vần ÔN TẬP GIỮA KÌ I I- Mục đích – yêu cầu : - HS đọc viết thành thạo tất cả các âm, vần đã học. - Tìm được tiếng, từ mới có chứa vần, âm đã học. - Rèn chữ viết cho HS. II- Các hoạt động dạy - học: Tiết 1 1. Đọc bài SGK: HS bốc thăm trúng bài nào đọc bài đó. - GV hỏi kết hợp phân tích tiếng. Tìm tiếng ngoài bài chứa vần vừa đọc. 2. Viết bảng con: - máy bay, đười ươi, muối cà, quả dừa, sữa chua, múa rìu, ao bèo. 3. Chơi trò chơi : Thi tìm nhanh, đúng tiếng, từ chứa vần theo GV yêu cầu. HS sử dụng bảng cài. Sau đó yêu cầu HS đọc lại từ vừa tìm. Tiết 2 4. Đọc bài bảng lớp: cánh diều cây cầu ngựa tía kéo lưới yêu dấu quả bưởi trỉa đỗ tuổi thơ hai tay nhà ngói gửi thư già yếu Mẹ may áo mới. Bố là thợ xây. Chị Hà khéo tay. Mẹ muối dưa cải. Nhà bà nuôi thỏ. Chú khỉ leo trèo. 5. Luyện viết vở ô ly : GV đọc HS viết. Cây bưởi, cây táo nhà bà đều sai trĩu quả. Thu bài chấm chữa. 6. Nhận xét giờ học Toán PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 4 I- Mục tiêu : - Tiếp tục củng cố để khắc sâu kĩ năng ban đầu về phép tính và mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. - Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 4. - Giải được các bài toán có trong thực tế liên quan đến phép tính trong phạm vi 4. II- Đồ dùng dạy – học : - 4 chấm tròn, 4 quả cam giấy, 4 con chim. - Bộ đồ dùng toán 1. III- Các hoạt động dạy – học : 1. Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS lên bảng làm các phép tính. a. 3 – 1 = 3 + 2 = 1 + 3 = 2 – 1 = 3 – 2 = 1 + 2 = b. 1 + 2 – 1 = 2 – 1 + 3 = 3 – 1 + 1 = 3 – 1 + 0 = - GV nhận xét ghi điểm. 2. Dạy học bài mới : a. Giới thiệu bài: b. Giới thiệu phép tính, bảng trừ trong phạm vi 4 Bước 1: GV lần lượt giới thiệu phép tính: 4 – 1 = 3 , 4 – 2 = 2, 4 – 3 = 1 - Giới thiệu phép trừ: 4 - 1 = 3 - GV gắn 4 quả cam . Có mấy quả cam ? ( 4 ) - GV lấy 3 quả . Còn lại mấy quả cam ? ( 3 ) - GV nêu lại bài toán: Có 4 quả cam, lấy đi 1 quả cam. Hỏi còn lại mấy quả cam? - HS nêu câu trả lời: “Có 4 quả cam, lấy 1 quả cam. Còn lại 3 quả cam”. - Ta có thể làm phép tính gì? HS nêu phép tính: 4 - 1 = 3 - GV ghi bảng: 4 - 1 = 3. HS đọc: “ Bốn quả cam trừ một quả cam bằng ba quả cam” “ Bốn trừ một bằng ba” - Giới thiệu phép trừ: 4 - 2 = 2 - HS quan sát SGK . Nêu đề toán : Có 4 con chim , bay đi 2 con . Hỏi còn lại mấy con ? - HS nêu phép tính : 4 – 2 = 2 - Giới thiệu phép trừ: 4 - 3 = 1 - Lấy 4 que tính cầm tay phải . Bớt đi 3 que tính. Hỏi còn mấy que tính? - HS nêu phép tính : 4 – 3 = 1 Bước 2: HS đọc thuộc lòng bảng trừ trong phạm vi 4. Bước 3: Mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ : 1 + 3 = 4 và 4 - 3 = 1 3 + 1 = 4 4 - 1 = 3 * GV KL: Đó chính là mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. 3. Luyện tập : Bài 1: - HS nêu yêu cầu. Làm bài, chữa bài. - 2HS nêu kết quả, nhận xét, ghi điểm. Bài 2: - HS đọc đề bài. - Làm bài, chữa bài, 2 HS lên bảng làm. Lớp làm bảng con. 4 4 3 4 2 3 - - - - - - 2 1 2 3 1 1 Bài 3: HS đọc đề bài. - HS quan sát tranh, nêu bài toán: Có 4 bạn chơi nhảy dây, 1 bạn không chơi nữa.Hỏi còn mấy bạn chơi nhảy dây? - HS nêu phép tính : 4 – 1 = 3 - 1 HS nêu kết quả, cả lớp nhận xét. 4. Củng cố - dặn dò : - HS đọc thuộc bảng trừ trong phạm vi 4. - Nhận xét giờ học. Thöù naêm ngaøy 29 thaùng 10 naêm 2008 Học vần KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA KÌ I (Đề chuyên môn ra) Toán LUYỆN TẬP I- Mục tiêu : - HS củng cố về: Bảng trừ trong phạm vi 3 và phạm vi 4. - So sánh các số trong phạm vi đã học. - Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính . II- Đồ dùng dạy học : - Bộ đồ dùng học toán III- Các hoạt động dạy – học: 1. Kiểm tra bài cũ: - 2 HS lên bảng làm bài tập 3 + 1 = 3 – 2 = 4 – 3 = 4 + 1 = 4 – 2 = 4 – 1 = 3 - 1 = 3 + 1 = - HS ở dưới lớp GV cho làm tính miệng: GV nêu phép tính và chỉ định HS đứng dậy trả lời. - GV nhận xét ghi điểm. 2. Dạy học bài mới a. Hướng dẫn HS làm các bài tập SGK : Bài 1: - HS đọc đề toán. - HS làm bài, chữa bài. - Lưu ý: viết các số thẳng cột. - Gọi HS lên bảng làm. 4 3 4 4 2 3 - - - - - - 1 2 3 2 1 1 Bài 2: Số ? 3 HS lên bảng làm. Sau đó gọi HS đọc lại. 3 3 4 4 2 1 1 3 - 1 - 3 - 2 - 1 Bài 3: - Mỗi phép tính ta phải trừ mấy lần ? Thực hiện như thế nào ? - 3 HS lên bảng làm. 4 – 1 – 1 = 4 – 2 – 1 = 4 – 1 – 2 = Bài 4: > < = ? - Trước khi điền dấu ta phải làm gì? 3 – 2 … 2 3 - 1 … 3 – 2 4 – 1 … 2 4 – 3 … 4 – 2 4 – 2 … 2 4 – 1 … 3 + 1 - 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra lẫn nhau, nêu kết quả. Bài 5: HS quan sát tranh nêu đề toán a.Trong hồ có 3 con vịt đang bơi. Thêm 1 con vịt bơi tới. Hỏi có tất cả mấy con vịt? - HS nêu phép tính : 3 + 1 = 4 b. Có 4 con vịt, một con chạy đi. Hỏi còn lại mấy con vịt ? - HS nêu phép tính : 4 – 1 = 3 - GV nhận xét ghi điểm. 3 . Củng cố - dặn dò : - HS chơi trò chơi : Hoạt động nối tiếp. - Nhận xét giờ học. Chiều Toán ÔN LUYỆN I - Mục tiêu: - Củng cố về phép trừ trong phạm vi 3, 4. - Nhìn tranh vẽ nêu đề toán và viết phép tính thích hợp. II - Các hoạt động dạy – học: Tiết 1 1. Ôn kiến thức vừa học: - Trò chơi: “Đoán số” 4 - 1 = ... 3 - 2 = ... 4 - 3 = ... 1 + 4 = ... 2 - 1 = ... 4 - 2 = ... 4 = 2 + ... 4 - ... = 3 ... - 1 = 1 3 - ... = 1 2 +... = 5 5 + 0 = ... 2. HS thực hành vở BT toán: Bài 1: HS nêu yêu cầu - Làm bài vào vở, ba em lên bảng làm. 2 5 1 3 2 0 + + + + + + 2 0 3 2 3 5 Bài 2: Tính, 3 em lên bảng làm. 2 + 1 + 1 = 1 + 3 + 2 = 2 + 2 + 1 = 3 + 1 + 1 = 4 + 1 + 0 = 2 + 0 + 3 = - Cả lớp nhận xét, GV nhận xét ghi điểm Bài 3: Điền dấu = ? 2 + 2…5 2 + 1…1 + 2 3 + 1…3 + 2 2 + 3…5 2 + 2…1 + 2 3 + 1…1 + 3 5 + 0…5 2 + 0…1 + 2 1 + 4…4 + 1 Tiết 2 Bài 4: HS quan sát tranh, nêu đề toán và phép tính thích hợp. Có 1 con voi, thêm hai con voi. Hỏi có tất cả mấy con voi? Có 1 con chó, thêm 3 con chó. Hỏi có tất cả mấy con chó? Có 2 con ngựa, thêm 2 con ngựa. Hỏi có tất cả mấy con ngựa? Có 2 con vịt, thêm 3 con vịt. Hỏi có tất cả mấy con vịt? 2. Chơi trò chơi: Tìm kết quả nhanh. - Chia lớp làm 2 đội, cử đại diện của đội lên tham gia. - Dán 2 tờ bìa ghi các phép tính và hai kết quả, HS tìm nhanh kết quả tương ứng với phép tính. Đội nào dán đúng đội đó thắng cuộc. - Nhận xét giờ học. Tiếng việt ÔN: EO AO I- Mục đích – yêu cầu: - HS đọc, viết thành thạo vần eo, ao tiếng từ ứng dụng. - Tìm tiếng từ có chứa vần vừa học. - Rèn chữ viết cho HS. II- Các hoạt động dạy - học: 1. HS đọc bài SGK: Tìm tiếng có chứa vần eo, ao. - Phân tích tiếng: mèo, sao, chào, kéo... - Tìm tiếng có chứa eo, ao ngoài bài. 2. HS viết bảng con : chú mèo, ngôi sao, chào mào, cái kéo, trái đào, leo trèo, lao xao,... 3. Thực hành vở bài tập TV: * Nối : - Tranh vẽ với các từ. - Yêu cầu HS đọc lại các từ. * Nối : Từ, tiếng thành câu. Sau đó HS đọc câu đúng. * Viết : - HS viết vở BTTV, vở tập viết ô ly. - Gọi HS nhắc lại tư thế ngồi viết. - Thu vở chấm 1 số bài. 4. Trò chơi: Tìm từ chứa vần eo, ao. Nói câu chứa tiếng có vần eo, ao. 5. Nhận xét giờ học: - Dặn đọc bài ở nhà. Xem trước bài sau. Thöù saùu ngaøy 31 thaùng 10 naêm 2008 Học vần IÊU , YÊU I- Mục đích – yêu cầu: - HS hiểu: cấu tạo vần iêu, yêu. - Đọc và viết được: iêu, diều, yêu, yêu quý. - Nhận diện vần iêu, yêu trong từ ngữ ở sách báo. - Đọc từ ngữ và câu ứng dụng SGK. - Nói theo chủ đề: Bé tự giới thiệu. II- Đồ dùng dạy – học: - Bộ ghép chữ, SGK. III- Các hoạt động dạy – học: 1. Kiểm tra bài cũ : - HS viết bảng con: líu lo, chịu khó, cây nêu. - 2 HS đọc từ ứng dụng, 2 HS đọc câu ứng dụng. 2. Dạy học bài mới : Tiết 1 2.1. Giới thiệu bài: Học 2 vần phát âm giống nhau, viết khác nhau. - GV ghi bảng: iêu, yêu. - HS phát âm. 2.2. Dạy vần: * iêu a) Nhận diện vần - Phân tích vần iêu: Gồm iê và u. - HS ghép vần iêu. So sánh: iêu và êu. - HS phát âm lại vần iêu. b) Đánh vần - GV gắn bảng, HS đọc đánh vần : iê – u – iêu (cá nhân, nhóm, lớp). - Thêm âm d và dấu huyền vào vần iêu để tạo thành tiếng diều. - HS ghép tiếng diều, GV nhận xét ghi bảng. - HS phân tích tiếng diều: âm d đứng trước, vần iêu đứng sau, dấu huyền trên đầu con chữ ê. - HS đọc đánh vần: dờ - iêu - diêu - huyền - diều. - Quan sát tranh: Tranh vẽ gì ? Rút từ: diều sáo. - GV giải thích: + Diều sáo: Là loại diều có gắn sáo, khi thả diều phát ra tiếng vi vu của sáo. - HS đọc đánh vần, trơn: iê- u - iêu dờ - iêu – diêu – huyền - diều sáo diều. * yêu ( Tương tự ) - Vần yêu tạo bởi : yê và u - So sánh : iêu và yêu : Giống: phát âm. Khác nhau: yêu - y dài. - HS đọc đánh vần: yê - u - yêu. * Lưu ý: các tiếng đã được ghi bằng yêu thì không có âm đầu nữa. - HS quan sát tranh TLCH: Bố mẹ thường dành cho chúng ta tình cảm như thế nào ? Rút từ: yêu quý - HS đọc: yê - u - yêu yêu yêu quý. c) Viết: - Gv viết mẫu - HS quan sát viết bảng con. iêu, thả diều, yêu, yêu quý. d) Đọc từ ngữ ứng dụng: - 2 HS đọc: buổi chiều, hiểu bài, yêu cầu, già yếu. - GV giải thích : + Buổi chiều : Là thời gian từ trưa đến tối + Hiểu bài : Hiểu những gì cô giáo giảng, vận dụng làm bài tập. - GV đọc mẫu - HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp. Tiết 2 2.3. Luyện tập : a) Luyện đọc: - HS đọc lần lượt phần vần, từ ở bảng. - Phân biệt vần iêu và yêu. - HS đọc các từ ứng dụng. - Đọc câu ứng dụng: Quan sát tranh minh họa nhận xét: + Trong tranh vẽ gì? + Hãy đọc câu ứng dụng dưới bức tranh. - HS đọc: Tu hú kêu, báo hiệu mùa vải thiều đã về. b) Luyện viết : - HS viết: iêu, yêu, yêu qúy, diều sáo. - GV theo dõi HS viết. Thu bài chấm chữa. c) Luyện nói: HS đọc tên bài luyện nói : Bé tự giới thiệu. + Tranh vẽ gì ? + Các bạn trong tranh đang làm gì ? + Ai tự giới thiệu về mình ? + Em giới thiệu về mình cho cả lớp cùng nghe . + Chúng ta tự giới thiệu về mình trong trường hợp nào? + Khi giới thiệu chúng ta cần nói những gì? + Hãy tự trả lời những câu hỏi của cô nhé. + Em tên là gì ? năm nay mấy tuổi ? + Đang học lớp mấy ? Cô giáo nào dạy ? + Nhà ở đâu ? Có mấy chị em? Bố mẹ làm nghề gì ? + Em thích học môn nào nhất? 3. Củng cố - dặn dò : - HS đọc bài SGK. - Cho HS sắm vai là những người bạn mới quen nhau và tự giới thiệu về mình. - Dặn học bài ở nhà. Xem trước bài sau. Toán PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 5 I- Mục tiêu: - Tiếp tục củng cố khái niệm ban đầu về phép trừ và mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. - Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 5. - Giải quyết các bài toán có trong thực tế có liên quan đến phép cộng trong phạm vi 5. II- Đồ dùng dạy học: 5 bông hoa, 5 hình vuông, 5 que tính. III- Các hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS lên bảng làm. Bài 1: Tính 4 – 2 – 1 = 3 + 1 – 2 = 3 – 1 + 2 = Bài 2: Tính 3 4 4 4 - - - - 1 2 3 1 2. Dạy học bài mới: a. Giới thiệu bài: b.Giới thiệu phép trừ, bảng trừ trong phạm vi 5: Bước 1: GV giới thiệu lần lượt các phép tính: 5 – 1 = 4, 5 – 2 = 3, 5 – 3 = 2, 5 – 4 = 1 “5 quả cam lấy đi 1 quả cam. Hỏi còn mấy quả cam? ” HS nêu phép tính: 5 – 1 = 4 GV ghi bảng, vài HS nhắc lại. “5 bông hoa lấy bớt 2 bông hoa. Hỏi còn mấy bông hoa? ” - HS nêu phép tính: 5 – 2 = 3 “5 que tính lấy bớt 3 que” - HS nêu phép tính: 5 – 3 = 2, 5 – 4 = 1 HS nêu kết quả. Bước 2: HS ghi nhớ bảng trừ. Bước 3: Hướng dẫn HS nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. 4 + 1 = 5 5 – 1 = 4 3 + 2 = 5 5 - 2 = 3 1 + 4 = 5 5 – 4 = 1 2 + 3 = 5 5 - 3 = 2 - KL: Đó chính là mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. 3. Luyện tập: Bài 1: - HS nêu yêu cầu. Nêu cách làm, làm bài. Bài 2: Cột 2: - Trong các phép trừ trên có những số nào? ( 1, 4, 5 ) - Chúng có đứng ở vị trí giống nhau không? - GV chỉ và nói mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ ? 5 – 1 = 4 1 + 4 = 5 2 + 3 = 5 5 – 2 = 3 4 + 1 = 5 3 + 2 = 5 5 – 3 = 2 5 – 1 = 4 5 – 3 = 2 5 – 4 = 1 5 – 4 = 1 5 – 2 = 3 Bài 3: 3 HS lên bảng 5 5 5 5 4 4 - - - - - - 3 2 1 4 2 1 2 3 4 1 2 3 Bài 4: HS quan sát tranh nêu đề toán. a. Trên cành có 5 quả bưởi, hái xuống 2 quả. Hỏi còn mấy quả? - Gọi HS nêu phép tính : 5 – 2 = 3 b. Bé vẽ 5 quả cam. Đã tô màu một quả. Còn mấy quả chưa tô màu? - Gọi HS nêu phép tính: 5 – 1 = 4. - GV nhận xét ghi điểm. 4. Củng cố dặn dò: - HS thi đọc thuộc bảng trừ. - Dặn học bài ở nhà.

File đính kèm:

  • docT10.doc
Giáo án liên quan