Giáo án lớp 1 tuần 12 - Trường Tiểu học Hải Thượng

Học vần

ÔN , ƠN

I- Mục đích - yêu cầu:

 - HS đọc, viết được vần ôn, ơn, con chồn, sơn ca.

 - Nhận ra ôn, ơn trong các tiếng bất kì.

 - Đọc được các từ ngữ ứng dụng: ôn bài, khôn lớn, cơn mưa, mơn mởn. và câu ứng dụng: Sau cơn mưa, cả nhà cá bơi đi bơi lại bận rộn.

 - Nói theo chủ đề: Mai sau khôn lớn.

II- Đồ dùng dạy - học:

 - Bộ ghép chữ.

 - Tranh SGK.

III- Các hoạt động dạy - học:

 1. Kiểm tra bài cũ : - HS viết bảng con : bạn thân, gần gũi, khăn rằn.

 - 2 HS đọc từ ứng dụng.

 - 2 HS đọc câu ứng dụng SGK.

 

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1078 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 1 tuần 12 - Trường Tiểu học Hải Thượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thöù hai ngaøy 10 thaùng 11 naêm 2008 Học vần ÔN , ƠN I- Mục đích - yêu cầu: - HS đọc, viết được vần ôn, ơn, con chồn, sơn ca. - Nhận ra ôn, ơn trong các tiếng bất kì. - Đọc được các từ ngữ ứng dụng: ôn bài, khôn lớn, cơn mưa, mơn mởn. và câu ứng dụng: Sau cơn mưa, cả nhà cá bơi đi bơi lại bận rộn. - Nói theo chủ đề: Mai sau khôn lớn. II- Đồ dùng dạy - học: - Bộ ghép chữ. - Tranh SGK. III- Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ : - HS viết bảng con : bạn thân, gần gũi, khăn rằn. - 2 HS đọc từ ứng dụng. - 2 HS đọc câu ứng dụng SGK. 2. Dạy - học bài mới : Tiết 1 2.1.Giới thiệu bài: - Học vần mới: ôn, ơn. GV ghi bảng. - HS đọc lại. 2.2. Dạy vần: * ôn a) Nhận diện vần: - Phân tích vần ôn: ô ghép với n. - Tìm và ghép vần ôn. GV kiểm tra viết bảng. - So sánh vần ôn và vần on: Giống nhau: đều có âm kết thúc bằng n. Khác nhau: vần ôn bắt đầu bằng ô, vần on bắt đầu bằng o. b) Đánh vần - Đọc: GV chỉ bảng HS phát âm: ôn - HS đọc đánh vần : ô - nờ - ôn (cá nhân, nhóm, lớp) - Thêm âm ch và dấu huyền vào vần ôn để có tiếng mới, HS ghép, đọc. - Phân tích tiếng chồn: âm ch ghép với vần ôn: âm ch đứng trước, vần ôn đứng sau, dấu huyền trên đầu con chữ ô. - GV ghi bảng chồn, HS đọc. Đánh vần: chờ - ôn - chôn - huyền - chồn. - GV treo tranh, HS quan sát và hỏi: Bức tranh vẽ con gì? (con chồn) - GV rút từ khóa con chồn ghi bảng. HS đọc đánh vần, đọc trơn toàn bộ. ô - nờ - ôn chờ - ôn - chôn - huyền - chồn con chồn. - GV chỉnh sửa cách đọc cho HS. * ơn ( Tương tự ) - Vần ơn được tạo nên từ ơ và n - So sánh vần ôn và vần ơn: Giống nhau: đều có âm kết thúc bằng n. Khác nhau: vần ôn bắt đầu bằng ô, vần ơn bắt đầu bằng ơ. - HS ghép vần ơn, đọc lại - Thêm âm s để tạo tiếng mới, HS ghép: sơn - Đọc đánh vần : sờ - ơn - sơn - Rút từ : sơn ca , HS đọc lại - Đọc toàn bộ bảng : ơ - n- ơn sờ - ơn - sơn sơn ca. c) Viết: GV viết mẫu, HS viết bảng: con ôn, con chồn, ơn, sơn ca. d) Đọc từ ứng dụng: 2 HS đọc: ôn bài, khôn lớn, cơn mưa, mơn mởn. - GV giải thích : + Ôn bài: Học lại hoặc nhắc lại để nhớ những điều đã học được. + Khôn lớn: Chỉ sự lớn lên và hiểu biết nhiều hơn. + Cơn mưa: Chỉ đám mây u ám mang mưa đến.. + Mơn mởn: Chỉ sự non mượt tươi tốt, đầy sức sống. - GV đọc mẫu - HS đọc cá nhân, đồng thanh. Tiết 2 2.3. Luyện tập: a) Luyện đọc: - HS lần lượt đọc: ôn, chồn, con chồn và ơn, sơn, sơn ca. - Đọc từ ngữ ứng dụng: cá nhân, nhóm, lớp. - Giới thiệu tranh minh họa câu ứng dụng: + Tranh vẽ gì ?(Đàn cá đang bơi lội) + Đàn cá bơi lội như thế nào ? - HS đọc câu ứng dụng. Sau cơn mưa. Cả nhà cá bơi đi, bơi lại bận rộn. - GV:Đàn cá bơi lội như thế nào? (bận rộn). Trong từ “bận rộn” tiếng nào có vần vừa học? ( rộn) + Khi đọc câu có dấu phẩy ta phải chú ý điều gì ? (ngắt hơi) - GV đọc mẫu, HS đọc: cá nhân, đồng thanh. b) Luyện viết: - GV hướng dẫn lại cách viết. - HS viết vở tập viết. - Thu vở chấm chữa. c) Luyện nói : HS đọc đề luyện nói : Mai sau khôn lớn + Bức tranh vẽ gì ? + Sau này em ước mơ làm nghề gì ? + Tại sao em thích nghề đó ? + Bố mẹ em làm nghề gì ? + Muốn thực hiện ước mơ, bây giờ em phải làm gì ? 3. Củng cố - dặn dò: - GV chỉ bảng, HS đọc. Đọc bài SGK. - Tìm tiếng mới có vần ôn, ơn. - Dặn đọc bài ở nhà. Xem trước bài sau. SINH HOẠT LỚP I - Đánh giá tình hình hoạt động của lớp tuần qua: * Nề nếp: - Đi học đều và đúng giờ quy định. - Nề nếp duy trì tốt, ôn bài 15 phút đầu giờ tốt. - Vệ sinh lớp, thân thể sạch sẽ. - Ăn mặc hợp thời tiết. Chưa đoàn kết bạn bè: Hóa đánh bạn, Quyết chơi bẩn. * Học tập: - Thi giữa kì điểm cao. - Học bài và viết bài đầy đủ trước khi đến lớp. - Có ý thức học tập tốt. Phát biểu xây dựng bài tốt như: Tuấn, Thọ, Anh,... - Rèn chữ giữ vở tốt, tiến bộ nhiều về chữ viết như: Anh, Mỹ, Ngọc, Thọ,... - Bên cạnh đó còn một số em học chữ viết chưa tiến bộ như: Tuấn, Thọ. - Đọc chậm như: Linh, Phong, Trinh. II - Kế hoạch: - Tiếp tục duy trì nề nếp. Thực hiện 15 phút đầu giờ có hiệu quả. - Đồng phục đúng quy định. Vệ sinh cá nhân sạch, đẹp, gọn gàng. - Bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp ở lớp cũng như ở nhà. - GV hướng dẫn học sinh cách học và làm bài ở nhà. - Đoàn kết giúp đỡ bạn cùng tiến bộ. - Thi đua học tập tốt giữa các tổ chào mừng ngày 20 -11. - Tham gia thi vở sạch chữ đẹp cấp trường. Hương, Duyên, Hóa. Chiều Toán ÔN LUYỆN I - Mục tiêu: - Củng cố, rèn luyện kĩ năng làm tính cộng, trừ trong các phạm vi vừa học. - Luyện nói đề toán và biểu thị PT thích hợp. II - Các hoạt động dạy và học: 1. Ôn kiến thức vừa học: - GV tổ chức chơi trò: “ Truyền tin” GV phát cho mỗi dãy một tờ giấy có ghi các phép tính cộng, trừ trong phạm vi đã học. Yêu cầu HS mỗi em điền kết quả vào một phép tính sau đó chuyền cho bạn tiếp theo. Nhóm nào xong trước, đúng sẽ là nhóm thắng cuộc. 2. Thực hành vở BT toán ô li: Bài 1: Tính: 2 + 2 = 3 - 1 = 4 + 1 - 3 = 3 - 2 = 5 - 1 = 3 + 0 + 2 = 5 - 4 = 5 + 0 = 5 - 5 + 2 = Bài 2: Số? 3 - ... = 2 3 - 2 = ... ... - 2 = 1 ... - 4 = 1 5 - 5 = ... 3 + ... = 3 Bài 3: Điền dấu > < = ? 5 - 3 ... 2 + 0 4 - 3 ... 2 + 2 5 - 0 ... 3 + 2 4 - 1 ... 5 - 1 - Thu vở chấm chữa. 3. Củng cố dặn dò: - Hoạt động nối tiếp: Tìm hai số sao cho cộng chúng lại được kết quả bằng 5 và số thứ nhất là số liền trước của số thứ hai. - HS làm miệng. GV nhận xét đánh giá. - Nhận xét giờ học. Tiếng việt ÔN: ÔN, ƠN I- Mục đích – yêu cầu: - HS đọc, viết vần ôn, ơn, tiếng, từ có chứa vần vừa học. - Tìm tiếng từ có chứa vần ôn, ơn. - Rèn chữ viết cho HS. II- Các hoạt động dạy – học : Tiết 1 1 Đọc bài SGK : Kết hợp phân tích tiếng: cơn, khôn, chồn. - Nhận diện vần vừa học trong các từ SGK, sách báo bất kì. 2. Viết bảng con : con chồn, khôn lớn, sơn ca, cơn mưa, thợ sơn, mái tồn, lay ơn. 3. Thực hành vở bài tập tiếng việt : * Nối : HS đọc từ cần nối rồi mới nối. Hai với hai đã sờn vai. Bé là bốn. Aó mẹ đơn ca. - Gọi HS đọc lại câu đã nối. * Điền : ôn hay ơn? - HS quan sát tranh, điền vần thích hợp. Thợ s …, mái t … , lay … * Viết :ôn bài , mơn mởn . - Thu vở chấm chữa. Tiết 2 4. Đọc bài bảng lớp: - Gọi HS lên bảng đọc cả lớp đọc thầm theo các từ: số bốn bé đơn ca ngôn ngữ khôn khéo sờn vai lay ơn từ tốn mơn mởn. 5. Luyện viết vở ô ly: - HS viết: Sau cơn mưa, cả nhà cá bơi đi bơi lại bận rộn. - Thu vở chấm chữa. 6. Kể chuyện: “Bánh đúc lạc”. GV nêu ý nghĩa câu chuyện. Có câu ca dao: Đói lòng ăn hạt chà là Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng. Tấm gương ông Hiếu đã già nhưng vẫn hết lòng chăm sóc mẹ, nhường nhịn cho con khiến mọi người cảm phục và kính trọng. - Nhận xét giờ học. Thöù ba ngaøy 11 thaùng 11 naêm 2008 Học vần EN , ÊN I- Mục đích – yêu cầu : - HS đọc viết vần en, ên tiếng và từ ứng dụng. - Nhận ra en, ên trong các tiếng: sen, nhện và đọc được các tiếng bất kì. - Nhận ra các tiếng, từ ứng dụng có en, ên trong các từ, câu ứng dụng. - Đọc được các từ ứng dụng áo len, khen ngợi, mũi tên, nền nhà và câu ứng dụng: Nhà dế mèn ở gần bãi cỏ non. Còn nhà sên thì ở ngay trên tàu lá chuối. - Nói theo chủ đề: Bên phải , bên trái, bên trên, bên dưới. II- Đồ dùng dạy – học: - Bộ ghép chữ TV. - Tranh minh họa SGK. III- Các hoạt động dạy – học : Tiết 1 1. Kiểm tra bài cũ : - HS viết bảng con: ôn bài, khôn lớn, cơn mưa. - 2 HS đọc từ ứng dụng. - 2 HS đọc câu ứng dụng SGK. 2. Dạy - học bài mới : 2.1. Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học 2 vần có âm kết thúc bằng âm n. GV ghi bảng, HS đọc lại. en, ên. 2.2. Dạy vần: * en a) Nhận diện vần - Phân tích vần en: gồm e và n. - HS đọc: en - Tìm và ghép vần en, GV ghi bảng: en - So sánh vần en và vần on: Giống nhau: kết thúc bằng n. Khác nhau: en bắt đầu bằng e. b) Đánh vần - GV chỉ bảng HS đọc: en - HS đọc đánh vần: e - n - en: Cá nhân, nhóm, lớp. - HS thêm âm s trước vần en để được tiếng sen. HS ghép. Đọc tiếng mới. - HS Phân tích tiếng sen: (s trước en sau) - GV ghi bảng. HS đọc: sờ - en - sen - Rút từ lá sen. GV ghi bảng, đọc từ khóa. - HS đọc: e - nờ - en sờ - en - sen lá sen. * ên ( tương tự ) - Vần ên được tạo nên ê và n. - So sánh ên và en: Giống nhau: kết thúc bằng n. Khác nhau: ên bắt đầu bằng ê. - Đánh vần: ê – nờ – ên nhờ – ên – nhên – nặng – nhện con nhện. c) Viết: Gv hướng dẫn viết. - GV viết mẫu. - HS viết bảng con: en, lá sen, ên, con nhện. d) Đọc từ ứng dụng: - 2 em đọc: áo len, khen gợi, mũi tên, nền nhà. - GV giải thích từ. + Áo len: Là loại áo được dệt hoặc đan bằng len. + Khen ngợi: Nói lên sự đánh giá tốt về ai, về cái gì, về việc với ý vừa lòng. + Mũi tên: HS quan sát vật thật. - GV đọc mẫu. HS đọc: cá nhân, đồng thanh. Tiết 2 2.3. Luyện tập: a) Luyện đọc: - HS đọc vần, tiếng, từ ứng dụng ở bảng, SGK. - HS đọc từ ứng dụng. - Đọc câu ứng dụng. Tranh vẽ gì? (Con sên trên tàu lá chuối, dế mèn trong cỏ). - HS đọc câu ứng dụng. Nhà dế mèn ở gần bãi cỏ non. Còn nhà sên thì ở ngay trên tàu lá chuối. b) Luyện viết: - HS viết vở TV: en, lá sen, ên, con nhện. - GV thu bài chấm chữa. c) Luyện nói: - HS đọc tên bài luyện nói: Bên phải, bên trái, bên trên, bên dưới. + Trong tranh vẽ gì ? + Bên trên con chó là những gì ? + Bên phải con chó ? + Bên trái con chó? + Bên dưới con mèo? + Bên phải em là bạn nào? + Khi đi học, bên trên đầu là gì? 3. Củng cố, dặn dò: - HS đọc lại toàn bộ bài bảng lớp. - Thi tìm tiếng, từ mới chứa vần vừa học. - Nhận xét giờ học. Dặn đọc bài ở nhà. Toán LUYỆN TẬP CHUNG I- Mục tiêu: - Củng cố về: phép cộng, phép trừ trong phạm vi các số đã học. - Phép cộng, phép trừ với 0. - Viết phép tính thích hợp với tình huống trong tranh. II- Các hoạt động dạy – học: 1. Kiểm tra bài cũ: - GV chấm một số vở bài tập toán. Nhận xét đánh giá. 2. Dạy học bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn HS lần lượt làm BT SGK: Bài 1: - Nêu yêu cầu bài toán ( tính ) - Làm bài, chữa bài. Đổi vở KT chéo. - 2 HS lên bảng làm. Bài 2: - HS nêu yêu cầu. Cách tính. Thực hiện lần lượt từ trái sang phải: làm phép tính thứ nhất cộng hoặc trừ được kết quả bao nhiêu thì cộng hoặc trừ với số thứ 3. - 3 HS lên bảng làm. 3 + 1 + 1 = 5 5 – 2 – 2 = 1 2 + 2 + 0 = 4 3 – 2 – 1 = 0 4 – 1 – 2 = 1 5 – 3 – 2 = 0 - GV nhấn mạnh: Phải thực hiện từ trái sang phải. Bài 3: - GV gọi HS nêu yêu cầu bài toán. - HS nêu cách làm. 3 HS lên bảng làm. HS gv nhận xét bài ghi điểm. Bài 4: - 1 HS nêu yêu cầu. - HS nêu đề toán bằng nhiều cách khác nhau, phép tính khác nhau. a. “Có 4 con hươu, một con hươu chạy đi. Hỏi còn lại mấy con hươu?” Phép tính: 4 - 1 = 3. Hoặc: “ Có ba con hươu, thêm một con hươu nữa. Hỏi tất cả có mấy con hươu?” Phép tính: 3 + 1 = 4. b. Tương tự. 3. Củng cố dặn dò: - Khi cộng hoặc trừ 1 số với 0 thì kết quả thu được như thế nào? - Cho hai số biết tổng hai số đó là 3, hiệu số cũng là 3. Tìm hai số đó. - Nhận xét giờ học. Thöù tö ngaøy 12 thaùng 11 naêm 2008 Học vần IN , UN I- Mục đích – yêu cầu : - HS đọc viết được vần in, un, đèn pin, con giun. - Nhận ra các tiếng, từ có vần in, un trong các từ và câu ứng dụng hoặc trong sách báo. - Đọc được từ ứng dụng nhà in, xin lỗi, mưa phùn, vun xới và câu SGK. - Nói theo chủ đề : Nói lời xin lỗi. II- Đồ dùng dạy – học: - SGK. - Tranh minh họa SGK. III- Các hoạt động dạy – học: 1. Kiểm tra bài cũ : - HS viết bảng con: áo len, khen ngợi, mũi tên. - HS đọc từ ứng dụng, câu ứng dụng SGK. 2. Dạy - học bài mới: Tiết 1 2.1. Giới thiệu bài: - Học vần in, un. GV ghi bảng. - HS đọc lại. 2.2. Dạy vần: * in a) Nhận diện vần - Phân tích vần in: vần in gồm âm i ghép với âm n, âm i đứng trước âm n đứng sau. - HS tìm và ghép vần in. - GV kiểm tra gắn bảng. - So sánh vần in và vần on: Giống nhau: đều có âm kết thúc bằng n. Khác nhau: vần in bắt đầu bằng i. b) Đánh vần - Đọc: GV chỉ bảng HS phát âm: in - HS đọc đánh vần: i – nờ – in (cá nhân, nhóm, lớp) - Thêm âm p vào vần in để tạo tiếng pin, HS ghép: pin. - Phân tích tiếng pin: p trước, in sau. - GV HD HS phát âm p, môi ngậm lại, bật ra mạnh, không có tiếng thanh. - HS phát âm p. Đánh vần tiếng pin. pờ - in – pin. - HS đọc : cá nhân, nhóm, lớp. - GV đưa vật mẫu: Trên tay cô có vật gì? (đèn pin) - Rút từ: đèn pin, HS đọc: cá nhân, đồng thanh - Đọc lại toàn bộ bảng : i - nờ- in pờ - in – pin đèn pin. * un ( Tương tự ) - Vần un được tạo bởi u và n. - So sánh: in và un Giống nhau: có âm kết thúc n. Khác nhau: vần in có âm i, vần un có âm u. - HS đọc đánh vần : u - nờ -un. - Thêm âm gi để tạo tiếng mới, HS ghép: giun. HS đọc: gi – un – giun - Rút từ : con giun, HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp. - HS đọc: u - nờ - un gi - un - giun con giun. c) Viết: - GV viết mẫu, nêu quy trình. HS quan sát. - HS viết bảng con: in, đèn pin, un, con giun. d) Đọc từ ứng dụn: - 4 HS đọc: nhà in, xin lỗi, mưa phùn, vun xới. - GV giải thích: + Xin lỗi: Xin được tha thứ vì đã biết lỗi. + Mưa phùn: Mưa rất nhỏ nhưng dày hạt, kéo dài nhiều ngày, thường có ở Miền bắc nước ta vào mùa đông. + Vun xới: Xới và vun gốc cho cây. - GV đọc mẫu, HS đọc lại. Tiết 2 2.3. Luyện tập: a) Luyện đọc: - HS đọc phần vần, tiếng, từ ở bảng lớp. - GV giới thiệu tranh minh họa, HS quan sát trả lời. + Tranh vẽ gì? + Em thấy đàn lợn con như thế nào? + Hãy đọc câu ứng dụng dưới tranh. - HS đọc câu ứng dụng. Ủn à ủn ỉn Chín chú lợn con Ăn đã no tròn Cả đàn đi ngủ. + Khi đọc hết một câu ta phải chú ý điều gì ?(nghỉ hơi) b) Luyện viết: - HS viết vở tập viết. GV thu bài chấm chữa. c) Luyện nói: HS đọc đề luyện nói: Nói lời xin lỗi + Bức tranh vẽ gì ? + Hãy đoán xem bạn nhỏ trong tranh tại sao mặt lại buồn như vậy ? + Khi đi học muộn, em có nên xin lỗi không ? + Khi không thuộc bài em phải làm gì ? + Khi làm đau hoặc làm hỏng đồ chơi của bạn em có xin lỗi bạn không ? + Em đã nói lời xin lỗi với ai bao giờ chưa ? Trong trường hợp nào ? 3. Củng cố - dặn dò: - GV chỉ bảng, HS đọc lại. - Tìm chữ có vần vừa học. - Đọc lại bài ở nhà. Xem trước bài sau. Toán PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 6 I- Mục tiêu: - Tiếp tục củng cố, khắc sâu khái niệm phép cộng. - Tự thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 6. - Thực hành tính cộng đúng trong phạm vi 6. II- Đồ dùng dạy - học: - 6 hình tam giác, 6 bông hoa, 6 hình tròn. - Bộ đồ dùng toán 1. III- Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ : Dùng phiếu kiểm tra. 1 + 1 = 3 + 1 = 4 + 1 = 1 – 1 = 3 – 1 = 4 – 1 = 2 + 1 = 3 + 2 = 4 + 0 = 2 – 2 = 3 – 2 = 4 – 2 = 2. Dạy học bài mới : a. Giới thiệu bài : Chép đề lên bảng b.Hướng dẫn thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 6: GV gắn các hình đã chuẩn bị lên bảng yêu cầu HS quan sát. Bước 1: - Thành lập công thức : 5 + 1 = 6 và 1 + 5 = 6 - GV nêu bài toán : Nhóm bên trái có 5 hình tam giác , nhóm bên phải có 1 hình tam giác . Hỏi tất cả bao nhiêu hình tam giác? - HS TL: 5 hình tam giác thêm 1 hình tam giác là 6 hình tam giác : 5 + 1 = 6. HS đọc lại “ Năm cộng một bằng sáu”. - GV ghi phép tính: 1 + 5 = HS nêu kết quả. + Em có nhận xét gì về 2 phép tính trên ? ( đều có kết quả là 6 ) - Như vậy : 5 + 1 = 1 + 5 Bước 2: - Thành lập phép tính : 4 + 2 = 6, 2 + 4 = 6, 3 + 3 = 6. - Cách làm tương tự. Bước 3: HS ghi nhớ bảng cộng. 5 + 1 = 6 1 + 5 = 6 4 + 2 = 6 2 + 4 = 6 3 + 3 = 6 c. Luyện tập: Bài 1: - GV hd HS sử dụng bảng cộng để tìm kết quả. Lưu ý viết kết quả thẳng cột. 5 2 3 1 4 0 + + + + + + 1 4 3 5 2 6 - Cả lớp nhận xét, GV nhận xét ghi điểm. Bài 2: Tính: Gọi 4 em lên bảng làm. 4 + 2 = 5 + 1 = 5 + 0 = 2 + 2 = 2 + 4 = 1 + 5 = 0 + 5 = 3 + 3 = - Gọi 1 số em nhắc lại tính chất giao hoán của phép cộng. Bài 3: Tính. Gọi 3 em lên bảng làm. 4 + 1 + 1 = 5 + 1 + 0 = 2 + 2 + 2 = 3 + 2 + 1 = 4 + 0 + 2 = 3 + 3 + 0 = - Gọi HS nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức : Tính từ trái sang phải . Bài 4: HS nêu yêu cầu. Nêu đề toán theo tranh vẽ. “ Có 4 con chim đang đậu trên cành, 2 con chim bay đến. Hỏi tất cả có mấy con chim?” - Ta viết được pjép tính gì từ bài toán vừa nêu? - HS: phép cộng. 4 + 2 = 6. “ Hàng trên có 3 ôtô, hàng dưới có 3 ôtô. Hỏi tất cả có mấy ôtô?” phép tính. 3 + 3 = 6. 3. Củng cố - dặn dò: - Chơi trò chơi: “Nhà toán học”. - Lớp chia làm 2 đội: Mỗi đội 5 em. Đội 1 đọc đề toán, đội 2 viết phép tính và kết quả, sau đó đổi lại. - Nhận xét giờ học. Thöù naêm ngaøy 13 thaùng 11 naêm 2008 Học vần IÊN , YÊN I- Mục đích - yêu cầu: - HS đọc, viết được vần ên, yên. - Nhận ra tiếng có vần iên, yên trong các từ, câu ứng dụng. - Đọc được các từ ngữ ứng dụng: cá biển, viên phấn, yên ngựa, yên vui. và câu: Sau cơn bão, Kiến đen lại xây nhà. Cả đàn kiên nhẫn chở lá khô về tổ mới. - Nói theo chủ đề: Biển cả. II- Đồ dùng dạy - học: - SGK , Bộ ghép chữ. - Tranh minh họa SGK. III- Các hoạt động dạy - học: Kiểm tra bài cũ: - HS viết bảng con: nhà in, xin lỗi, mưa phùn. - 2 HS đọc từ ứng dụng. - 2 HS đọc câu ứng dụng. 2. Dạy - học bài mới: Tiết 1 2.1. Giới thiệu bài: - Học vần iên, yên - GV ghi bảng. - HS nhắc lại. iên, yên. 2.2. Dạy vần: * iên a) Nhận diện vần - Phân tích vần iên: iê và n. - So sánh vần iên và vần in. Giống nhau: đều kết thúc bằng âm n. Khác nhau: vần iên bắt đầu bằng âm iê. - Tìm và ghép vần iên, HS ghép. - Phát âm: iên b) Đánh vần - HS: đánh vần: iê - nờ - iên. (cá nhân, nhóm, lớp) - Thêm âm đ vào vần iên và dấu nặng để tạo thành tiếng mới. - HS ghép tiếng điện. - Phân tích tiếng điện: đ trước, iên sau dấu nặng dưới âm ê. - GV ghi bảng: điện - HS đọc đánh vần : đờ - iên – điên - nặng – điện. - Rút từ : đèn điện - HS đọc từ khóa. - HS đánh vần, đọc trơn. iê - nờ - iên đờ - iên – điên - nặng – điện đèn điện. * yên ( Tương tự) - Vần yên tạo bởi yê và n. - So sánh : iên và yên. Giống nhau: đều có âm kết thúc bằng âm n. Khác nhau: vần iên có âm bắt đầu bằng âm i ngắn. - Đọc đánh vần: yê – n – yên. - Rút từ: con yến. ghi bảng. - HS đọc: yê – nờ – yên yên – sắc – yến con yến. c) Viết: - GV viết mẫu Lưu ý nét nối giữa các con chữ, vị trí dấu trên hoặc dưới ê. HS viết bảng con: iên, đèn điện, yên, con yến. d) Đọc từ ứng dụng: - 4 HS đọc: cá biển, viên phấn, yên ngựa, yên vui. - GV giải thích : + Cá biển: Loài cá sống ở biển. + Yên ngựa: Là vật đặt lên lưng ngựa để cho người ngồi. + Yên vui: Nói về sự bình yên vui vẻ trong cuộc sống. - GV đọc mẫu, HS đọc lại. Tiết 2 2.3. Luyện tập: a) Luyện đọc: - HS đọc phần vần - Đọc từ ứng dụng, đọc câu ứng dụng b) Luyện viết: - HS viết vở tập viết: iên, đèn điện, yên, con yến. - Thu vở chấm chữa. c) Luyện nói: HS đọc đề luyện nói: Biển cả + Tranh vẽ gì ? + Em thấy trên biển thường có gì ? +Trên những bãi biển em thấy có gì ? + Nước biển như thế nào ? Người ta dùng nước biển để làm gì? + Những người sống ở biển gọi là gì ? + Em có thích biển không ? Em đã đi biển bao giờ chưa ? + Đứng trước biển em thấy thế nào ? Em sẽ làm gì khi đi biển ? 3. Củng cố - dặn dò: - Đọc bài SGK. - Thi tìm tiếng, từ chứa vần vừa học. - Dặn đọc bài ở nhà , xem trước bài sau. Toán PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 6 I- Mục tiêu : - Tiếp tục củng cố và khắc sâu kiến thức về phép tính. - Tự thành lập và ghi nhớ phép cộng trong phạm vi 6. - Thực hành tính trừ đúng trong phạm vi 6. II- Đồ dùng dạy - học: - Chuẩn bị 6 hình tam giác, 6 hình tròn, 6 hình vuông. - Bộ đồ dùng toán 1. II- Các hoạt động dạy – học: 1. Kiểm tra bài cũ : 2 HS lên bảng thực hiện các phép tính. 5 – 1 + 2 = 3 – 3 + 6 = 4 – 2 + 4 = 2 – 1 + 5 = - Cả lớp nhận xét ghi điểm. 2. Dạy học bài mới : a. Giới thiệu bài : Ghi đề lên bảng. b.Hướng dẫn HS thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 6. Bước 1: - Hướng dẫn HS thành lập công thức: 6 – 1 =5 và 6 – 5 = 1 - GV đính hình lên bảng, yêu cầu HS quan sát, GV nêu bài toán: “Có 6 hình tam giác, bớt đi 1 hình. Hỏi còn lại mấy hình tam giác ?” - HS: 6 hình bớt 1 hình còn 5 hình: 6 – 1 = 5 HS đọc. - Tiếp theo GV YC HS quan sát hình vẽ nêu kết quả phép trừ: Sáu hình tam giác bớt đi năm hình còn lại mấy hình? - Sáu hình tam giác bớt đi năm hình còn lại một hình. 6 - 5 = 1. - HS đọc lại: 6 - 1 = 5 6 - 5 = 1. Bước 2: Thành lập cách tính: 6 – 2 = 4 và 6 – 4 = 2 (Tương tự ) Bước 3: HS ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 6. 6 - 1= 5 6 - 5 = 1 6 - 3 = 3 6 - 2= 4 6 - 2 = 4 3. Luyện tập: Bài 1: HS làm bài, gọi 1 số em nêu kết quả. Bài 2: HS nêu yêu cầu: Tính - Cả lớp dùng que tính để làm bài, 3 em lên bảng làm. 5 + 1 = 4 + 2 = 3 + 3 = 6 – 5 = 6 – 2 = 6 – 3 = 6 – 1 = 6 – 4 = 6 – 6 = - Lớp nhận xét ghi điểm. Bài 3: HS nêu yêu cầu: Tính. HS làm bài, 3 em lên bảng làm. 6 – 4 – 2 = 6 – 2 – 1 = 6 – 3 – 3 = 6 – 2 – 4 = 6 – 1 – 2 = 6 – 6 = - Cả lớp nhận xét ghi điểm. Bài 4: HS nêu yêu cầu: Viết phép tính thích hợp: - HS nhìn tranh nêu bài toán: a. Có 6 con vịt lội dưới ao, 1 con chạy lên bờ. Hỏi dưới ao còn lại mấy con ? HS nêu phép tính : 6 – 1 = 5 b. Có 6 con chim đậu trên cành, bay đi 2 con. Hỏi trên cành còn mấy con chim? HS nêu phép tính : 6 – 2 = 4. 4. Củng cố - dặn dò: - Gọi HS đọc lại bảng trừ trong phạm vi 6. - Trò chơi “ Đoán số”. Nhằm củng cố bảng trừ. - Dặn đọc thuộc ở nhà. Chiều Toán ÔN: PHÉP CỘNG, TRỪ TRONG PHẠM VI 6 I - Mục tiêu: - Củng cố về phép cộng, trừ trong phạm vi 6. - Nhìn tranh vẽ nêu đề toán và viết phép tính thích hợp. II - Các hoạt động dạy - học: Tiết 1 1. Ôn kiến thức vừa học: - HS đọc lại các phép tính cộng, trừ phạm vi 6. - Trò chơi: “ Truyền tin” GV phát mỗi dãy một phiếu học tập có ghi các phép tính cộng, trừ phạm vi 6. Yêu cầu mỗi HS chỉ được điền kết quả một phép tính, sau đó chuyền cho bạn tiếp theo, cứ như vậy cho đến hết dãy. Nhóm nào nhanh, đúng là nhóm thắng cuộc. - HS thực hiện, GV theo dõi. Gọi HS đọc lại các phép tính đó. 2. HS thực hành vở BT toán: - GV HD HS làm bài tập ở vở bài tập toán. - Thu một số bài chấm chữa. Tiết 2 3. HS làm bài vở ô li: Bài 1: Tính 6 5 3 2 6 6 - + + + - - 5 1 3 4 4 6 Bài 2: Số? 3 + ... = 6 6 - 5 = .... ... - 6 = 0 ... + 4 = 6 5 - 4 = ... 6 - ... = 4 Bài 3: Điền dấu > < = ? 3 + 2 ... 3 + 3 6 - 4 ... 5 - 4 4 + 2 ... 6 - 0 1 + 5 ... 5 + 0 - GV theo dõi. Thu bài chấm chữa. 4. Nhận xét giờ học. Tiếng việt ÔN LUYỆN I- Mục đích – yêu cầu : - HS đọc, viết thành thạo vần en, ên, in, un. tiếng từ ứng dụng . - Tìm tiếng từ có chứa vần vừa học - Rèn chữ viết cho HS . II- Các hoạt động dạy - học: 1. HS đọc bài SGK : - Tìm tiếng có chứa vần en, ên, in, un. - Phân tích tiếng: sen, nhện, pin, giun. 2. HS viết bảng con: dế mèn, nhái bén, nhà in, nền nhà, vun xới, mưa phùn, 3. Thực hành vở bài tập TV: * Nối : - Tranh vẽ với các từ. - Yêu cầu HS đọc lại các từ. * Nối : Từ, tiếng thành câu. Sau đó HS đọc câu đúng. * Viết : - HS viết vở BTTV. - Gọi HS nhắc lại tư thế ngồi viết. - Thu vở chấm 1 số bài. 4. Trò chơi: - Tìm tiếng chứa en, ên, in, un ngoài bài. Dùng bảng nhóm, thực hành nhóm 4 em. - Nói câu chứa tiếng có vần vừa ôn. 5. Nhận xét giờ học: - Dặn đọc bài ở nhà. Xem trước bài sau. Thöù saùu ngaøy 14 thaùng 11 naêm 2008 Học vần UÔN , ƯƠN I- Mục đích - yêu cầu: - Đọc viết được vần: uôn, ươn, chuồn chuồn, vươn vai. - Nhận ra các tiếng có vần uôn, ươn trong các từ, câu ứng dụng hoặc trong sách báo. - Đọc được từ ứng dụng cuộn dây, ý muốn, con lươn, vườn nhãn và câu ứng dụng: Mùa thu, bầu trời như cao hơn. Trên giàn thiên lí, lũ chuồn chuồn ngẩn ngơ bay lượn. - Nói theo chủ đề: chuồn chuồn, châu chấu, cào cào. II- Đồ dùng dạy - học : - SGK, Bộ ghép chữ. - Tranh minh họa SGK. III- Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ : - HS viết bảng con: cá biển, viên phấn, yên ngựa. - 2 HS đọc từ ứng dụng, câu ứng dụng. 2. Dạy học bài mới : 2.1. Giới thiệu bài: - Học vần uôn, ươn. GV ghi bảng. - HS đọc lại uôn, ươn. 2.2. Dạy vần: * uôn a) Nhận diện vần - Phân tích vần uôn: uô trước n sau. - Tìm ghép vần uôn. - So sánh vần uôn và vần iên: Giống nhau: đều có âm kết thúc bằng n. Khác nhau: vần uôn có âm bắt đầu bằng nguyên âm đôi uô. - HS đọc đánh vần: uô - nờ – uôn (cá nhân, nhóm, lớp) - Thêm âm ch và dấu huyền vào vần uôn tạo tiếng chuồn, HS ghép, GV ghi bảng. - Phân tích tiếng chuồn: âm ch đứng trước, vần uôn đứng sau, dấu huyền trên chữ ô. - Đọc đánh vần: chờ - uôn - chuôn - huyền - chuồn - Rút từ: chuồn chuồn - GV ghi bảng. - HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp : uô – nờ – uôn chờ - uôn – chuôn – huyền – chuồn chuồn chuồn. * ươn (Tương tự) - Vần ươn tạo bởi ươ và n. - So sánh vần uôn và vần ươn: Giống nhau: đều có âm kết thúc bằng âm n Khác nhau : vần ươn có âm bắt đầu bằng nguyên âm đôi ươ. - HS đọc toàn bả

File đính kèm:

  • docT12.doc
Giáo án liên quan