Tiết 2 : Đạo đức
GỌN GÀNG SẠCH SẼ (tiết 1)
A. MỤC TIÊU :
- Học sinh hiểu được thế nào là ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ
- Học sinh biết cách ăn mặc gọn gàng sạch sẽ
- Học sinh biết giữ vệ sinh cá nhân: đầu tóc, quần áo gọn gàng sạch sẽ
B. CHUẨN BỊ :
- GV: Vở bài tập đạo đức.
- HS: Vở bài tâp đạo đức.
21 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1046 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 1 tuần 3 - Trường tiểu học Phan Chu Trinh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Töø ngaøy 03 / 09 / 2012 ñeán 07/ 09 / 2012
THÖÙ NGAØY
MOÂN DAÏY
TCT
TEÂN BAØI DAÏY
HAI
03/09/2012
CHAØO CÔØ
3
Chào cờ đầu tuần
ĐẠO ĐỨC
3
Gọn gàng sạch sẽ (t1)
HỌC VẦN
19
L - H
HỌC VẦN
20
L - H
BA
04/09/2012
HỌC VẦN
21
O – C
HỌC VẦN
22
O – C
ÂM NHẠC
3
Học hát: Bài- Mời bạn vui múa ca
TOÁN
9
Luyện tập
TÖ
05/09/2012
HỌC VẦN
23
Ô - Ơ
HỌC VẦN
24
Ô - Ơ
TOÁN
10
Bé hơn, Dấu <
THỦ CÔNG
3
Xé, dán hình chữ nhật, hình tam giác (t2)
NAÊM
06/09/2012
HỌC VẦN
25
Ôn tập
HỌC VẦN
26
Ôn tập
TOÁN
11
Lớn hơn, Dấu >
NH-XH
3
Nhận biết các vật xung quanh
SAÙU
07/09/2012
HỌC VẦN
27
i , a
HỌC VẦN
28
i , a
TOÁN
12
Luyện tập
S H L
3
Sinh hoạt cuối tuần
THÖÙ HAI: - Ngày soạn : 01/09/2012 - Ngày dạy : 03/09/2012
Tiết 2 : Đạo đức
GỌN GÀNG SẠCH SẼ (tiết 1)
A. MỤC TIÊU :
- Học sinh hiểu được thế nào là ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ
- Học sinh biết cách ăn mặc gọn gàng sạch sẽ
- Học sinh biết giữ vệ sinh cá nhân: đầu tóc, quần áo gọn gàng sạch sẽ
B. CHUẨN BỊ :
- GV: Vở bài tập đạo đức.
- HS: Vở bài tâp đạo đức.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của giáo viên
I. Ổn Định - Bài Cũ (4 - 5’)
a) Em Là Học sinh lớp một
- Em có vui và tự hào khi mình là học sinh lớp một ? vì sao?
- Em phải làm gì để xứng đáng là học sinh lớp một?
II. Bài Mới : (25’)
1. Giới thiệu bài: “Gọn Gàng Sạch Sẽ”
Hoạt động 1 : - Nhận biết bạn có trang phục sạch sẽ gọn gàng
- Tìm và nêu tên bạn trong nhóm hôm nay có đầu tóc, áo quần gọn gàng, sạch sẽ.
- Vì sao em cho rằng bạn đó gọn gàng sạch sẽ?
- GV khen những HS đã nhận xét chính xác.
* GV Kết luận
Hoạt động 2: Biết cách chỉnh sửa quần áo gọn gàng, sạch sẽ
- Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài tập 1 trong sách giáo khoa
- Giáo viên đưa ra 1 số câu hỏi gợi ý:
- Em hãy tìm xem bạn nào có đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ
- Bạn nào chưa gọn gàng, sạcg sẽ? Vì sao?
- Em hãy giúp bạn sửa lại quần áo đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ
- GV kết luận :
Hoạt động 3: Giáo viên yêu cầu học sinh chọn một bộ quần áo đi học phù hợp cho bạn nam hoặc bạn nữ trong tranh.
- Giáo viên nhận xét
GV Kết luận :
III. Củng cố - dặn dò: (3’)
- Ăn mặc gọn gàng sạch sẽ là như thế nào?
- Tập hát lại bài “Rửa mặt như mèo”
Hoạt động của học sinh
Hát
- Em rất vui và tự hào khi mình là HS lớp một. Vì vào lớp Một em được biết thêm nhiều bạn mới và thầy cô mới …
- Em phải học chăm, ngoan, vâng lời người lớn để xứng đáng là học sinh lớp một.
”
- Học sinh nhắc lại đầu bài.
- Học sinh thảo luận theo nhóm, mỗi nhóm 2 bàn
- Học sinh thảo luận
- Cử đại diện nhóm trình bày trước lớp: nêu tên và mời bạn trong nhóm có đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ lên trước lớp
- HS lắng nghe.
- Học sinh làm bài tập 1theo yêu cầu, câu hỏi gợi ý cô nêu.
- Một số học sinh lên sửa và nêu cách thức thực hiện: áo bẩn – giặt sạch.
- Học sinh sửa bài cá nhân - Học sinh nhận xét
-HS lắng nghe
Học sinh làm bài tập 2 trong vở bài tập
Đại diện 2 học sinh của 2 dãy lên sửa bài
1 em nối trang phục cho bạn nữ
1 em nối trang phục cho bạn nam
Học sinh nhận xét
HS lắng nghe
- Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ là quần áo không dơ, phẳng, không bị rách, đứt khuy .
……………….. & …………………
Tiết 3-4: Học vần
Âm: l - h
A. Muc Tiêu :
- Kiến thức : Học sinh đọc và viết được l, h, lê , hè
- Kỹ năng :Biết ghép được tiếng lê , hè. Đọc được tiếng ứng dụng; Câu ứng dụng.
- Thái độ :Yêu thích ngôn ngữ tiếng việt. Tự tin trong giao tiếp
B. Chuẩn bị :
GV: Sách giáo khoa, bộ chữ dạy học vần.
HS: Bảng con, sách giáo khoa, vở tập viết.
C. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Ổn định - Kiểm tra bài cũ : ( 5’)
- Giáo viên cho học sinh đọc ê , v , bê , ve
- Đọc câu ứng dụng
- Cho học sinh viết ê , v , bê , ve
- Nhận xét
II. Dạy và học bài mới: ( 30’ )
Giới thiệu bài : -Tranh vẽ gì ?
- Trong tiếng lê và hè chữ nào đã học ?
- Hôm nay chúng ta sẽ học các chữ và âm còn lại : l _ h _ giáo viên ghi bảng
- Giáo viên cho học sinh đọc l – h , lê – hè
Chữ l :
- Hát.
- Học sinh đọc
- Học sinh đọc
- Học sinh viết
- Vẽ qủa lê, vẽ mùa hè
- Học sinh nêu : ê , e
- Học sinh nhắc lại tựa bài
- Học sinh đọc đồng thanh
a) Hoạt động 1 : Nhận diện chữ
- Giáo viên viết chữ l
- Chữ l và b giống nhau và khác nhau cái gì ?
b) Hoạt Động 2: Phát âm đánh vần
- GV phát âm mẫu l (lưỡi cong chạm lợi)
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh
- Trong tiếng lê chữ nào đứng trước, chữ nào đứng sau ?
- Giáo viên đánh vần lờ-ê-lê
- Giáo viên sửa sai cho học sinh
* Dạy chữ h. Thực hiện tương tự chữ l
Hoạt Động 3: Hướng dẫn viết chữ
- Giáo viên hướng dẫn viết l : điểm bắt đầu từ đường kẻ 2 , viết nét khuyết trên, lia bút viết nét móc ngược.
- Chữ h : - Quy trình tương tự như l
- Chữ h gồm nét khuyết trên và nét móc 2 đầu
- So sánh l và h
d) Hoạt Động 4 : Đọc tiếng ứng dụng
- Giáo viên chọn các tiếng cho học sinh luyện đọc : lê , lề , lễ , he , hè , hẹ
- Cho học sinh đọc toàn bài trên bảng lớp
III. Hát múa chuyển sang tiết 2: ( 3’)
- Học sinh quan sát
- Giống nhau đều có nét khuyết trên , khác nhau là chữ b có nét thắt và chữ l có nét móc ngược
- Học sinh nhìn bảng phát âm
- Học sinh đọc lê
- Chữ l đứng trước, chữ ê đứng sau
- Học sinh đánh vần lớp, tổ , cá nhân
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu.
- Học sinh tập tô chữ lên không, trên bàn
- Học sinh viết bảng con
- Học sinh nêu lại.
- Học sinh so sánh và nêu
- Học sinh đọc cá nhân (nhiều học sinh )
- 2 - 3 học sinh đọc
TIẾT 2
I. Giới thiệu : Chúng ta sẽ vào tiết 2 ( 1’)
II.Dạy và học bài mới: (30’)
a) Hoạt động 1: Luyện đọc
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc trang
trái và hướng dẫn cách đọc
- Đọc tựa bài và từ dưới tranh
- Đọc tiếng, từ ứng dụng
- Giời thiệu câu ứng dụng và cho học sinh xem tranh
- Trong tranh em thấy gì ?
- Giáo viên đọc mẫu : ve ve ve , hè về
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh
b) Hoạt Động 2 : Luyện viết
- Yêu cầu học sinh nêu lại tư thế ngồi viết
- Giáo viên hướng dẫn học sinh từng chữ và tiếng theo qui trình
Chữ l : Điểm đầu tiên ở đường kẻ 2, viết nét khuyết trên lia bút viết nét móc ngược, điểm kết thúc trên đường kẻ 1
Chữ h : Hướng dẫn tương tự.
Tiếng lê :Viết l nối với ê sau đó nhấc bút viết dấu mũ trên ê
Tiếng hè : Tương tự.
- Giáo viên theo dõi các em chậm
Hoạt Động 3 : Luyện nói
- Trong tranh vẽ gì ?
- Trong tranh là con le le, có hình dáng giống vịt trời nhưng nhỏ hơn, chỉ có 1 vài nơi ở nước ta
- Học sinh theo dõi và đọc từng phần theo hướng dẫn
- Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh
- Học sinh quan sát tranh
- Các bạn đang vui chơi
- Học sinh đọc câu ứng dụng
- Học sinh nêu
- Học sinh quan sát
- Học sinh viết vở chữ l
- Học sinh viết h
- Học sinh viết lê
- Học sinh viết hè
- Học sinh quan sát tranh
- Học sinh nêu theo nhận xét
Củng cố - Dặn dò: ( 5’)
- Giáo viên cho học sinh cử đại diện lên gạch chân tiếng có âm vừa học : cá heo, lê thê, lá hẹ , qủa lê
- Nhận xét
- Về nhà tìm thêm trên sách báo các chữ vừa học. Xem trước bài mới.
Hoạt động lớp
Học sinh cử đại diện mỗi dãy 2 em lên gạch chân thi đua
HS lắng nghe
……………….. & …………………
THÖÙ BA: - Ngày soạn : 02/09/2012 - Ngày dạy : 04/09/2012
Tiết 1-2 : Học vần
Âm O - C
A. Mục tiêu:
- Học sinh đọc và viết được o, c , bò, cỏ và các tiếng ứng dụng; đọc được câu ứng dụng.
- Biết ghép âm, tạo tiếng. Viết đúng mẫu, đều nét, đẹp
- Yêu thích ngôn ngữ tiếng Việt. Tự tin trong giao tiếp
B.Chuẩn bị:
- GV: Bài soạn, SGK, …
- HS: Sách, bảng con,…
C. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Ổn định: Bài cũ:( 5’ ) l – h
- Đọc bài ở sách giáo khoa trang 19-20
- Đọc trang phải
- Viết bảng con l- lê, h- hè
II. Bài mới:( 30’)
Giới thiệu bài: - Trong tiếng bò, cỏ có âm nào mà ta đã học
- Hôm nay sẽ học âm o - c (ghi tựa)
Hoạt động1: Dạy chữ ghi âm o
Nhận diện chữ
- Giáo viên tô chữ và nói : đây là chữ o
- Chữ o gồm có nét gì?
- Chữ o giống vật gì?
Phát âm đánh vần tiếng
- Giáo viên đọc mẫu o
- Khi phát âm o miệng mở rộng, tròn môi
- Cô có âm b, thêm âm o và dấu huyền, cô được tiếng gì?
- Trong tiếng bò chữ nào đứng trước chữ nào đúng sau?
- Giáo viên đọc : bờ - o - bo - huyền - bò
Hướng dẫn viết:
- Giáo viên đính chữ o mẫu lên bảng
- Chữ o gồm có nét gì?
- Chữ o cao một đơn vị
- Giáo viên viết mẫu
c) Hoạt động 2: Dạy chữ ghi âm c
Quy trình tương tự như dạy chữ ghi âm o
- c gồm 1 nét cong hở phải
- So sánh o- c
- Phát âm c: gốc lưỡi chạm vào vòm miệng rồi bật ra
d) Hoạt động 3: Đọc tiếng ứng dụng
- Giáo viên chọn từ, ghi bảng để luyện đọc: bò, bo , bó , cò , co , cọ
Nhận xét tiết học
III. Hát múa chuyển tiết 2: ( 3’)
- Hát
- Học sinh đọc cá nhân
l - lê, h - hè
lê - lề, lễ
ve ve ve, hè về, le le
- HS quan sát tranh ở SGK trả lời
- Âm b đã học
- Học sinh nhắc tựa bài
- HS trả lời:
- Gồm 1 nét cong kín.
- Chữ o giống quả trứng
- Học sinh thực hiện
- Học sinh đọc lớp, cá nhân
- Tiếng bò
- Chữ b đứng trước chữ o đứng sau
- Học sinh đọc cá nhân
- Nét cong kín
- Học sinh viết trên không, bảng con
- HS: Chú ý lắng nghe.
- Giống nhau: nét cong
- Khác nhau: c có nét cong hở, o có nét cong kín
- HS: Phát âm cá nhân đồng thanh.
- Học sinh luyện đọc cá nhân, tổ, lớp
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu.
I. Giới thiệu: chúng ta sẽ học tiết 2( 1’)
II. Bài mới:( 30’ )
a) Hoạt động 1: HS đọc được bài ở SGK
- Giáo viên đọc mẫu trang trái
+ Đọc tựa bài và từ dưới tranh
+ Đọc từ , tiếng ứng dụng
- GV cho học sinh xem tranh, tranh vẽ gì?
- Người ta nuôi bò để làm gì?
- Cho học sinh luyện đọc trang phải phần câu ứng dụng : bò bê có bó cỏ
b) Hoạt động 2: Luyện viết
- Nhắc lại cho cô tư thế ngồi viết
- HD viết chữ o : Đặt bút dưới dường kẻ thứ 3 viết nét cong kín
- GV hướng dẫn viết c, bò, cỏ.
- Giáo viên nhận xét phần luyện viết
c) Hoạt động 3: Luyện nói
- Trong tranh em thấy gì?
- Vó bè dùng để làm gì?
- Vó bè thường gặp ở đâu?
III. Củng cố- Dặn dò: ( 5’)
- GV đưa bảng các tiếng: bò bê, be bé, bỏ bê, vo ve
- Tổ nào đọc chậm, sai sẽ bị thua
- Nhận xét lớp học
- Đọc lại bài , xem trươc bài mới kế tiếp
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh luyện đọc cá nhân
- Mẹ cho bò bê ăn cỏ
- Học sinh nêu
- Cho thịt, sữa
- Học sinh luyện đọc cá nhân, tổ , lớp
- Học sinh nhắc lại
- Học sinh viết vào vở tập viết theo yêu cầu của giáo viên.
- HS nộp vở chấm.
- Học sinh quan sát
- Vó, bè, nước...
- Vó để vó cá. Bè để chở gỗ
- Ở dưới sông
- Mỗi tổ cử 5 em đọc
- HS lắng nghe
……………….. & …………………
Tiết 4: Toán
LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu:
- Giúp học sinh củng cố về : nhận biết số lượng và thứ tự các số trong phạm vi 5.
- Rèn kỹ năng đọc, viết, đếm các số trong phạm vi 5
- Học sinh tích cực tham gia các hoạt động , yêu thích học Toán
B. Chuẩn bị:
- HS: Bộ đồ dùng học toán
- GV: Sách giáo khoa. Bộ đồ dùng học toán
C. Các hoạt dộng dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Ổn định - Bài cũ : ( 5’)
Các số 1 , 2 , 3 , 4 , 5
- Tìm các đồ vật có số lượng là 4 , 5
- Đếm các nhóm đồ vật
- Nhận xét
II. Bài mới: (25’)
Giới thiệu :
- Chúng ta sẽ luyện tập
Hoạt động 1: Ôn các kiến thức cũ
- Cho học sinh đếm từ 1 đến 5
- Cho học sinh đếm ngược từ 5 đến 1
Hoạt động 2: Luyện tập
- Bài 1 : Điền số vào ô trống
- Bài 2 : Nhóm có mấy chấm tròn
- Bài 3 : Viết số thích hợp vào ô trống
à Gọi 1 em đọc số từ 1 đến 5 và đọc ngược lại từ 5 đến 1
- Bài 4 : Các em viết các số 1 2 3 4 5, cách 1 ô viết tiếp số 5 4 3 2 1 cứ thế viết hết dòng
III. Củng cố-Dặn dò: (5’ )
- Trò chơi: Thi đua nhận biết thứ tự các số
- Cô có các số 1 , 2 , 3 , 4 , 5 trong rổ các đội lên chọn số và gắn theo thứ tự từ lớn đến bé , từ bé đến lớn qua trò chơi gió thổi
- Chuẩn bị bài : bé hơn, dấu <
- Hát
- Học sinh nêu
- Học sinh đếm và nêu số lượng
- HS thực hiện theo yêu cầu giáo viên
- HS đếm xuôi.
- HS đếm ngược.
- Học sinh điền số vào ô
- 3 chấm tròn điền số 3
- Học sinh làm bài
- Học sinh đọc
- Học sinh làm bài
- Học sinh chia ra làm 2 đội
- Mỗi đội cử ra 5 em để thi đua
- Tuyên dương đội thắng
……………….. & …………………
THÖÙ TÖ: - Ngày soạn : 03/09/2012 - Ngày dạy : 05/09/2012
Tiết 1 - 2 : Học vần
ÂM Ô - Ơ
Mục tiêu:
- Học sinh đọc và viét được ô, ơ, cô, cờ và các tiếng thông dụng
- Biết ghép âm tạo tiếng.Viết đúng mẫu, đều nét đẹp
- Yêu thích ngôn ngữ tiếng Việt
Chuẩn bị:
- Giáo viên: Bài soạn, bộ chữ dạy học vần
- Học sinh: Sách, bảng con, vở tập viết.
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Ổn định - Bài cũ: (5’) âm o - c
- Đọc bài ở SGK
- Viết o-bò-cỏ
II. Bài mới: ( 28 )
a) Giới thiệu : Tranh vẽ gì ?
- Có tiếng cô - ghi bảng: cô
- Có tiếng cờ - ghi bảng: cờ
-Trong tiếng cô, cờ có âm gì mình đã học ?
- Giáo viên đọc mẫu ô-cô, ơ-cờ
b) Hoạt động1: Dạy chữ ghi âm ô
Nhận diện chữ:
- Giáo viên viết chữ ô: Cô có chữ gì?
- So sánh chữ o- ô
Phát âm và đánh vần
- Giáo viên phát âm ô
- Khi phát âm miệng mở rộng hơi hẹp hơn o, tròn môi
- Có âm ô thêm âm cờ được tiếng gì?
- Trong tiếng cô chữ nào đứng trước, chữ nào đứng sau?
- Cờ-ô- cô
*Hướng dẫn viết: GV viết chữ ô
- Chữ ô cao mấy đơn vị? Chữ ô gồm mấy nét?
- Giáo viên viết mẫu , nêu cách viết ô- cô
c) Hoạt động 2: Dạy chữ ghi âm ơ
Quy trình tương tự như âm ô
- Chữ ơ gồm 1 nét cong kín và 1 nét râu
- So sánh ô và ơ
- Khi phát âm miệng mở rộng trung bình, môi không tròn
Hoạt động 3: Đọc tiếng từ ứng dung
- Giáo viên ghi từ luyện đọc: hô, hồ, hổ, bơ, bờ, bở
III.Nhận xét tiết học: ( 3’)
- Hát múa chuyển tiết 2
- Hát
- Học sinh đọc theo yêu cầu
- Học sinh viết bảng con
- Học sinh quan sát
- Tranh vẽ cô và bạn nhỏ
- Vẽ lá cờ
- Có âm c đã học rồi
- Học sinh đọc lớp , đọc cá nhân
- Học sinh quan sát
- Chữ ô
- Chữ o và ô giống nhau là có nét cong kín
- Học sinh phát âm.
- HS theo dõi.
- Tiếng cô
- Chữ cờ đứng trước, ô đứng sau
- Học sinh đọc cá nhân , lớp
- Cao 1 đơn vị. 1 nét cong kín, dấu mũ
- Học sinh viết trên không, trên bàn, bảng con
- Học sinh lắng nghe.
- Giống nhau nét cong kín, khác nhau dấu mũ
- Học sinh phát âm cá nhân, tổ , lớp
- Học sinh luyện đọc, cá nhân , lớp
- Đọc toàn bài
- HS thực hiện theo yêu cầu.
TIẾT 2
I. Ổn định: ( 1’ )
II. Bài mới: ( 30’ )
a) Hoạt động 1: Luyện đọc SGK
- Giáo viên đọc mẫu
- Giáo viên hướng dẫn đọc
+ Đọc tựa bài và từ dưới tranh
+ Đọc tiếng từ ứng dụng
- Cho xem tranh, tranhvẽ gì?
- Bé vẽ rất đẹp, biết cách dùng màu
- Giáo viên đọc: bé có vở vẽ
b) Hoạt động 2: Luyện viết
- Nhắc lại tư thế ngồi viết
- Âm ô được viết bằng con chữ ô, viết ô giống o, sau đó nhấc bút viết dấu mũ
- Hướng dẫn viết cô, c, cờ.
Hoạt động 3: Luyên nói
- Bờ hồ trong tranh được dùng làm gì?
- Chổ em ở có bờ hồ không?
- Qua hình ảnh này em hãy nói về bờ hồ
III. Củng cố- Dặn dò : ( 5’ )
- Giáo viên ghi câu: cô bé vẽ ở bờ hồ
- Tìm chữ có âm vừa học ở sách báo
- Chuẩn bị bài ôn tập
- HS lắng nghe.
- Học sinh theo dõi và đọc từng phần theo hướng dẫn
- Đọc cá nhân
- Học sinh đọc
- Bé đang vẽ
- Học sinh luyện đọc cá nhân
- Học sinh nêu
- Học sinh viết bảng con
- Học sinh viết vỡ
- Học sinh quan sát
- Học sinh nêu
- Làm nơi nghỉ ngơi , sau giờ học, làm việc
- Học sinh nêu
- 3 tổ cử đại diện lên gạch chân tiếng có ô, ơ
- HS lắng nghe.
……………….. & …………………
Tiết 3: Toán
BÉ HƠN, DẤU <
A. Mục tiêu:
-Giúp HS bước đầu biết so sánh số lượng và sử dụng từ “bé hơn , dấu <” khi so sánh các số
- Rèn kỹ năng thực hành so sánh các số từ 1 đến 5 theo quan hệ bé hơn
- Học sinh tích cực tham gia các hoạt động , yêu thích toán học
B. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ sách giáo khoa / 17. Mẫu vật hình bướm , cá …Các số 1 , 2 , 3 , 4 , 5 và dấu <
- Sách giáo khoa, bộ đồ dùng .
C. Các hoạt dộng dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Ổn định - Bài cũ : ( 5’ )
- Cho học sinh đếm theo thứ tự từ 1 đến 5 và ngược lại từ 5 đến 1
- GV treo tranh có nhóm đồ vật từ 1 đến 5
- Cho các số 2 , 5 , 4 , 1 , 3 . cho Học sinh xếp theo thứ tự từ lớn đến bé
II. Bài mới:( 26’)
a) Giới thiệu : Chúng ta sẽ học bé hơn , dấu <
b) Hoạt động 1: Nhận biết quan hệ bé hơn
- Bên trái có mấy ô tô
- Bên phải có mấy ô tô
- 1 ô tô so với 2 ô tô thì như thế nào ?
- gọi nhiều học sinh nhắc lại
* Tương tự với con chim, hình cá …
à Ta nói 1 bé hơn 2 , ta viết 1< 2
* Tương tự cho : 2<3 , 3<4 , 4<5 …
à Lưu ý : khi viết dấu bé thì đầu nhọn quay về số bé hơn
c. Hoạt động 2: Thực hành
- Bài 1 : cho học sinh viết dấu <
- Bài 2 : viết theo mẫu
+ Ở bên trái có mấy chấm tròn
+ 1 chấm tròn so với 3 chấm tròn như thế nào?
* Tương tự cho 3 tranh còn lại
- Bài 3 : viết dấu < vào ô trống
+ 1 so với 2 như thế nào ?
* Tương tự cho bài còn lại
III. Củng cố-Dặn dò:( 4’ )
- Trò chơi: Thi đua ai nhanh hơn
- Nối số ô vuông vào 1 hay nhiều số thích hợp vì 1 bé hơn 2, 3, 4, 5
- Nhận xét
- Chuẩn bị bài : lớn hơn, dấu >
- Hát
- Học sinh đếm
- Học sinh nêu số
- Học sinh xếp số ở bảng con
- Học sinh nhắc lại tựa bài
- Học sinh quan sát tranh ở SGK
- 1 ô tô
- 2 ô tô
- 1 ô tô ít hơn 2 ô tô
- Học sinh đọc : 1 bé hơn 2
- Học sinh đọc 2 bé hơn 3, 3 bé hơn 4, 1 bé hơn 5
- Học sinh viết
- 1 chấm tròn
- 1 < 3
- HS nêu lại yêu cầu.
- 1 bé hơn 2 viết dấu bé
- Học sinh nhắc lại
- HS thực hiện trò chơi theo yêu cầu GV
- HS lắng nghe
- Thực hiện theo yêu cầu.
……………….. & …………………
Tiết 4: THỦ CÔNG
XÉ DÁN HÌNH CHỮ NHẬT, HÌNH TAM GIÁC (tt)
A.MỤC TIÊU :
- Học sinh biết cách xé dán hình chữ nhật, hình tam giác. Nắm được thao tác xé
- Xé dán đúng qui trình hướng dẫn của giáo viên. Dán đúng mẫu đẹp có sáng tạo
- Kiên trì, cẩn thận khi thực hiện các thao at1c. có ý thức giữ vệ sinh. Giáo dục tính thẩm mỹ, yêu cái đẹp
B. CHUẨN BỊ :
- Bài mẫu xé dán hình chữ nhật, hình tam giác, mẫu sáng tạo. Giấy nháp trắng, giấy màu, hồ, bút chì, khăn lau.
- Tập thủ công, giấy nháp, giấy màu, hồ, kéo, bút chì, khăn lau
C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của giáo viên
I. Ổn định kiểm tra : (4’)
- Kiểm tra các vật dụng học sinh đem theo
II. BÀI MỚI : (25’)
a) Giới thiệu bài:
Các em đã được xé dán hình nào?
à Bài học học đầu tiên: Xé dán hình chữ nhật, hình tam giác
Hoạt động 1:Xé dán hình chữ nhật – Tam giác
- Dán mẫu hoàn chỉnh giới thiệu: Đây là mẫu hình chữ nhật và mẫu hình tam giác
-Nhìn xung quanh tìm các vật có dạng hình chữ nhật?
- Lần lượt dán mẫu thứ tự theo qui trình
* Vẽ và xé dán hình chữ nhật, hình tam giác.
* Hướng dẫn vẽ hình.
* Hướng dẫn thao tác xé
* Làm mẫu hướng dẫn qui trình xé
- Vẽ và xé hình tam giác
- Đánh dấu điểm số 1, chấm điểm 2, 3, 4 - - Đếm từ trái sang phải đánh dấu đỉnh tam giác
* Xé mẫu hướng dẫn qui trình xé
Hoạt động 2 :Thực hành
* HD lại qui trình qua hệ thống câu hỏi.
- Muốn xé được hình chữ nhật, thao tác 1 làm gì?
- Hình chữ nhật có mấy cạnh ?
- Vẽ được hình chữ nhật thao tác 2 ta làm gì?
*Xé hình tam giác:nêu câu hỏi giống câu .
dán hình vào vở.
III. Củng cố - dặn dò: (3’)
- Gắn các mẫu sản phẩm
- Nhận xét ưu điểm, hạn chế của sản phẩm học sinh làm ra
- Nhắc thu dọn vệ sinh lớp
Hoạt động của học sinh
- Học sinh để đồ dùng lên bàn.
- Trả lời
- HS nhắc lại đề bài.
Hình thức : Học theo lớp
- Quan sát
- Cái bảng, các mặt bàn
- Thực hiện lại thao tác sau khi quan sát mẫu.
- Chấm điểm vẽ hình ở nháp
- Xé nháp mẫu hình chữ nhật theo qui trình cô hướng dẫn.
Chấm điểm vẽ hình
à Nháp
Xé nháp theo qui trình cô hướng dẫn
Trả lời và thực hiện
thao tác 1: Vẽ hình chữ nhật
- Thao tác 2: Xé hình chữ nhật
- Trả lời và thực hiện như thao tác a
- Thực hiện dán hình vào vở. Sáng tạo trang trí .
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- Gắn mẫu hoàn chỉnh và mẫu sáng tạo
- Học sinh nhận xét sản phẩm của bạn.
- Thực hiện theo yêu cầu.
……………….. & …………………
THÖÙ NAÊM: - Ngày soạn : 04/09/2012 - Ngày dạy : 06/09/2012
Tiết 1 – 2 : Học vần
ÔN TẬP
Mục tiêu:
- Các em học sinh nắm chắc chắn các âm từ đã học. Viết đúng từ ngữ đã học
- Biết ghép các âm để tạo tiếng mới. Đặt dấu thanh đúng vị trí
- Yêu thích ngôn ngữ tiếng Việt
Chuẩn bị:
- Giáo viên: Bảng ôn, bộ chữ dạy học vần
- Học sinh: SGK, bảng con, vở tập viết.
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Ổn định - Bài cũ: ( 5’ ) Âm ô, ơ
- Viết bảng con: ô, ơ, cô, cờ
- Đọc bài ở SGK
- Nhận xét
II. Bài mới: ( 28’ )
Giới thiệu:
- Trong tranh các bạn đang làm gì?
- Giáo viên ghi bảng: co
- Tương tự rút ra: cò, cỏ, cọ,
- Trong tuần qua đã học những âm nào?
- Giáo viên ghi vào bảng ôn
Hoạt động 1: Ôn âm
- Giáo viên chỉ bảng ôn, không theo thứ tự
- Giáo viên sửa sai cho học sinh
Hoạt động 2: ghép chữ thành tiếng
- Để có tiếng be, cô ghép b với e
- Nếu ghép b với ê, cô có tiếng gì?
- Tương tự cho các tiếng : bo , bô, bơ
- Giáo viên chỉ bảng ôn
- Thêm thanh huyền trên be, có tiếng gì?
Hoạt động3: Đọc từ ngữ ứng dụng
- Bạn đang làm gì?
- Cô có từ lò cò (ghi bảng)
- Giáo viên ghi: vơ cỏ
Hoạt động 4: Tập viết
- Giáo viên hướng dẫn viết
- Lò cò: đặt bút ở đường kẻ 2 viết l, lia bút nối với o, cách 1 con chữ o viết tiếng cò
- Tương tự hướng dẫn viết: vơ cỏ
- Giáo viên theo dõi và sửa sai cho học sinh
III. Hát , múa chuyển tiết 2: ( 2’)
- Hát
- Học sinh viết bảng con
- Học sinh đọc
- Đang kéo co
- Học sinh đọc trơn, đọc cá nhân
- Học sinh nêu: ô, ơ, c, ê, b, l, h, v, e
- Học sinh đọc cá nhân, đọc lớp
- Học sinh quan sát
- Học sinh : bê
- Học sinh nêu từ trong bảng ôn
- Tiếng: bè
- Nhảy lò cò
- Vơ cỏ, gom cỏ
- Học sinh luyện đọc
- Học sinh viết bảng con
- Học sinh viết vở
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu.
TIẾT 2
I.Khởi động: (1’)
II. Bài mới: (30’)
Hoạt động 1: Luyện đọc
- Đọc trang trái
- Đọc tiếng ở bảng ôn, đọc từ ứng dụng
- Bạn trong tranh đang làm gì?
- Tay trái bạn cầm tranh vẽ gì?
- Tay phải bạn cầm tranh vẽ gì?
à Bạn yêu trường, yêu mẹ, yêu chị
- Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng
Hoạt động 2: Luyện viết
- Em hãy nêu lại cách viết từ :lò cò, vơ cỏ
- Các em viết vở
Hoạt động 3: Kể chuyện : Hổ
- Hôm nay cô kể cho các em nghe câu chuyện Hổ
- Giáo viên kể cho học sinh nghe
- Giáo viên chia thành 4 nhóm nêu nội dung tranh
- Giáo viên chia 2 nhóm lên thi đua kể chuyện, nhóm nào kể đầy đủ nhất sẻ thắng
- Trong 2 nhân vật này em thích nhân vật nào nhất. Vì sao?
- Truyện kể phê phán nhân vật nào?
à Hổ trong chuyện này là 1 con vật vô ơn, em không nên bắt chước Hổ
Củng cố- Dặn dò: (4’)
- Nhận xét tiết học
- Về nhà đọc lại bài
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh đọc cá nhân
- Học sinh đọc
- Bạn đang vẽ
- Vẽ lá cờ
- Vẽ cô, chị, mẹ
- Học sinh luyện đọc cá nhân
- Học sinh nêu
- Học sinh viết từng dòng
- Học sinh quan sát và theo dõi cô kể
- Học sinh quan sát, thảo luận và nêu tên của từng tranh
- Tranh 1:Hổ xin mèo chuyền võ cho, mèo nhận lời
- Tranh 2: Hàng ngày hổ đến lớp học võ
- Tranh 3: Hổ vồ mèo
- Tranh 4: Hổ không vồ được mèo
- Học sinh cử đại diện lên kể
- Học sinh nêu
- Hổ
- Học sinh lắng nghe.
- Tuyên dương
- Học sinh lắng nghe.
……………….. & …………………
Tiết 3 : Toán
LỚN HƠN, DẤU >
Mục tiêu:
- Giúp HS bước đầu biết so sánh số lượng và dử dụng từ “lớn hơn , dấu >” khi so sánh các số
- Thực hành so sánh các số từ 1 đến 5 theo quan hệ lớn hơn
- Học sinh tích cực tham gia các hoạt động , yêu thích toán học
Chuẩn bị:
- GV: Một số mẫu vật . Bộ đồ dùng học toán, SGK, giáo án.
- HS: Sách giáo khoa; bảng con.
Các hoạt dộng dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Ổn định - Bài cũ ( 5’ )
- Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng lớp viết bảng con : 1<2 , 2<3 , 3<4 , 4<5
II. Bài mới: ( 28’ )
a)Giới thiệu: Chúng ta học lớn hơn, dấu >
b) Hoạt động 1: Nhận biết quan hệ lớn hơn
- Bên trái có mấy con bướm
- Bên phải có mấy con bướm
- 2 con bướm có nhiều hơn 1 con bướm không ?
* Ta nói 2 lớn hơn 1 , ta viết 2>1
- Thực hiện cho các tranh còn lại
* Thực hiện tương tự để có : 3>2 , 4>3 , 5>4
- Giáo viên viết : 3>1 , 3>2 , 4>2 , 5>3
c) Hoạt động 2: Thực hành
- Bài 1 : cho học sinh viết dấu >
- Bài 2 : hãy đếm số ô vuông rồi điền số thích hợp, cuối cùng so sánh
- Bài 3 : viết dấu > vào ô trống
III. Củng cố- Dặn dò: ( 4’)
- Trò chơi: Thi đua
- Nối mỗi ô vuông với 1 hay nhiều số thích hợp, vì 3 lớn hơn 1 , 2 , dãy nào có nhiều người nối đúng nhất sẽ thắng.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- Học sinh viết
- Nhận xét
- Học sinh nhắc lại tựa bài
- Học sinh quan sát
- 2 con bướm
- 1 con bướm
- 2 con nhiều hơn 1 con
- Học sinh đọc : 2 lớn 1
- Học sinh đọc
- Học sinh viết 1 hàng
- Học sinh làm bài
- Học sinh viết
2 > 1 5 > 4
4 > 2 5 > 1
- Học sinh sửa bài
- Thi đua theo dãy
-
File đính kèm:
- T3.doc