Giáo án lớp 1A tuần 13

Học vần

Bài 51: ÔN TẬP

I. Mục tiêu:

- HS đọc được các vần có kết thúc bằng n, các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 44 đến bài 51.

- Viết được các vần, các từ ngữ ứng dụng từ bài 44 đến bài 51.

- Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể :Chia phần.

- HS khá - giỏi kể được 2- 3 đoạn truyện theo tranh.

II. Đồ dùng dạy học:

- Máy chiếu

- Tranh minh họa

III. Hoạt động dạy và học:

A. Bài cũ(4P)

- GV đọc- hs viết vào bảng con: cuộn dây, ý muốn, con lươn, vườn nhãn

- 2 - 3 HS đọc câu ứng dụng của bài 50

 

doc35 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1036 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 1A tuần 13, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 Thứ hai ngày 2 tháng 12 năm 2013 Học vần Bài 51: ÔN TẬP I. Mục tiêu: - HS đọc được các vần có kết thúc bằng n, các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 44 đến bài 51. - Viết được các vần, các từ ngữ ứng dụng từ bài 44 đến bài 51. - Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể :Chia phần. - HS khá - giỏi kể được 2- 3 đoạn truyện theo tranh. II. Đồ dùng dạy học: - Máy chiếu - Tranh minh họa III. Hoạt động dạy và học: A. Bài cũ(4P) - GV đọc- hs viết vào bảng con: cuộn dây, ý muốn, con lươn, vườn nhãn - 2 - 3 HS đọc câu ứng dụng của bài 50 - GV nhận xét sửa sai Tiết 1 B. Bài mới 1. Giới thiệu bài (1p) Hỏi: Tuần vừa qua ta đã được học những vần gì mới? HS nêu những vần mới kết thúc bằng n. GV ghi bảng để lập bảng ôn. 2. Ôn tập(30p) a. Ôn các chữ và âm: Mục tiêu: Nêu được các chữ để cấu tạo thành các vần đã học trong tuần kết thúc bằng n - HS lên chỉ các chữ ở bảng ôn: GV đọc - HS chỉ chữ: - HS chỉ chữ và đọc b. Ghép chữ thành vần: Mục tiêu: Biết ghép chữ ở cột dọc kết hợp các chữ ở hàng ngang của bảng ôn để tạo thành vần - HS ghép các chữ ở cột dọc kết hợp với chữ ở dòng ngang của bảng ôn để được các vần kết thúc bằng n từ bài 38 đến bài 43 - HS luyện đọc bảng ôn ( theo cá nhân, tổ, cả lớp) GV chỉnh sửa phát âm của HS, chú ý HS yếu . c. Đọc từ ngữ ứng dụng: Mục tiêu: Đọc đúng các từ ngữ ứng dụng trong bài - GV viết ở bảng: cuồn cuộn con vượn thôn bản - HS tìm tiếng chứa vần vừa ôn - GV đọc mẫu, giải nghĩa một số từ - Gọi HS đọc cá nhân- lớp. - GV nhận xét, sửa sai - chú ý HS yếu d. Hướng dẫn viết chữ: Mục tiêu: Tập viết vào bảng con : cuồn cuộn, con vượn - GV viết mẫu lên bảng: cuồn cuộn, con vượn vừa viết hướng dẫn quy trình viết. - HS viết vào bảng con: cuồn cuộn, con vượn - GV nhận xét, sửa sai chữ viết cho HS. * HS nghỉ giữa tiết Tiết 2 3. Luyện tập(32p) a. Luyện đọc: Mục tiêu: Luyện đọc lại bảng ôn ở SGK; Đọc được đoạn thơ ứng dụng trong bài * Luyện đọc bảng ôn ở tiết 1 - GV gọi HS lần lượt đọc các tiếng trong bảng ôn và các từ ngữ ứng dụng theo cá nhân. nhóm, cả lớp, GV nhận xét, sửa sai, chú ý HS yếu. * Đọc đoạn thơ ứng dụng - Cho HS quan sát - nhận xét tranh minh hoạ - GV giới thiệu đoạn thơ. - HS đọc đoạn thơ ứng dụng theo cá nhân, nhóm, cả lớp. - GV chỉnh sửa phát âm, khuyến khích HS đọc trơn. b. Luyện viết: Mục tiêu: Viết đúng vào vở Tập viết: cuồn cuộn, con vượn - GV hướng dẫn HS viết vào vở tập viết: cuồn cuộn, con vượn - GV nhắc nhở cách cầm bút, ngồi viết đúng tư thế. - GV kiểm tra -nhận xét chữ viết của HS c. Kể chuyện: Chia phần. Mục tiêu: Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Chia phần. - HS đọc tên câu chuyện: Chia phần. GV dẫn vào câu chuyện. - GV kể diễn cảm, có kèm theo các tranh minh hoạ trên máy chiếu. - HS thảo luận nhóm và cử đại diện lên trình bày. - HS lên kể theo từng tranh : Tranh 1: Có hai người đi săn. từ sớm đến gần tối họ chỉ săn được ba chú sóc nhỏ. Tranh 2 : Họ chia đi chia lại, chia mãi nhưng phần của hai người vẫn không đều nhau. Lúc đầu còn vui vẻ, sau họ đâm ra bực mình, nói nhau chẳng ra gì. Tranh 3: Anh kiếm củi lấy số sóc vừa săn được ra và chia. Tranh 4: Thế là số sóc đã được chia đều. thật công bằng! cả ba vui vẻ chia tay, ai về nhà nấy.. GV nêu câu hỏi: Câu chuyện có mấy nhân vật, đó là những nhân vật nào ? . * Ý nghĩa câu chuyện: Trong cuộc sống biết nhường nhịn nhau thì vẫn hơn. 4. Củng cố- dặn dò (3p) - Cho HS đọc lại toàn bài 1 lần - GV nhận xét tiết học - Dặn dò: về nhà học bài, tập kể lại chuyện, xem trước bài sau. Thứ ba ngày 3 tháng 12 năm 2013 Học vần Bài 52 : ONG - ÔNG I. Mục tiêu: - HS đọc được: ong, ông, cái võng, dòng sông; các từ ngữ và câu ứng dụng : - Viết được ong, ông, cái võng, dòng sông. - Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề : Đá bóng. II. Đồ dùng dạy học - Tranh - Hộp đồ dùng HV III. Các hoạt động dạy - học: Tiết 1 A. Kiểm tra bài cũ(4p) - GV đọc - HS viết bảng con: cuồn cuộn, con vượn, thôn bản - 3- 4 em đọc câu ứng dụng của bài 51: GV nhận xét, sửa sai cho HS B. Bài mới 1. Giới thiệu bài(1p) 2. Dạy vần(30p) * Vần ong a. Nhận diện vần: Mục tiêu: HS biết vần ong được tạo nên bởi âm o và âm ng GV viết vần ong lên bảng và giới thiệu : vần ong đươc tạo nên bởi âm o và âm ng - HS đọc và phân tích vần ong. - Cho HS so sánh ong với on ( giống và khác nhau ) - HS ghép vần ong ở hộp đồ dùng. - HS đánh vần, đọc trơn: cá nhân, tổ, cả lớp. GV: Có vần ong muốn có tiếng võng ta phải thêm âm gì ? dấu gì ? - HS cài tiếng : võng . - GV hướng dẫn đánh vần: vờ – ong – vong ngã võng ( cá nhân- đồng thanh) - HS quan sát tranh - giới thiệu từ : cái võng ( hs đọc trơn ) - HS đọc : ong - võng - cái võng * Vần ông (Quy trình dạy tương tự như vần ong ) Lưu ý : Vần ông được tạo từ ô và ng So sánh ong và ông ? ( giống và khác nhau ) c. Đọc từ ngữ ứng dụng: Mục tiêu: Đọc được các từ ngữ ứng dụng trong bài. - GV gắn các từ ngữ ứng dụng lên bảng con ong cây thông vòng tròn công viên - HS tìm tiếng chứa vần ong, ông vừa học. - Cho HS yếu đánh vần tiếng chứa vần mới - GV đọc mẫu và giải nghĩa từ cho HS hiểu - HS đọc các từ ngữ ứng dụng :cá nhân, tổ, lớp. d. Hướng dẫn viết bảng con: Mục tiêu: HS viết đúng cỡ, đúng mẫu vào bảng con : ong, ông, cái võng, dòng sông GV viết mẫu lên bảng, vừa viết vừa hướng dẫn cách viết ở bảng lớp. - HS viết vào bảng con: ong, ông, cái võng, dòng sông - GV nhận xét – sửa sai lưu ý HS yếu. * HS nghỉ giữa tiết Tiết 2 3. Luyện tập(32p) a. Luyện đọc bài ở tiết 1. Mục tiêu: HS đọc được vần ong, ông và các tiếng, từ ứng dụng ở tiết 1 trong SGK - Cho HS cầm SGK luyện đọc bài ở tiết 1: cá nhân, tổ, cả lớp. - GV nhận xét, giúp đỡ thêm cho HS yếu b. Đọc câu ứng dụng Mục tiêu: Đọc được câu ứng dụng trong bài. - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: ? Bức tranh vẽ gì ? - HS trả lời - GV rút ra câu ứng dụng : - Cho HS tìm tiếng chứa vần ong, ông mới học, HS yếu đánh vần tiếng chứa vần mới - HS đọc câu ứng dụng: (cá nhân, nhóm, cả lớp). - GV nhận xét, giúp đỡ thêm cho HS yếu c. Luyện viết ở vở tập viết: Mục tiêu: Viết đúng vào vở tập viết ong, ông, cái võng, dòng sông, trình bày bài viết sạch sẽ. - GV hướng dẫn cách viết về khoảng cách giữa các con chữ, giữa các chữ. - HS thực hành viết vào vở tập viết ong, ông, cái võng, dòng sông - GV theo dõi - giúp đỡ thêm. - GV nhận xét và chữa lỗi cho HS d. Luyện nói: Mục tiêu: Luyện nói từ 2- 3 câu theo chủ đề: Đá bóng. - HS đọc tên bài luyện nói: Đá bóng. - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo sự gợi ý của GV: + Trong tranh vẽ gì ? + Em thích cầu thủ nào nhất ? + Nơi em ở, trường em học có đội bóng không ? + Em có thích đá bóng không ? + Em thường xem đá bóng ở đâu? - Một số hs lên trình bày trước lớp d. Trò chơi: Tìm tiếng có chứa vần ong, ông * Cho HS tìm nhanh tiếng ngoài bài có chứa vần ong, ông C. Củng cố - dặn dò(3p) - GV chỉ bảng - HS đọc lại toàn bài 1 lần. - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS học bài ở nhà. ---------------------------------------------- Đạo đức NGHIÊM TRANG KHI CHÀO CỜ (tiết 2) I. Mục tiêu: - Thực hiện nghiêm trang khi chào cờ đầu tuần. - Tôn kính quốc kì và yêu quý tổ quốc việt nam. - HS biết được nghiêm trang khi chào cờ là thể hiện lòng tôn kính quốc kì và yêu quý tổ quốc việt nam. II. Đồ dùng: - Lá cờ Việt Nam III. Hoạt động dạy học: A. Bài cũ(4p) GV: Hôm trước ta học bài gì? + Khi chào cờ các em cần đứng như thế nào? + Hãy hát quốc ca của Việt Nam? - HS trả lời - hát - GV nhận xét. B. Bài mới 1. Tập chào cờ(12p) Mục tiêu: Biết tư thế chào cờ đúng cách - GV làm mẫu cách chào cờ- cả lớp theo dõi. - HS tập chào cờ. GV nhân xét, sửa sai. 2. HS vẽ và tô màu lá quốc kỳ ở vở BT(14p) Mục tiêu: Tô màu đúng lá quốc kỳ Việt Nam - GV nêu yêu cầu: Tô màu lá quốc kỳ - GV hướng dẫn cách tô : + nền – tô màu đỏ. + ngôi sao - tô màu vàng - HS chọn màu rồi tô - GV theo dõi giúp đỡ hs yếu. C. Củng cố, dặn dò(5p) - Đọc câu thơ cuối bài - GV đọc mẫu - HS đọc theo - Cả lớp đọc đồng thanh - GV nhắc lại nội dung bài học . - Nhận xét giờ học ----------------------------------------------------- Thứ tư ngày 4 tháng 12 năm 2013 Học vần Bài 53 : ĂNG - ÂNG I. Mục tiêu: - HS đọc được: ăng, âng, măng tre, nhà tầng; các từ ngữ và câu ứng dụng : - Viết được ăng, âng, măng tre, nhà tầng. - Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề : Vâng lời cha mẹ II. Đồ dùng dạy học - Tranh - Hộp đồ dùng HV III. Các hoạt động dạy - học: Tiết 1 A. Kiểm tra bài cũ(4p) - GV đọc - HS viết bảng con: con ong, vòng tròn, cái võng, dòng sông - 3- 4 em đọc câu ứng dụng của bài 52: GV nhận xét, sửa sai cho HS B. Bài mới 1. Giới thiệu bài(1p) 2. Dạy vần(30p) * Vần ăng a. Nhận diện vần: Mục tiêu: HS biết vần ăng được tạo nên bởi âm ă và âm ng GV viết vần ăng lên bảng và giới thiệu : vần ăng đươc tạo nên bởi âm ă và âm ng - HS đọc và phân tích vần ăng. - Cho HS so sánh ong với ăng ( giống và khác nhau ) - HS ghép vần ăng ở hộp đồ dùng. - HS đánh vần, đọc trơn: cá nhân, tổ, cả lớp. GV: Có vần ăng muốn có tiếng măng ta phải thêm âm gì ? - HS cài tiếng : măng GV hướng dẫn phát âm : mờ - ăng – măng ( cá nhân- đồng thanh) - HS quan sát tranh - GV giới thiệu từ : măng tre ( hs đọc trơn ) - HS đọc : ăng - măng – măng tre * Vần âng (Quy trình dạy tương tự như vần ăng ) Lưu ý : Vần âng được tạo từ â và ng - So sánh âng và ăng ? ( giống và khác nhau ) c. Đọc từ ngữ ứng dụng: Mục tiêu: Đọc được các từ ngữ ứng dụng trong bài. - GV gắn các từ ngữ ứng dụng lên bảng rặng dừa vầng trăng phẳng lặng nâng niu - HS tìm tiếng chứa vần ăng, âng vừa học. - Cho HS yếu đánh vần tiếng chứa vần mới - GV đọc mẫu và giải nghĩa từ cho HS hiểu - HS đọc các từ ngữ ứng dụng :cá nhân, tổ, lớp. d. Hướng dẫn viết bảng con: Mục tiêu: HS viết đúng cỡ, đúng mẫu vào bảng con : ăng, âng, măng tre, nhà tầng GV viết mẫu lên bảng, vừa viết vừa hướng dẫn cách viết ở bảng lớp. - HS viết vào bảng con: ăng, âng, măng tre, nhà tầng - GV nhận xét – sửa sai lưu ý HS yếu. * HS nghỉ giữa tiết Tiết 2 3. Luyện tập(32p) a. Luyện đọc bài ở tiết 1. Mục tiêu: HS đọc được vần ăng, âng và các tiếng, từ ứng dụng ở tiết 1 trong SGK - Cho HS cầm SGK luyện đọc bài ở tiết 1: cá nhân, tổ, cả lớp. - GV nhận xét, giúp đỡ thêm cho HS yếu b. Đọc câu ứng dụng Mục tiêu: Đọc được câu ứng dụng trong bài. - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: ? Bức tranh vẽ gì ? - HS trả lời - GV rút ra câu ứng dụng : - Cho HS tìm tiếng chứa vần ăng, âng mới học, HS yếu đánh vần tiếng chứa vần mới - HS đọc câu ứng dụng: (cá nhân, nhóm, cả lớp). - GV nhận xét, giúp đỡ thêm cho HS yếu c. Luyện viết ở vở tập viết: Mục tiêu: Viết đúng vào vở tập viết ăng, âng, măng tre, nhà tầng, trình bày bài viết sạch sẽ. - GV hướng dẫn cách viết về khoảng cách giữa các con chữ, giữa các chữ. - HS thực hành viết vào vở tập viết ăng, âng, măng tre, nhà tầng - GV theo dõi - giúp đỡ thêm. - GV nhận xét và chữa lỗi cho HS d. Luyện nói: Mục tiêu: Luyện nói từ 2- 3 câu theo chủ đề: Vâng lời cha mẹ - HS đọc tên bài luyện nói: Vâng lời cha mẹ - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo sự gợi ý của GV: + Em bé trong tranh đang làm gì ? + Bố mẹ em thường khuyên em điều gì ? + Em có hay làm theo những lời bố mẹ khuyên không ? + Đứa con biết vâng lời cha mẹ thì được gọi là đứa con gì ? - Một số hs lên trình bày trước lớp d. Trò chơi: Tìm tiếng có chứa vần ăng, âng * Cho HS tìm nhanh tiếng ngoài bài có chứa vần ăng, âng C. Củng cố - dặn dò(3p) - GV chỉ bảng - HS đọc lại toàn bài 1 lần. - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS học bài ở nhà. ------------------------------------------------------- Tự nhiên xã hội Bài 13 : CÔNG VIỆC Ở NHÀ I. Mục tiêu - Kể được một số công việc thường làm ở nhà của mỗi người trong gia đình. - Biết được nếu mọi người trong gia đình cùng tham gia công việc ở nhà sẽ tạo được không khí gia đình vui vẻ, đầm ấm. *Giáo dục kĩ năng sống: Cùng tham gia làm việc nhà với các thành viên trong gia đình II. Đồ dùng dạy học - Tranh trong bài 13 ở sgk. III. Các hoạt động dạy học A. Bài cũ(4p) GV hỏi: Hôm trước ta học bài gì? + Kể một số đồ dùng trong gia đình em? - HS trả lời - GV nhận xét B. Bài mới 1. Giới thiệu bài(1p) 2. Kể tên một số công việc thường làm ở nhà của mỗi người trong gia đình(14p) Mục tiêu: Biết một số công việc thường làm ở nhà của mỗi người trong gia đình. - HS làm việc theo cặp đôi: Kể tên một số công việc thường làm ở nhà của mỗi người trong gia đình. - HS kể cho nhau nghe. GV theo dõi giúp đỡ. + Ở nhà em thường làm những việc gì để giúp đỡ bố, mẹ? - Yêu cầu HS quan sát tranh T23 - SGK và nói nội dung từng bức tranh - HS trình bày trước lớp. GV theo dõi giúp đỡ HS. GV kết luận: Mọi người trong gia đình đều phải làm việc tùy theo sức của mình 3. Quan sát tranh nhận xét(12p) Mục tiêu: HS nhận biết được để nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ thì cần làm những công việc gì - HS quan sát tranh trang 29 sgk. + Em thích căn phòng nào? Tại sao? + Để có nhà cửa sạch sẽ em phải làm gì để giúp đỡ bố mẹ ( Làm một việc nhà vừa sức mình như: lau bàn ghế, quét nhà, sắp xếp góc học tập..) GV kết luận: Để nhà luôn sạch sẽ, gon gàng chúng ta cần: sắp xếp đồ dùng cá nhân, sắp xếp và trang trí góc học tập. C. Củng cố, dặn dò(4p) - GV kết luận chung bài học - Nhận xét tiết học . - Dặn dò : về nhà sắp xếp trang trí góc học tập . ---------------------------------------------------- Buæi 2 LuyÖn viÕt ONG, ÔNG, CÂY THÔNG, CÔNG VIÊN I. Môc tiªu: - HS viÕt ®óng cì - ®óng mÉu ch÷ c¸c ch÷ :ong, ông, cây thông, công viên, vòng tròn vµo vë luyÖn viÕt - Gi¸o dôc ý thøc luyÖn ch÷, gi÷ g×n s¸ch vë s¹ch, ®Ñp - HS kh¸, giái: Tr×nh bµy bµi viÕt s¹ch - ®Ñp III. C¸c ho¹t ®éng d¹y - häc: 1. Giíi thiÖu bµi( 1p) - GV nªu yªu cÇu, môc tiªu tiÕt häc. 2. LuyÖn viÕt trªn b¶ng con( 12p) MT: ViÕt ®óng c¸c ch÷ : ong, ông, cây thông, công viên, vòng tròn vµo b¶ng con - GV viÕt mÉu tõng ch÷ : ong, ông, cây thông, công viên, vòng tròn trªn b¶ng cã kÎ «, võa viÕt võa h­íng dÉn quy tr×nh - HS luyÖn viÕt trªn b¶ng con tõng ch÷ - GV h­íng dÉn gióp ®ì HS viÕt . L­u ý HS yÕu - HS ®äc l¹i c¸c ch÷ võa viÕt trªn b¶ng 2. LuyÖn viÕt ë vë « li( 20p) - MT: ViÕt ®óng c¸c ch÷ : ong, ông, cây thông, công viên, vòng tròn vµo vë « li - GV nªu yªu cÇu bµi viÕt :Mçi ch÷ viÕt 1 dßng - HS thùc hµnh viÕt vµo vë. - GV theo dâi, nh¾c nhë HS viÕt ®óng kho¶ng c¸ch c¸c con ch÷, c¸c ch÷ - GV NhËn xÐt bµi viÕt cña HS. 3. NhËn xÐt - dÆn dß( 2p) - Tuyªn d­¬ng nh÷ng b¹n viÕt ®Ñp, tr×nh bµy bµi viÕt s¹ch ®Ñp. - DÆn HS luyÖn viÕt ë nhµ: ------------------------------------------------- Luyện tiếng việt LUYỆN ĐỌC - VIẾT VẦN ANG, ĂNG, ÂNG I. Mục tiêu: Giúp HS - Luyện cho HS đọc, viết tốt hơn các vần ang, ăng, âng và các tiếng có chứa vần ang, ăng, âng đã học. - Làm đúng các bài tập 1, 2, 3 (trang 83, 84) ở vở thực hành. - HS khá, giỏi: Đọc trơn được bài đọc “Chú Cuội” ở BT2 II. Các hoạt động dạy - học: 1 .Giới thiệu bài( 1p) - GV nêu yêu cầu, mục tiêu tiết học. 2. Hướng dẫn HS làm các bài tập trong vở thực hành( 32p) * Giúp HS nêu cách làm rồi làm bài và chữa bài. Bài 1: Điền vần, tiếng có vần ang, ăng hay âng? Mục tiêu: Nhận biết tiếng có vần ang, ăng hay âng - Yêu cầu HS quan sát tranh ở BT1 và điền các chữ còn thiếu vào chỗ chấm có vần ang, ăng hay âng - HS đọc các tiếng, từ vừa điền: măng tre, nhà tầng, chở hàng... GV theo dõi, gúp đỡ HS yếu. Bài 2: Đọc“Con Chồn dối trá” Mục tiêu: Đọc được bài “Chú Cuội” - Yêu cầu HS tự nhẩm và đọc bài “Chú Cuội” theo nhóm đôi - Gọi HS đọc bài trước lớp( HS khá, giỏi đọc trơn) - GV nhận xét, sửa sai cho HS – chú ý HS yếu Bài 3: Viết : Cuội ở lại cung trăng Mục tiêu: HS viết đúng mẫu, đúng cỡ vào vở Cuội ở lại cung trăng - Hướng dẫn HS viết vào vở Cuội ở lại cung trăng - GV theo dõi giúp đỡ thêm. - GV nhận xét, chữa lỗi cho HS 3. Nhận xét tiết học - dặn dò(2p) - Tuyên dương những em làm bài tốt. - Dặn hs học bài ở nhà ------------------------------------------------- HĐTT ( Dạy chủ đề tháng 12) NGHE KỂ CHUYỆN VỀ CÁC ANH HÙNG LIỆT SĨ TRẺ TUỔI I. Mục tiêu. - Giúp HS biết được tên, tuổi và những chiến công vẻ vang của một số anh hùng, liệt sĩ trẻ tuổi trong lịch sử đấu tranh giữ nước. - Tự hào, kính trọng và biết ơn các anh hùng, liệt sĩ. - Tích cực học tập, rèn luyện phấn đấu theo các gương các anh hùng, liệt sĩ trẻ tuổi. II. Tài liệu - Các tư lệu về các anh hùng liệt sĩ trẻ tuổi. III. Hoạt động dạy học. 1. Giới thiệu bài(2p) - Cho cả lớp hát 1 bài. - GV giới thiệu bài. 2. Tìm hiểu về các anh hùng liệt sĩ(10p) HS nêu tên 1 số anh hùng liệt sĩ trẻ tuổi mà em biết. - Cho HS nêu tên 1 số anh hùng liệt sĩ trẻ tuổi mà em biết. - HS kể trước lớp, GV bổ sung thêm (các anh hùng liệt sĩ trẻ tuổi: Trần Quốc Toản, Kim Đồng, Vừ A Dính, Lý Tự Trọng, Dương Văn Nội, Võ Thị Sáu…) 3. Kể chuyện(20p) Mục tiêu: HS nghe kể một số câu chuyện về cuộc đời và những chiến công của các anh hùng liệt sĩ trẻ tuổi - GV kể cho HS nghe một số câu chuyện về cuộc đời và những chiến công của các anh hùng liệt sĩ trẻ tuổi như : Trần Quốc Toản, Kim Đồng, Vừ A Dính, Lý Tự Trọng, Dương Văn Nội, Võ Thị Sáu - Sau mỗi câu chuyện, GV đưa ra 1 số câu hỏi, yêu cầu hs trả lời, chẳng hạn : + Câu chuyện kể về ai ? + Chiến công nổi bật của anh hùng trẻ tuổi đó là gì? + Em học được đức tính gì ở người anh hùng liệt sĩ đó? - GV kết luận 4. Củng cố, dặn dò(2p) - GV nhận xét tiết học - Tuyên dương những cá nhân học tập tích cực. - Dặn dò. --------------------------------------------------- Thứ năm ngày 5 tháng 12 năm 2013 Thể dục THỂ DỤC RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN . TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG I. Mục tiêu : - Biết cách thực hiện tư thế đứng đưa một chân ra sau, hai tay giơ cao thẳng hướng. - Làm quen với tư thế đứng đưa một chân sang ngang, hai tay chống hông. - Biết cách chơi trò chơi và chơi theo đúng luật của trò chơi : chuyền bóng tiếp sức II. Chuẩn bị : - Sân tập, còi. III. Các hoạt động : 1. Phần mở đầu(5p) Mục tiêu : Nắm được nội dung, yêu cầu giờ học, làm các động tác khởi động - GV tập hợp lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Khởi động : HS chạy nhẹ nhàng theo đội hình vòng tròn và hít thở sâu. - Làm các động tác khởi động 2. Phần cơ bản(26p) Mục tiêu : Ôn các động tác tư thế đứng đã học. Làm quen với tư thế đứng đưa một chân sang ngang, hai tay chống hông. Biết tham gia vào trò chơi Chuyền bóng tiếp sức. - Ôn phối hợp: Đứng đưa 2 tay ra trước; đưa 2 tay dang ngang; đưa hai tay lên cao, hai tay chống hông kiễng gót ; đứng đưa một chân ra trước- hai tay chống hông . + GV hô nhịp – cả lớp thực hiện . - Làm quen với tư thế đứng đưa một chân sang ngang, hai tay chống hông. + GV làm mẫu - và giải thích động tác- HS theo dõi. + GV làm mẫu – HS làm theo. + GV hô nhịp – HS làm, gv sửa sai cho hs - Ôn phối hợp các động tác tư thế cơ bản đã học + GV hô nhịp – cả lớp thực hiện . - Ôn trò chơi : Chuyền bóng tiếp sức + GV nhắc lại nội dung trò chơi, luật chơi + HS tập hợp thành 2 hàng dọc + Cho HS chơi thử sau đó chơi thật GV làm trọng tài, theo dõi, bổ sung . 3. Phần kết thúc(4p) Mục tiêu : Hệ thông lại bài học, làm các động tác thả lỏng - GV hệ thống lại bài học - HS làm các đông tác thả lỏng, đi thường và hít thở sâu . - GV nhận xét giờ học -------------------------------------------------------- Học vần Bài 54 : UNG - ƯNG I. Mục tiêu: - HS đọc được: ung, ưng, bông súng, sừng hươu; các từ ngữ và câu ứng dụng : - Viết được ung, ưng, bông súng, sừng hươu. - Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề : Rừng, thung lũng, suối, đèo II. Đồ dùng dạy học - Tranh - Hộp đồ dùng HV III. Các hoạt động dạy - học: Tiết 1 A. Kiểm tra bài cũ(4p) - GV đọc - HS viết bảng con: rặng dừa, phẳng lặng, vầng trăng. - 3- 4 em đọc câu ứng dụng của bài 53: GV nhận xét, sửa sai cho HS B. Bài mới 1. Giới thiệu bài(1p) 2. Dạy vần(30p) * Vần ung a. Nhận diện vần: Mục tiêu: HS biết vần ăng được tạo nên bởi âm u và âm ng GV viết vần ung lên bảng và giới thiệu : vần ung đươc tạo nên bởi âm u và âm ng - HS đọc và phân tích vần ung. - Cho HS so sánh ong với ung ( giống và khác nhau ) - HS ghép vần ung ở hộp đồ dùng. - HS đánh vần, đọc trơn: cá nhân, tổ, cả lớp. GV: Có vần ung rồi muốn có tiếng súng ta thêm âm gì?dấu thanh gì? - HS cài, phân tích tiếng súng - HS quan sát tranh nhận xét trả lới câu hỏi: Tranh vẽ gì? - GV ghi lên bảng bông súng. - HS đọc cá nhân -lớp. ung- súng- bông súng. * Vần ưng (Quy trình dạy tương tự như vần ung ) Lưu ý : Vần ưng được tạo từ ư và ng So sánh ung và ưng ? ( giống và khác nhau ) c. Đọc từ ngữ ứng dụng: Mục tiêu: Đọc được các từ ngữ ứng dụng trong bài. - GV gắn các từ ngữ ứng dụng lên bảng cây sung củ gừng trung thu vui mừng - HS tìm tiếng chứa vần ung, ưng vừa học. - Cho HS yếu đánh vần tiếng chứa vần mới - GV đọc mẫu và giải nghĩa từ cho HS hiểu - HS đọc các từ ngữ ứng dụng :cá nhân, tổ, lớp. d. Hướng dẫn viết bảng con: Mục tiêu: HS viết đúng cỡ, đúng mẫu vào bảng con : ung, ưng, bông súng, sừng hươu GV viết mẫu lên bảng, vừa viết vừa hướng dẫn cách viết ở bảng lớp. - HS viết vào bảng con: ung, ưng, bông súng, sừng hươu - GV nhận xét – sửa sai lưu ý HS yếu. * HS nghỉ giữa tiết Tiết 2 3. Luyện tập(32p) a. Luyện đọc bài ở tiết 1. Mục tiêu: HS đọc được vần ung, ưng và các tiếng, từ ứng dụng ở tiết 1 trong SGK - Cho HS cầm SGK luyện đọc bài ở tiết 1: cá nhân, tổ, cả lớp. - GV nhận xét, giúp đỡ thêm cho HS yếu b. Đọc câu ứng dụng Mục tiêu: Đọc được câu ứng dụng trong bài. - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: ? Bức tranh vẽ gì ? - HS trả lời - GV rút ra câu ứng dụng : - Cho HS tìm tiếng chứa vần ung, ưng mới học, HS yếu đánh vần tiếng chứa vần mới - HS đọc câu ứng dụng: (cá nhân, nhóm, cả lớp). - GV nhận xét, giúp đỡ thêm cho HS yếu c. Luyện viết ở vở tập viết: Mục tiêu: Viết đúng vào vở tập viết ung, ưng, bông súng, sừng hươu, trình bày bài viết sạch sẽ. - GV hướng dẫn cách viết về khoảng cách giữa các con chữ, giữa các chữ. - HS thực hành viết vào vở tập viết ung, ưng, bông súng, sừng hươu - GV theo dõi - giúp đỡ thêm. - GV nhận xét và chữa lỗi cho HS d. Luyện nói: Mục tiêu: Luyện nói từ 2- 3 câu theo chủ đề: Rừng, thung lũng, suối, đèo - HS đọc tên bài luyện nói: Rừng, thung lũng, suối, đèo - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo sự gợi ý của GV: + Trong tranh vẽ gì ? + Trong rừng thường có những gì ? + Em có biết thung lũng, suối, đèo ở đâu không ? + Em chỉ xem trong tranh đâu là thung lũng, suối, đèo ? + Có ai trong lớp đã được vào rừng ? Em hãy kể cho mọi người nghe về rừng? - Một số hs lên trình bày trước lớp d. Trò chơi: Tìm tiếng có chứa vần ung, ưng * Cho HS tìm nhanh tiếng ngoài bài có chứa vần ung, ưng C. Củng cố - dặn dò(3p) - GV chỉ bảng - HS đọc lại toàn bài 1 lần. - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS học bài ở nhà. ----------------------------------------------------- Luyện toán LUYỆN CỘNG, TRỪ TRONG PHẠM VI 7 I. Mục tiêu: - Củng cố về bảng cộng, trừ trong phạm vi 7 . - HS nắm chắc hơn và thực hiện thành thạo phép tính cộng, trừ trong phạm vi 7. - Làm được các bài tập vào vở ô li. II. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài ( 1p) 2. Củng cố kiến thức(5p) Mục tiêu: Củng cố về bảng cộng, trừ trong phạm vi 7 - GV cho HS đọc TL bảng cộng, trừ trong phạm vi 7 (Mỗi em đọc 1 bảng) - GV nhận xét, giúp đỡ HS yếu 3. Hướng dẫn HS luyện tập(27p) - Hướng dẫn hs làm bài vào vở ô li. + Bài 1: Tính. Mục tiêu: Biết làm các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 6 1 + 6 = 4 + 3 - 2 = 6 + 1 = 3 + 1 + 3 = 7 - 1 = 7 – 3 + 0 = 7 – 6 = 7 – 0 + 0 = - Cho HS nêu yêu cầu. GV hướng dẫn HS làm tính vào vở ô li. - HS làm bài vào vở, 1 em chữa bài trên bảng- GV giúp đỡ thêm HS yếu + Bài 2: Tính. Mục tiêu: Củng cố cách làm tính trong phạm vi 6 bằng cột dọc. 4 7 7 2 0 + - - + + 3 3 1 5 7 - Cho HS nêu yêu cầu. GV hướng dẫn HS làm tính vào vở ô li bằng cột dọc. - HS làm bài vào vở, 1 em chữa bài trên bảng- GV lưu ý HS viết các số phải thẳng cột + Bài 3: Điền số vào chỗ chấm Mục tiêu: Điền đúng số thích hợp vào chỗ chấm. 7 - … = 2 …- 2 = 5 4 + … = 7 …+ 5 = 7 7 - …= 3 7 - … = 4 7 = 0 + … 7 = 2 + … - HS làm bài vào vở, 2 em chữa 2 cột trên bảng Bài 4: ( HS khá, giỏi) Mục tiêu: Biết viết phép tính thích hợp với tóm tắt bài toán Nam có : 7 hòn bi Cho em : 3 hòn bi Còn lại: .... hòn bi - GV nêu tóm tắt bài toán - HS viết phép tính thích hợp : 7 – 3 = 4 - GV kiểm tra - chữa 1 số bài. 4. Củng cố, dặn dò(2p) - GV nhận xét tiết học. - Về nhà học bài. ------------------------------------------ Thứ sáu ngày 6 tháng 12 năm 2013 Tập viết NỀN NHÀ, NHÀ IN, CÁ BIỂN, YÊN NGỰA, CUỘN DÂY I. Mục tiêu - HS viết đúng các chữ : nền nhà, nhà in, cá biển, yên ngựa, cuộn dây kiểu chữ viết thường, cỡ vừa

File đính kèm:

  • docTuan 13.doc
Giáo án liên quan