Tuần 18: Tiết 351, 352, 353: Học vần
Bài : ach
I. Mục tiêu:
- HS đọc và viết được ach, sạch.
- Đọc được các từ, câu ứng dụng trong bài.
- Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề: Giữ gìn sách vở. HS có bổn phận giữ gìn vệ sinh thân thể, sách vở, đồ dùng.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Sử dụng tranh minh họa trong SGK.
- HS : SGK, bộ ghép, bảng con, vở
24 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1150 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 1A tuần 18, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Thứ bảy ngày 7 tháng 12 năm 2013.
Ngày dạy : Thứ hai ngày 9 tháng 12 năm 2013.
( Chuyển day : Ngày ... /… )
Tuần 18: Tiết 351, 352, 353: Học vần
Bài : ach
I. Mục tiêu:
- HS đọc và viết được ach, sạch.
- Đọc được các từ, câu ứng dụng trong bài.
- Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề: Giữ gìn sách vở. HS có bổn phận giữ gìn vệ sinh thân thể, sách vở, đồ dùng.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Sử dụng tranh minh họa trong SGK.
- HS : SGK, bộ ghép, bảng con, vở…
III. Các hoạt động dạy - học:
Tiết 1
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Viết : xem xiếc, thước kẻ.
Đọc bài SGK
3. Dạy bài mới:
. Giới thiệubài:
* Hoạt động 1: GV giới thiệu tự nhiên để vào bài.
- GV viết bảng - đọc mẫu: ach
. Dạy vần:
a. Vần ach
- Nêu cấu tạo?
- So sánh ach với ac
b. Phát âm đánh vần:
- GV phát âm đánh vần đọc trơn mẫu: a- chờ - ach
- Cho học sinh cài vần ach
- Hãy cài tiếng “sách ” ?
- Vừa cài được tiếng gì? GV viết bảng sách
- Phân tích: tiếng sách
- GV Đánh vần + đọc trơn mẫu.
- HS quan sát tranh
- Tranh vẽ gì?
- GV viết bảng: cuốn sách
- GV đọc mẫu
- GV chỉ không theo thứ tự cho HS đọc
- GV chỉnh sửa cho HS khi đọc
* Hoạt động 3: Trò chơi nhận diện
Trò chơi: Chia HS thành hai nhóm có nhiệm vụ nhặt ra từ một chiếc hộp do GV chuẩn bị trước các tiếng chứa vần ach. Nhóm nào nhặt đúng và nhiều nhóm đó thắng.
- GV theo dõi và nhận xét.
* Hoạt động 4: Tập vần mới và tiếng khóa.
- HD viết bảng. GV viết mẫu và nêu quy trình:
ach- cuốn sách
- GV nhận xét và sửa sai
* Hoạt động 5: Trò chơi viết đúng.
Trò chơi: Chia HS thành hai nhóm có nhiệm vụ viết đúng các tiếng chữa vần ach chuẩn bị trước. Ai nhặt được tiếng nào viết tiếng ấy. Nhóm nào có nhiều chữ viết đúng và đẹp nhóm đó thắng.
- GV theo dõi, nhận xét.
4. Củng cố - dặn dò:
Ta vừa học được vần mới nào? Những tiếng, từ nào ?
Cho HS đọc lại bài.
Tiết 2:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV cho HS đọc bài tiết 1 trên bảng lớp( chỉ bất kỳ)
- Nhận xét, đánh giá
3. Dạy bài mới:
+ Đọc từ ngữ ứng dung:
GV viết từ ứng dụng:
viên gạch sạch sẽ
kênh rạch cây bạch đàn.
Cho HS đọc tiếng, từ.
GV đọc mẫu - giải nghĩa từ.
* Hoạt động 7: Trò chơi nhận diện
Tương tự như hoạt động 3
* Hoạt động 8: Tập vần mới và tiếng khóa.
HD viết bảng. GV viết mẫu và nêu quy trình:
Sạch sẽ.
- GV nhận xét và sửa sai
* Hoạt động 9: Trò chơi viết đúng.
Tương tự như hoạt động 5
4. Củng cố - dặn dò:
? Ta vừa học được thêm từ nào mới?
Tiết 3:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV cho HS đọc bài tiết 1,2 trên bảng lớp( chỉ bất kỳ)
- Nhận xét, đánh giá
3. Dạy bài mới:
* Hoạt động 10: Luyện đọc
a. Đọc vần và tiếng khóa.
HS đọc lại vần và tiếng, từ chứa vần mới.
b. Đọc từ ngữ ứng dụng.
GV viết từ ứng dụng:
viên gạch sạch sẽ
kênh rạch cây bạch đàn.
Cho HS đọc tiếng, từ.
c. Đọc câu ứng dụng.
HS quan sát và nhận xét bức tranh 1,2 3 vẽ gì ?
HS đọc thầm đoạn thơ ứng dụng. Tìm tiếng mới
HS đọc trơn đoạn ứng dụng.
* Hoạt động 11: Tập viết các từ ngữ ứng dụng Nêu nội dung bài viết?
GV viết mẫu nêu quy trình
GV hướng dẫn - Uốn nắn nhắc nhở khi HS viết bài
* Hoạt động 12: Luyện nói
HS quan sát tranh SGK.
Tranh vẽ gì ?
Chủ đề luyện nói là gì ?
Làm thế nào để sách vở gọn gàng, sạch sẽ ?
Có nên học tập bạn đó không?
Trong lớp ai là người có nhiều sách vở đẹp nhất?
Em đã làm gì để giữ gìn sách vở ?
Cho HS lên bảng luyện nói
GV động viên HS
* Vây qua bài chúng ta cần phải có bổn phận gì ?
* Hoạt động 13: Đọc bài thơ Quyển vở của em.
4. Củng cố - dặn dò:
- Cho HS đọc bài SGK
- Về nhà đọc - viết lại bài. Chuẩn bị bài sau
- 2 em lên bảng
- Nhiều HS đọc
- HS đọc
- HS nêu
- HS so sánh
- HS đánh vần, đọc trơn CN + ĐT
- HS cài ach
- HS cài sách
- HS nêu: sách
- Tiếng sách có âm s đứng trước, vần ach đứng sau dấu sắc trên a
- HS đánh vần CN + ĐT
- Quyển sách.
- HS đọc CN + ĐT
- HS đọc lại vần, tiếng, từ
ach – sách – cuốn sách
- HS thực hiện
- HS theo dõi quy trình viết và viết bài vào bảng con
- HS thi viết
- HS nêu
- HS đọc 4, 5 em
- 2 HS lên gạch chân tiếng có vần vừa học
- HS đọc luyện đọc CN
- HS đọc ĐT
- HS thực hiện
- HS theo dõi quy trình viết và viết bài vào bảng con
- HS thi viết
- Đọc CN 4,5 em
- HS luyện đọc bài tiết 1, 2
- HS đọc lần lượt
- HS nêu
- HS đọc và tìm tiếng mới
- HS theo dõi quy trình và viết vào vào vở
- Em bé học và sắp xếp lại sách vở cho sạch.
- 3 HS nêu.
- HS liên hệ
- Lên bảng 2,4 em
- Bổn phận giữ gìn vệ sinh thân thể, sách vở, đồ dùng.
Tuần 18: Tiết 69: Toán
Bài : Điểm, đoạn thẳng
I. Mục tiêu:
- Giúp HS nhận biết được điểm,đoạn thẳng.
- Biết kẻ đoạn thẳng qua 2 điểm.
- Đọc được tên các điểm, đoạn thẳng.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Thước kẻ.
- HS : SGK, thước kẻ, bút chì.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Tính. 7 4
- +
3 6
4 + 3 + 1 = 8 - 6 + 3 = 2 + 6 - 5 =
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu - ghi bảng:
b. Bài giảng:
* Giới thiệu điểm, đoạn thẳng:
- GV vẽ lên bảng 2 điểm và nói
tên điểm A B
- Hãy vẽ 2 chấm nhỏ vào bảng con
- Được mấy điểm? Đặt tên điểm?
- GV dùng thước nối 2 điểm ta được 1 đoạn thẳng.
- GV vẽ một số điểm, đoạn thẳng lên bảng.
Có nhận xét gì về các đoạn thẳng này?
*. Giới thiệu cách vẽ đoạn thẳng:
- Giới thiệu dụng cụ vẽ(thươc kẻ)
- Hướng dẫn vẽ đoạn thẳng và vẽ mẫu.
B 1: Chấm 2 điểm.
B 2: Đặt thước nối 2 điểm
B 1: Nhấc thước ra.
c. Luyện tập:
+ Bài 1: Đọc tên các điểm và các đoạn thẳng.
GV hướng dẫn làm bài.
+ Bài 2: Dùng thước thẳngvà bút để nối :
- Bài gồm mấy phần?
- Các đoạn thẳng của các hình NTN?
+ Bài 3: Mỗi hình vẽ dưới đây có bao nhiêu đoạn thẳng?
HD học sinh làm bài.
O
A B M H K
D C N P G L
H1 H2 H3
4. Củng cố - dặn dò:
- Hômnay học bài gì?
- Dùng dụng cụ gì để vẽ đoạn thẳng.
-Vẽ đoạn thẳng AB như thế nào?
- 2 HS lên bảng đặt tính.
- Lớp làm bảng con.
- HS lên chỉ và đọc lại tên điểm
- HS vẽ
- 2 điểm, HS đặt tên A B
- HS quan sát
-HS thực hành trên bảng con
C D H
E
C D
G K
E
- Nằm ngang, đứng, xiên
- HS quan sát
- HS vận dụng vẽ 1 vài đoạn thẳng
HS nêu yêu cầu.
- HS đọc tên điểm và đoạn thẳng:CN + ĐT
HS nêu yêu cầu bài
- Bốn phần.
- HS dùng thước và bút chì nối.
- HS đọc tên từng đoạn thẳng: CN + ĐT
- HS đọc tên hình.
- Khép kín tạo thành hình
HS nêu yêu cầu
HS làm và nêu kết quả
H1 có: 4 đoạn thẳng.
H2 có: 3 đoạn thẳng
H3 có: 6 đoạn thẳng
Ngày soạn : Thứ hai ngày 9 tháng 12 năm 2013.
Ngày dạy : Thứ ba ngày 10 tháng 12 năm 2013.
( Chuyển day : Ngày ... /… )
Tuần 18: Tiết 354, 355, 356: Học vần
Bài : ich- êch
I. Mục tiêu:
- HS đọc và viết được: ich, êch, tờ lịch, con ếch.
- Đọc được câu ứng dụng.
- Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề: Chúng em đi du lịch. HS hiểu trẻ em có quyền được tham quan, du lịch.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Sử dụng tranh minh họa trong SGK.
- HS : SGK, bộ ghép, bảng con, vở…
III. Các hoạt động dạy - học:
Tiết 1
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Viết : viên gạch, sạch sẽ.
Đọc bài SGK
3. Dạy bài mới:
. Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1: GV giới thiệu tự nhiên để vào bài.
. Dạy vần:
* Hoạt động 2: Nhận diện vần và tiếng chứa vần mới.
+ Vần ich
- GV giới thiệu vần mới và viết lên bảng: ich
- HS đọc đánh vần, đọc trơn, phân tích vần ich
- Cho HS ghép ich.
? Nếu viết thêm vào vần ich chữ l và dấu nặng thì được tiếng gì ?
- HS đọc đánh vần, đọc trơn, phân tích tiếng: lịch
- GV viết bảng: lịch
- Cho HS quan sát tranh và hỏi: Đây là cái gì?
- GV viết bảng: tờ lịch
- Cho HS đọc trơn: ich - lịch - tờ lịch
* Hoạt động 3: Trò chơi nhận diện
Trò chơi: Chia HS thành hai nhóm có nhiệm vụ nhặt ra từ một chiếc hộp do GV chuẩn bị trước các tiếng chứa vần ich. Nhóm nào nhặt đúng và nhiều nhóm đó thắng.
- GV theo dõi và nhận xét.
* Hoạt động 4: Tập vần mới và tiếng khóa.
- HD viết bảng. GV viết mẫu và nêu quy trình:
ich – tờ lịch
- GV nhận xét và sửa sai
* Hoạt động 5: Trò chơi viết đúng.
Trò chơi: Chia HS thành hai nhóm có nhiệm vụ viết đúng các tiếng chữa vần ich chuẩn bị trước. Ai nhặt được tiếng nào viết tiếng ấy. Nhóm nào có nhiều chữ viết đúng và đẹp nhóm đó thắng.
- GV theo dõi, nhận xét.
4. Củng cố - dặn dò:
Ta vừa học được vần mới nào? Những tiếng, từ nào ?
Cho HS đọc lại bài.
Tiết 2:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV cho HS đọc bài tiết 1 trên bảng lớp( chỉ bất kỳ)
- Nhận xét, đánh giá
3. Dạy bài mới:
* Hoạt động 6: Nhận diện chữ và tiếng chữa vần mới.
+ Vần êch
- GV viết lên bảng: êch và hỏi HS: Vần thứ hai có gì khác với vần mới thứ nhất ?
- HS phân tích vần êch
- Hướng dẫn HS ghép êch.
? Nếu viết thêm vào vần êch dấu sắc ta được tiếng gì ?
- HS đọc đánh vần, đọc trơn và phân tích tiếng ếch
- GV viết bảng: ếch
- Cho HS quan sát tranh và hỏi: đâylà con gì ?
- GV viết bảng: con ếch
- HS đọc trơn: êch - ếch - con ếch
* Hoạt động 7: Trò chơi nhận diện
Tương tự như hoạt động 3
* Hoạt động 8: Tập vần mới và tiếng khóa.
- HD viết bảng. GV viết mẫu và nêu quy trình:
êch - con ếch
- GV nhận xét và sửa sai
* Hoạt động 9: Trò chơi viết đúng.
Tương tự như hoạt động 5
4. Củng cố - dặn dò:
? Ta vừa học được thêm vần mới nào? Tiếng, từ nào mới?
? Hai vần ich, êch giống và khác nhau như thế nào?
Tiết 3:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV cho HS đọc bài tiết 1,2 trên bảng lớp( chỉ bất kỳ)
- Nhận xét, đánh giá
3. Dạy bài mới:
* Hoạt động 10: Luyện đọc
a. Đọc vần và tiếng khóa.
HS đọc lại vần và tiếng, từ chứa vần mới.
b. Đọc từ ngữ ứng dụng.
GV viết từ ứng dụng lên bảng:
vở kịch mũi hếch
vui thích chênh chếch
Cho HS tìm tiếng chứa vần mới
HS đọc từ
GV giải nghĩa từ
c. Đọc câu ứng dụng.
HS quan sát tranh và nhận xét bức tranh số 1,2, 3 vẽ gì ?
HS đọc thầm đoạn thơ ứng dụng và tìm tiếng mới
HS đọc trơn đoạn thơ ứng dụng
=>Chúng ta cần yêu quý chú chim sâu vì nó có ích cho môi trường thiên nhiên và cuộc sống.
* Hoạt động 11: Tập viết các từ ngữ ứng dụng - GV viết mẫu trên bảng lớp vừa viết vừa nêu quy trình viết
GV hướng dẫn viết từ: tờ lịch, con ếch (như quy trình các bài trên)
Cho HS tập viết vào vở tập viết.
GV theo dõi và nhắc nhở cách ngồi cho HS.
* Hoạt động 12: Luyện nói
- HS quan sát tranh SGK.
- Tranh vẽ gì?
- Chủ đề luyện nói là gì?
- Đi du lịch các bạn mang những gì?
- Những ai đã được đi du lịch?
- Kể tên những chuyến du lịch mà em đã được đi?
- Cho HS lên bảng luyện nói
- GV động viên HS
* Vậy qua bài chúng ta có quyền gì ?
* Hoạt động 13: Hát bài hát Chim chích bông
4. Củng cố - dặn dò:
- Cho HS đọc bài.
- Về nhà đọc lại bài.Chuẩn bị bài sau
\
- 2 em lên bảng
- Nhiều HS đọc
- HS đọc đ/vần, đọc trơn lần lượt
- Vần ich có âm i đứng trước, âm ch đứng sau
- HS ghép ich
- Tiếng lịch
- HS ghép tiếng lịch
- HS đọc và phân tích
- tờ lịch
- HS đọc
- HS đọc trơn lần lượt
- HS thực hiện
- HS theo dõi và viết vào bảng con
- HS thi viết
- HS nêu
- HS đọc 4,5 em
- HS nêu và đọc đánh vần, trơn
- HS nêu: vần êch có âm ê đứng trước âm ch đứng sau
- HS ghép.
- Tiếng: ếch
- HS đọc
- HS đọc
- con ếch
- HS đọc
- HS chơi trò chơi
- HS theo dõi và viết vào bảng con
- HS thi viết
- HS đọc 4,5 em
- HS luyện đọc lại bài
- HS đọc thầm, tìm đọc
- HS đọc lần lượt
- HS quan sát và trả lời
- HS đọc và tìm tiếng mới
- HS đọc
- HS viết
- Các bạn đi du lịch.
- 3 HS nêu.
- Quần áo, máy ảnh...
- HS liên hệ
- lên bảng 2, 4 em
- Quyền được tham quan, du lịch.
- HS đọc
Tuần 18: Tiết 70: Toán
Bài : Độ dài đoạn thẳng
I. Mục tiêu:
- Giúp HS có biểu tượng về “dài hơn, nhắn hơn” từ đó có biểu tượng về độ dài đoạn thẳng thông qua đặc tính dài, ngắn của chúng.
- Biết so sánh độ dài 2 đoạn thẳng bằng 2 cách: So sánh trực tiếp và so sánh gián tiếp.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Thước kẻ, bút chì
- HS : Thước kẻ, bút chì
III. Các hoạt động dạy - học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Vẽ điểm A và điểm B
- Từ 2 điểm A và B vẽ đoạn thẳng AB
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài - ghi bảng:
b. Dạy biểu tượng - dài hơn, ngắn hơn và so sánh độ dài 2 đoạn thẳng:
* GV cho HS quan sát 2 cái thước dài, ngắn khác nhau.
- Làm thế nào để biết cái nào dài hơn, cái nào ngắn hơn?
- GV thực hành so sánh 2 cái thước.
- Cái nào dài, cái nào ngắn?
* GV đưa 2 thước cho HS lên thực hành đo rồi so sánh.
* GV vẽ 2 đoạn thẳng lên bảng.
- Đọc tên 2 đoạn thẳng ?
- So sánh 2 đoạn thẳng trên?
=> KL: Mỗi một đoạn thẳng có 1 độ dài nhất định.
* HD học sinh so sánh gián tiếp độ dài 2 đoạn thẳng qua độ dài trung gian.
- GV giơ 1 chiếc thước rồi đo độ dài chiếc thước đó bằng gang tay.
- Chiếc thước này dài mấy gang tay?
- GV vẽ 1 đoạn thẳng lên bảng.
+ Cho HS lên đo bằng gang tay.
- GV vẽ tiếp 1 đoạn thẳng lên bảng.
+ Đoạn thẳng trên dài mấy ô?
+ Đoạn thẳng dưới dài mấy ô?
+ Vậy đoạn thẳng nào dài hơn?
Đoạn thẳng nào ngắn hơn?
+ Số ô vuông của đoạn thẳng nào nhiều hơn?
+ Số ô vuông của đoạn thẳng nào ít hơn?
=> Vậy: đoạn thẳng dưới dài hơn đoạn thẳng trên.
c. Luyện tập:
+ Bài 1: GV nêu yêu cầu
GV hướng dẫn làm bài.
+ Bài 2: Yêu cầu gì?
- Hãy so sánh các đoạn thẳng?
+ Bài 3: Yêu cầu gì?
4. Củng cố - dặn dò:
- Hôm nay học bài gì ?
- Nhận xét giờ học- Về vẽ điểm, đoạn thẳng vào vở nháp.
- 2 HS lên bảng - Lớp vẽ vào bảng con.
- HS quan sát
- Đo và so sánh
- HS quan sát.
- HS trả lời
- 2 - 3 em lên thực hành
A B
C D
- Đoạn thẳng AB ngắn hơn đoạn thẳng CD.
- Đoạn thẳng CD dài hơn đoạn thẳng AB
- 3 gang tay
- 3 HS lên thực hành đo.
1 ô
3 ô
- Đoạn thẳng trên ngắn hơn
- Đoạn thẳng dưới dài hơn.
- 3 em nhắc lại
- HS làm và nêu miệng kết quả.
a. Đoạn thẳng AB dài hơn đoạn thẳng CD.
Đoạn thẳng CD ngắn hơn đoạn thẳng AB
b. Đoạn thẳng MN dài hơn đoạn thẳng PQ.
Đoạn thẳng PQ ngắn hơn đoạn thẳng MN
c. Đoạn thẳng UV dài hơn đoạn thẳng RS.
Đoạn thẳng RS ngắn hơn đoạn thẳng UV
d. Đoạn thẳng HK dài hơn đoạn thẳng LM.
Đoạn thẳng LM ngắn hơn đoạn thẳng HK
3 HS nêu yêu cầu bài
CN lên bảng -Lớp làm vào vở
1
7
2
5
4
3
3 HS nêu yêu cầu.
- Tô màu vào băng giấy ngắn nhất
- Tô màu vào băng giấy dài 5 ô
CN lên bảng - Lớp làm vào vở
––––––––––––––––––––––
Ngày soạn : Thứ bảy ngày 7 tháng 12 năm 2013.
Ngày dạy : Thứ tư ngày 9 tháng 12 năm 2013.
( Chuyển day : Ngày ... /… )
Tuần 18: Tiết 357, 358, 359: Học vần
Bài : Ôn tập
I. Mục tiêu:
- HS đọc và viết được các vần, từ ngữ từ bài 77 đến bài 83.
- Đọc đúng câu ứng dụng.
- Nghe hiểu và kể lại theo tranh truyện kể: Anh chàng ngốc và con ngỗng vàng. Bổn phận phải ngoan ngoãn lễ phép với ông bà, cha mẹ. Biết chào hỏi, kết thân bạn bè.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Sử dụng tranh minh họa trong SGK.Bảng ôn.
- HS : SGK, bảng con, vở… -
III. Các hoạt động dạy - học:
Tiết 1
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Viết : vở kịch, con ếch
Đọc SGK
3. Dạy bài mới:
. Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1: Sử dụng khung ở đầu bài và tranh minh họa để vào bài.
- HS quan sát tranh
- Tranh vẽ gì?
- Trong tiếng bác có vần gì?
- Hãy cài vần ac
- Phân tích vần ac?
- GV ghi vào mô hình
. Ôn tập.
* Hoạt động 2: Ghép vần(phát âm vần)
- GV ghi bảng ôn.
- Hãy ghép các âm - chữ ở cột dọc với các âm - chữ ở hàng ngang?
- HS lần lượt ghép.
- Cho HS đọc lại bảng ôn.
* Hoạt động 3: Em tìm được rồi !
Trò chơi: GV chuẩn bị một hộp các miếng bìa. Trên mỗi miếng bìa GV ghi trước các vần trong bảng ôn.
HS chia thành nhiều nhóm. Mỗi nhóm, đại diện nhóm bóc một miếng bìa và đưa về nhóm thảo luận. Rồi từng nhóm đứng lên đọc các tiếng tìm được, GV ghi lên bảng. Nhóm nào tìm được nhiều tiếng, nhóm đó thắng.
- GV nhận xét.
* Hoạt động 4: Tập viết một từ ngữ ứng dụng.
- GV hướng dẫn HS viết từ ngữ: Thác nước
- GV nhận xét bài viết của HS.
* Hoạt động 5: Trò chơi viết đúng.
Tương tự như hoạt động 3.
4. Củng cố - dặn dò:
? Hôm nay ôn mấy vần?
?12 vần trong bài ôn giống và khác nhau như thế nào?
Tiết 2
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV chỉ các vần, tiếng, từ ở tiết 1( chỉ bất kì)
- GV nhận xét cho điểm
3. Dạy bài mới:
* Hoạt động 6: Đọc từ ứng dụng.
GV ghi bảng từ ứng dụng
thác nước chúc mừng ích lợi
GV nhận xét, sửa sai cho HS
* Hoạt động 7:
Trò chơi: Tiếng nào.
HS chia thành nhiều nhóm. GV đọc câu thơ hoặc câu văn dễ hiểu các nhóm nghe và cho biết trong bài, đoạn vừa đọc có mấy tiếng chứa vần đang ôn và đó là những tiếng nào.
GV nhận xét.
* Hoạt động 8: Tập viết các từ ứng dụng còn lại.
GV hướng dẫn HS viết từ chúc mừng, ích lợi
GV nhận xét.
* Hoạt động 9: Trò chơi: Tiếng nào.
Tương tự như hoạt động 7.
4. Củng cố - dặn dò:
Ta vừa đọc và viết được những từ nào ?
Tiết 3:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV chỉ các vần, tiếng, từ ở tiết 1, 2( chỉ bất kì)
- GV nhận xét cho điểm
3. Dạy bài mới:
* Hoạt động 10: Luyện đọc
a. Đọc vần vừa ôn.
HS đọc lại vần vừa ôn(bảng ôn).
b. Đọc từ ngữ ứng dụng.
HS đọc từ ngữ ứng dụng.
thác nước chúc mừng ích lợi
c. Đọc câu ứng dụng.
Bức tranh vẽ gì?
GV ghi bảng câu ứng dụng
GV đọc mẫu + hướng dẫn cách đọc câu
GV uốn nắn nhắc nhở khi HS đọc
* Hoạt động 11: Tập viết các từ ngữ ứng dụng
GV viết mẫu - nêu quy trình
HD - Uốn nắn nhắc nhở khi HS viết bài
Nhận xét bài viết
* Hoạt động 12: .Kể chuyện
Anh chàng ngốc và con ngỗng vàng
-Lần 1: GV kể diễn cảm
- Lần 2: GV kể theo tranh.
- HD học sinh kể theo từng nội dung tranh
- Thi kể lại câu chuyện theo từng tranh.
* ý nghĩa: Nhờ sống tốt bụng chàng ngốc đã gặp được điều gì?
* Hoạt động 13: Đọc bài thơ Chim chích bông
4. Củng cố - dặn dò:
- Đọc lại toàn bài trong SGK
=> Chúng ta phải có bổn phận gì với ông bà , cha mẹ ?
- Tìm tiếng mới có vần vừa ôn.
- Về học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng
Nhiều em đọc
HS quan sát tranh.
Bác sĩ
Vần ac
HS cài vần ac
HS phân tích
a
c
ac
- HS luyện đọc trong mô hình CN + ĐT
HS nêu
c
ch
ă
ăc
â
âc
o
oc
ô
ôc
u
uc
ư
ưc
iê
iêc
uô
uôc
ươ
ươc
a
ch
ach
ê
êch
i
ich
- HS luyện đọc bảng ôn
- HS thực hiện
- HS theo dõi và viết vào bảng con.
- HS thi viết.
- HS nêu
- Đọc bài 4, 5 em
- HS đọc lần lượt
- HS nghe và thi tìm
- HS theo dõi và viết vào bảng con
- HS thực hiện
- HS nêu
- HS đọc 5, 6 em
- HS luyện đọc
- HS quan sát tranh
- HS đọc và tìm
- HS đọc CN + ĐT
- HS viết vào vở.
- HS nêu tên câu chuyện
- HS chú ý lắng nghe
- HS nghe - quan sát tranh
- HS kể tiếp sức theo nội dung từng tranh
- 3 tổ cử 3 đại diện
- Gặp điều tốt đẹp, được lấy công chúa làm vợ.
- Bổn phận ngoan ngoãn, lễ phép với ông bà, cha mẹ. Biết chào hỏi ,kết thân bạn bè.
Tuần 18: Tiết 70: Đạo đức
Bài : Ôn tập và thực hành kĩ năng cuối học kì I
I. Mục tiêu:
Củng cố hệ thống hóa KT đã học trong các bài: Giữ gìn sách vở, đi học đều và đúng giờ, trật tự trong trường học...
Rèn KN ghi nhớ,trình bày rõ ràng, lưu loát.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV:
- HS : SGK
III. Các hoạt động dạy - học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu - ghi bảng :
b. Hướng dẫn ôn tập:
+. Bài 1 : Giữ gìn sách vở đồ dùng học tập.
GV giao nhiệm vụ.
- Kể tên các đồ dùng học tập?
- Các đồ dùng đó dùng vào những việc gì?
- Nêu cách giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập?
-Yêu cầu học sinh sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập cho gọn gàng.
+. Bài 2 : Đi học đều và đúng giờ.
- Kể những việc cần làm để đi học đúng giờ?
- Đi học đều, đúng giờ có lợi gì?
- Em đã đi học đều và đúng giờ chưa?
- Chỉ nghỉ học khi nào? Nếu nghỉ cần làm gì?
+. Bài 3: Trật tự trong trường học
- Khi ra vào lớp cần lưu ý điều gì?
- Khi ngồi trong lớp học cần phải làm gì?
- Ai đã giữ trật tự trong giờ học ?
- Ai đã giơ tay phát biểu trong giờ học?
4. Củng cố - dặn dò:
- Cần đi học đều và đúng giờ, trong lớp giữ trật tự, chú ý nghe giảng hăng hái phát biểu, giữ gìn sách vở đồ dùng học tập cho tốt.
- Về ôn lại bài, chuẩn bị bài sau.
Thảo luận nhóm 4
Báo cáo kết quả trước lớp.
Nhóm nhận xét bổ xung
- Sách, vở, bút, bảng...
- HS nêu lần lượt
- Không vẽ bậy viết bẩn ra sách vở, không xé sách vở. Không dùng cặp, thước để đùa nghịch
- Học xong cất gọn đồ dùng học tập vào nơi quy định.
- HS thực hành.
HS nêu
Được nghe giảng đầy đủ, hiểu bài .
HS liên hệ
Khi ốm, cần xin phép và chép bài đầy đủ.
- Không chen lấn xô đẩy nhau
- Không làm ồn ào mất trật tư
- Trật tự nghe giảng không đùa nghịch, không nói chuyện, phải giơ tay phát biểu...
- HS liên hệ
Ngày soạn : Thứ tư ngày 11 tháng 12 năm 2013.
Ngày dạy : Thứ năm ngày 9 tháng 12 năm 2013.
( Chuyển day : Ngày ... /… )
Tuần 18: Tiết 360, 361, 362: Học vần
Bài : Ôn tập cuối học kì I
I. Mục tiêu:
- Hệ thống củng cố lại những âm, vần đã học từ bài 1 đến bài 83.
- HS đọc, viết một cách chắc chắn các âm vần, tiếng từ, câu có âm vần đã học từ bài 1 đến bài 83.
- HS nói được từ một đến hai câu theo các chủ đề đã học.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Sử dụng tranh minh họa trong SGK.
- HS : SGK, bảng con, vở…
III. Các hoạt động dạy - học:
Tiết 1
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Viết: thác nước, chúc mừng, ích lợi
Đọc SGK
- GV nhận xét.
3. Dạy bài mới:
. Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1: GV giới thiệu vào bài ôn
. Ôn tập.
* Hoạt động 2: Ghép vần(phát âm vần)
a. Hệ thống các âm đã học
? Hãy kể các âm chữ đã học?
b. Hệ thống các vần đã học
? Hãy kể các vần đã học?
c. Ghép âm với vần:
? Hãy ghép âm với vần đã học để tạo thành tiếng, từ mới?
GV ghi bảng
* Hoạt động 3: Em tìm được rồi!
Trò chơi: GV chuẩn bị một hộp các miếng bìa. Trên mỗi miếng bìa GV ghi trước các âm, vần đã học từ bài 1 đến bài 76.
HS chia thành nhiều nhóm. Mỗi nhóm, đại diện nhóm bốc một miếng bìa và đưa về nhóm thảo luận. Rồi từng nhóm đứng lên đọc các tiếng tìm được, GV ghi lên bảng. Nhóm nào tìm được nhiều tiếng, nhóm đó thắng.
- GV nhận xét.
* Hoạt động 4: Tập viết âm, vần, từ ngữ ứng dụng.
- GV hướng dẫn HS viết.
- GV nhận xét bài viết của HS.
* Hoạt động 5: Trò chơi viết đúng.
Tương tự như hoạt động 3.
4. Củng cố - dặn dò:
? Hôm nay ôn được các âm vần, tiếng, từ nào ?
Tiết 2
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV chỉ các vần, tiếng, từ ở tiết 1( chỉ bất kì)
- GV nhận xét cho điểm
3. Dạy bài mới:
* Hoạt động 6: Đọc từ ứng dụng.
GV ghi bảng một số từ ứng dụng từ bài 1 đến bài 76.
GV đọc mẫu - HD cách đọc từ
* Hoạt động 7:
Trò chơi: Tiếng nào.
HS chia thành nhiều nhóm. GV đọc câu thơ hoặc câu văn dễ hiểu các nhóm nghe và cho biết trong bài, đoạn vừa đọc có mấy tiếng chứa âm, vần đang ôn và đó là những tiếng nào.
GV nhận xét.
* Hoạt động 8: Tập viết các từ ứng dụng còn lại.
- GV hướng dẫn HS viết một số từ
- GV nhận xét.
* Hoạt động 9: Trò chơi: Tiếng nào.
Tương tự như hoạt động 7.
4. Củng cố - dặn dò:
Ta vừa đọc và viết được những từ nào ?
GV nhận xét.
Tiết 3:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV chỉ các vần, tiếng, từ ở tiết 1, 2( chỉ bất kì)
- GV nhận xét cho điểm
3. Dạy bài mới:
* Hoạt động 10: Luyện đọc
a. Đọc vần vừa ôn.
HS đọc lại vần vừa ôn(bảng ôn).
b. Đọc từ ngữ ứng dụng.
GV chọn một số từ ứng dụng từ bài 1 đến bài 76.
HS đọc từ ngữ ứng dụng.
GV nhận xét.
c. Đọc câu ứng dụng.
GV ghi bảng các câu ứng dụng
GV đọc mẫu + hướng dẫn cách đọc câu
GV uốn nắn nhắc nhở khi HS đọc
Hoạt động 11: Tập viết các từ ngữ ứng dụng:
nải chuối, buồn cười, nghỉ hưu.
GV viết mẫu - nêu quy trình
HD - Uốn nắn nhắc nhở khi HS viết bài
Nhận xét bài viết
* Hoạt động 12: Luyện nói.
Cho HS luyện nói theo các chủ đề từ bài 1 đến bài 76.
GV nhận xét.
* Hoạt động 13: nghe kể chuyện
4. Củng cố - dặn dò:
- Đọc lại bài tiết 1, 2 .
? Tìm tiếng, từ có vần đã học?
- Về đọc, viết lại một số âm , vần , tiếng , từ.
- 3 HS
- Nhiều HS đọc
a, b, c, ch, .. CN + ĐT
ia, ua, ưa, au, âu ………uôt, ươt, it, iết, oc, ac.
Học sinh luyện đọc lại các vần đã học
- HS ghép và nêu
- HS luyện đọc phần vừa ghép.
- HS thực hiện
- HS theo dõi và viết bài
- HS thi viết
- HS nêu
- Đọc CN 4,5 em
- Luyện đọc các từ vừa thống kê ở trên
- HS nêu
- HS theo dõi và viết.
- HS thực hiện.
- HS nêu
File đính kèm:
- Tuan 18 van ( 2013).doc