Tập đọc - tiết 82 + 83
Kho báu
I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
- Đọc rành mạch toàn bài; Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý.
- Hiểu ND : Ai yêu quý đất đai, chăm chỉ lao động trên đồng ruộng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
- HS cả lớp trả lời được CH 1, 2, 3, 5.
- HS khá, giỏi trả lời được CH4.
* GDKNS: Các KN cơ bản được GD:
- Tự nhận thức.
- Xác định giá trị bản thân.
- Lắng nghe tích cực.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
32 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1082 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 tuần 28 - Trường Tiểu học Văn Hải, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Ngày soan: 4/3/2013
Ngày dạy: Thứ hai ngày 11 tháng 3 năm 2013
Tập đọc - tiết 82 + 83
Kho báu
I/ Mục đích, yêu cầu :
- Đọc rành mạch toàn bài; Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý.
- Hiểu ND : Ai yêu quý đất đai, chăm chỉ lao động trên đồng ruộng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
- HS cả lớp trả lời được CH 1, 2, 3, 5.
- HS khá, giỏi trả lời được CH4.
* GDKNS: Các KN cơ bản được GD:
- Tự nhận thức.
- Xác định giá trị bản thân.
- Lắng nghe tích cực.
II/ Đồ dùng dạy – học :
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III/ Các hoạt động dạy – học :
Tiết 1
TG
Các hoạt động dạy và học
Nội dung
4’
1’
30’
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu kiểm tra.
- Đọc bài Cá sấu sợ cá mập, và trả lời các câu hỏi sau :
+ Vì sao khi nghe giải thích xong, khách lại sợ hơn ?
+ Câu chuyện này có gì khiến em buồn cười ?
- Nhận xét cho điểm.
1) Giới thiệu bài :
Truyện đọc mở đầu chủ điểm Cây cối có tên Kho báu. Với truyện này, các em sẽ hiểu : Cuộc sống ấm no, đầy đủ của con người do đâu mà có ? Cái gì mới thật sự là kho báu ? Ghi đầu bài.
2) Luyện đọc :
a, Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài ; giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng, đoạn 2 : Đọc với giọng trầm buồn ; nhấn giọng các từ ngữ thể hiện sự già nua, mệt mỏi của hai ông bà (mỗi ngày một già yếu, qua đời, lâm bệnh) ; sự hão huyền của hai người con (mơ chuyện hão huyền) ; Đoạn 3 giọng đọc thể hiện sự ngạc nhiên, nhịp nhanh hơn. Câu kết : hai người con đã hiểu lời dặn dò của cha - đọc chậm lại.
b, Đọc từng câu và luyện phát âm
- Yêu cầu HS đọc các từ cần chú ý phát âm đã ghi trên bảng.
- Yêu cầu HS đọc từng câu. GV nghe và chỉnh sửa cho HS.
c, Đọc theo đoạn và hướng dẫn ngắt giọng .
- Yêu cầu HS đọc và tìm cách ngắt câu dài .
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn.
- Gọi HS đọc các từ được chú giải trong SGK.
d, Đọc từng đoạn trong nhóm
e, Thi đọc giữa các nhóm.
d, Đọc đồng thanh
A. Bài cũ :
B. Bài mới :
1. luyện đọc
- các từ : hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu.
- các câu :
+ Ngày xưa, có hai vợ chồng người nông dân kia / quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu. Hai ông bà thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng / và trở về nhà khi đã lặn mặt trời.
Tiết 2
30’
5’
2’
* GDKNS: Trình bày ý kiến cá nhân
- Tìm những hình ảnh nói lên sự cần cù, chịu khó của vợ chồng người nông dân ?
- Nhờ chăm chỉ làm lụng hai vợ chồng người nông dân đã đạt được điều gì ?
- Hai con trai người nông dân có chăm chỉ làm lụng như cha mẹ họ không ?
- Trước khi mất, người cha cho các con biết điều gì ?
- Theo lời cha, hai người con làm gì ?
- Vì sao mấy vụ liền lúa bội thu ?
- Cuối cùng, kho báu mà hai người con tìm được là gì ?
- Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì ?
3. Luyện đọc lại
- 3, 4 HS thi đọc lại truyện. Cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân đọc hay.
* Từ câu chuyện Kho báu, em cần rút ra bài học gì cho mình ?
- Nhận xét tiết học .
- Bài sau : Cây dừa
2. Tìm hiểu bài
- Hai vợ chồng người nông dân : quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, ra đồng từ lúc gà gáy sáng, trở về nhà khi đã lặn mặt trời, vụ lúa họ cấy lúa, thu hoạch xong lại trồng khoai, trồng cà, không cho đất nghỉ, chẳng lúc nào ngơi tay.
- Gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng.
- Họ ngại làm ruộng, chỉ mơ chuyện hão huyền.
- Người cha dặn dò : Ruộng nhà có một kho báu, các con hãy tự đào lên mà dùng.
- Họ đào bới cả đám ruộng để tìm kho báu mà không thấy. Vụ mùa đến họ đành trồng lúa.
- Vì ruộng được hai anh em đào bới để tìm kho báu, đất được làm kĩ nên lúa tốt.
- Kho báu đó là đất đai màu mỡ, là lao động chuyên cần.
- Ai chăm học, chăm làm, người ấy sẽ thành công, hạnh phúc, có nhiều niềm vui.
3. Luyện đọc lại
C. Củng cố, dặn dò :
------------------------------------------------------
Toán - tiết 136
Kiểm tra định kì giữa kì II
Phần 1 : Khoanh tròn chữ đặt trước câu trả lời đúng :
Bài 1 : Kết quả của mỗi dãy tính là :
4 x 7 – 6 = ? 5 x 4 + 6 = ?
a. 4 x 1 = 4 a. 20 + 6 = 26
b. 28 – 6 = 22 b. 5 x 10 = 20
c. 24 – 7 = 17 c. 30 + 4 = 34
Bài 2 : Hình bên có : B C
a.1 đường gấp khúc là : ABCD
b.2 đường gấp khúc là : ABC ; BCD
c.3 đường gấp khúc là : ABC ; BCD ; ABCD A D
Bài 3 :
* Tổng của 14 ; 33 ; 25 là : * Tích của 9 và 4 là :
a. 62 b. 72 c. 82 a. 5 b. 13 c. 36
* Hiệu của 42 và 7 là : * Thương của 45 và 5 là :
a. 6 b. 35 c. 49 a. 9 b. 40 c. 50
Bài 4 :
a, Có 18 bông hoa cắm đều vào 3 bình. b, Có 18 bông hoa cắm đều vào các bình,
Hỏi mỗi bình có bao nhiêu bông hoa ? mỗi bình có 6 bông hoa. Hỏi có mấy bình
được cắm hoa ?
a. 18 : 3 = 6 (bông hoa) a. 18 : 6 = 3 (bông)
b. 18 : 3 = 8 (bông hoa) b. 18 : 6 = 3 (bình)
c. 18 - 3 = 15 (bông hoa) c. 18 - 6 = 13 (bông)
Bài 5 :
a, Cúc ngủ dậy lúc 6 giờ. Đào ngủ dậy. b, Tuấn đi ngủ lúc 21 giờ. Tú đi ngủ lúc
lúc 6 giờ 15 phút. 21 giờ 30 phút.
a. Cúc ngủ dậy muộn hơn a. Tuấn đi ngủ sớm hơn
b. Đào ngủ dậy muộn hơn b. Tú đi ngủ sớm hơn
Phần 2 : Bài tập tự giải
Bài 1 : Tính 5 x 9 – 7 35 : 5 – 5 27 : 3 + 15 0 : 4 + 36
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài 2 : Tìm x :
X x 2 = 36 – 18 x : 5 = 27 – 18
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài 3 : Tính chu vi mỗi hình :
3cm
3cm 3cm 3cm 5cm
3cm 4cm
Chu vi hình vuông là : .......................................................................................................
Chu vi hình tam giác là : ...................................................................................................
Bài 4 : An chuẩn bị giấy màu cho tiết thủ công gồm 4 tờ giấy màu đỏ và 7 tờ giấy màu vàng. Hỏi An đã chuẩn bị tất cả bao nhiêu tờ giấy màu ?
Bài giải
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------
Thể dục – Tiết 55
(Đ/c Phong dạy)
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soan: 4/3/2013
Thứ ba ngày 12 tháng 3 năm 2013
Đạo đức - tiết 28
Giúp đỡ người khuyết tật (tiết 1)
I/ Mục đích, yêu cầu :
- Biết: Mọi người cần phải hỗ trợ, giúp đỡ, đối xử bình đẳng với người khuyết tật.
- Nêu được một số hành động , việc làm phù hợp để giúp đỡ người khuyết tật.
- Có thái độ cảm thông, không phân biệt đối xử và tham gia giúp dỡ bạn khuyết tật trong lớp, trong trường và ở cộng đồng phù hợp với khả năng.
- Không đồng tình với những thái độ xa lánh, kì thị, trêu chọc bạn khuyết tật.
* GDKNS: Các KN cơ bản được GD:
- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông với người khuyết tật.
- Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp trong các tình huống liên quan đén người khuyết tật.
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về các hoạt động giúp đỡ người khuyết tật ở địa phương.
II/ Đồ dùng dạy - học : Sửa KL HĐ2; KL HĐ3
- Tranh minh hoạ cho HĐ1.
- Phiếu thảo luận nhóm cho HĐ2.
- Vở bài tập Đạo đức 2.
III/ Các hoạt động dạy – học :
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
5’
30’
- 3 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu kiểm tra.
- Thế nào là lịch sự khi đến nhà người khác ?
- Lịch sự khi đến nhà người khác có ý nghĩa gì ?
- Nêu ghi nhớ của bài.
- Nhận xét đánh giá.
1) Giới thiệu bài :Tiết học hôm nay các em sẽ học bài Giúp đỡ người khuyết tật. Ghi đầu bài.
2) Các hoạt động chính:
a) Hoạt động 1: Thảo luận phân tích tranh
* Mục tiêu : HS nhận biết được một hành vi cụ thể và giúp đỡ người khuyết tật.
* Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS quan sát kĩ tranh minh hoạ và thảo luận về việc làm của các bạn nhỏ trong tranh.
- Tranh vẽ gì ?
- Việc làm của các bạn nhỏ giúp được gì cho bạn bị khuyết tật ?
- Nếu em ở đó, em sẽ làm gì ? Vì sao ?
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày.
- 3 HS nhắc lại kết luận.
b. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
* GDKNS: Thảo luận nhóm - Động não.
* Mục tiêu : Giúp HS hiểu được sự cần thiết và một số việc cần làm để giúp đỡ người khuyết tật.
* Cách tiến hành
- GV chia nhóm, phát cho mỗi nhóm một phiếu học tập yêu cầu HS thảo luận nêu việc cần làm để giúp đỡ người khuyết tật
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- Yêu cầu HS tự liên hệ : Trong những việc nên làm, em đã thực hiện được những việc nào ? Những việc nào con chưa thực hiện được ? Vì sao ?
+ GV kết luận
c) Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến
* Mục tiêu : Giúp HS có thái độ đúng đắn đối với việc giúp đỡ người khuyết tật.
- GV lần lượt nêu các ý kiến và yêu cầu HS bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình.
- Nội dung các ý kiến :
+ Giúp đỡ người khuyết tật là việc mọi người nên làm.
+ Chỉ cần giúp đỡ người khuyết tật là thương binh.
+ Phân biệt đối xử với bạn khuyết tật là vi phạm quyền trẻ em .
+ Giúp đỡ người khuyết tật là góp phần làm giảm bớt đi những khó khăn , thiệt thòi của họ.
- Sau mỗi ý kiến, yêu cầu HS giải thích lí do sự đánh giá của mình.
- Yêu cầu HS nhận xét, trao đổi.
* Nêu những việc cần làm khi gặp người khuyết tật ?
- Nhận xét tiết học.
A. Bài cũ:
B. Bài mới:
Giúp đỡ người khuyết tật (tiết 1)
1. Thảo luận phân tích tranh
* Kết luận : Chúng ta cần giúp đỡ các bạn khuyết tật để các bạn có thể thực hiện quyền được học tập.
2. Làm việc theo nhóm
Kết luận : Tuỳ theo khả năng, điều kiện thực tế, các em có thể giúp đỡ người khuyết tật bằng nhiều cách khác nhau như đẩy xe lăn cho người bị bại liệt, quyên góp giúp nạn nhân bị chất độc màu da cam, , vui chơi cùng bạn bị khuyết tật ...
3. Bày tỏ ý kiến
- bày tỏ thái độ bằng cách :
+ Vỗ tay nếu tán thành.
+ Giơ cao tay phải nếu không tán thành.
+ Ngồi xoa hai bàn tay nếu lưỡng lự hoặc không biết
* Kết luận :
- ý kiến a, c, d là đúng.
- ý kiến b là sai.
C. Củng cố, dặn dò:
------------------------------------------------------
Chính tả - tiết 57
(Nghe - viết) Kho báu
I/ Mục đích, yêu cầu :
- Nghe – viết chính xác, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
- Làm được BT2; BT3(a/b).
II/ Đồ dùng dạy - học :
- Bảng phụ viết bài chính tả, nội dung bài tập 2, 3.
III/ Các hoạt động dạy - học :
TG
Các hoạt động dạy và học
Nội dung
5’
30’
- 2HS lên bảng viết các từ sai, lớp viết vào bảng con
- Nhận xét bài viết Sông Hương?, chữa lỗi HS sai nhiều.
1) Giới thiệu bài :
Trong giờ chính tả hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các con nghe đọc và viết một đoạn trong bài Kho báu.
2) Hướng dẫn nghe – viết :
a, Ghi nhớ nội dung đoạn viết :
- Treo bảng phụ và đọc đoạn văn cần viết.
- Gọi 2HS đọc lại đoạn văn.
- Đoạn văn cho em biết hai vợ chồng người nông dân có đức tính gì ?
b, Hướng dẫn cách trình bày :
- Viết tên bài vào giữa trang vở, khi xuống dòng, chữ đầu viết lui vào 1 ô, viết hoa các chữ cái đầu câu.
c, Hướng dẫn viết từ khó :
- Đọc cho HS viết các từ khó vào bảng con.
- Chỉnh sửa lỗi cho HS.
d, Đọc – viết :
- Đọc thong thả từng cụm từ (từ 2 đến 3 chữ). Mỗi cụm từ đọc 3 lần.
- GV theo dõi và chỉnh sửa cho HS.
e, Soát lỗi :
- Đọc lại bài thong thả cho HS soát lỗi. Dừng lại và phân tích các tiếng khó cho HS soát lỗi.
- HS đổi vở, dùng bút chì soát lỗi, ghi tổng số lỗi, viết các lỗi sai ra lề vở.
g, Chấm bài :
- Thu và chấm 10 – 15 bài. Nhận xét về nội dung, chữ viết, cách trình bày của HS.
3) Hướng dẫn làm bài tập chính tả :
* Gọi 2 HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm bài ,1HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
* Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS cả lớp làm bài, 2 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
* Nhận xét tiết học.
- Bài sau : Cây dừa.
A.Bài cũ :
B. Bài mới :
(Nghe – viết) Kho báu
1. Hướng dẫn chính tả
Đoạn trích nói về đức tính chăm chỉ làm lụng của hai vợ chồng người nông dân.
- Viết các từ : cuốc bẫm, vợ chồng, trồng khoai.
2. Luyện tập
a, Bài tập 1 : Điền vào chỗ trống ua hay uơ ?
+ voi h... vòi m... màng
+ th... nhỏ chanh ch...
b, Bài tập 2 : Điền vào chỗ trống
+ l hay n
Ơn trời mưa ...ắng phải thì
...ơi thì bừa cạn, ...ơi thì cày sâu
Công lênh chẳng quản bao ...âu
Ngày ...ay ...ước bạc, ngày sau cơm vàng.
Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
+ ên hay ênh :
Cái gì cao lớn l... khênh
Đứng mà không tựa ngã k... ngay ra ?
Tò vò mà nuôi con nhện
Đến khi nó lớn, nó qu... nhau đi
Tò vò ngồi khóc tỉ ti
Nhện ơi, nh... hỡi, nh... đi đằng nào ?
C. Củng cố, dặn dò :
------------------------------------------------------
Toán - tiết 137
Đơn vị, chục, trăm, nghìn (tr 137)
I/ Mục đích, yêu cầu :
+ Biết quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm; biết đơn vị nghìn, quan hệ giữa trăm và nghìn.
+ Nhận biết được các số tròn trăm, biết cách đọc, viết các số tròn trăm.
HS cả lớp thực hiện BT 1, 2.
II/ Đồ dùng dạy học :
+ Bộ đồ dùng học toán
III/ Các hoạt động dạy - học :
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
5’
35’
1) Giới thiệu bài :
- Các em đã được học đến số nào ?
- Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục học đến các số lớn hơn 100, đó là các số trong phạm vi 1000. Bài học đầu tiên trong phần này là Đơn vị, chục, trăm, nghìn. Ghi đầu bài.
2) Ôn tập về đơn vị, chục và trăm
- Gắn lên bảng 1 ô vuông và hỏi : có mấy đơn vị ?
- Tiếp tục gắn 2, 3, ..., 10 ô vuông và yêu cầu HS nêu số đơn vị tương tự như trên
- 10 đơn vị còn gọi là gì ?
- Một chục bằng bao nhiêu đơn vị ?
- Viết lên bảng 10 đơn vị = 1 chục
- Gắn lên bảng các hình chữ nhật biểu diễn chục và yêu cầu HS nêu số chục từ 1 chục (10) đến 10 chục (100) tương tự như đã làm với phần đơn vị.
- 10 chục bằng mấy trăm ?
- Viết lên bảng : 10 chục = 100
3) Giới thiệu 1 nghìn
a, Giới thiệu số tròn trăm
- Gắn lên bảng 1 hình vuông biểu diễn 100 và hỏi : Có mấy trăm ?
- Gọi 1 HS lên bảng viết số 100 xuống dưới hình vuông biểu diễn 100
- Gắn 2 hình vuông lên bảng và hỏi : Có mấy trăm ?
- Yêu cầu HS suy nghĩ tìm cách viết số 200
- Giới thiệu : để chỉ số 2 trăm người ta dùng số 2 trăm viết là 200
- Lần lượt đưa ra 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 hình vuông như trên để giới thiệu các số 300, 400, ..., 900
- Các số từ 100 đến 900 có đặc điểm gì chung
- Những số này được gọi là số tròn trăm
b, Giới thiệu 1000
- Gắn lên bảng 10 hình vuông và hỏi : Có mấy trăm ?
- Giới thiệu : 10 trăm được gọi là 1 nghìn
- Viết lên bảng : 10 trăm = 1 nghìn
- Để chỉ số lượng là 1 nghìn, người ta dùng số 1 nghìn viết là 1000
- HS đọc và viết số 1000
- 1chục bằng mấy đơn vị ?
- 1 trăm bằng mấy chục ?
- 1 nghìn bằng mấy trăm ?
- Yêu cầu HS nêu lại mối quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm, giữa trăm và nghìn
4, Luyện tập :
Đọc, viết (theo mẫu) :
- Gọi2HS đọc yêu cầu của đề bài
- Yêu cầu HS làm bài, 1 HS lên bảng làm.
- Nhận xét chữa bài.
- Nêu đặc điểm chung giữa các số tròn trăm ?
- Nêu cách viết các số tròn trăm ?
- Nêu cách đọc các số tròn trăm ?
- Số 1000 có gì giống và khác số 100 ?
* Nhận xét giờ học.
A. Bài cũ :
B. Bài mới :
Đơn vị, chục, trăm, nghìn
1. ) Ôn tập về đơn vị, chục và trăm
- Có 1 đơn vị.
- Có 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 đơn vị
- 10 đơn vị còn gọi là 1 chục
- 1 chục bằng 10 đơn vị.
- Nêu 1 chục – 10 ; 2 chục – 20 ; ... .
10 chục - 100
- 10 chục bằng 1trăm.
- Có 1 trăm
- Viết số 100
- Có 2 trăm
- Một số HS lên bảng viết số 200
- Đọc viết các số từ 300 đến 900
- Cùng có 2 chữ số 0 đứng sau cùng
- Có 10 trăm.
- Lớp đọc 10 trăm bằng 1 nghìn.
- HS quan sát và nhận xét : Số 1000 được viết bằng 4 chữ số : chữ số 1 đứng trước sau đó là 3 chữ số 0 đứng liền nhau.
- 1 chục bằng 10 đơn vị
- 1 trăm bằng 10 chục.
- 1 nghìn bằng 10 trăm.
- Đều có 2 chữ số cuối cùng là 0.
- Viết số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, rồi viết 2 số 0 vào sau các số đó
Đọc số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 rồi đọc chữ trăm
- Giống chữ số 1 đầu tiên, khác 100 có tận cùng bằng 2 chữ số 0 còn 1000 có tận cùng bằng 3 chữ số 0
C. Củng cố, dặn dò :
------------------------------------------------------
Kể chuyện - tiết 28
Kho báu
I/ Mục đích, yêu cầu :
- Dựa vào gợi ý cho trước, kể lại được từng đoạn của câu chuyện (BT1)
- HS khá, giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện(BT2).
II/ Đồ dùng dạy – học :
+ Bảng phụ chép nội dung gợi ý kể 3 đoạn câu chuyện
III/ Các hoạt động dạy – học :
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
5’
30’
- Gọi HS kể lại chuyện Tôm Càng và Cá Con
3 HS nhập vai và thực hành kể chuyện theo vai.
- Nhận xét cho điểm
1, Giới thiệu bài : Tiết tập đọc hôm qua, các em đã học bài tập đọc Kho báu. Hôm nay chúng ta cùng kể lại câu chuyện này.
2, Hướng dẫn kể chuyện :
a, Kể từng đoạn theo gợi ý:
- Gọi HS đọc yêu cầu củabài tập 1và các gợi ý.
- GV treo bảng phụ đã viết nội dung gợi ý từng đoạn, giải thích : phần gợi ý đã cho ý chính của cả đoạn, các sự việc chính trong đoạn. Nhiệm vụ của các em là kể chi tiết các sự việc đó để hoàn chỉnh từng đoạn truyện. Để kể tốt các em cần bám chắc vào các ý tóm tắt.
- GV hướng dẫn 1, 2 HS làm mẫu - đắp da thịt cho gợi ý kể đoạn 1.
-Nhắc HS kể đoạn 2,3 theo cách giống như đoạn 1.
- Yêu cầu HS tập kể từng đoạn trong nhóm.
- Gọi đại diện các nhóm thi kể từng đoạn theo hai hình thức
+ Đại diện mỗi nhóm cùng kể 1 đoạn của truyện.
+ 3 HS đại diện cho 3 nhóm tiếp nối nhau thi kể 3 đoạn
- GV nhận xét nhanh về nội dung, giọng kể, điệu bộ.
b, Kể lại toàn bộ câu chuyện :
- Gv nêu yêu cầu của bài : Kể bằng lời của mình , kể với giọng điệu thích hợp, kết hợp lời kể với điệu bộ nét mặt
- Yêu cầu HS tập kể trong nhóm, GV giúp đỡ từng nhóm.
- Gọi HS thi kể chuyện trước lớp.
- Bình chọn những HS kể hay nhất.
* Nhận xét tiết học.
- Về nhà tập kể cho người thân nghe.
A. Bài cũ :B. Bài mới :
1. Kể lại từng đoạn câu chuyện theo gợi ý:
- GV(HS): Dựa vào gợi ý dưới đây, kể lại từng đoạn câu chuyện Kho báu
- nêu nội dung các gợi ý :
+ Đoạn 1 : Hai vợ chồng chăm chỉ
- Thức khuya dậy sớm
- Không lúc nào ngơi tay
- Kết quả tốt đẹp
+ Đoạn 2 : Dặn con
- Tuổi già
- Hai người con lười biếng
- Lời dặn của cha
+ Đoạn 3 : Tìm kho báu
- Đào ruộng tìm kho báu
- Không thấy kho báu
- Hiểu lời dặn của cha
2. Kể lại toàn bộ câu chuyện.
C. Củng cố, dặn dò :
------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soan: 4/3/2013
Ngày dạy: Thứ tư ngày 13 tháng 3 năm 2013
Âm nhạc – Tiết 28
(Đ/C Dự dạy)
-------------------------------------------------------------
Tập đọc - tiết 84
Cây dừa
I/ Mục đích, yêu cầu :
- Biết ngắt nhịp thơ hợp lí khi đọc các câu thơ lục bát.
- Hiểu ND : Cây dừa giống như con người, biết gắn bó với đất trời, với thiên nhiên.
- HS cả lớp trả lời được CH1, 2. (Học thuộc 8 dòng thơ đầu).
- HS khá, giỏi trả lời được CH3
II/ Đồ dùng dạy – học :
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III/ Các hoạt động dạy – học :
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
5’
35’
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu kiểm tra.
- Đọc bài Bạn có biết ? và trình bày các tin ngắn về cây lạ
- Nhận xét cho điểm .
1) Giới thiệu bài : Cây dừa là một loài cây gắn bó mật thiết với cuộc sống của đồng bào miền Trung, miền Nam nước ta. Bài tập đọc hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài thơ Cây dừa của nhà thơ thiếu nhi Trần Đăng Khoa. Ghi đầu bài.
2) Luyện đọc
a, Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài, giọng đọc nhẹ nhàng, hồn nhiên, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm : toả, dang tay, gật đầu, bạc phếch, nở, chải, đeo, dịu, đánh nhịp, canh, đủng đỉnh.
b, Luyện đọc từng câu và phát âm.
- Yêu cầu HS luyện đọc các từ khó dễ lẫn đã viết trên bảng.
- Gọi HS đọc từng câu.
c, Luyện đọc từng đoạn và ngắt câu dài.
- Yêu cầu HS tìm cách ngắt nhịp, nghỉ hơi ở một số câu thơ
- Gọi HS đọc từng đoạn thơ, chú ý nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Yêu cầu HS đọc chú giải cuối bài.
d,Đọc từng đoạn trong nhóm.
e, Thi đọc từng đoạn, cả bài giữa các nhóm.
Tìm hiểu bài
- Các bộ phận của cây dừa (lá, ngọn, thân, quả) được so sánh với những gì ?
- Cây dừa gắn bó với thiên nhiên (gió, trăng, mây, nắng, đàn cò) như thế nào ?
- Em thích câu thơ nào nhất ? Vì sao ?
- HS đọc thầm cả bài, suy nghĩ lựa chọn đọc câu thơ mình thích, giải thích lí do
4) Học thuộc lòng bài thơ
- HS tự đọc nhẩm thuộc bài thơ.
- Nhiều HS nối tiếp nhau thi đọc thuộc bài thơ.
- Nhận xét và cho điểm.
* Nhận xét tiết học .
- Bài sau : Những quả đào
A. Bài cũ :
B. Bài mới :
Cây dừa
1. Luyện đọc
- luyện đọc các từ : nở, nước lành, rì rào, bạc phếch.
- luyện đọc đoạn thơ :
Cây dừa xanh / toả nhiều tàu,
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
Thân dừa / bạc phếch tháng năm,
Quả dừa - / đàn lợn con / nằm trên cao.
Đêm hè / hoa nở cùng sao,
Tàu dừa- /chiếc lược/ chải vào mây xanh
Ai mang nước ngọt, nước lành
Ai đeo / bao hũ rượu / quanh cổ dừa.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn thơ.
Tìm hiểu bài
+ Lá / tàu dừa : như bàn tay dang ra đón gió, như chiếc lược chải vào mây xanh
+ Ngọn dừa như cái đầu của người biết gật đầu để gọi trăng.
+ Thân dừa : mặc tấm áo bạc phếch, đứng canh đất trời
+ Quả dừa như đàn lợn con, như những hũ rượu
+ Với gió : dang tay đón gió, gọi gió đến cùng múa, reo
+ Với trăng : gật đầu gọi trăng
+ Với mây : là chiếc lược chải vào mây xanh
+ Với nắng làm dịu nắng trưa
+ Với đàn cò : hát rì rào cho đàn cò đánh nhịp, bay vào bay ra
Học thuộc lòng bài thơ
C.Củng cố, dặn dò :
------------------------------------------------------
Toán - tiết 138
So sánh các số tròn trăm (tr 139)
I/ Mục đích, yêu cầu :
+ Biết cách so sánh các số tròn trăm.
+ Biết thứ tự các số tròn trăm.
+ Biết điền các số tròn trăm vào các vạch có trên tia số.
+ HS cả lớp làm các BT 1, 2, 3
II/ Đồ dùng dạy học :
+ 10 hình vuông biểu diễn trăm
III/ Các hoạt động dạy - học :
TG
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
5’
35’
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu kiểm tra
- GV kiểm tra HS về đọc, viết các số tròn trăm đã học
- Nhận xét cho điểm
1) Giới thiệu bài :
- Trong bài học hôm nay các em sẽ học cách so sánh các số tròn trăm. Ghi đầu bài.
2) Hướng dẫn cách so sánh các số tròn trăm
- Gắn lên bảng 2 hình vuông biểu diễn 1trăm và hỏi : có mấy trăm ô vuông ?
- Yêu cầu HS lên bảng viết số 200 xuống dưới hình biểu diễn
- Gắn tiếp 3 hình vuông biểu diễn 1trăm và hỏi : có mấy trăm ô vuông ?
- Yêu cầu HS lên bảng viết số 300 xuống dưới hình biểu diễn
- 200 ô vuông và 300 ô vuông thì bên nào có nhiều hơn, bên nào có ít hơn ?
- Vậy 200 và 300 số nào lớn hơn, số nào bé hơn ?
- Gọi HS lên bảng điền dấu >, < hoặc = vào chỗ trống của 200 ... 3000 và 300 ... 200 ?
- Tiến hành tương tự với số 300 và 400.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và cho biết 200 và 400 số nào lớn hơn, số nào bé hơn ?
- 300 và 500 số nào lớn hơn, số nào bé hơn ?
3) Luyện tập :
* Gọi 2HS đọc yêu cầu của đề bài
- Yêu cầu HS làm bài, 2 HS lên bảng làm.
- Nhận xét chữa bài.
* Gọi 2HS đọc yêu cầu của đề bài
- Yêu cầu HS làm bài, 2 HS lên bảng làm.
- Nhận xét chữa bài.
- Nêu cách so sánh các số tròn trăm
* Gọi 2HS đọc yêu cầu của đề bài
- Yêu cầu HS làm bài, 1 HS lên bảng làm..
- Nhận xét chữa bài.
* Nêu đặc điểm của các số tròn trăm ?
- Nhận xét giờ học.
A. Bài cũ :
B. Bài mới :
So sánh các số tròn trăm(tr 139)
1. So sánh các số tròn trăm
- Có 2 trăm ô vuông.
- 1 HS lên bảng viết 200.
- Có 3 trăm ô vuông
- 1 HS lên bảng viết 300.
- 300 ô vuông nhiều hơn 200 ô vuông.
- 300 lớn hơn 200, 200 bé hơn 300
- 1 HS lên bảng, cả lớp làm bảng con
300 > 200 ; 200 < 300
- Thực hiện yêu cầu của GV và rút ra kết luận 30
File đính kèm:
- GA - TUAN 28.doc