Giáo án lớp 3 - Học kỳ I năm 2013 - Tuần 7

I. Mục tiêu:

A.Tập đọc :

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu được lời khuyên từ câu chuyện: Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng Luật giao thông, tôn trọng luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng.(trả lời được các câu hỏi trong SGK )

B. Kể chuyện : Kể lại được một đoạn của câu chuyện.

- KNS cần đạt: kiểm soát cảm xúc, ra quyết định, đảm nhận trách nhiệm

II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh họa (SGK) -Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy - học:

 * Tập đọc

 

doc20 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 841 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Học kỳ I năm 2013 - Tuần 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7 Từ ngày 30. 9. 2013 4 . 10 . 2013 Cách ngôn: Có công mài sắt có ngày nên kim. Buổi Môn Tên bài dạy HAI Sáng HĐTT Chào cờ đầu tuần Tập đọc Trận bóng dưới lòng đường Kể chuyện Trận bóng dưới lòng đường Toán Bảng nhân 7 30/9 Chính tả Nghe viết Trận bóng dưới lòng đường Anh văn Chiều L.T Việt Đọc, viết Trận bóng dưới lòng đường- Chữ hoa E, Ê BA 1/10 Sáng Toán Luyện tập LT&C Ôn về từ chỉ hoạt động, trạng thái. So sánh Tập viết Ôn chữ hoa E, Ê ATGT NGLL Giới thiệu hệ thống giao thông đường sắt ở nước ta Giáo dục, thực hành vệ sinh răng miệng Chiều Anh văn Âm nhạc Học hát: Bài Gà gáy Mĩ thuật Vẽ theo mẫu. Vẽ cái chai Thể dục Tập hợp hàng ngang, dóng hàng. Đi chuyển hướng... TƯ 2/10 TNXH Hoạt động thần kinh Tập đọc Bận Toán Gấp một số lên nhiều lần L T Việt Ôn từ chỉ hoạt động, trạng thái - So sánh NĂM 3/10 Sáng LMT Luyện vẽ cái chai Anh văn Toán Luyện tập Chính tả Nghe viết Bận SÁU 4/10 Sáng Tin Tin Thủ công Gấp, cắt, dán bông hoa Đạo đức Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em(T1) Chiều Toán Bảng chia 7 LToán Ôn Gấp một số lên nhiều lần Tập làm văn N-K: Không nỡ nhìn. Tập tổ chức cuộc họp HĐTT Sinh hoạt lớp Thứ hai, 30/9/2013 Tập đọc - Kể chuyện TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG I. Mục tiêu: A.Tập đọc : - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. - Hiểu được lời khuyên từ câu chuyện: Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng Luật giao thông, tôn trọng luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng.(trả lời được các câu hỏi trong SGK ) B. Kể chuyện : Kể lại được một đoạn của câu chuyện. - KNS cần đạt: kiểm soát cảm xúc, ra quyết định, đảm nhận trách nhiệm II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh họa (SGK) -Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy - học: * Tập đọc THẦY TRÒ A. Kiểm tra bài cũ : - 3 học sinh lên đọc thuộc lòng một đoạn bài nhớ lại buổi đầu đi học. B. Dạy bài mới : 1. Giới thiệu bài: Bức tranh vẽ gì ? 2. Luyện đọc: a. Giáo viên đọc toàn bài - Học sinh theo dõi. b. Hướng dẫn luyện đọc - Giải nghĩa từ - Hướng dẫn luyện đọc câu, giáo viên sửa từ học sinh đọc sai. - Học sinh đọc nối tiếp câu (2 lần) - Hướng dẫn luyện đọc đoạn. - Học sinh đọc 3 đoạn nối tiếp (2 lần) - Đoạn 3 ngắt câu : Bỗng/ cậu thấy cái lưng còng.../ Ông ơi...// cụ ơi...!// - Giải nghĩa từ phần chú giải. - Yêu cầu học sinh luyện đọc nhóm. - Học sinh luyện đọc nhóm - Luyện đọc nhóm 3, mỗi học sinh 1 đoạn. - Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. - Đọc đồng thanh nhóm nối tiếp. - 1 học sinh đọc cả bài. 3. Tìm hiểu bài: - Học sinh đọc thầm đoạn 1 - Các bạn nhỏ đang chơi bóng ở đâu ? - ... dưới lòng đường. - Vì sao trận bóng phải tạm dừng lần đầu ? -... bạn Long xuýt đâm phải xe máy... loạn. - 1 học sinh đọc đoạn 2 - Chuyện gì khiến trận bóng phải dừng hẳn ? - Quả bóng đập đầu cụ già... - Tìm chi tiết thấy Quang ân hận trước tai nạn do mình gây ra ? - 1 học sinh đọc đoạn 3 - Cậu tái xanh người, nhìn cái lưng còng... lỗi ông cụ. - Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? - Học sinh phát biểu ý kiến của mình 4. Luyện đọc lại: - Luyện đọc đoạn 3, giáo viên đọc - Học sinh theo dõi - Hướng dẫn đọc đoạn 3 - HS hoạt động nhóm đôi luyện đọc. - 2 nhóm đọc đoạn 3 nối tiếp. - Bài này có mấy vai ? - 4 vai. - Luyện đọc nhóm 4 phân vai. - 2 nhóm đọc phân vai. 2 nhóm khác nhận xét. - Luyện đọc bài - 3 học sinh đọc nối tiếp. - Lớp nhận xét chọn bạn đọc tốt. * Kể chuyện 1. Giáo viên nêu nhiệm vụ - Kể một đoạn. 1 HS đọc yêu cầu tiết - Đoạn 3: Theo lời Quang, ông cụ, bức đứng tuổi, bác xích lô. 2. HS kể theo nhóm từng đoạn câu chuyện Kể trong nhóm Thi kể trước lớp - Câu chuyện kể theo lời ai ? - Người dẫn chuyện. -Có thể kể lại từng đoạn theo lời nhân vật nào ? -Đoạn1:Theo lời Quang,Vũ, Long,bác đi xe máy. -Đoạn 2:Theo lời Quang, Vũ, Long, cụ già, bác đứng tuổi. - Nhất quán xưng hô tôi, em, mình - 1 học sinh KG kể mẫu 1 đoạn. (Kể theo lời kể nhân vật là cách kể sáng tạo không giống trình tự truyện) - 4 học sinh KG thi kể trước lớp. - Lớp bình chọn người kể hay. 3. Củng cố dặn dò: - Em nhận xét gì về nhân vật Quang ? - Học sinh tự phát biểu ý kiến. - Về tự kể câu chuyện cho người thân nghe. - Chuẩn bị bài sau: "Lừa và ngựa". Toán BẢNG NHÂN 7 I. Mục tiêu: - Bước đầu thuộc bảng nhân 7. - Vận dụng phép nhân 7 trong giải toán. II. Đồ dùng dạy - học: Các tấm bìa, mỗi tấm có 7 chấm tròn. III. Các hoạt động dạy - học: THẦY TRÒ 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh giải bài 2,3. 3. Bài mới: a. Hướng dẫn HS lập bảng nhân 7: - Hướng dẫn tương tự bảng nhân 6. - Tổ chức học sinh học thuộc bảng nhân 7 - Vài học sinh đọc bảng nhân 7 - Tổ chức thi học thuộc lòng bảng nhân 7 - Tự học thuộc lòng. - Đọc bảng nhân 7 b. Thực hành: Bài 1: - Bài tập yêu cầu ta làm gì ? - Yêu cầu học sinh làm vào vở. Chấm chéo. - Học sinh tự làm miệng - Làm vở - Sửa bài. Bài 2: - 1 học sinh đọc đề - Mỗi tuần lễ có mấy ngày ? - Bài toán yêu cầu tìm gì ? - Học sinh tự đọc đề và giải vào vở - 1 học sinh lên bảng giải : Số ngày của 4 tuần là : 7 x 4 = 28 (ngày) Đ.S : 28 (ngày) Bài 3: Dán bảng phụ - Học sinh nêu yêu cầu bài. - Học sinh tự điền số. - Bài toán yêu cầu ta làm gì ? - Học sinh nêu yêu cầu. - Học sinh đếm thêm 7 và điền số thích hợp vào ô trống. 4. Củng cố dặn dò : - Vài học sinh đọc bảng nhân 7. Chính tả: TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG I.Mục tiêu: - Chép và trình bày đúng bài chính tả. - Làm đúng BT(2) a/b. Điền đúng 11 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng (BT3). II. Đồ dùng dạy – học: - Bảng lớp viết sẵn bài tập 1. III. Các hoạt động dạy - học: THẦY TRÒ A. Kiểm tra bài cũ: - 2 hsinh viết trên bảng, lớp viết bcon: nhà nghèo, ngoẹo đầu, cái gương, vườn rau. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn học sinh tập chép: - 2 học sinh đọc lại. - Giáo viên đọc đoạn viết. - Những chữ nào trong đvăn được viết hoa ? - Chữ đầu câu, đầu đoạn, tên riêng của người. - Lời các nhân vật được đặt sau những dấu câu gì ? - Dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng. - Viết bcon từ khó - Hs ghi viết : xích lô, quá quắt, bỗng... - GV đọc bài chính tả - chép bài vào vở, - c. Chấm, chữa bài Đổi vở chấm -soát lỗi 3. Hướng dẫn học sinh làm bài chính tả Bài tập 2b: - HS đọc thầm bài tập, làm bài vào vở. - Gọi học sinh đọc yêu cầu. - 2 HS lên bảng làm, từng HSđọc kết quả. - Chỉnh sửa và chốt lại lời giải đúng. - Lớp nhận xét. Bài tập 3: - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu. - HSG làm vào vở. - Yêu cầu học sinh khác bổ sung. GV hdẫn hsinh học thuộc, xóa dần cột chữ, tên chữ trên bảng. - Học sinh đọc thuộc 11 chữ cái. - Lớp chữa bài vào vở bài tập. 4. Củng cố dặn dò : - Về học thuộc theo thứ tự 38 tên chữ cái. Luyện đọc viết: TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG – CHỮ HOA E, Ê I.Mục tiêu: - Luyện đọc trôi chảy, biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. II. Lên lớp: GV HS 1. Luyện đọc Đọc mẫu Ghi bảng các từ khó đọc: ngần ngừ,“kít…ít”, toán loạn, khuỵu xuống, hoảng sợ, xuýt xoa, quá quắt, mếu máo, tái cả người Luyện đọc câu dài, câu cảm trong bài. Sửa lỗi đọc sai cho HS. 2. Luyện viết 2. Luyện viết - Viết chữ hoa E, Ê - GV chấm bài, nhận xét. 3HS đọc (KG) HS đọc yếu luyện đọc HS KG đọc – 3HS yếu đọc lại Đọc từng đoạn nối tiếp 3 HS đọc thi toàn bài - HS viết bài trong vở tập viết chữ đẹp theo yêu cầu Thứ ba, 1/10/2013 Toán: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Thuộc bảng nhân 7và vận dụng vào trong tính giá trị biểu thức, trong giải toán. - Nhận xét được về tính chất giao hoán của phép nhân qua các ví dụ cụ thể. - HSKG làm thên BT5. II. Các hoạt động dạy - học: THẦY TRÒ 1. Ổn định. 2. Kiểm tra bài cũ : - Một hs giải bài 1. Một hsinh giải bài 2. - Một số học sinh đọc bảng nhân 7. 3. Bài mới : Bài 1a: Yêu cầu học sinh tự làm bài. - Học sinh tự làm. Sửa bài. - Hỏi củng cố bảng nhân đã học. Phần 1b: Tương tự phần 1a - Học sinh tự làm - Chữa bài. - Nhận xét đặc điểm của phnhân trong một cột ? Thay đổi thứ tự ® Kết quả không đổi. 2 x 7 = 7 x 2 Bài 2: Cho học sinh nêu thứ tự thực hiện các phép tính của biểu thức. - 1 học sinh lên bảng làm. - Lớp làm ở vở bài tập. - Yêu cầu học sinh tự làm. Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu học sinh tự làm bài. - Chữa bài. Nhận xét, sửa bài. - Học sinh tự làm vào vở. - Một học sinh lên bảng làm. Bài 4: Bài tập yêu cầu ta làm gì ? - Viết phép nhân thích hợp vào chỗ trống. - Yêu cầu học sinh tự làm. - HS làm vào vở : 7 x 4 = 4 x 7 Bài 5: Dành cho HS KG - Viết tiếp số thích hợp vào chỗ chấm - Trò chơi: Thi giải nối tiếp. - 2 nhóm giải nối tiếp trên bảng lớp. 4. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. - Nhận xét, chữa bài. Luyện từ và câu: ÔN TẬP VỀ TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG, TRẠNG THÁI - SO SÁNH I. Mục tiêu: - Biết thêm được một kiểu so sánh : So sánh sự vật với con người (BT1). - Tìm được các từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài tập đọc Trận bóng dưới lòng đường (BT2). - Bỏ BT3 II. Đồ dùng dạy học: 4 băng giấy, mỗi băng viết 1 câu thơ. III. Các hoạt động dạy học: THẦY TRÒ A. Kiểm tra bài cũ: B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Ghi đề lên bảng. 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài tập 1: -Gọi 1 học sinh đọc đề - Bài tạp 2/51 - 1 HS đọc toàn bộ đề bài trước lớp. - 1 HS đọc nội dung câu thơ - Yêu cầu học sinh suy nghĩ và làm bài. - Lớp làm bài vào vở. - Giáo viên chốt lời giải đúng - 4 HS lên bảng làm bài. -Lớp nhận xét. a. Trẻ em như búp trên cành b. Ngôi nhà như trẻ con c. Cây pơ-mu im như người lính canh d. Bà như quả ngọt chín rồi. - GVnhận xét, so sánh giữa sự vật với con người. - Lớp chữa bài. Bài tập 2: - 1 học sinh đọc yêu cầu - Các em cần tìm các từ ngữ chỉ hoạt động chơi bóng của các bạn nhỏ ở đoạn nào ? - Đoạn 1 và gần hết đoạn. - Cần tìm các từ ngữ chỉ thái độ của Quang và các bạn khi vô tình gây ra tai nạn cho cụ già ở đoạn nào ? - Cuối đoạn 2, đoạn 3 - Học sinh trao đổi nhóm đôi. - 4 học sinh lên bảng viết kết quả. - Giáo viên chốt ý đúng. - Học sinh làm vở bài tập 3. Củng cố dặn dò : - Học sinh nhắc lại nội dung vừa học. - Làm đầy đủ vào vở bài tập. Tập viết: ÔN CHỮ HOA E, E I. Mục tiêu: - Viết đúng chữ hoa E (1 dòng Ch); E (1dòng); - Viết đúng tên riêng E-de (1dòng) và câu ứng dụng Em thuận anh hòa một nhà êm ấm (1lần) bằng cỡ chữ nhỏ. II. Đồ dùng dạy - học: - Mẫu chữ viết hoa E, Ê. - Từ và câu ứng dụng. III. Các hoạt động dạy – học: THẦY TRÒ A. Kiểm tra bài cũ : B. Dạy bài mới :1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con : a.Luyện chữ viết hoa : 2 HS lên bảng viết, lớp viết ở bảng con : Kim Đồng, Dao - Tìm các chữ hoa có trong bài ? E, E - Treo mẫu chữ viết hoa E, Ê - Giáo viên viết chữ E, Ê mẫu, vừa nhắc lại quy trình. - Học sinh nhắc lại quy trình viết. - Giáo viên chỉnh sửa lỗi cho học sinh. - 1 HS viết bảng lớn Lớp viết bảng con. b. Luyện viết từ ứng dụng : - Gọi 1 học sinh đọc từ ứng dụng - Học sinh đọc từ : E-de - GVgiới thiệu : Ê-đê là một dân tộc thiểu số... - Viết có dấu gạch nối ở giữa. - Giáo viên viết từ ứng dụng. - Học sinh tập viết bảng con đúng chiều cao, đúng khoảng cách. c. Học sinh viết câu ứng dụng : - Gọi học sinh đọc câu ứng dụng - Học sinh đọc câu ứng dụng - GV giúp học sinh hiểu nội dung câu tục ngữ - HS tập viết bảng con : E-de ,Em 3. Hướng dẫn HS viết vở bài tập - Giáo viên nêu yêu cầu - Học sinh viết vở Tập viết - Giáo viên theo dõi, sửa lỗi cho HS. - 1 dòng chữ E cỡ nhỏ - 1 dòng chữ E cỡ nhỏ - 1 dòng chữ E-de cỡ nhỏ - 1 lần câu ứng dụng cỡ nhỏ. 4. Chấm chữa bài : - Giáo viên thu 7 vở để chấm. 5. Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học, chữ viết của học sinh. - Về viết vở Tập viết. - Học thuộc câu ứng dụng. An toàn giao thông: GIỚI THIỆU HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT Ở NƯỚC TA I.Mục tiêu: - Học sinh biết nước ta có đường sắt đi những đâu. - Tiện lợi của giao thông đường sắt. II. Đồ dùng dạy học : - Bản đồ tuyến đường sắt Việt Nam. III. Các hoạt động dạy – học: GV HS Hoạt động 1: Hệ thống đường sắt ở nước ta - Em nào biết nước ta có đường sắt đi tới những đâu, từ Hà Nội đi được những tỉnh nào ? * GV đưa giới thiệu bản đồ đường sắt Việt Nam - Dùng bản đồ giới thiệu 6 tuyến đường sắt chủ yếu của nước ta từ Hà Nội đi các tỉnh, thành phố Hoạt động 2: Tiện lợi của giao thông đường sắt Kết luận: Đường sắt ở nước ta đi qua nhiều thành phố, thị trấn, làng xã nơi đông dân, cắt ngang qua nhiều đoạn đường GTĐB (nhiều nơi không có rào chắn) nên dễ xảy ra tai nạn cho người đi trên đường bộ nếu không có ý thức chấp hành những quy định ATGT. - Thảo luận nhóm - Các nhóm trình bày: Nước ta có 6 tuyến đường sắt, đó là: + Hà Nội - Hải Phòng + Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh (ĐS T Nhất) + Hà Nội - Lào Cai + Hà Nội - Lạng Sơn + Hà Nội - Thái Nguyên + Kép - Lạng Sơn - Đường sắt là phương tiện giao thông tiện lợi vì: + Chở được nhiều người và hàng hóa + Người đi tàu không mệt vì có thể đi lại trên tàu. Đi đường dài có thể ngủ qua đêm trên tàu. NGLL: GIÁO DỤC THỰC HÀNH VỆ SINH RĂNG MIỆNG I.Mục tiêu: - HS biết được nguyên nhân dẫn đến một số bệnh về răng miệng; - Giáo dục HS biết cách giữ gìn vệ sing răng miệng. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh vệ sinh răng miệng. III. Các hoạt động dạy học: GV HS Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: - Muốn giữ gìn trường lớp sạch đẹp ta phải làm gì ? Hoạt động 2: Hoạt động cả lớp - Em hãy cho biết một số bệnh về răng miệng? - Bệnh gây tác hại gì ? Hoạt động 3: Thảo luận nhóm - Nguyên nhân gây bệnh răng miệng? - Nêu cách giữ gìn vệ sinh răng miệng? Hoạt động 4: Giới thiệu tranh - GV giới thiệu một số tranh về vệ sinh răng miệng. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò - Em giữ gìn vệ sing răng miệng như thế nào ? - Nhắc HS giữ vệ sinh răng miệng hằng ngày. - 2HS trả lời - Nhức răng, sâu răng, viêm chân răng, hôi miệng,.... - Sưng, đau nhức, chảy máu răng, gây khó chịu khi giao tiếp với người khác,... - HS thảo luận nhóm đôi. - Đại diện nhóm trình bày. + Nguyên nhân gây bệnh răng miệng: Do giữ gìn vệ sinh chưa thường xuyên, chưa tốt, ăn bánh kẹo không súc miệng,..... + Thường xuyên đánh răng vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. + Sau khi ăn nên súc miệng, đánh răng. + Không ăn quà vặt, bánh kẹo, đồ ngọt nhiều. Thường xuyên súc miệng bằng thuốc Fluor. - HS quan sát tranh và nêu nội dung mỗi tranh. Nhận xét từng tranh Thứ tư, 2 . 10 . 2013 Tập đọc: BẬN I.Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc bài thơ với giọng vui, sôi nổi. - Hiểu ND: Mọi người, mọi vật và cả em bé đều bận rộn làm những công việc có ích, đem niềm vui nhỏ góp vào đời. (trả lời được câu hỏi 1, 2, 3; thuộc được một số câu thơ trong bài ) - KNS cần đạt: tự nhận thức, lắng nghe tích cực II. Đồ dùng dạy – học: Tranh minh họa bài Tập đọc. III. Các hoạt động dạy – học: THẦY TRÒ A. Kiểm tra bài cũ : Câu chuyện muốn khuyên các em điều gì ? B. Dạy bài mới :1. Giới thiệu bài: 2. Luyện đọc: a. Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ 2 HS đọc truyện "Trận bóng dưới lòng đường" b. Hướng dẫn hs luyện đọc, giải nghĩa từ - HS đọc dòng thơ, mỗi em đọc 2 dòng thơ - Đọc ngắt nghỉ dòng thơ: Bận / tập khóc cười Bận / nhìn ánh sáng // - Học sinh đọc nối tiếp khổ thơ (2 lần) - Hiểu từ ngữ :sông Hồng, vào mùa, đánh thù -Yêu cầu học sinh luyện đọc nhóm 3 - Học sinh đọc từ chú giải. - Tổ chức thi đọc các nhóm - 3 nhóm nối tiếp- Lớp đồng thanh cả bài. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài : - Học sinh đọc thầm khổ 1, 2 - Mọi vật, mọi người xung quanh bé bận những việc gì ? -.. Trời thu - bận xanh,sông Hôngf Xe - bận chạy... - Bé bận những việc gì ? - Bé bận bú, bận ngủ... - 1 HS đọc khổ 3. - Vì sao mọi người, mọi vật bận mà vui ? - Học sinh phát biểu. ® Giáo viên chốt ý bài. - Liên hệ : Em có bận rộn không ? - Học sinh trả lời. - Em thường bận công việc gì ? Em thấy bận mà vui ? 4. Học thuộc lòng bài thơ - 1 học sinh đọc lại. - Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ - HS học thuộc từng đoạn xóa dần bảng. - Yêu cầu học sinh tự học thuộc bài thơ - Học thuộc cả bài. Thi học thuộc bài thơ. - Tuyên dương HS học thuộc lòng tốt. 5. Củng cố dặn dò : - Em nào đã làm được những việc gì để góp vào niềm vui chung của cuộc sống ? - Giáo viên nhận xét tiết học Toán: GẤP MỘT SỐ LÊN NHIỀU LẦN I. Mục tiêu: - Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần (bằng cách nhân số đó với số lần). II. Đồ dùng dạy – học: - Một số sơ đồ vẽ sẵn ở bảng phụ. III. Các hoạt động dạy – học: THẦY TRÒ 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ : - 1 học sinh giải bài 2/32., bài 3/32. 3. Bài mới : - Giáo viên nêu bài toán - Hướng dẫn HS tóm tắt bài toán bằng sơ đồ : 2cm A B C D ... cm ? - Học sinh vẽ đoạn thẳng AB = 2cm - Học sinh trao đổi vẽ đoạn thẳng CD gấp 3 lần đoạn thẳng AB. - HS trao đổi nêu cách tìm độ dài đoạn CD. - Khi tìm đoạn thẳng CD, học sinh có thể tính 2 + 2 + 2 = 6(cm). Tuy nhiên 2 + 2 + 2 có thể chuyển thành 2 x 3. 2 x 3 = 6 (cm) - Cho HSgiải bài vào vở. - Đoạn thẳng CD dài là : 2 x 3 = 6 (cm) Đ.S : 6 (cm) ® Muốn gấp 2cm lên 3 lần ta làm thế nào ? - ... lấy 2cm x 3. - Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế ? -... lấy số đó nhân với số lần (vài HS nhắc). Bài 1: Gọi 1 học sinh đọc đề bài - Học sinh đọc đề toán. - Năm nay em mấy tuổi ? - 6 tuổi. - Tuổi chị như thế nào so với tuổi em ? - Gấp 2 lần tuổi em. - Bài toán yêu cầu tìm gì ? - Hỏi chị bao nhiêu tuổi ? - Bài toán thuộc dạng toán gì ? - Gấp một số lên nhiều lần. - Học sinh tự giải. Bài 2: - Yêu cầu học sinh đọc đề và tự tóm tắt đề sau - Học sinh tự đọc đề. Bài 3: - Học sinh giải thích bài mẫu. - Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ? 4. Củng cố dặn dò : - Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào ? - HS làm dòng 2 vào vở - HSG làm thêm dòng 3 Luyện Tiếng Việt: ÔN TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG, TRẠNG THÁI - SO SÁNH I.Mục tiêu: - Tìm thêm được các từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái - Biết thêm được kiểu so sánh sự vật với con người. II. Lên lớp: GV HS 1. Tìm một số từ chỉ hoạt động, trạng thái - Đặt câu với từ vừa tìm được 2.Ghi lại các hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn dưới đây: a.Giàn hoa mướp vàng như đàn bướm đẹp. b, Ngôi nhà như trẻ nhỏ Lớn lên với trời xanh c, Quả cỏ mặt trời có hình thù như một con nhím xù lông - HS làm vào vở - Làm bài trên bảng con - Giàn hoa mướp vàng như đàn bướm đẹp. - Ngôi nhà như trẻ nhỏ - Hình thù quả cỏ mặt trời như một con nhím xù lông Thứ năm, 3/10/2013 Toán: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần và vận dụng vào giải toán. - Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số. - HSKG làm thêm các bài tập: B1 (cột 3), B2 (cột 4, 5), B4 (c). II. Các hoạt động dạy – học: THẦY TRÒ 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Bài mới: a.GV giới thiệu bài 2 học sinh giải bài 1, 2 b. Bài tập Bài 1: - Yêu cầu học sinh nêu cách thực hiện gấp một số lên nhiều lần. - Học sinh đọc đề, giải thích bài mẫu. - Yêu cầu học sinh tự làm bài. - Chữa bài - Học sinh làm theo mẫu cột1, 2 vào vở. - HSG làm cột 1,2,3. Bài 2: - Yêu cầu học sinh tự làm bài - Yêu cầu đổi vở chấm - 1 học sinh đọc yêu cầu bài. - HS làm vào vở cột 1,2,3,4. - HSG làm cả bài. Bài 3: - Gọi 1 học sinh đọc đề - 1 học sinh đọc đề. Học sinh làm bài - Yêu cầu học sinh xác định dạng toán - Học sinh tự vẽ sơ đồ - Giải. Bài 4: - Yêu cầu HS vẽ đoạn thẳng AB : 6cm - Học sinh làm vở dòng a,b, - Học sinh KG làm vở dòng a,b,c - Tương tự học sinh làm tiếp phần b, c 4.Củng cố dặn d : - Luyện thêm gấp một số lên nhiều lần. - Sửa bài Chính tả (NV): BẬN I. Mục tiêu: - Nghe, viết đúng bài CT; trình bày đúng các dòng thơ,khổ thơ 4 chữ - Làm đúng các bài tập điền tiếng có vần oen/en. - Làm đúng BT(3) a/b ( chọn 4 trong 6 tiếng) hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn II. Đồ dùng dạy - học:- Bảng lớp viết bài tập 2. - Giấy khổ to viết bài tập 3. III. Các hoạt động dạy – học: THẦY TRÒ A. Kiểm tra bài cũ: B. Dạy bài mớ :1. Giới thiệu bài : 2. Hướng dẫn học sinh nghe, viết : a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị : - 2 HS lên bảng, lớp viết bảng con: giếng nước, khiêng, viên phấn, thiên nhiên. - Giáo viên đọc khổ 2, 3 - Hai học sinh đọc lại - Bài thơ viết theo thể thơ gì ? - Bài thơ viết theo thể thơ 4 chữ. - Những chữ nào cần viết hoa ? - Các chữ đầu mỗi dòng thơ. - Nên bắt đầu viết từ ô nào trong vở ? - Học sinh trả lời: lùi 4 ô vở. - HS viết từ khó: thổi nấu, ánh sáng. b. Giáo viên đọc cho HS viết bài vào vở - Học sinh viết bài c. Chấm, chữa bài : - GV chấm 5-7 HS. - HS soát lỗi, đổi vở chấm chéo. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả a. Bài tập 2 : - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. - đọc thầm ycầu của bài, rồi làm bài. - Yêu cầu học sinh tự làm bài. - 2 HS thi giải bài tập trên bảng - Giáo viên chốt lời giải đúng. - Lớp nhận xét. - Lớp làm vở bài tập. b. Bài tập 3 : Lựa chọn làm bài 3b - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài - Đọc yêu cầu SGK - Hoạt động nhóm 4 - Học sinh tự làm trong nhóm. - 4nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung. - Giáo viên chốt lời giải đúng. - Cả lớp làm bài cá nhân vào vở. 4. Củng cố dặn dò : - Về đọc lại các bài tập. Sửa từ viết sai. - 2 HS đọc kết quả đúng. -Lớp nhận xét Thứ sáu, 4 . 10 . 2013 Toán: BẢNG CHIA 7 I. Mục tiêu: - Bước đầu thuộc bảng chia 7. - Vận dụng được phép chia 7 trong giải toán có lời văn ( có một phép chia 7) II. Đồ dùng dạy - học: Các tấm bìa, mỗi tấm có 7 chấm. III. Các hoạt động dạy - học: THẦY TRÒ 1. Ổn định 2. Kiểm tra: 2 học sinh giải bài 2, 3 / 34. 3. Bài mới: a. Hướng dẫn học sinh lập bảng chia 7 (tương tự lập bảng chia 6) - HS sử dụng Đ D học tập lập bảng chia 7. - HS đồng thanh học thuộc bảng chia 7 - Thi đọc cá nhân, nhóm, tổ. b. Thực hành Bài 1 : - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Tính nhẩm - Yêu cầu học sinh suy nghĩ tự làm vào vở. - HS làm vào vở, đổi vở chấm chéo. - Cho 12 học sinh đọc nối tiếp từng phép tính. Bài 2 : - Xác định yêu cầu bài. - Yêu cầu học sinh tự làm. - 4 HS lên bảng làm. - Lớp làm vào vở. - Học sinh làm theo từng cột. - Sửa bài - Yêu cầu nhận xét và hỏi HS phát hiện mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia - Tích chia cho thừa số này và cũng chia cho thừa số kia được. Bài 3, 4 : - Gọi HS đọc đề và làm từng bài một. - Bài cho biết gì ? Bài hỏi gì ? - 1 học sinh đọc đề. - Học sinh làm từng bài, chữa từng bài - Yêu cầu học sinh tự làm. ® Ghi cả 2 bài trên bảng giúp học sinh nhận ra và phân biệt chia thành 7 phần bằng nhau và chia thành nhóm 7. 4. Củng cố dặn dò : - 2 học sinh đọc bảng chia 7. - Về học thuộc bảng chia 7. Luyện toán: BẢNG CHIA 7 I.Mục tiêu: - Luyện học thuộc bảng chia 7 và biết vận dụng được phép chia 7 trong giải toán. II. Lên lớp: THẦY TRÒ Bài 1/ VBT/43 : Tính nhẩm: Bài 2.Đặt tính rồi tính: 12 x 5 19 x 7 25 x 6 58 x 4 Bài 3/ VBT/43 Bài 4: số dư lớn nhất trong phép chia 24 : 5 là mấy? A. 1 B.2 C.3 D.4 Nêu kết quả phép tính Làm vào bảng con Giải vào vở HSG làm vào vở Tập làm văn: Nghe kể : KHÔNG NỠ NHÌN TẬP TỔ CHỨC CUỘC HỌP I. Mục tiêu: - Nghe - kể lại được câu chuyện "Không nỡ nhìn" (BT1). Bỏ BT2. - KNS cần đạt: tự nhận thưc; xác định giá trị cá nhân;đảm nhận trách nhiệm; tìm kiếm sự hỗ trợ. II.Đồ dùng dạy - học: - Tranh minh họa truyện trong SGK. - Viết bảng :+ 4 gợi ý kể chuyện của bài tập 1. III. Các hoạt động dạy – học: THẦY TRÒ A. Kiểm tra bài cũ : B. Dạy bài mới :1. Giới thiệu bài : 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập : Bài 1: 3 học sinh đọc bài viết "Kể lại buổi đầu đi học" -1 HS đọc yêu cầu bài 1. Lớp q sát tranh - Giáo viên kể chuyện lần 1 - Đọc thầm 4 câu hỏi gợi ý. - Anh thanh niên làm gì trên chuyến xe buýt ? - Anh ngồi 2 tay ôm lấy mặt. - Bà cụ ngồi bên cạnh hỏi anh điều gì ? - Cháu nhức đầu à? Có cần dầu xoa không ? - Anh trả lời thế nào ? - Cháu không nỡ ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng. - Giáo viên kể lần 2. - 1 HS kể lại -Từng cặp HS tập kể. - 3 học sinh thi kể lại chuyện - Em có nhận xét gì về anh thanh niên? - Học sinh phát biểu ý kiến ® GV chốt lại tính khôi hài của câu chuyện. - Lớp bình chọn học sinh kể hay 3. Củng cố dặn dò : - Giáo viên nhận xét tiết học. - Chuẩn bị tiết Tập làm văn tuần 8. Hoạt động tập thể: SINH HOẠT LỚP I.Mục tiêu: - Đánh gía các hoạt động trong tuần 7. Kế hoạch tuần 8. - HS thấy được ưu khuyết điểm của tiết sinh hoạt cuối tuần. - Biết nhận xét, góp ý các hoạt động của lớp trong tuần qua. - Biết phương hướng tuần tới. - Có ý thức giúp đỡ bạn cùng tiến. II.Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt: 1. Văn nghệ 2.Giới thiệu đại biểu 3.Tổng kết hoạt động trong tuần qua - Đại diện tổ trưởng từng tổ lên tổng kết về các mặt: Nề nếp, học tập, vệ sinh,.... - Ban cán sự lớp

File đính kèm:

  • doctuan 7.doc