TẬP ĐỌC
Tiết 46: KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
I.MỤC TIÊU
-Đọc trôi chảy, rành mạch, lưu loát bài thơ. Biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ.
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng âu yếm, dịu dàng, đầy tình yêu thương.
-Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà-ôi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Tờ giấy khổ to viết những câu thơ hướng dẫn Hs ngắt nhịp .
-Tờ giấy khổ to viết khổ thơ hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
28 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1033 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 4 tuần 24 - Trường TH Trường Đông A, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
THỨ HAI, NGÀY 20 THÁNG 2 NĂM 2012
TẬP ĐỌC
Tiết 46: KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
I.MỤC TIÊU
-Đọc trôi chảy, rành mạch, lưu loát bài thơ. Biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ.
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng âu yếm, dịu dàng, đầy tình yêu thương.
-Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà-ôi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Tờ giấy khổ to viết những câu thơ hướng dẫn Hs ngắt nhịp .
-Tờ giấy khổ to viết khổ thơ hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Hoạt động 1: KTBC
Giáo viên gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi
Bài “ Hoa học trò”
HS trả lời – nhận xét.
Nhận xét ghi điểm – tuyên dương.
Nhận xét chung
2.Hoạt động 2: Luyện đọc
-1 HS đọc toàn bài.
-GV chia bài thơ thành 2 khổ.
-Hs tiếp nối nhau đọc lần 1.
-Gv viết bảng những từ Hs còn phát âm sai, hướng dẫn hs đọc lại.
-HS đọc tiếp nối lần 2.
-GV rút từ ngữ cần giải nghĩa có trong từng khổ thơ.
-GV đính các câu thơ: Nhịp chàytim hát thành lời”, hướng dẫn hs ngắt nhịp và nhấn giọng.
-Hs đọc tiếp nối lần 3.
-Luyện đọc theo nhóm đôi.
-1 Hs đọc lại toàn bài thơ.
-GV hướng dẫn giọng đọc và đọc mẫu toàn bài thơ.
3.Hoạt động 3: Tìm hiểu bài.
-Hs đọc thầm toàn bài thơ, trả lời câu hỏi.
+Em hiểu thế nào là “những em bé lớn lên trên lưng mẹ”?
-HS trả lời cá nhân, Gv chốt lại.
+Người mẹ làm những công việc gì ?
+Những công việc đó có ý nghĩa như thế nào ?
+Tìm những hình ảnh đẹp nói lên tình yêu thương và niềm hi vọng của người mẹ đối với con .
-HS tiếp nối nêu.
-GV chốt lại: Lưng đưa nôi, tim hátn thành lời-Mẹ thương A-kay-Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng, mai sau con lớn vung chày lún sâu.
4.Hoạt động 4: Đọc diễn cảm và HTL bài thơ.
-Gọi 3 Hs đọc tiếp nối 2 khổ thơ.
-GV đính khổ thơ 1 lên bảng.
-Hỏi: Khổ thơ này đọc giọng như thế nào ?
-Những từ ngữ nào cần đọc nhấn giọng? Ngắt nhịp ở câu thơ nào ?
-HS đọc diễn cảm theo nhóm 4.
-3 em thi đọc diễn cảm trước lớp.
-Hs nhẩm đọc thuộc lòng khổ tà cả bài .
-Hs thi đua đcọ thuộc lòng trước lớp.
5.Hoạt động nối tiếp:
-Theo em, cái đẹp thể hiện trong bài thơ này là gì ?
*****************************
KHOA HỌC
Tiết 46; BÓNG TỐI.
I.MỤC TIÊU
Giúp học sinh:
-Tự làm thí nghiệm để thấy được bóng tối xuất hiện ở phía sau vật cản sáng được chiếu sáng.
-Đoán đúng vị trí, hình dạng bóng tối trong một số trường hợp đơn giản.
-Hiểu được bóng tối của vật thay đổi về hình dạng, kích thước khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Bộ dụng cụ thí nghiệm lớp 4.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Hoạt động 1: Tìm hiểu về bóng tối .
-GV mô tả rhí nghiệm: Đặt một tờ bìa to sau quyển sách với khoảng cách 5cm. Đặt đèn pin thẳng hướng quyển sách trên mặt bàn và bật đèn.
-Yêu cầu HS dự đoán xem:
+Bóng tối sẽ xuất hiện ở đâu?
+Bóng tối có hình dạng như thế nào ?
-HS làm thí nghiệm theo tổ.
-GV quan sát các tổ làm.
-Gọi đại diện của mỗi tổ nêu nhận xét kết quả thí nghiệm.
-Hãy khẳng định kết quả của thí nghiệm các em thay quyển sách bằng vỏ hộp và tiến hành làm tương tự.
-1 số Hs trình bày.
- Anh sáng có thể truyền qua quyển sách hay vỏ hộp được không?
+Những vật không cho ánh sáng truyền qua gọi là gì ?
+Khi nào bóng tối xuất hiện ?
-Gv kết luận:
2.Hoạt động 2: Tìm hiểu sự thay đổi về hình dạng, kích thước của bóng tối.
-HS thảo luận nhóm 4.
+Hình dạng kích thước của bóng tối có thay đổi không? Khi nào nó sẽ thay đổi?
+Hãy giải thích tại sao ban ngày, khi trời nắng bóng của ta lại tròn vào buổi trưa, dài theo hình người vào buổi chiều ?
-Đại diện của mỗi nhóm trình bày.
-GV kết luận.
-GV cho Hs các nhóm làm thí nghiệm chiếu đèn vào chiếc bút bi được dựng thẳng trên mặt bìa.
Goị các nhóm trình bày kết quả.
+Hỏi: Bóng tối của vật thay đổi khi nào ?
+Làm thế nào để bóng tối của vật to hơn ?
-HS tiếp nối trả lời.
-GV kết luận.
3.Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò
-Gọi HS đọc ghi nhớ.
-Nhận xét tiết học.
-về nhà học thuộc bài.
-CB: Anh sáng cần cho sự sống
*****************************
TOÁN
Tiết 115 : LUYỆN TẬP.
I.MỤC TIÊU:
-Rèn kỹ năng thuộc củng cố về phép cộng các phân số.
-Làm thành thạo chính xác.
-Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV bảng phụ
HS Bảng con
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
*.Hướng dẫn luyện tập.
1 Hoạt động 1: Bài 1: Tính
-Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi.
-nhắc tựa bài
-Thảo luận nhóm đôi
-Đại diện nhóm nêu kết quả lên bảng.
-Cộng 2 phân số cùng mẫu số .
-1 em nêu
-Nhận xét.
-Bài tập 1 ôn những kiến thức gì ?
-GV ghi lên bảng phần kiến thức đã ôn.
H: Muốn cộng 2 phân số cùng mẫu cùng số ta làm như thế nào ?
2.Hoạt động 2: Bài 2: Tính.
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 (3phút)
-Thảo luận nhóm 4.
-Đại diện nhóm dán hết kết quả thảo luận.
-cộng 2 phân số khác mẫu số
-HS nêu-nhận xét.
-Ở bài tập 2 biểu thức gì?
-muốn cộng 2 phân số khác mẫu số ta làm như thế nào?
-GV ghi kiến thức lên bảng..
3.Hoạt động 3 :Bài 3;
-gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
-1 em làm bảng ép,cả lớp làm bảng con.
a)Rút gọn phân số.
-1 em đọc yêu cầu Bt.
-1 em làm bảng ép, cả lớp làm bảng con.
-Gv đính từng phân số lên bảng, Hs làm .
-Bài 3 ôn lại kiến thức gì ?
4.Hoạt động 4: Làm việc cá nhân (BT4)
-GV đính bài toán lên bảng, gọi 2 em đọc.
Hỏi: bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
-2 em lên bảng tóm tắt và giải, lớp giải vào vở.
-Gv nhận xét chấm điểm 1 số bài.
Bài 4 ôn lại kiến thức gì?
5.Hoạt động 5: Củng cố – Dặn dò
-Tiết toná hôm nay củng cố kiến thức gì?
-về nhà ôn lại kiến thức đã học
Cb:Luyện tập.
*****************************
KỂ CHUYỆN
Tiết 23: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I.MỤC TIÊU
-Dựa vào gợi ý trong SGK học sinh chọn và kể lại câu chuyện(đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có nội dung ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác.
-Hiểu được ý nghĩa câu chuyện(Đoạn truyện ) đã kể.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Bảng phụ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Hoạt động 1: Tìm hiểu đề
-Gọi Hs đọc đề bài.
-Gv viết đề bài lên bảng, dùng phấn màu gạch dưới các từ ; đươc nghe, được đọc, ca ngợi cái đẹp, cuộc đấu tranh, đẹp, xấu, thiện ác.
-2 Hs đọc phần gợi ý.
+Hỏi: Truyện ca ngợi cáci đẹp ở đây có thể là cáci đẹp tự nhiên, của con người hay một quan niệm về cái đẹp của con người ?
+Em biết những câu chuyện nào có nội dung ca ngợi cái đẹp ?
+Những câu chuyện nào nói về cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, các thiện vơi cái ác ?
+Em hãy giới thiệu những câu chuyện mà mình định kể cho các bạn nghe ?
-GV : Những câu chuyện các em kể ngoài SGK sẽ được cộng thêm 1 điểm.
2.Hoạt động 2: HS kể chuyện
+kể chuyện theo nhóm 4.
-GV gợi ý cho HS hỏi bạn: Bạn thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao?
+Câu chuyện nói với ta điều gì ?
-Hs thi kể trước lớp.
-Đại diện của mỗi nhóm thi kể, HS các nhóm khác có thể hỏi nội dung câu chuyên vừa kể.
-Cả lớp và GV nhận xét.
3.Hoạt động nối tiếp:
-Hôm nay các em kể chuyện về nội dung gì ?
-Nhận xét tiết học-tuỵên dương Hs kể chuyện hay.
-Về nhà kể lại câu chuyện cho gia đình nghe.
CB: kể chuyện được chứng kiến , đươc tham gia.
**************************************************************
THỨ BA, NGÀY 21 THÁNG 2 NĂM 2012
TOÁN
Tiết 116: LUYỆN TẬP(TRANG 128)
I.MỤC TIÊU
- Thực hiện được phép cộng phân số, cộng một số tự nhiên với phân số , cộng một phân số với số tự nhiên.
-Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng các phân số và bước đầu áp dụng tính chất kết hợp của phép công các phân số để giải toán.
-Ap dụng kiến thức đã học vào cuộc sông.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-các tấm bài,bút dạ.
-bảng con.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
*Hướng dẫn Hs làm bài tập.
1.Hoạt động 1: làm việc cá nhân.
-GV viết phân phép cộng :
-Hướng dẫn mẫu như SGK.
GV: ta nhận thấy mẫu số của phân số thứ hai trong phép tính cộng là 5.
Nhẩm 3 = 15 : 5 vậy 15 nên rút gọn bài toán như sau.
5
-GV ghi như SGK.
-GV đính từng phép cộng lên bảng, Hs làm bảng con, 1 số Hs làm trên tấm bìa.
-Đính bảng trình bày.
-GV nhận xét.
2.Hoạt động 2: Tinh chất kết hợp Gv hướng dẫn cho học sinh khá giỏi)
-GV phát tấm bìa ghi sẵn Bt cho các nhóm làm bài.
-Đại diện 4 nhóm đính bảng trình bày.
Chẳng hạn:
Vậy :
-Vậy khi thực hiện cộng 1 tổng 2 phân số với phân số thứ 3 ta làm như thế nào ?
-Gv kết luận : Đó là tính chất kết hợp của phép cộng.
-Hs đọc ghi nhớ.
-Em có nhận xét gì về tính chất kết hợp của phép cộng các số tự nhiện và tính chất kết hợp của các phân số ?
3.Hoạt động 3: làm việc cá nhân với bài tập 3/129
-Gv đính Bt lên bảng, 2 Hs đọc đề bài.’
+Bài toán cho biết gì ?
+Bài toán hỏi gì ?
-Gọi 1 HS lên tóm tắt.
-Hỏi: Muốn tính nửa chu vi HCN ta làm thế nào ?
-HS làm vào vở. 1 em làm bảng lớp.
-GV nhận xét chấm điểm 1 số vở.
4.hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò
-Tiết toán hôm nay ôn lại kiến thức gì ?
-Về nhà xem lại Bt đã làm.
-Học thuộc nhận xét về tính chất kết hợp của phép cộng các phân số.
CB: Phép trừ hai phân số.
******************************
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 47: CÂU KỂ AI LÀ GÌ ?
I.MỤC TIÊU
-Hiểu cấu tạo, tc dụng của cu kể Ai l gì ?(ND Ghi nhớ).
-Nhận biết được câu kể Ai l gì? trong đoạn văn (BT1, mục III) ; biết đặt câu kể theo mẫu đ học để giới thiệu về người bạn, người thân trong gia đình (BT2, mục III).
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Bảng phụ.
-Phiếu học tập, bút dạ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Hoạt đông 1: Phần nhận xét.
Bài 1: 1 Hs đọc nhận xét 1.
Bài 2; thảo luận nhóm đôi.
-2 Hs đọc yêu cầu cuả nhận xét 2.
-yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi:
+Trong đoạn văn trên những từ ngữ nào được in ghiêng?
+Những câu nào dùng để giới thiệu, câu nào nêu nhận xét về bạn Diệu Thi ?
-1 số Hs phát biểu, lớp nhận xét.
-GV chốt lại câu tra rlời đúng.
Bài 3: Gọi HS đọc nhận xét 3.
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4.
-GV hướng dẫn : Đẻ tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, là gì ? ) các em hãy gạch 1 gạch dưới từ đó, để tìm câu trả lời các em gạch 2 gạch dưới từ đó. Sau đó đặt câu hỏi.
VD: Ai là Diệu Chi bạn mới của lớp ta ?
+Đây là Diệu Chi bạn mới của lớp ta .
-các nhóm thảo luận hoàn thành nhận xét 3.
-Đại diện của mỗi nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
-GV chốt lại: Đây là Diệu Chi , bạn mới của lớp ta.
+Bạn Diệu Chi là học sinh cũ của trường tiểu học Thành Công.
+Bạn ấy là một họa sĩ nhỏ đấy.
-GV nêu; các câu giới thiệu và nhận định về bạn Diệu Chi là kiểu câu kể Ai là gì ?
-Hỏi: Bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong câu kể Ai là gì? Trả lời cho những câu hỏi nào?
bài 4: HS đọc yêu cầu .
-Các em hãy phân biệt 3 kiểu câu đã học Ai làm gì ? Ai thế nào ? Ai là gì ?để thấy chúng giống nhau và khác nhau ở điểm nào ?
-HS phát biểu cá nhân.
-GV nhận xét.
-Hỏi: câu kể Ai là gì gồm có những bộ phận nào ? chúng có tác dụng gì ?
+Câu kể Ai là gì ? dùng để làm gì ?
-GV đính ghi nhớ, gọi Hs tiếp nối đọc.
2.Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1: Thảo luận nhóm đôi.
-1 HS đọc yêu cầu và nội dung BT.
-Từng cặp Hs trao đổi làm bài.
-Đại diện một số Hs phát biểu, lớp nhận xét.
-Gv chốt lại lời giải đúng:
+Câu kể Ai là gì ?
Thì ra..chế tạo ; tác dụng : câu giới thiệu về thứ máy cộng trừ.
Đó là.hiện đại ; tác dụng : nêu nhận xét về giá trị của chiếc máy tính đầu tiên.
Lá là lịch của cây.
Cây lại là lịch của đất.
Tác dụng : nêu nhận định chỉ mùa, chỉ vụ hoặc chỉ năm.
Trăng lặn rồi trăng mọc, Là lịch của bầu trời.
Tác dụng: Chỉ ngày và đêm.
Mười ngon tay là lịch. Lịch lại là trang sách
Tác dụng: Đếm ngày tháng, năm học.
Sầu riêng.không khí; tác dụng: nhận dịnh về giá trị cuả trái sầu riêng, bao hàm cả ý giới thiệu về trái cây.
Bài 2; Thảo luận nhóm 4.
-Hs đọc yêu cầu BT.
-các nhóm tiến hành thảo luận .
-Đại diện 4 nhms lên bảng trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
3.Hoạt động 3: Củng cố – dăn dò.
-Câu kể Ai là gì ? có mấy bộ phận ?
-Bộ phận chủ ngữ trả lời cho câu hỏi nào ?
-Bộ phận vị ngữ trả lới cho câu hỏi nào ?
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà học thuộc ghi nhớ
-Làm BT2 vào vở
CB: Vị ngữ trong câu kể Ai là gì ?
******************************
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 47; LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI.
I.MỤC TIÊU.
Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đ học để viết được một số đoạn văn (cịn thiếu ý) cho hồn chỉnh (BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
GV: bảng phụ
HS: giấy khổ to bút dạ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Hoạt động 1: luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối.
Bài 1; gọi HS đọc nội dung và yêu cầu bài tập 1.
-Yêu cầu học sinh suy nghĩ ,trả lời.
Câu hỏi;
?Từng nội dung trong dàn ý trên thuộc phần nào trong cấu tạo của bài văn tả cây cối ?
-Gọi HS trình bày ý kiến .
-Nhận xét
Bài 2:Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
-Yêu cầu học sinh tự viết đoạn văn .
-Hướng dẫn : Bốn đoạn văn của bạn hồng nhung được viết theo các phần trong dàn ý ở bài tập 1/. Các em giúp bạn hoàn chỉnh từng đoạn bằng cách viết tiếp vào dấu 3 chấm ()
-Gọi HS dán phiếu lên bảng và đọc đoạn văn của mình .
-GV sửa lỗi ngữ pháp cho từng HS.
-Gọi HS dưới lớp đọc bài của mình.
-Nhận xét cho điểm những em có bài văn hay.
2.Hoạt động 2: Củng cố-Dặn dò
-Nhận xét tiết học.
-Giáo dục qua bài học.
Về nhà hoàn chỉnh các đoạn văn vào vở .
******************************
THỨ TƯ, NGÀY 22 THÁNG 2 NĂM 2012
TẬP ĐỌC
TIẾT 47: VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN
I.MỤC ĐÍCH
-HS đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài
-Đọc đúng các từ : Đắc Lắk, triển lãm, sâu sắc, rõ ràng, họa sĩ, Đà Nẵng.
-Biết ngắt nghỉ hơi đúng ở cá dấu câu ,nhấn giọng từ ngữ gợi cảm. Đọc toàn bài giọng vui ,tốc độ nhanh .
-Hiểu các từ :UNICEF, thẩm mỹ , nhận thức,khích lệ ,ý tưởng,ngôn ngữ ,hội họa.
-Nội dung bài :Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng .Tranh dự thi cho thấy các em nhận thức về an toàn ,đặc biệt là an toàn giao thông và biết thể hiện nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội họa .
* Kĩ năng sống:
- Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân
- Tư duy sáng tạo
- Đảm nhận trách nhiệm
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC .
GV : SGK, bảng phụ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Hoạt động 1: Luyện đọc
-Gọi 1 em đọc toàn bài
GV nhận xét
GV: Bài tập đọc chia 5 đoạn
Đoạn 1: Từ đầu Khích lệ.
Đoạn 2: UNICEFan toàn.
Đoạn 3: Được phát..Kiên Giang.
Đoạn 4: Chỉ cần .giải ba.
Đoạn 5: Còn lại.
+Gọi 5 em đọc nối tiếp lần 1.
-Hướng dẫn HS đọc từ luyện đọc như yêu cầu .
+Gọi HS đọc lần 2:
-Giảng từ khó SGK
+Gọi HS đọc nối tiếp lần 3:
-Gọi 1 HS nhận xét bạn đọc
+GV: Hướng dẫn luyện đọc như phần yêu cầu .
-GV đọc mẫu lần 1.
2 .Hoạt động 2. Tìm hiểu bài;
-Yêu cầu HS đọc thầm và trao đổi nội dung,thảo luận nối tiếp nhau trả lời câu hỏi.
+Chủ đề cuộc thi vẽ gì?
+Cuộc thi vẽ tranh về chủ điểm Em muốn sống an toàn về mục đích gì?
+Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào .
-nhận xét.
-Yêu cầu HS đọc phần còn lại , trao đổi và TLLH
+Điều gì cho thấy các em nhận thức về chủ đề cuộc thi.
-Nhận xét .
+ Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mỹ của các em?
+Em hiểu “ Thể hiện bằng ngôn ngữ hội họa” nghĩa là gì?
+Những dòng in đậm ở đầu bài bản tin có tác dụng gì?
-Nhận xét.
3.Hoạt động3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm;
-Gọi 5 em đọc nối tiếp nhau
-Gọi HS nhận xét bạn đọc
-GV đính đoạn đọc diễn cảm lên bảng “phát đông từ 4kiên Giang”
+Trong đoạn này đọc giọng nhẹ
+Nhấn giọng từ ngữ nào? Vì sao ?
-gọi 1 em đọc to đoạn diễn cảm
-Nhận xét.
-Yêu cầu HS đọc nhóm đôi cả bài, chú ý đoạn diễn cảm
-Yêu cầu HS đọc thi đua
-Nhận xét – Tuyên dương.
4. Hoạt động 4: Củng cố –Dặn dò
Hỏi nội dung bài
-Giáo dục qua bài học
Về nhà đọc bài nhiều lần
-Học thuộc nội dung.
-Chuẩn bị: Đoàn thuyền đánh cá.
*******************************
CHÍNH TẢ nghe viết
Tiết 24: HỌA SĨ TÔ NGỌC VÂN
I.MỤC TIÊU
-Nghe - viết đúng bài CT ; trình by đúng bài chính tả văn xuôi ; không mắc quá năm lỗi trong bài.
-Làm đúng BT CT phương ngữ (2) b.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-các tấm bìa , bút dạ.
-bảng con.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Hoạt động 1; Hướng dẫn Hs viết chính tả
-1 Hs đọc bài viết Họa sĩ Tô Ngọc Vân, lớp đọc thầm.
-Hỏi: Những từ nào trong đoạn văn phải viết hoa ? Vì sao?
+Họa sĩ Tô Ngọc Vân nổi danh với những bức tranh nào ?
+Đoạn văn nói về điều gì ?
-Gọi 1 HS đọc chú giải SGK.
-Hướng dẫn HS viết từ khó: nghệ sĩ, sớm, hoa huệ, hỏa tuyến ,dáng tiếc,
-HS viết bảng con và phân tích tiếng. Gọi HS đọc lại các từ khó trên bảng lớp.
-GV đọc lại đoạn viết lần 2.
-Đọc bài cho Hs viết vào vở.
-đọc lại bài cho cả lớp rà soát .
-HS mở SGK bắt lỗi chính tả.
-Gv thống kê lỗi cả lớp.
-Chấm điểm 1 số vở.
-Nhận xét- sửa lỗi sai phổ biến.
2.Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bt.
Bài tập 2 b: Thảo luận nhóm 4.
-Gọi 1 HS đọc B yêu cầu Bt.
-Gv phát tấm bìa và bút dạ cho các nhpóm thảo luận làm bài.
-Đại diện 4 nhóm đính bảng trình bày.
-Gv chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3b: Học sinh khá giỏi làm.
-1 Hs đọc yêu cầu và nội dung BT.
-Học sinh làm vở BT.
3.Hoạt động 3: Củng cố –Dặn dò.
-Nhận xét tiết học.
-Tuyên dương những HS viết đúng chính tả, trình bày đẹp.
-về nhà sửa lại các lỗi sai, mỗi lỗi 1 dòng.
CB: Khuất phục tên cướp biển/ 68.
**********************************
TOÁN
TIẾT 117: PHÉP TRỪ PHÂN SỐ(TRANG 129)
I.MỤC TIÊU
+ Biết trừ 2 phân số có cùng mẫu số.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
GV : chuẩn bị 2 băng giấy.Bảng phụ.
HS: 2 băng giấy HCN, bảng con.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC .
1.Hoạt động 1:Hướng dẫn hoạt động với đồ dùng trực quan.
-GV nêu vấn đề
Từ băng giấy lấy đi để cắt chữ .Hỏi còn bao nhiêu phần của băng giấy?
-Muốn biết còn lại bao nhiêu băng giấy chúng ta cùng hoạt động.
-GV hướng dẫn học sinh trên băng giấy.
-GV dùng bút chia 2 băng giấy đã chuẩn bị. Mỗi băng giấy thành 6 phần bằng nhau.
-Yêu cầu HS cắt lấy 5 phần 6 của 1 trong 2 băng giấy
-Có lấy đi bao nhiêu để cắt chữ ?
-GV yêu cầu học sinh cắt lấy bằng giấy?
-Yêu cầu HS đặt phần còn lại sau khi đặt phần cắt đi băng giấy.
-H:băng giấy cắt đi băng giấy còn lại bao nhiêu phần băng giấy?
Vậy - = ?
2.Hoạt động 2:.Hướng dẫn thực hiện phép trừ 2 phân số cùng mẫu số.
-GV nêu lại vấn đề 2.Sau đó hỏi – để biết còn lại bao nhiêu phần của băng giấy chúng ta làm phép tính gì?
- = ?
-Theo em làm thế nào để có: - =
H: hai phân số và là 2 phân số có cùng mẫu số.
-Muốn thực hiện 2 phép trừ hai phân số có cùng mẫu số ta làm như thế nào?
-Gọi nhiều em nhắc lại ghi nhớ-GV ghi bảng.
3.Hoạt động 3: Luyện tập.
Bài 1: Tính.
-1 em làm bảng nhóm, còn lại làm VBT.
-Gv thống nhất kết quả chung :
Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu .
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4.
Hs làm vào VBT
Gv thống nhất kết quả chung:
-Nhận xét- Tuyên dương.
Bài 3: Dành cho hs khá giỏi
-Gọi 1 em đọc yêu cầu và nội dung bài.
-Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
-Bài toán hỏi gì?
-Gọi 1 em lên lớp. Cả lớp làm vào vở.
-GV giải thích thêm cho HS hiểu.
-Nhận xét – chấm điểm.
4.Hoạt động 4 :củng cố- Dăn dò
-Muốn trừ 2 phân số cùng mẫu số ta làm như thế nào?
-Trò chơi ; Ai nhanh hơn.
- 2 HS của hai đội thi đua lên làm.
-Nhận xét –Tuyên dương
Về nhà học thuộc ghi nhớ,làm bài tập còn lại.
-Chuẩn bị: Phép trừ 2 phân số.
**********************************
KHOA HỌC
TIẾT 47: ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG
I.MỤC TIÊU
-HS hiểu được vai trò của ánh sáng đối với đời sống thực vật.
-Hiểu được mỗi loài thực vật có nhu cầu ánh sáng khác nhau và lấy được ví dụ để chứng minh điều đó.
-Hiểu được nhờ ứng dụng các kiến thức về nhu cầu ánh sáng của thực vật trong trồng trọt đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Tranh SGK.
-HS mang cây trồng đến lớp.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Hoạt động 1: Vai trò của ánh sáng đối với đời sống thực vật.
-Yêu cầu Hs thảo luận nhóm 4.
-Các nhóm để cây lên bàn, Hs quan sát cây và trả lời câu hỏi.(Gv ghi trong phiếu cho các nhóm)
+Em có nhận xét gì về csch mọc của cây đậu?
+Cây có đủ ánh sáng sẽ phát triển như thế nào ?
+Cây sống ở nơi thiếu ánh sáng sẽ ra sao?
+Điều gì sẽ xảy ra với thực vật nếu không có ánh sáng?
-Đại diện của mỗi nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
-GV kết luận.
.-Yêu cầu HS quan sát hình 2 SGK, trả lời câu hỏi.
+Tại sao những bông hoa này có tên là hướng dương?
-1 số HS trả lời
2.Hoạt động 2: Nhu cầu về ánh sáng của thực vật.
-Yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi.
-Gv đính câu hỏi lên bảng.
+Tại sao một số loài cây chỉ sống được ở những nơi rừng thưa, các cánh đồng đồng, thảo nguyênđược chiếu ánh sáng nhiều? Trong khi đó lại có một số loài cây sóng được trong rừng rậm, hang động ?
-1 số HS phát biểu.
-Yêu cầu Hs kể tên một số cây cần nhiều ánh sáng và một số cây cần ít ánh sáng ?
-Gv kết luận.
3.Hoạt động 3: củng cố – Dăn dò
-Anh sáng có vai trò như thế nào đối với đời sống của thực vật?
-Nhận xét tiết học
-Về nàh học thuộc bài.
CB: Anh sáng cần cho sự sống (TT)
*********************************
MĨ THUẬT
Tiết 24 : Vẽ trang trí :
TÌM HIỂU VỀ KIỂU CHỮ NÉT ĐỀU
I. Mục tiêu :
- HS làm quen với kiểu chữ nét đều, nhận ra đặc điểm và vẻ đẹp của nó.
- HS biết sơ lược về cách kẻ chữ nét đều và vẽ được màu vào dòng chữ co sẵn.
- HS quan tâm đến nội dung các khẩu hiệu ở trường học và trong cuộc sống hàng ngày.
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên : - Bảng mẫu chữ..
- Cắt một chữ nét thẳng, nét tròn.
2. Học sinh : - Vở tập vẽ.
- Hộp màu.
III. Các hoạt động dạy – học :
* Giới thiệu bài :
* Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét.
- GV giới thiệu một một vài dòng chữ nét đều để HS thấy được vẻ đẹp và cách sử dụng chữ nét đều.
+ Chữ nét đều có tất cả các nét đều bằng nhau (H.1, 2 SGK Tr. 56)
HỌC TẬP
- GV tóm tắt :
+ Chữ nét đều là chữ mà tất cả các nét thẳng, cong, nghiêng, chéo hoặc tròn đều có độ dày bằng nhau, các dấu có độ dày bằng ½ nét chữ.
+ các nét thẳng đứng bao giờ cũng vuông góc với đường kẻ.
+ Các nét cong, nét tròn có thể dùng compa để quay.
+ Các chữ, A, E, I, H, K, L, M, N, T, V X, Y là những chữ có nét thẳng đứng, nét thẳng ngang và nét chéo.
+ Chiều rộng của chữ thường không bằng nhau. Rộng nhất là chữ A, Q, M, O; hẹp hơn là E, L, P, T; hẹp nhất là chữ I.
+ Chữ nét đều có dáng khỏe, chắc, thường dùng kẻ khẩu hiệu, pa-nô, áp phích.
* Hoạt động 2 : Cách kẻ chữ nét đều.
- HS quan sát H.4 – SGK Tr.57 để nhận ra cách kẻ chữ nét thẳng.
- HS tìm ra cách kẻ chữ : R, Q, D, S, B, P (h.5 – sgk Tr.57)
- Cách kẻ chữ :
+ Tìm chiều cao và chiều dài của dòng chữ (tùy theo khổ giấy)
+ Kẻ các ô vuông.
+ Phác khung hình các chữ.
+ Tìm chiều dày của nét chữ.
+ Vẽ phác nét chữ bằng bút chì mờ trước, sau đó dùng thước kẻ hoặc compa để kẻ, quay các nét đậm.
+ Tẩy các nét phác ô rồi vẽ màu vào dòng chữ.
* Hoạt động 3 : Thực hành.
- HS bước đầu hiểu về cấu trúc của chữ nét đều và cách kẻ chữ, HS thực hành vẽ màu vào dòng chữ có sẵn.
- HS vẽ màu vào dòng chữ nét đều
* Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá.
- GV gợi ý HS nhận xét và đánh giá.
- HS xếp loại bài theo ý thích.
*. Dặn dò :
- Quan sát quang cảnh trường học.
********************************************************************
THỨ NĂM, NGÀY 23 THÁNG 2 NĂM 2012
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 48: VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀ GÌ ?
I.MỤC TIÊU
-Nắm được kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc nhận biết vị ngữ trong cu kể Ai l gì ? (ND Ghi nhớ).
-Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai l gì? bằng cách ghép hai bộ phận câu (BT1, BT2, mục III) ; biết đặt 2,3 câu kể Ai l gì ? dựa theo 2,3 từ ngữ cho trước (BT3, mục III).
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
-Bảng phụ, tranh , ảnh các con vậy
-Bảng ép , bút dạ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Hoạt động 1: Phần nhận xét.
+Bài tập 1,2,3.
-Yêu cầu Hs đọc đoạn văn và nêu yêu cầu BT.
+Thảo luận nhóm đôi.
-Gọi HS tiếp nối nhau trả lời câu hỏi:
+Đoạn văn trên có mấy câu ?
+Câu nào có dạng Ai là gì ?
+Tại sao câu : Em là con nhà ai mà đến giúp chị chạy muối thế này? Không phải là câu kể Ai là gì ?
-Để xác định được vị ngữ trong câu ta phải làm gì ?
-Gv đính các câu kể Hs vừa nêu lên bảng, gọi Hs lên tìm chủ ngữ , vị ngữ trong câu theo các kí hiệu qui định.
-Hỏi: Trong câu: Em là cháu bác Tư, bộ phận nào trả lời cho câu hỏi là gì ?
+Bộ phận đó gọi là gì ?
+Những từ ngữ nào có thể làm cho vị ngữ trong câu kể Ai là gì?
+Vị ngữ được nối với chủ ngữ bằng từ gì ?
-GV đính ghi nhớ , gọi Hs đọc.
2.Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1: Làm việc cả lớp.
-1 Hs đọc yêu cầu và nội dung BT.
-Gv đính nội dung Bt lên bảng, cả lớp suy nghĩ và nêu câu nào là câu kể Ai là gì ?
-1 Hs lên bảng tìm chủ ngữ, vị ngữ trong câu vừa nêu.
Bài 2: Thi đua.
-1 Hs đọc yêu cầu và nội dung BT.
-Gv đính tấm bìa ghi các từ ngữ BT ln bảng, Hs hai đội lên tiếp sức mỗi đội 4 em.
-Gv nhận xét tuyên dương.
-GV đính tranh , ảnh các con vật lên bảng cho HS xem.
Bài 3: làm việc cá nhân
-1 Hs đọc yêu cầu BT.
-HS suy nghĩ làm bài vào vở.
-1 số Hs đọc bài làm của mình.
-GV chấm điểm, nhận xét.
3.Hoạt động : Củng cố – Dặn dò.
-Trong câu kể Ai là gì ? Vị ngữ được nối với chủ ngữ bằng từ nào?’
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà học thuộc ghi nhớ.
-CB: Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì ?
****************************
File đính kèm:
- GIAO AN LOP 4 MOT COT.doc