I. MỤC TIÊU:
- Nắm được một số sự kiện về nhà nước Văn Lang: thời gian ra đời, những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt Cổ.
+ Khoảng năm 700 TCN nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc ra đời.
+ Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất.
+ Người Lạc Việt ở nhà sàn, họp nhau thành các làng, bản.
+ Người Lạc Việt có tục nhuộm răng, ăn trầu; ngày lễ hội thường đua thuyền, đấu vật
- Giữ gìn và phát huy truyền thống lịch sử của dân tộc
- HS yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK, bảng phụ
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
7 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 191 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2016-2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
Thứ ba ngày 27 tháng 9 năm 2016
TIẾT 1
ĐỊA LÍ
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở HOÀNG LIÊN SƠN
( Đã soạn trong KHDH môn Lịch Sử- Địa Lí)
*************************************************
TIẾT 2
ĐẠO ĐỨC
VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP ( TIẾP)
( Đã soạn trong KHDH môn Đạo đức)
*************************************************
TIẾT 3
TOÁN
ÔN TẬP: SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU :
- Bước đầu hệ thống hóa một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên.
- Rèn cho HS tính cẩn thận chính xác và so sánh và xếp được thứ tự các số tự nhiên.
- HS yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK, bảng phụ
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động:
* Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn:
a) 7316; 7136; 7361
b) 65 831; 65 813; 65 841
- GV nhận xét, đánh giá
- GV giới thiệu bài
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp.
- HS lắng nghe.
2.Thực hành:
Bài 1:
Cho các chữ số: 2; 5; 7
Từ các chữ số đã cho hãy viết tất cả các số gồm ba chữ số khác nhau
Xếp các số viết được theo thứ tự từ bé đến lớn
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài
Bài 2:
Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé
a) 1942; 1977; 1983; 1953
b) 1890; 1944; 1958; 1970
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài
Bài 3:
Tìm số tự nhiên x, biết :
a) x < 6
b) 3 < x < 7
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài
3.Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học .
- Về nhà chia sẻ với mọi người biết về cách so sánh và xếp được thứ tự các số tự nhiên, lấy được ví dụ.
- HS làm bài
- 2 HS lên bảng làm bài
- HS nhận xét
- Lắng nghe
- HS làm bài
- 2 HS lên bảng làm bài
- HS nhận xét
- Lắng nghe
- HS làm bài
-2 HS lên bảng làm bài
- HS nhận xét
- Lắng nghe
- Lắng nghe, ghi nhận
********************************************************************
Thứ tư ngày 28 tháng 9 năm 2016
TIẾT 1
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP : TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
I. MỤC TIÊU :
- Nhận biết được hai cách chính cấu tạo từ phức của tiếng Việt; ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau (Từ ghép); phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần giống nhau hoặc cả âm đầu và vần giống nhau ( Từ láy)
- Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để phân biệt từ ghép với từ láy đơn giản, tìm được các từ ghép và từ láy đã cho.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- GV: Bảng phụ, SGK
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
+ Thế nào là từ ghép, từ láy ? Cho ví dụ ?
- GV nhận xét, đánh giá
- GV giới thiệu bài
2.Thực hành:
Bài 1:
Hãy xếp các từ phức sau thành hai loại: Từ ghép và từ láy: sừng sững, chung quanh, lủng củng, hung dữ, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Gọi học sinh trình bày bài làm
- GV nhận xét, chữa bài
Bài 2:
Xếp các từ: châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, phương hướng, vương vấn, tươi tắn vào 2 cột: từ ghép và từ láy.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Gọi học sinh trình bày bài làm
- GV nhận xét, chữa bài
Bài 3:
Tìm từ ghép, từ láy chứa từng tiếng sau đây :
a) Ngay
b) Thật
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Gọi học sinh trình bày bài làm
- GV nhận xét, chữa bài
3. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chia sẻ với người thân về từ ghép và từ láy, lấy được ví dụ minh họa.
- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
- HS đọc
- HS làm bài
- HS trình bày
- Lắng nghe
- HS đọc
- HS làm bài
- HS trình bày
- Lắng nghe
- HS đọc
- HS làm bài
- HS trình bày
- Lắng nghe
- Lắng nghe
*************************************************
TIẾT 2
LỊCH SỬ
NƯỚC ÂU LẠC
( Đã soạn trong KHDH môn Lịch Sử- Địa Lí)
*************************************************
TIẾT 3
TẬP LÀM VĂN
CỐT TRUYỆN ?
( Đã soạn trong KHDH môn Tiếng Việt)
Thứ năm ngày 29 tháng 9 năm 2016
TIẾT 1
KHOA HỌC
TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP ĐẠM ĐỘNG VẬT VÀ ĐẠM THỰC VẬT ?
( Đã soạn trong KHDH môn Khoa học)
***********************************************
TIẾT 2
MĨ THUẬT
CHÚNG EM VỚI THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ( TIẾP)
( GV chuyên soạn và dạy)
***********************************************
TIẾT 3
LỊCH SỬ
ÔN TẬP : NƯỚC VĂN LANG
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được một số sự kiện về nhà nước Văn Lang: thời gian ra đời, những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt Cổ.
+ Khoảng năm 700 TCN nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc ra đời.
+ Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất.
+ Người Lạc Việt ở nhà sàn, họp nhau thành các làng, bản.
+ Người Lạc Việt có tục nhuộm răng, ăn trầu; ngày lễ hội thường đua thuyền, đấu vật
- Giữ gìn và phát huy truyền thống lịch sử của dân tộc
- HS yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK, bảng phụ
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
+ Nước Van Lang ra đời vào thời gian nào và ở khu vực nào trên đất nước ta ?
- GV nhận xét, đánh giá
- GV giới thiệu bài
2.Thực hành:
Bài 1:
Xã hội Văn Lang có những tầng lớp nào ? Hãy kể tên những tục lệ của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Gọi học sinh trình bày bài làm
- GV nhận xét, chữa bài
Bài 2:
Điền các cụm từ thích hợp vào chỗ trống :
Khoảng 700 năm TCN, ở khu vực sông Hồng, sống Mã và sống Cả, nơi người Lạc Việt sinh sồng, nước ........... đã ra đời.Kinh đô đặt ở Phong Châu.Đứng đầu ........... nhà nước có vua, gọi là ......................
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Gọi học sinh trình bày bài làm
- GV nhận xét, chữa bài
Bài 3:
Em hãy mô tả một vài nét về đời sống của người Lạc Việt ?
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Gọi học sinh trình bày bài làm
- GV nhận xét, chữa bài
3. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chia sẻ với người thân về nước Văn Lang nhà nước đầu tiên của nước ta, kể tên được một số tục lệ của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay.
- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
- HS đọc
- HS làm bài
- HS trình bày
- Lắng nghe
- HS đọc
- HS làm bài
- HS trình bày
- Lắng nghe
- HS đọc
- HS làm bài
- HS trình bày
- Lắng nghe
- Lắng nghe
******************************************************************
Thứ sáu ngày 30 tháng 9 năm 2016
TIẾT 1
KĨ THUẬT
KHÂU THƯỜNG ( TIẾP)
( Đã soạn trong KHDH môn Kĩ thuật)
TIẾT 2
TOÁN
GIÂY, THẾ KỈ
( Đã soạn trong KHDH môn Toán)
TIẾT 3:
SINH HOẠT TẬP THỂ
I. MỤC TIÊU:
- Nhận xét đánh giá chung tình hình tuần 4
- Đề ra phương hướng kế hoạch tuần 5
- HS có ý thức nhận ra khuyết điểm để khắc phục và phát huy những ưu điểm.
II. LÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Lớp tự sinh hoạt:
- GV yêu cầu chủ tịch hội đồng tự quản điều khiển lớp.
- GV quan sát, theo dõi lớp sinh hoạt.
2. GV nhận xét lớp:
- Lớp tổ chức truy bài 15 phút đầu giờ có tiến bộ.
- Nề nếp của lớp tiến bộ hơn.
- Tuyên dương những em có thành tích tốt trong học tập :
- Nhìn chung đã có nhiều cố gắng, nhưng còn một số em chưa chịu khó học bài, làm bài ở nhà:
- Một số em thường xuyên quên vở bài tập ở nhà:
- Về nề nếp đạo đức : đi học đúng giờ, ra vào lớp nghiêm túc.
- Ngoan ngoãn lễ phép.
- Bên cạnh đó một số em chưa ý thức hay nói chuyện:
- Vệ sinh :
+ Lớp học sạch sẽ gọn gàng.
+ Vệ sinh cá nhân chưa sạch.
- Hoạt động đội : Nhanh nhẹn, hoạt động giữa giờ nghiêm túc, xếp hàng
tương đối nhanh nhẹn.
3. Phương hướng tuần tới:
- Phát huy những ưu điểm đạt được và hạn chế các nhược điểm còn mắc phải.
- Tiếp tục thi đua học tập tốt
- Thi đua giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
- Thực hiện tốt quy định của đội đề ra.
- Thực hiện tốt an toàn giao thông
4. Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét giờ sinh hoạt lớp.
- Nhắc HS tiếp tục phát huy những mặt tốt, khắc phục những mặt còn tồn tại trong tuần tới.
- Chủ tịch HĐTQ lên báo cáo
- Lắng nghe
- Lớp nghe nhận xét, tiếp thu.
- Lớp nhận nhiệm vụ.
- Lắng nghe
KÍ DUYỆT TUẦN 4
File đính kèm:
- giao_an_lop_4_tuan_4_nam_hoc_2016_2017.doc