Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU:

Ở tiết học này, học sinh có khả năng:

- Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.

- Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.

- Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước, trong cuộc sống hàng ngày.

- Biết được vì sao cần phải tiết kiệm tiền của.

- Nhắc nhở bạn bè, anh, chị em thực hiện tiết kiệm tiền của.

- Giáo dục học sinh biết trân trọng giá trị các đồ vật do con người làm ra.

- Kĩ năng sống: Bình luận, phê phán việc lãng phí tiền của; Lập kế hoạch sử dụng tiền của bản thân; hợp tác; ra quyết định.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Bảng phụ ghi tình huống.

- Học sinh: Bìa 2 mặt xanh, đỏ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG:

 

doc36 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7: Ngày soạn: 07/10/2019 Ngày dạy: Thứ hai ngày 14/10/2019 TẬP ĐỌC - Tiết 13: TRUNG THU ĐỘC LẬP I. MỤC TIÊU: Ở tiết học này, học sinh: - Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung. - Hiểu nội dung: Tình yêu thương các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK). - Giáo dục học sinh cố gắng học hành, rèn luyện đạo đức để mai sau xây dựng đất nước ngày thêm tươi đẹp. - Kĩ năng sống: Xác nhận giá trị, đảm nhận trách nhiệm; hợp tác, giao tiếp. II. CHUẨN BỊ: - Tranh minh hoạ SGK/66. - Tranh, ảnh về một số thành tựu kinh tế của nứơc ta. III. CÁC HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra: - Cho 2 học sinh đọc bài: Chị em tôi và trả lời câu hỏi ở SGK. - Nhận xét, đánh giá. 3. Dạy bài mới Hoạt động 1. Giới thiệu bài: - Giáo viên treo tranh và giới thiệu bài. - Ghi tiêu đề bài lên bảng. Hoạt động 2. Hướng dẫn luyện đọc: - Ỵêu cầu 1 học sinh đọc toàn bài - Giáo viên hướng dẫn học sinh chia đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu... các em. + Đoạn 2: Tiếp... vui tươi. + Đoạn 3: Còn lại. * Đọc nối tiếp lần 1 - Giáo viên sửa lỗi đọc sai cho học sinh. - Hướng dẫn học sinh phát âm: man mác, vằng vặc, phấp phới, chi chít. * Đọc nối tiếp lần 2 và giải nghĩa từ khó. * Đọc nối tiếp lần 3 - Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp. - Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài giọng nhẹ nhàng thể hiện niềm tự hào, ước mơ (đoạn 1 & đoạn 2). Đoạn 3: giọng ngân dài, chậm rãi. Hoạt động 3. Tìm hiểu bài: - Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn, bài kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: ? Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào? - Yêu cầu các nhóm trình bày. - Hướng dẫn nhận xét. - Giáo viên nêu: Trung thu là tết của thiếu nhi (15/ 8). Đêm đó, trăng rất sáng, các em được rước đèn, phá cỗ. ? Trăng trung thu độc lập có gì đẹp? - Giáo viên chốt ý chung. ? Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao? ? Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm trung thu độc lập? - Giáo viên nêu: Điều mơ ước của anh chiến sĩ đến nay đã hơn 50 năm và đã thành hiện thực ? Cuộc sống hiện nay theo em, có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa ? - Giáo viên cho học sinh quan sát tranh về những thành tựu, đổi mới của đất nước ta & giảng tranh. ? Em ước mơ đất nước ta mai sau sẽ phát triển thế nào? - Giáo viên nhận xét chung. Hoạt động 4. Hướng dẫn đọc diễn cảm: - Gọi học sinh đọc lần lượt 3 đoạn. - Gợi ý học sinh nêu cách đọc của từng đoạn. - Giáo viên treo bảng phụ ghi đoạn văn “Anh nhìn trăng...vui tươi” - Giáo viên đọc mẫu đoạn văn. ? Cần đọc giọng thế nào, nhấn giọng, ngắt nghỉ ra sao? - Giáo viên gạch chân các từ cần nhấn giọng. - Yêu cầu học sinh đọc diễn cảm theo nhóm đôi. - Cho học sinh thi đọc diễn cảm. ? Tình cảm của anh chiến sĩ đối với các em nhỏ như thế nào ? - Nêu ý nghĩa bài thơ. 4. Củng cố, dặn dò ? Cuộc sống hiện nay theo em, có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa ? - Giáo dục tư tưởng: Bác Hồ có dạy: “Non sông Việt Nam cũng chính là nhờ của các cháu”. Vì vậy, các em phải cố gắng học hành, rèn luyện đạo đức để xây dựng đất nước ngày thêm tươi đẹp. - Về đọc trước vở kịch: Ở Vương quốc Tương Lai. - Nhận xét tiết học. - Cả lớp thực hiện. - 2 học sinh đọc và trả lời câu hỏi. - Cùng nhận xét, đánh giá. - Cả lớp quan sát tranh và lắng nghe giới thiệu. - Vài học sinh nhắc lại. - 1 học sinh đọc. - Học sinh dùng bút chì đánh dấu đoạn. - 3 học sinh nối tiếp nhau đọc - Học sinh phát âm cá nhân. - 3 học sinh đọc và 1 học sinh đọc chú giải. - 3 học sinh đọc. - Học sinh nghe. - Học sinh đọc thầm đoạn, bài kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. - Lần lượt các nhóm báo. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Học sinh theo dõi và lắng nghe. - Học sinh nêu. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Học sinh trả lời. - Chú ý lắng nghe. - Trả lời câu hỏi. - Học sinh quan sát tranh. - Học sinh phát biểu. - Học sinh khác nhận xét. - 3 học sinh đọc 3 đoạn. - 3 học sinh nêu cách đọc. - Chú ý quan sát. - Cả lớp cùng lắng nghe và đọc thầm theo. - Học sinh nêu giọng đọc. - Nhóm đôi đọc cho nhau nghe. - 2 học sinh thi đua đọc diễn cảm - Học sinh nêu, bạn nhận xét. - Học sinh nêu. - 1 học sinh nêu. - Cả lớp lắng nghe. - Lắng nghe về nhà thực hiện. TOÁN - Tiết 31: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: Ở tiết học này, học sinh: - Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ. - Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ. - Bài tập cần làm: Bài tập 1, bài 2, bài 3. - Thực hành phép cộng, trừ và tìm thành phần chưa biết một cách chính xác, thành thạo. - Trình bày bài làm rõ ràng, sạch đẹp. - Kĩ năng sống: Tư duy sáng tạo; quản lý thời gian; hợp tác. II. CHUẨN BỊ: - Sách toán 4, bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: - Cho học sinh làm vào bảng con 2 phép tính của bài 1b. 839 084 - 246 937; 628 450 - 35 813 - Gọi học sinh chữa bài 2a. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: Hoạt động 1.Giới thiệu bài: - Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng. Hoạt động 2. Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: Hoạt động cả lớp. - Giáo viên nêu phép tính 2 416 + 5 164. - Yêu cầu học sinh đặt tính và thực hiện phép tính vào bảng con - Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn làm đúng hay sai về kiến thức, kĩ năng. - Giáo viên hỏi: Muốn tìm một số hạng ta làm sao? - Yêu cầu học sinh thực hiện lấy tổng trừ đi một số hạng. - Nêu nhận xét kết quả. ? Muốn thử phép trừ ta làm sao ? - Yêu cầu học sinh làm tiếp phần 1b vào vở. - Giáo viên nhận xét chung. Bài 2: Hoạt động nhóm đôi: - Giáo viên nêu phép tính trừ 6 839 - 482 - Yêu cầu học sinh thực hiện phép trừ và thảo luận cách thử phép trừ. - Cho học sinh làm bài. - Yêu cầu học sinh trình bày kết quả. - Hướng dẫn học sinh nhận xét. ? Muốn thử lại phép trừ ta làm sao ? - Yêu cầu học sinh làm phần b vào vở. - Giáo viên nhận xét chung. Bài 3: SGK/41: Hoạt động cá nhân: - Giáo viên gọi học sinh nêu yêu cầu của bài tập. - Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở. ? Muốn tìm số hạng chưa biết em làm sao ? ? Muốn tìm số bị trừ em làm sao? - Giáo viên nhận xét chung. Bài 4: Khuyến khích học sinh khá giỏi: - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài. - Giáo viên yêu cầu thảo luận cách giải và giải vào phiếu học tập. ? Muốn tính núi nào cao hơn và cao hơn bao nhiêu em làm sao ? - Giáo viên nhận xét chung. 4. Củng cố, dặn dò: ? Muốn thử lại phép cộng ta làm sao ? ? Muốn thử lại phép trừ ta làm sao ? - Về nhà hoàn thành các bài tập và chuẩn bị bài: Biểu thức có chứa hai chữ số - Nhận xét tiết học. - Hát. - 2 học sinh làm bảng. - Cả lớp thực hiện vào bảng con. - 2 học sinh chữa bài. - Học sinh nghe, điều chỉnh. - Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. - Theo dõi. - 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài bảng con. - Học sinh nhận xét, đánh giá. - Học sinh trả lời. - Cả lớp làm bài vào vở, 1 học sinh làm ở bảng lớp. - 2 học sinh nêu nhận xét. - 2 học sinh nêu. - Cả lớp làm bài, học sinh đọc kết quả bài làm - Lắng nghe, điều chỉnh kết quả. - Học sinh theo dõi. - Nhóm đôi thảo luận cách thử phép trừ - Thực hiện kết quả vào phiếu học tập. - 1 học sinh dán kết quả ở bảng. - Nhóm khác nhận xét và bổ sung. - Lần lượt mỗi nhóm nêu cách thử. - Học sinh làm bài theo yêu cầu. - Lắng nghe, điều chỉnh kết quả. - Học sinh nêu. - Cả lớp làm bài vào vở, 3 học sinh lên bảng thực hiện - Học sinh nêu. - Lắng nghe nhận xét. - Học sinh nêu yêu cầu của bài tập. - Cả lớp làm bài tập vào vở, 2 học sinh giải vào phiếu. Dán phiếu lên bảng - Học sinh nêu: Cần so sánh độ cao của 2 ngọn núi, sau đó tính.. - 1 học sinh đọc bài giải đúng. - 2 học sinh nêu. - Học sinh lắng nghe về nhà thực hiện. ĐẠO ĐỨC - Tiết 7: TIẾT KIỆM TIỀN CỦA I. MỤC TIÊU: Ở tiết học này, học sinh có khả năng: - Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của. - Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của. - Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước, trong cuộc sống hàng ngày. - Biết được vì sao cần phải tiết kiệm tiền của. - Nhắc nhở bạn bè, anh, chị em thực hiện tiết kiệm tiền của. - Giáo dục học sinh biết trân trọng giá trị các đồ vật do con người làm ra. - Kĩ năng sống: Bình luận, phê phán việc lãng phí tiền của; Lập kế hoạch sử dụng tiền của bản thân; hợp tác; ra quyết định. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Bảng phụ ghi tình huống. - Học sinh: Bìa 2 mặt xanh, đỏ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra - Gọi 3 em trả lời câu hỏi: ? Mỗi trẻ em đều có quyền gì? Khi bày tỏ ý kiến các em cần có thái độ như thế nào? ? Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến của mình? ? Nêu ghi nhớ của bài? - Giáo viên nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: Hoạt động 1. Giới thiệu bài: - Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng. Hoạt động 2: Tìm hiểu thông tin: - Gọi 1 em đọc thông tin trong sách. - Giáo viên tổ chức cho học sinh Thảo luận theo nhóm 6 tìm hiểu về các thông tin SGK. - Gọi đại diện từng nhóm trình bày. ? Em nghĩ gì khi xem tranh và đọc các thông tin trên? ? Theo em có phải do nghèo nên mới tiết kiệm không? - Tổng hợp các ý kiến của học sinh, kết luận: Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh. Hoạt động 2: Làm bài tập: Bài tập 1: Bày tỏ ý kiến: - Gọi học sinh đọc nội dung và yêu cầu bài tập. - Giáo viên lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 1. - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 3 bày tỏ thái độ đánh giá theo các phiếu màu đã được qui ước như bài 1. - Yêu cầu học sinh giải thích lí do. - Cho học sinh thảo luận chung cả lớp 1. Tiết kiệm tiền của là keo kiệt, bủn xỉn. 2. Tiết kiệm tiền của la ăn tiêu dè sẻn. 3. Tiết kiệm tiền của là sử dụng tiền của một cách hợp lí, có hiệu quả. 4. Tiết kiệm tiền của vừa ích nước, vừa lợi nhà. 5. Giữ gìn đồ đạc cũng là tiết kiệm. 6. Cất giữ tiền của, không chi tiêu là tiết kiệm. - Giáo viên yêu cầu các nhóm trình bày ý kiến, nhóm khác nhận xét bổ sung. - Chốt lời giải đúng: ý 1, 2, 6 là không đúng. - Giáo viên tổng kết tuyên dương nhóm trả lời đúng. Bài tập 2: - Gọi học sinh đọc nội dung và yêu cầu bài tập 2. - Phát phiếu BT cho học sinh làm. - Yêu cầu học sinh trình bày. Việc làm tiết kiệm Việc làm chưa tiết kiệm Tiêu tiền hợp lí Mua quà ăn vặt. Không mua Thích dùng đồ sắm lung tung mới, bỏ đồ cũ - - Kết luận: Những việc tiết kiệm là những việc nên làm, còn những việc không tiết kiệm, gây lãng phí chúng ta không nên làm. - Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ SGK. 4. Củng cố, dặn dò: - Liên hệ thực tế, kết hợp giáo dục học tập tấm gương Đạo đức Hồ Chí Minh. - Về thực hành theo bài học. - Nhạn xét tiết học. - Hát. - 3 học sinh lên bảng thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - Nhận xét cùng giáo viên. - Lắng nghe, nhắc lại. - 1 em đọc thông tin trong sách. Lớp đọc thầm. - Thực hiện thảo luận theo nhóm 6. - Đại diện từng nhóm trình bày. + Em thấy người Nhật và người Mỹ rất tiết kiệm, còn ở Việt Nam chúng ta đang thực hiện thực hành tiết kiệm chống lãng phí. + Không phải, vì ở Mỹ và Nhật là các nước giàu mạnh mà họ vẫn tiết kiệm. Họ tiết kiệm là thói quen và tiết kiệm mới có nhiều vốn để giàu có. - Theo dõi, lắng nghe. - 1 em đọc yêu cầu. - Lắng nghe. - Các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến tán thành, không tán thành hoặc phân vân ở mỗi câu. - Học sinh giơ bìa màu đỏ: tán thành; bìa màu xanh: không tán thành; bìa vàng: phân vân. - Các nhóm bày tỏ ý kiến của nhóm mình, nhóm khác bổ sung. - Lắng nghe, điều chỉnh kết quả. - 1 em đọc yêu cầu. - Thực hiện hoàn thành bài tập. - Trình bày kết quả bài làm. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Vài em nêu ghi nhớ. - Lắng nghe. - Học sinh lắng nghe, về nhà thực hiện. Ngày soạn: 8/10/2019 Ngày dạy: Thứ ba ngày 15/10/2019 LỊCH SỬ - Tiết 7: CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO (Năm 938) I. MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh biết: - Kể ngắn gọn trận Bạch Đằng năm 938: + Đôi nét về người lãnh đạo trận Bạch Đằng: Ngô Quyền quê ở xã Đường Lâm, con rể của Dương Đình Nghệ. + Nguyên nhân trận Bạch Đằng: Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ và cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền bắt giết Kiều Coogn Tiễn và chuẩn bị đón đánh quân Nam Hán. + Những nét chính về diễn biến của trận Bạch Đằng: Ngô Quyền chỉ huy quân ta lợi dụng thủy triều len xuống trên sông Bạch Đằng, nhử giặc vào bãi cọc và tiêu diệt địch. + Ý nghĩa trận Bạch Đằng: Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc. - Kĩ năng sống: Tự nhận thức; tìm kiếm và xử lý thông tin; hợp tác, thể hiện sự tự tin. II. CHUẨN BỊ: - Bộ tranh vẽ diễn biến trận Bạch Đằng. - Phiếu học tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: - Yêu cầu học sinh nêu nguyên nhân và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. - Nhận xét và đánh giá. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài: - Yêu cầu học sinh quan sát tranh, giáo viên nêu: Cảnh trong tranh mô tả một trận đánh nổi tiếng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của nước ta hơn một nghìn năm trước. Vậy đó là trận đánh nào? Xảy ra ở đâu ? Diễn biến, kết quả và ý nghĩa của nó như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. - Ghi bảng tên bài. Hoạt động 2. Làm việc cá nhân - Giáo viên phát phiếu học tập và hướng dẫn điền: + Ngô Quyền là người làng Đường Lâm + Ngô Quyền là con rể Dương Đình Nghệ + Ngô Quyền chỉ huy nhân dân ta đánh quân Nan Hán. + Trước trận Bạch Đằng, Ngô Quyền lên ngôi vua. - Gọi học sinh dựa vào phiếu nêu 1 số nét về tiểu sử Ngô Quyền. - Nhận xét, đánh giá. Hoạt động 3: Làm việc cá nhân: - Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời câu hỏi: ? Cửa sông Bạch Đằng nằm ở địa phương nào? ? Quân Ngô Quyền đã dựa vào thủy triều để làm gì? ? Trận đánh diễn ra như thế nào? ? Kết quả trận đánh ra sao? - Gọi học sinh thuật lại diễn biến trận Bạch Đằng. Hoạt động 4: Làm việc cả lớp ? Sau khi đánh quân Nam Hán, Ngô Quyền đã làm gì? Điều đó có ý nghĩa gì - Giáo viên nhận xét và đi đến kết luận. 4. Củng cố, dặn dò. - Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ SGK - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - Hát. - 2 học sinh trả lời. - Nhận xét, bổ sung (nếu có). - Lắng nghe giói thiệu, quan sát tranh. - Vài học sinh nhắc lại. - Học sinh thực hành điền vào phiếu. - Vài em kể về tiểu sử Ngô Quyền. - Nhận xét và bổ sung. - Học sinh đọc sách và trả lời. + Sông Bạch Đằng nằm ở Quảng Ninh. + Cắm cọc gỗ đầu nhọn để diệt thuyền giặc. - Học sinh nêu. - Quân Nam Hán chết quá nửa... - Vài học sinh thuật lại. - Học sinh trả lời: Mùa xuân năm 939 NQuyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa. Đất nước ta độc lập sau hơn 1 nghìn năm.. - Học sinh đọc kết luận ở SGK. - Thực hiện. - Lắng nghe về nhà thực hiện. LUYỆN TỪ VÀ CÂU - Tiết 13: CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÝ VIỆT NAM I. MỤC TIÊU: Ở tiết học này, học sinh : - Năm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam; biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng một số tên riêng Việt Nam (Bài tập 1; 2, mục III, tìm và viết đúng một vài tên riêng Việt Nam (Bài tập 3). - Học sinh khá giỏi làm được đầy đủ bài tập 3 (mục III). II. CHUẨN BỊ: - 4 tờ giấy khổ to viết nội dung bài tập 1, 2, 3 - Giấy khổ to, bút dạ, bảng phụ kẻ sẵn 2 cột (tên người, tên địa lí Việt Nam). III. CÁC HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: - Yêu cầu học sinh đặt câu với từ: tự tin. tự ái, tự kiêu. - Nhận xét. 3. Bài mới: Hoạt động 1.Giới thiệu bài: - Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng. Hoạt động 2. Hướng dẫn tìm hiểu ví dụ: - Nêu yêu cầu học sinh nhận xét cách viết các tên người, tên địa lí trong bài. Kết luận: Khi viết tên người và tên địa lí Việt Nam cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó. - Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ. Hoạt động 3. Hướng dẫn làm bài tập: Bài tập 1: - Yêu cầu học sinh đọc đề nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở. - Hỗ trợ học sinh có khó khăn. - Nhận xét, sửa sai. Bài tập 2: - Yêu cầu học sinh đọc đề nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu học sinh làm bài vào bảng nhóm. - Hỗ trợ nhóm có khó khăn. - Cho học sinh trình bày.. - Nhận xét, sửa sai. Bài tập 3: - Treo bản đồ hành chính của tỉnh. - Nêu yêu cầu bài tập, thực hiện bài mẫu. - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu bài tập. - Nhận xét, đnáh giá. 4. Củng cố, dặn dò: - Hệ thống bài học: Yêu cầu học sinh nêu cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam. - Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - Hát. - 2 học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - Nhận xét, bổ sung - Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài. - 1 học sinh đọc ví dụ, nối tiếp nhau trả lời. - Lắng nghe, ghi nhớ. - 3 học sinh đọc phần ghi nhớ. - Học sinh nêu yêu cầu bài tập. - Tự làm theo yêu cầu - Nhận xét, bổ sung. - Học sinh nêu yêu cầu bài tập. - Thực hiện theo yêu cầu. - Đại diện nhóm trình bày. - Lắng nghe. - Quan sát. - Thảo luận nhóm, hoàn thành bài tập. - Nhận xét, bổ sung - Nêu nội dung bài học. - Lắng nghe về nàh thực hiện. TOÁN - Tiết 32: BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ I. MỤC TIÊU: Ở tiết học này, học sinh: - Nhận biết được biểu thức đơn giản chứa hai chữ. - Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ. - Làm được các bài tập 1; bài 2a, b; bài 3 (hai cột). - Trình bày bài làm sạch sẽ, rõ ràng. - Kĩ năng sống: Tư duy sáng tạo; hợp tác; Lắng nghe tích cực; thể hiện sự tự tin. II. CHUẨN BỊ: - Đề bài toán ví dụ chép sẵn trên bảng phụ hoặc băng giấy. - Giáo viên vẽ sẵn bảng ở phần ví dụ (để trống số ở các cột). III. CÁC HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: - Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: ? Muốn thử lại phép cộng ta làm sao ? ? Muốn thử lại phép trừ ta làm sao ? - Giáo viên nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: Hoạt động 1.Giới thiệu bài: - Giáo viên giới thiệu: Trong giờ học toán hôm nay, các em sẽ được làm quen với biểu thức có chứa hai chữ và thực hiện tính giá trị của biểu thức theo các giá trị cụ thể của chữ. - Ghi bảng tên bài. Hoạt động 2. Biểu thức có chứa hai chữ: - Yêu cầu học sinh đọc bài toán ví dụ SGK/41. - Giáo viên treo bảng số và hỏi: Nếu anh câu được 3 con cá và em câu được 2 con cá thì số cá của hai anh em như thế nào ? - Giáo viên nghe học sinh trả lời và viết 3 vào cột Số cá của anh, viết 2 vào cột Số cá của em, viết 3 + 2 vào cột Số cá của hai anh em. - Giáo viên làm tương tự với các trường hợp anh câu được 4 con cá và em câu được 0 con cá, anh câu được 0 con cá và em câu được 1 con cá, - Giáo viên nêu vấn đề: Nếu anh câu được a con cá và em câu được b con cá thì số cá mà hai anh em câu được là bao nhiêu con ? ? a + b được gọi là gì ? - Giáo viên giới thiệu: a + b được gọi là biểu thức có chứa hai chữ. - Giáo viên có thể yêu cầu học sinh nhận xét để thấy biểu thức có chứa hai chữ gồm luôn có dấu tính và hai chữ (ngoài ra còn có thể có hoặc không có phần số). Hoạt động 3. Giới thiệu giá trị của biểu thức chứa hai chữ. - Giáo viên hỏi và viết lên bảng: Nếu a = 3 và b = 2 thì a + b được tính như thế nào ? - Giáo viên nêu: Khi đó ta nói 5 là một giá trị của biểu thức a + b. - Giáo viên làm tương tự với a = 4 và b = 0; a = 0 và b = 1; - Giáo viên hỏi: Khi biết giá trị cụ thể của a và b, muốn tính giá trị của biểu thức a + b ta làm như thế nào ? ? Mỗi lần thay các chữ a và b bằng các số ta tính được gì ? - Yêu cầu học sinh nhắc lại. Hoạt động 4.Luyện tập, thực hành: Bài 1: Hoạt động nhóm đôi. - Giáo viên: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Yêu cầu học sinh thảo luận cách làm. - Yêu cầu học sinh đọc cho nhau nghe cách làm. - Giáo viên nhận xét. Bài 2a, b: Hoạt động cá nhân - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài ? Nêu biểu thức có chứa 2 chữ trong bài tập. - Yêu cầu học sinh làm bài vào phiếu học tập. - Yêu cầu học sinh trình bày kết quả. ? Mỗi lần thay các chữ a và b bằng các số chúng ta tính được gì ? - Giáo viên tổng kết lỗi sai của học sinh. Bài 3 (2 cột): Hoạt động cá nhân - Giáo viên treo bảng số như phần bài tập của SGK. - Giáo viên yêu cầu học sinh nêu nội dung các dòng trong bảng. - Yêu cầu học sinh giải bài tập vào vở. - Giáo viên nhận xét chung. Bài 4. Khuyến khích học sinh khá giỏi: Hoạt động nhóm bàn. - Gọi học sinh đọc yêu cầu đề bài - Yêu cầu: thảo luận nhóm bàn, ghi kết quả vào mỗi cột dọc. - Giá trị của biểu thức a + b và biểu thức b + a như thế nào ? ? Hãy so sánh giá trị của 2 biểu thức đó? - Nêu: Đây là 1 tính chất của phép cộng 4.Củng cố, dặn dò - Yêu cầu viết ví dụ biểu thức có chứa 2 chữ - Về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài: Tính chất giao hoán của phép cộng. - Nhận xét tiết học. - Cả lớp thực hiện. - 2 học sinh nêu, học sinh dưới lớp theo dõi để nhận xét - Cùng nhận xét, đánh giá. - Lắng nghe giới thiệu. - 2 – 3 học sinh nhắc lại. - 1 học sinh đọc bài toán. - Học sinh nêu: 3 +2 - Quan sát. - Học sinh nêu số con cá của hai anh em trong từng trường hợp. - Học sinh nêu: a + b - Học sinh nêu. - Học sinh lắng nghe, nhắc lại. - Chú ý theo dõi. - Học sinh: nếu a = 3 và b = 2 thì a + b = 3 + 2 = 5. - Lắng nghe. - Học sinh tìm giá trị của biểu thức a + b trong từng trường hợp. - Học sinh nêu. - Học sinh nêu: Ta tính được giá trị của biểu thức a + b. - Học sinh nhắc lại. - Học sinh nêu. - Nhóm đôi làm việc. - Lần lượt 2 nhóm đứng lên nêu kết quả, bạn bổ sung. - Lắng nghe, điều chỉnh. - 1 học sinh đọc. - Học sinh nêu: a - b. - 3 học sinh nhận giấy khổ to và làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào phiếu học tập. - Dán kết quả, bạn nhận xét. - Học sinh nêu. - Nhận xét cùng giáo viên. - Học sinh đọc đề bài. - Học sinh nêu. - Cả lớp cùng giải vào vở, 1 học sinh giải vào phiếu, dán kết quả. - Bạn nhận xét. - Đổi vở chữa bài. - 1 học sinh đọc. - Nhóm bàn thảo luận ghi kết quả vào phiếu, dán phiếu học tập - Bạn nhận xét, bổ sung. - Học sinh nêu: đều bằng nhau. - Học sinh nêu: a+b = b+a - Học sinh viết và nêu miệng. - Học sinh lắng nghe về nhà thực hiện. CHÍNH TẢ - Tiết 7: Nhớ - viết: GÀ TRỐNG VÀ CÁO I. MỤC TIÊU: Ở tiết học này, học sinh: - Nhơ - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các dòng thơ lục bát. - Làm đúng bài tập 2 a/b. - Trình bày bài viết sạch, đẹp, chữ viết đúng mẫu. - Kĩ năng sống: Tự nhận thức; giải quyết vấn đề; hợp tác; tìm kiếm và xử lý thông tin. II. CHUẨN BỊ: - Bài tập 2a viết sẵn 2 lần trên bảng lớp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: - Yêu cầu viết vào bảng con các từ: phe phẩy, thoả thuê, dỗ dành, nghĩ ngợi, phè phỡn, - Nhận xét chữ viết của học sinh trên bảng và ở bài chính tả trước. 3. Bài mới: Hoạt động 1. Giới thiệu bài: - Nêu: Trong giờ chính tả hôm nay cac em sẽ nhớ viết đoạn văn cuối trong truyện thơ Gà trống và Cáo, làm một số bài tập chính tả. - Ghi bảng tên bài. Hoạt động 2. Hướng dẫn viết chính tả: * Trao đổi về nội dung đoạn văn: - Yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng đoạn thơ. - Cho học sinh thảo luận trả lời các câu hỏi: ? Lời lẽ của gà nói với cáo thể hiện điều gì? ? Gà tung tin gì để cho cáo một bài học? ? Đoạn thơ muốn nói với chúng ta điều gì? - Nhận xét. * Hướng dẫn viết từ khó: - Yêu cầu học sinh tìm các từ khó viết. - Cho học sinh viết bảng con các từ khó. - Yêu cầu học sinh nhắc lại cách trình bày. * Viết bài: - Yêu cầu học sinh gấp SGK, nhớ viết. * Nhận xét, chữa lỗi: - Yêu cầu học sinh tự soát lỗi. - Thu vở nhận xét bài, sửa sai. Hoạt động 3. Bài tập chính tả: Bài 2: Hoạt động nhóm đôi: - Gọi học sinh đọc yêu cầu. - Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi và viết bằng chì vào SGK. - Tổ chức cho 2 nhóm học sinh thi điền từ tiếp sức trên bảng. Nhóm nào điền đúng từ, nhanh sẽ thắng. - Gọi học sinh nhận xét, chữa bài. - Gọi học sinh đọc đoạn văn hoàn chỉnh. 4. Củng cố, dặn dò: ? Tiết chính tả hôm nay chúng ta học bài gì? - Chuẩn bị bài chính tả sau để viết cho tốt hơn. - Nhận xét tiết học. - Hát vui. - Học sinh viết vào bảng con. - Lắng nghe và điều chỉnh. - Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài. - Vài học sinh nhắc lại. - 3 học sinh đọc thuộc lòng đoạn thơ. - Học sinh nêu. - Lắng nghe nhận xét. - Học sinh nêu các từ: phách bay, quắp đuôi, co cẳng, khoái chí, phường gian dối, - Học sinh viết bảng con các từ khó. - Viết hoa: + Gà, Cáo khi là lời nói trực tiếp, và là nhân vật. + Lời nói trực tiếp đặt sau dấu hai chấm kết hợp với dấu ngoặc kép. - Học sinh tự nhớ viết bài vào vở. - Tự soát lại bài. - Lắng nghe và điều chỉnh. - Học sinh nêu yêu cầu bài tập. - Thảo luận cặp đôi và làm bài. - Thi điền từ trên bảng. - Học sinh chữa bài nếu sai. - Thực hiện. - 2 học sinh nêu. - Học sinh lắng nghe về nhà thực hiện. Ngày soạn: 09/10/2019 Ngày dạy: Thứ tư ngày 16/10/2019 TẬP ĐỌC - Tiết 14: Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI I. MỤC TIÊU: Ở tiết học này, học sinh: - Đọc rành mạch một đoạn kịch; bước đầu biết đọc lời nhân vật với giọng hồn nhiên. - Hiểu nội dung: Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, có những phát minh độc đáo của trẻ

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_7_nam_hoc_2019_2020.doc
Giáo án liên quan