Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Trần Thương Thương

I. Mục tiêu

- HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.

- Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu.

- Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận.

II. Đồ dùng dạy học

 - Tranh quy trình khâu mũi đột thưa.

 - Mẫu đường khâu đột thưa được khâu bằng len hoặc sợi trên bìa, vải khác màu (mũi khâu ở mặt sau nổi dài 2,5cm).

 - Vật liệu và dụng cụ cần thiết:

 + Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích 20 x 30cm.

 + Len (hoặc sợi), khác màu vải.

 + Kim khâu len và kim khâu chỉ, kéo, thước, phấn vạch.

III. Các hoạt động dạy học

 

docx34 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Trần Thương Thương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 Ngày dạy : Thứ hai, ngày 14 tháng 10 năm 2019 TẬP ĐỌC: TRUNG THU ĐỘC LẬP I. Mục tiêu 1. Hiểu từ ngữ trong bài: Hiểu ý nghĩa của bài: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, về tương lai tươi đẹp của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước. 2. Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi, niềm tự hào, ước mơ và hi vọng của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước, của thiếu nhi. 3. Giáo dục các em tình cảm yêu mến thiếu nhi, niềm tự hào, ước mơ và hi vọng về tương lai tươi đẹp của đất nước, của thiếu nhi. II. Đồ dùng dạy học - GV: slide pp, sgk - HS: sgk III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3HS đọc phân vai truyện Chị em tôi và trả lời câu hỏi: + Em thích chi tiết nào trong truyện nhất? Vì sao? - Nhận xét, tuyên dương. - 3HS đọc bài và trả lời câu hỏi. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: - Giới thiệu chủ điểm: Trên đôi cánh ước mơ - Giới thiệu bài: Trung thu độc lập 2. Nội dung bài mới Hoạt động 1. Luyện đọc - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - Gọi HS chia đoạn cho bài. - Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc). GV chữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS. - Gọi HS đọc phần chú giải. - GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, thể hiện niềm tự hào, ước mơ của anh chiến sĩ về tương lai tốt đẹp của đát nước, của thiếu nhi. Đoạn 1, 2: giọng đọc ngân dài, chậm rãi. Đoạn 3: giọng nhanh, vui hơn. Hoạt động 2. Tìm hiểu bài - Gọi HS đọc đoạn 1 - Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi. - Thời điểm anh chiến sĩ nghĩ tới Trung thu và các em nhỏ có gì đặc biệt? + Đối với thiếu nhi, Tết Trung thu có gì vui? + Đứng gác trong đêm trung thu, anh chiến sĩ nghĩ đến điều gì? - Trăng trung thu độc lập có gì đẹp? - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi: + Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong đêm trăng tương lai ra sao? + Vẻ đẹp tưởng tượng đó có gì khác so với đêm trung thu độc lập? + Theo em, cuộc sống hiện nay có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa? - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi: + Hình ảnh Trăng mai còn sáng hơn nói lên điều gì? + Em mơ ước đất nước mai sau sẽ phát triển như thế nào? - Ý nghĩa của bài nói lên điều gì? Hoạt động 3. Luyện đọc diễn cảm - Gọi 3HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài. - Giới thiệu đoạn văn đọc diễn cảm. - Tổ chức cho HS thi đọc diễm cảm đoạn văn. - Nhận xét, tuyên dương. - HS đọc toàn bài. - HS đọc tiếp nối theo trình tự: + Đoạn 1: Đêm nayđến của các em. + Đoạn 2: Anh nhìn trăng đến vui tươi. + Đoạn 3: Trăng đêm nay đến các em. - 3HS đọc nối tiếp theo đoạn. - HS đọc phần chú giải.  - 1 HS đọc thành tiếng. - Đọc thầm và tiếp nối nhau trả lời. + Vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên. + Trung thu là Tết của thiếu nhi, thiếu nhi cả nước cùng rước đèn, phá cỗ. + Anh chiến sĩ nghĩ đến các em nhỏ và tương lai của các em. + Trăng ngàn và gió núi bao la. Trăng soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu qúy. Trăng vằn vặt chiếu khắp các thành phố, làng mạc, núi rừng. - Đọc thầm và tiếp nối nhau trả lời. + Anh chiến sĩ tưởng tượng ra cảnh tương lai đất nước tươi đẹp: Dưới ánh trăng, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện, giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng bay phấp phới giữa những con tàu lớn, ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát của những nông trường to lớn, vui tươi. + Đêm trung thu độc lập đầu tiên, đất nước còn đang nghèo, bị chiến tranh tàn phá. Còn anh chiến sĩ mơ ước về vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại, giàu có hơn nhiều. + Ứơc mơ của anh chiến sĩ về cuộc sống tươi đẹp trong tương lai. - HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi: + Hình ảnh Trăng mai còn sáng hơn nói lên tương lai của trẻ em và đất nước ta ngày càng tươi đẹp hơn. + 3 HS tiếp nối nhau phát biểu. - Bài văn nói lên tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước. - 3HS đọc nối tiếp theo đoạn. - HS thi đọc diễn cảm. C. Củng cố - dặn dò - Gọi HS đọc lại toàn bài. - Hỏi: Bài văn cho thấy tình cảm của anh chiến sĩ với các em nhỏ như thế nào? - Dặn HS về nhà học bài - 1HS đọc lại toàn bài. - HS trả lời. ***************************** CHÍNH TẢ: GÀ TRỐNG VÀ CÁO I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Nhớ viết chính xác, đẹp đoạn từ Nghe lời Cáo dụ thiệt hơn ... đến làm gì được ai trong truyện thơ Gà trống và Cáo. 2. Kĩ năng: Tìm được, viết đúng những tiếng bắt đầu bằng tr/ch hoặc có vần ươn/ ương, các từ hợp với nghĩa đã cho. 3. Thái độ: II. Đồ dùng dạy học III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: Nhớ viết: Gà trống và Cáo 2. Nội dung bài mới Hoạt động 1. Trao đổi về nội dung đoạn thơ - Yêu cầu HS đọc thuộc đoạn thơ cần viết. + Lời lẽ của Gà nói với Cáo thể hiện điều gì? + Gà tung tin gì để cho Cáo một bài học? + Đoạn thơ muốn nói với chúng ta điều gì? Hoạt động 2. Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS tìm các từ khó viết và luyện viết. Hoạt động 3. Yêu cầu HS nhắc lại cách trình bày Hoạt động 4. Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài tập 2 a. - Gọi HS đọc yêu cầu bài. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và viết vào bằng bút chì. - Tổ chức cho 2 nhóm HS điền từ tiếp sức lên bảng. Nhóm nào điền đúng từ, nhanh sẽ thắng. - Gọi HS nhận xét, chữa bài. - Gọi HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh. - 3 – 5 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ. + Thể hiện gà là một con vật thông minh. + Gà tung tin có một cặp chó săn đang chạy tới để đưa tin mừng. Cáo ta sợ chó ăn thịt vội chạy ngay để lộ chân tướng. + Đoạn thơ muốn nói với chúng ta hãy cảnh giác, đừng vội tin vào những lời ngọt ngào. - Các từ: phách bay, quắp đuôi, co cẳng, khoái chí, phường gian dối.. - Viết hoa Gà, Cáo khi là lời nới trực tiếp và là nhân vật. - HS đọc yêu cầu bài. - Thảo luận nhóm đôi và làm bài. - Thi điền từ trên bảng - HS nhận xét, bổ sung (nếu có) C. Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. - Dặn HS về nhà làm bài tập 2b và ghi nhớ những từ ngữ vừa tìm được. ***************************** TOÁN: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ. 2. Kĩ năng - Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ. 3. Thái độ - Tự giác làm bài tập. II. Đồ dùng dạy học - Giáo viên: slide PP, sgk - Học sinh: sgk, vở toán. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ - Đặt tính và thực hiện phép tính: a) 479892 – 214589 b) 78970 – 12978 - GV nhận xét. - 2 HS lên bảng làm, HS cả lớp làm nháp. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn luyện tập Bài 1 - GV viết lên bảng phép tính 2416 + 5164, yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính. - Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn. - Vì sao em khẳng định bạn làm đúng? - GV nêu cách thử lại: Muốn kiểm tra một phép tính cộng đã đúng hay chưa chúng ta tiến hành phép thử lại. Khi thử lại phép cộng ta có thể lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu được kết quả là số hạng còn lại thì phép tính làm đúng. - Yêu cầu HS thử lại phép cộng trên. - Yêu cầu HS làm phần b). Bài 2 - GV viết lên bảng phép tính 6839 – 482, yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính. - Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn. - Vì sao em khẳng định bạn làm đúng? - GV nêu cách thử lại: Muốn kiểm tra một phép tính trừ đã đúng hay chưa chúng ta tiến hành phép thử lại. Khi thử lại phép trừ ta có thể lấy hiệu cộng với số trừ, nêu được kết quả là số bị trừ thì phép tính là đúng. - Yêu cầu HS thử lại phép trừ trên. - Yêu cầu HS làm phần b). Bài 3 - Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Yêu cầu HS nêu cách tìm số hạng chưa biết trong phép cộng, số bị trừ chưa biết trong phép trừ để giải thích cách tìm x. - GV nhận xét, chữa bài. - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm nháp. - Nhận xét. - Trả lời. - HS thực hiện phép tính 7580 – 2416 để thử lại. - Làm bài. - 1 HS lên bảng, cả lớp làm nháp. - Nhận xét. - Trả lời. - Nghe và ghi nhớ. - HS thực hiện phép tính 6357 + 482 để thử lại. - 3 HS lên bảng, cả lớp làm vở. - Tìm x. - 2 HS lên bảng làm bài. a) x + 262 = 4848 x = 4848 – 262 x = 4586 b) x – 707 = 3535 x = 3535 + 707 x = 4242 - Nêu. C. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. Tuần 7 Ngày dạy : Thứ ba, ngày 15 tháng 10 năm 2019 TOÁN: BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nhận biết được biểu thức đơn giản chứa hai chữ. 2. Kĩ năng - Biết tính giá trị của một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ. 3. Thái độ - Ý thức học tập tốt. II. Đồ dùng dạy học - Giáo viên: slide pp, sgk. - Học sinh: vở toán, sgk III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS lên bảng tính giá trị của biểu thức a + 1245 với a = 1928; a = 45672. - GV nhận xét. - 2 HS lên bảng. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài. 2. Giới thiệu biểu thức có chứa hai chữ. Hoạt động 1. Biểu thức có chứa hai chữ - Yêu cầu HS đọc bài toán ví dụ. - Muốn biết cả hai anh em câu được bao nhiêu con cá ta làm thế nào? - GV treo bảng số và hỏi: Nếu anh câu được 3 con cá và em câu được 2 con cá thì hai anh em câu được mấy con cá. - GV viết 3 vào cột Số cá của anh, viết 2 vào cột Số cá của em, viết 3 + 2 vào cột Số cá của hai anh em. - Tương tự với các trường hợp anh câu được 4 con cá và em câu được 0 con cá, anh câu được 0 con cá và em câu được 1 con cá... - GV giới thiệu: a + b được gọi là biểu thức có chứa hai chữ. Hoạt động 2. Giá trị của biểu thức có chứa hai chữ - Nếu a = 3 và b = 2 thì a + b bằng bao nhiêu? - GV nêu: 5 là một giá trị của biểu thức a + b. - GV làm tương tự với a = 4 và b = 0; a = 0 và b = 1. - Khi biết giá trị cụ thể của a và b, muốn tính giá trị của biểu thức a + b ta làm như thế nào? - Mỗi lần thay các chữ số a và b bằng các số ta tính được gì? Hoạt động 3. Luyện tập Bài 1 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu HS đọc biểu thức trong bài. - Yêu cầu HS làm bài. - Nếu c = 15cm và d = 45cm thì giá trị của biểu thức c + d là bao nhiêu? - GV nhận xét, chữa bài. Bài 2 - Yêu cầu HS đọc đầu bài. - Yêu cầu HS làm phần a) và b). - Mỗi lần thay các chữ a và b bằng các số chúng ta tính được gì? - GV nhận xét, chữa bài. Bài 3 - GV treo bảng số như SGK. - Yêu cầu HS nêu nội dung hai cột. - Yêu cầu HS làm bài. - HS đọc. - Thực hiện phép tính cộng số con cá của anh câu được với số con cá của em câu được. - Nếu anh câu được 3 con cá và em câu được 2 con cá thì hai anh em câu được 3 + 2 con cá. - HS nêu số con cá của hai anh em trong từng trường hợp. - Nếu a = 3 và b = 2 thì giá trị của biể thức a + b = 3 + 2 = 5. - HS tìm giá trị của biểu thức a + b trong từng trường hợp. - Thay các số vào chữ a và b rồi thực hiện tính giá trị của biểu thức. - Ta tính được một giá trị của biểu thức a + b. - Tính giá trị của biểu thức. - Đọc: c + d. - 2 HS lên bảng làm bài. a) Nếu c = 10 và d = 25 thì c + d = 10 + 25 = 35. b) Nếu c = 15m và d = 45cm thì c + d = 15cm + 45cm = 60cm. - Nếu c = 15cm và d = 45cm thì giá trị của biểu thức c + d là 60cm. - HS đọc. - 2 HS lên bảng, cả lớp làm vở. a) Nếu a = 32 và b = 20 thì giá trị của a – b = 32 – 20 = 12. b) Nếu a = 45 và b = 36 thì giá trị của a – b = 45 – 36 = 9. - Tính được một giá trị của biểu thức a – b. - Quan sát. - Nêu. - Làm bài. C. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. ***************************** LUYỆN TỪ VÀ CÂU: CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Hiểu được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam. 2. Kĩ năng: Viết đúng tên người, tên địa lý Việt Nam khi viết. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học - GV: slide pp, sgk - HS: sgk, vở bài tập III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu 3 HS lên đặt câu với 2 từ: tự tin, tự ti, tự trọng, tự kiêu, tự hào, tự ái - Nhận xét, tuyên dương. - HS lên bảng và đặt câu với các từ đã cho. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Nội dung bài mới Hoạt động 1. Nhận xét - Yêu cầu HS quan sát, thảo luận nhóm đôi, nhận xét cách viết: + Tên người: Nguyễn Huệ, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai + Tên địa lí: Trường Sơn, Sóc Trăng, Vàm Cỏ Tây - Tên riêng gồm mấy tiếng? Mỗi tiếng cần được viết như thế nào? - Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam ta cần phải viết như thế nào? Hoạt động 2. Luyện tập Bài 1. - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS nhận xét. - Yêu cầu HS viết bảng nói rõ vì sao phải viết hoa tên tiếng đó cho cả lớp theo dõi. - Nhận xét, dặn HS ghi nhớ cách viết hoa khi viết địa chỉ. Bài 2. - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS nhận xét. - Yêu cầu HS viết bảng nói rõ vì sao phải viết hoa từ đó mà từ khác lại không viết hoa? Bài 3. - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự tìm trong nhóm và ghi vào phiếu thành 2 cột a và b. - Chiếu bản đồ hành chính địa phương. Gọi HS lên đọc và tìm các quận, huyện, thị xã, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở tỉnh hoặc thành phố mình đang ở. - Nhận xét, tuyên dương nhóm có hiểu biết về địa phương mình. - Quan sát, thảo luận nhóm đôi và nhận xét cách viết: + Tên người, địa lí được viết hoa những chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó. + Tên người thường gồm một, hai hoặc ba tiếng trở lên. Mỗi tiếng được viết hoa chữ cái đầu của tiếng. + Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó. - 1HS đọc thành tiếng. - 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp làm vào vở. - Nhận xét bài viết của bạn trên bảng. - Tên người, tên địa lí Việt Nam phải viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó. Các từ: số nhà (xóm), phường (xã), quận (huyện), thành phố (tỉnh) không viết hoa vì là danh từ chung. - 1HS đọc thành tiếng. - 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp làm vào vở. - Nhận xét bạn viết trên bảng. - Tên địa lí Việt Nam phải viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó. Các từ: số nhà (xóm), phường (xã), quận (huyện), thành phố (tỉnh) không viết hoa vì là danh từ chung. - 1HS đọc thành tiếng. - HS làm việc nhóm. - Tìm trên bảng đồ và đọc. C. Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài mới: Luyện tập viết tên người, tên địa lí Việt Nam ***************************** KĨ THUẬT: KHÂU ĐỘT THƯA( TIẾT 1) I. Mục tiêu - HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa. - Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu. - Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học - Tranh quy trình khâu mũi đột thưa. - Mẫu đường khâu đột thưa được khâu bằng len hoặc sợi trên bìa, vải khác màu (mũi khâu ở mặt sau nổi dài 2,5cm). - Vật liệu và dụng cụ cần thiết: + Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích 20 x 30cm. + Len (hoặc sợi), khác màu vải. + Kim khâu len và kim khâu chỉ, kéo, thước, phấn vạch. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: Khâu đột thưa. 2. Hướng dẫn cách làm: * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu. - GV giới thiệu mẫu đường khâu đột thưa, hướng dẫn HS quan sát các mũi khâu đột ở mặt phải, mặt trái đường khâu kết hợp với quan sát H.1 (SGK) và trả lời câu hỏi: + Nhận xét đặc điểm mũi khâu đột thưa ở mặt trái và mặt phải đường khâu? + So sánh mũi khâu ở mặt phải đường khâu đột thưa với mũi khâu thường. - Nhận xét các câu trả lời của HS và kết luận về mũi khâu đột thưa. - GV gợi ý để HS rút ra khái niệm về khâu đột thưa (phần ghi nhớ). * Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật. - GV treo tranh quy trình khâu đột thưa. - Hướng dẫn HS quan sát các hình 2, 3, 4, (SGK) để nêu các bước trong quy trình khâu đột thưa. - Cho HS quan sát H2 và nhớ lại cách vạch dấu đường khâu thường, em hãy nêu cách vạch dấu đường khâu đột thưa. - Hướng dẫn HS đọc nội dung của mục 2 và quan sát hình 3a, 3b, 3c, 3d (SGK) để trả lời các câu hỏi về cách khâu các mũi khâu đột thưa. + Em hãy nêu cách khâu mũi đột thưa thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm + Từ cách khâu trên, em hãy nêu nhận xét các mũi khâu đột thưa. - GV hướng dẫn thao tác bắt đầu khâu, khâu mũi thứ nhất, mũi thứ hai bằng kim khâu len. - GV và HS quan sát, nhận xét. - Dựa vào H4, em hãy nêu cách kết thúc đường khâu. * GV cần lưu ý những điểm sau: + Khâu đột thưa theo chiều từ phải sang trái. + Khâu đột thưa được thực hiện theo quy tắc “lùi 1, tiến 3”, + Không rút chỉ chặt quá hoặc lỏng quá. + Khâu đến cuối đường khâu thì xuống kim để kết thúc đường khâu như cách kết thúc đường khâu thường. - Gọi HS đọc ghi nhớ. - GV kết luận hoạt động 2. - Yêu cầu HS khâu đột thưa trên giấy kẻ ô li với các điểm cách đều 1 ô trên đường dấu. - HS quan sát. - HS đọc phần ghi nhớ mục 2. - Cả lớp quan sát. - HS nêu. - Lớp nhận xét. - HS đọc và quan sát, trả lời câu hỏi. - HS dựa vào sự hướng dẫn của GV để thực hiện thao tác. - HS nêu. - HS lắng nghe. - 2 HS đọc ghi nhớ. - HS tập khâu. B. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS. - Chuẩn bị tiết sau. ***************************** KHOA HỌC: PHÒNG BỆNH BÉO PHÌ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì. - Nêu được nguyên nhân và cách phòng bệnh do ăn thừa chất dinh dưỡng. 2. Kĩ năng: Có ý thức phòng tránh bệnh béo phì và vận động mọi người cùng phòng và chữa bệnh béo phì. * GDHS: GD học sinh ăn uống đầy đủ và điều độ các loại thức ăn. II. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Hình vẽ trang 28, 29 SGK, phiếu ghi tình huống - Học sinh: Sách giáo khoa III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu 2HS lên bảng trả lời câu hỏi. + Em hãy kể tên một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng ? + Em hãy nêu cách đề phòng các bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng ? - Gọi HS nhận xét - Nhận xét, tuyên dương - 2HS lên bảng trả lời câu hỏi. + Suy dinh dưỡng, còi xương, bướu cổ, quáng gà, + Ăn uống đủ lượng, đủ chất dinh dưỡng, đi kiểm tra sức khỏe định kì ... - Nhận xét B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Nội dung bài mới Hoạt động 1. Tìm hiểu về bệnh béo phì - Yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi: 1. Dấu hiệu để phát hiện trẻ em bị béo phì là: a. Có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay trên, vú và cằm. b. Mặt to, hai má phúng phính. c. Cân nặng trên 20% hay trên số cân trung bình so với chiều cao và tuổi của bé. d. Bị hụt hơi khi gắng sức. 2. Người béo phì thường mất sự thoải mái trong cuộc sống thể hiện: a. Khó chịu về mùa hè b. Hay có cảm giác mệt mỏi chung toàn thân. c. Hay nhức đầu, buồn tê ở hai chân. d. Tất cả các ý trên đều đúng. 3. Người béo phì thường giảm hiệu suất lao động và sự lanh lợi trong sinh hoạt biểu hiện: a. Chậm chạp b. Ngại vận động c. Chóng mệt mỏi khi lao động. d. Tất cả những ý trên. 4. Người bị béo phì có nguy cơ bị: a. Bệnh tim mạch b. Huyết áp cao c. Bệnh tiểu đường d. Bị sỏi mật e. Tất cả các bệnh trên. - Gọi HS nhận xét - Nhận xét Hoạt động 2: Nêu các nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì. - Yêu cầu HS quan sát hình trang 28 SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi: + Nguyên nhân gây bệnh béo phì là gì ? + Muốn phòng bệnh béo phì ta làm gì ? + Cách chữa bệnh béo phì như thế nào ? - Gọi HS trình bày - Gọi HS nhận xét - Nhận xét, kết: Nguyên nhân gây béo phì chủ yếu là do ăn quá nhiều sẽ kích thích sự sinh trưởng của tế bào mỡ mà lại ít hoạt động nên mỡ trong cơ thể tích tụ ngày càng nhiều. Khi đã bị béo phì cần xem xét, cân đối lại chế độ ăn uống, đi khám bác sĩ ngay để tìm đúng nguyên nhân để điều trị hoặc nhận được lời khuyên về chế độ dinh dưỡng hợp lí, phải năng vận động, luyện tập thể dục thể thao. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm xử lý tình huống. - GV chia nhóm và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy ghi tình huống. Yêu cầu Hs thảo luận nhóm trong 2 phút xử lí tình huống: Tình huống 1: Em bé nhà Minh có dấu hiệu béo phì nhưng rất thích ăn thịt và uống sữa. Nếu bạn là Minh bạn sẽ làm gì? Tình huống 2: Châu nặng hơn các người bạn cùng tuổi 10kg. Những ngày ở trường Châu ăn bánh ngọt và uống sữa. Nếu bạn là bạn của Châu bạn sẽ làm gì? Tình huống 3: Nam rất béo nhưng những giờ thể dục ở lớp em mệt nên không tham gia cùng các bạn được. Nếu bạn là bạn của Nam bạn sẽ làm gì? Tình huống 4: Nga có dấu hiệu béo phì nhưng rất thích ăn quà vặt. Ngày nào đi học cũng mang theo nhiều đồ ăn để ra chơi ăn. Nếu bạn là bạn của Nga bạn sẽ làm gì? - Gọi HS nhận xét - Nhận xét, tuyên dương, kết luận: Chúng ta cần luôn có ý thức phòng tránh bệnh béo phì, vận động mọi người cùng tham gia tích cực tránh bệnh béo phì. Vì béo phì có nguy cơ mắc các bệnh về tim, mạch, tiểu đường, tăng huyết áp, - HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: 1. a, c, d 2. d 3. d 4. e - Nhận xét - Quan sát, thảo luận: + Ăn quá nhiều chất dinh dưỡng, lười vận động nên mỡ tích nhiều dưới da, do bị rối loạn nội tiết. + Ăn uống hợp lí, thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao. + Điều chỉnh chế độ ăn uống cho hợp lí, đi khám bác sĩ ngay, năng vận động, thường xuyên tập thể dục thể thao. - Trình bày - Hs sữa chữa - Thảo luận xử lý tình huống - Nhận xét C. Củng cố - dặn dò - Giáo dục HS ăn uống hợp lý để phòng bệnh béo phì - Chuẩn bị bài “Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa”. - Nhận xét tiết học. ***************************** KHOA HỌC: PHÒNG MỘT SỐ BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HÓA I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá và tác hại của các bệnh này. - Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá. 2. Kĩ năng: Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá và vận động mọi người cùng thực hiện. * GDHS: GD học sinh ăn uống hợp vệ sinh. II. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: slide pp, sách giáo khoa - Học sinh: Sách giáo khoa III. Các hoạt động chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS trả lời câu hỏi: + Nêu nguyên nhân và tác hại của béo phì? + Em hãy nêu các cách để phòng tránh béo phì ? - Gọi HS nhận xét - Nhận xét, tuyên dương - 2HS lên bảng trả lời câu hỏi. + Ăn quá nhiều chất dinh dưỡng, lười vận động, do bị rối loạn nội tiết. + Ăn uống hợp lí, thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao. - Nhận xét B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Nội dung bài mới Hoạt động 1. Tìm hiểu tên một số bệnh lây qua đường tiêu hóa - Hỏi: + Trong lớp có bạn nào từng bị đau bụng hoặc triêu chảy ? Khi đó bạn cảm thấy thế nào ? + Kể tên các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa khác mà em biết. - Gọi HS nhận xét - Nhận xét - Giảng về triệu chứng của một số bệnh: + Tiêu chảy: Đi ngoài phân lỏng, nhiều nước từ ba hay nhiều lần hơn nữa trong 1 ngày, cơ thể bị mất nhiều nước và muối. + Tả: Gây ra đi chảy nặng, nôn mửa, mất nước và trụy tim mạch. Nếu không phát hiện và ngăn chặn kịp thời, bệnh có thể lây lan nhanh chóng trong gia đình và cộng đồng thành dịch rất nguy hiểm. + Lị: Triệu chứng chính là đau bụng quặn chủ yếu ở vùng bụng dưới, mót rặn nhiều, đi ngoài nhiều lần, phân lẫn máu và mũi nhầy. - Hỏi: + Các bệnh lây qua đường tiêu hoá nguy hiểm như thế nào ? + Khi mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá cần phải làm gì ? - Gọi HS nhận xét - Nhận xét, kết: Các bệnh lây qua đường tiêu hoá rất nguy hiểm đều có thể gây ra chết người nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Mầm bệnh chứa nhiều trong phân, chất nôn và đồ dùng cá nhân của người bệnh, nên rất dễ lây lan thành dịch làm thiệt hại người và của. Vì vậy khi mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá cần điều trị kịp thời và phòng bệnh cho mọi người xung quanh. Hoạt động 2: Nêu các nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá. - Yêu cầu HS quan sát hình trang 30, 31 SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi: + Các bạn trong hình ảnh đang làm gì ? Làm như vậy có tác dụng, tác hại gì ? + Nguyên nhân nào gây ra các bệnh lây qua đường tiêu hoá ? + Các bạn nhỏ trong hình đã làm gì để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá? + Chúng ta cần phải làm gì để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá ? - Gọi HS trình bày - Gọi HS nhận xét - Hỏi: Tại sao chúng ta phải diệt ruồi ? - Nhận xét, kết: Nguyên nhân gây ra các bệnh lây qua đường tiêu hoá là do vệ sinh ăn uống kém, vệ sinh môi trường kém. Do vậy, ta cần giữ vệ sinh trong ăn uống, giữ vệ sinh cá nhân và môi trường để phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá. Hoạt động 3: Người hoạ sĩ tí hon. - Chia nhóm HS, cho các nhóm vẽ tranh với nội dung: Tuyên truyền cách đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá theo định hướng. * Cho HS chọn 1 trong 3 nội dung: Giữ vệ sinh ăn uống, giữ vệ sinh cá nhân, giữ vệ sinh môi trường để vẽ nhằm tuyên truyền cho mọi người có ý thức đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá. - Gọi các nhóm trình bày sản phẩm - Gọi HS nhận xét - Nhận xét, tuyên dương - HS trả lời - Nhận xét - HS trả lời: + Làm cho cơ thể mệt mỏi, có thể gây chết người và lây lan sang cộng đồng. + Cần đi khám bác sĩ và điều trị ngay. Đặc biệt nếu

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_4_tuan_7_nam_hoc_2019_2020_nguyen_tran_thuong_th.docx