I. MỤC TIÊU : HS đọc trơn cả bài, đọc đúng nhịp thơ
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui tươi, hồn nhiên thể hiện được niềm vui, niềm khao khát của các em nhỏ khi ước mơ về một tương lai tốt đẹp.
Hiểu : Bài thơ nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Kiểm tra : Giọi một nhóm đọc phân vai cả hai màn kịch : Ở Vương quốc Tương Lai .
2. Bài mới : Giới thiệu bài
* HĐ1 : Luyện đọc và tìm hiểu ND bài
a) Luyện đọc :
- 4 HS đọc nối tiếp nhau 5 khổ thơ ( HS thứ 4 đọc khổ thơ 4,5 )
GV kết hợp sửa lỗi về phát âm, giọng đọc cho HS . Chú ý cách ngắt nhịp .
- HS luyện đọc theo cặp
- Gọi 2 HS đọc toàn bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài
b) Tìm hiểu bài : Giợi ý trả lời các câu hỏi
Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài thơ ? Việc lặp lại đó nói lên điều gì ? ( Ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết )
Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước, những điều ước ấy là gì ?
Khổ thơ 1 : Ước cây mau lớn để ăn quả
Khổ thơ 2 : Ước trẻ con thành người lớn ngay để làm việc
Khổ thơ 3 : Ước trái đất không còn mùa đông
Khổ thơ 4 : Ước trái đất không còn bom đạn
22 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1568 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
Thứ 2 ngày 20 tháng 10 năm 2008
Tập đọc
NÕU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
Ngêi so¹n : TrÇn ThÞ Nga – Líp 4A
I. MỤC TIÊU : HS đọc trơn cả bài, đọc đúng nhịp thơ
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui tươi, hồn nhiên thể hiện được niềm vui, niềm khao khát của các em nhỏ khi ước mơ về một tương lai tốt đẹp.
Hiểu : Bài thơ nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Kiểm tra : Giọi một nhóm đọc phân vai cả hai màn kịch : Ở Vương quốc Tương Lai .
2. Bài mới : Giới thiệu bài
* HĐ1 : Luyện đọc và tìm hiểu ND bài
a) Luyện đọc :
- 4 HS đọc nối tiếp nhau 5 khổ thơ ( HS thứ 4 đọc khổ thơ 4,5 )
GV kết hợp sửa lỗi về phát âm, giọng đọc cho HS . Chú ý cách ngắt nhịp .
- HS luyện đọc theo cặp
- Gọi 2 HS đọc toàn bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài
b) Tìm hiểu bài : Giợi ý trả lời các câu hỏi
Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài thơ ? Việc lặp lại đó nói lên điều gì ? ( Ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết )
Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước, những điều ước ấy là gì ?
Khổ thơ 1 : Ước cây mau lớn để ăn quả
Khổ thơ 2 : Ước trẻ con thành người lớn ngay để làm việc
Khổ thơ 3 : Ước trái đất không còn mùa đông
Khổ thơ 4 : Ước trái đất không còn bom đạn
( GV giải thích thêm ý nghĩa của những cách nói ở khổ thơ 3,4 )
- HS nhận xét về các ước mơ của những em nhỏ trong bài thơ
Em thích ước mơ nào trong bài thơ ? vì sao ?
* HĐ2 : Luyện đọc diễn cảm học thuộc lòng bài thơ ( mục 2 SGK )
3. Củng cố bài : Nhận xét - Dặn dò
________________________
Toán
LUYỆN TẬP :
Ngêi so¹n : TrÇn ThÞ Nga – Líp 4A
I. MỤC TIÊU : Giúp HS củng cố về :
- Cách tính tổng của các số và vận dụng 1 số tính chất của phép cộng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất .
- Tìm thành phần chưa biết của phép cộng , phép trừ . tính chu vi hình chữ nhật, giải bài toán có lời văn .
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Kiểm tra : HS nêu tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng
2. Trọng tâm:
* HĐ1: Hướng dẫn học sinh luyện tập
a) Cả lớp nêu miệng BT2 ( cột 1 ) ( SGK )
- GV ghi bảng
VD : 96 + 78 + 4 = ( 96 + 4 ) + 78 =
= 100 + 78 = 178
Hoặc : 96 + 78 + 4 = 78 + ( 96 + 4 ) =
= 78 + 100 = 178
GV nêu yêu cầu HS vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện
- 1 HS nêu yêu cầu BT4
+ HS nhắc lại cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật
b) HS làm BT ( VBT )
- GV theo dõi – HD những em yếu
* HĐ2: Chấm, chữa bài
3. Củng cố : Nhận xét - Dặn dò
________________________
Chính tả : ( Nghe viết )
TRUNG THU ĐỘC LẬP
Ngêi so¹n : TrÇn ThÞ Nga – Líp 4A
I. MỤC TIÊU : HS nghe và viết đúng chính tả 1 đoạn trong bài “ Trung thu độc lập ”
- Viết đúng những tiếng bắt đầu bằng r/d/gi hoặc vần iên/ iêng
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Kiểm tra : HS nêu kết quả BT2 ( VBT )
- Gọi 1 số HS lên bảng viết : trợ giúp, họp chợ, sương gió
2. Bài mới :
* HĐ1 : HD nghe - Viết
- Gọi 1 HS ( khá ) đọc lại đoạn yêu cầu viết chính tả
- Cả lớp theo dõi ( SGK )
- HS đọc thầm lại đoạn văn
- GV nhắc HS chú ý những tiếng dễ viết sai ( thác nước, phát điện, phấp phới, bát ngát .... )
- HS gấp SGK – GV đọc từng câu – HS nghe và viết bài
- Đọc cho HS soát lại bài
- Chấm một số bài - nhận xét bài viết
* HĐ2 : Luyện tập
- HS làm BT2 ( VBT )
- Gọi HS nêu yêu cầu ND BT – GV hướng dẫn HS làm bài
- Gọi HS nêu kết quả - Lớp nhận xét – GV bổ sung nêu kết quả đúng ở bảng .
3. Củng cố : Nhận xét - Dặn dò
________________________
Khoa học :
B¹N CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH ?
Ngêi so¹n : TrÇn ThÞ Nga – Líp 4A
MỤC TIÊU : HS nắm được :
- Những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh
- Nói ngay với cha, mẹ ( hoặc người lớn ) khi trong người thấy khó chịu không bình thường .
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Kiểm tra :- Nêu 1 số bệnh về đường tiêu hóa
- Cách phòng tránh các bệnh về đường tiêu hóa
2. Bài mới :
* HĐ1 : Tìm hiểu những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh
- Quan sát hình trong SGK và kể chuyện
+ GV cho HS quan sát các hình trong SGK – HS nêu ND của từng hình
- Gọi HS đọc mục trò chơi học tập
- Lần lượt HS sắp xếp các hình có liên quan ( T32 ) Thành 3 mẫu chuyện như SGK yêu cầu và kể lại trong nhóm
- Đại diện các nhóm thi kể chuyện trước lớp ( mỗi nhóm 1 chuyện )
- Cả lớp theo dõi nhận xét – GV bổ sung
Khi bị bệnh Hùng thấy thế nào ?
Kể tên 1 số bệnh mà em đã bi mắc ? Khi bị bệnh em thấy thế nào ?
* HĐ2 : Tổ chức trò chơi
GV nêu 1 số tình huống yêu cầu HS giải quyết
+ Tình huống 1 : Lan bị đau bụng và đi ngoài nhiều lần khi ở trường . Nếu em là Lan em sẽ làm gì ?
+ Tình huống 2 : Đi học về em thấy đau đầu, người sốt nuốt thấy đau họng – Em định nói với mẹ nhiều lần nhưng mẹ rất bận việc . Em sẽ phải làm gì khi đó ?
3. Cũng cố bài : Dặn dò
________________________
Thứ 3 ngày 21 tháng 10 năm 2008
Thể dục
QUAY SAU, ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI VÒNG TRÁI
TRÒ CHƠI : “NÉM TRÚNG ĐÍCH ”
Ngêi so¹n : TrÇn ThÞ Nga – Líp 4A
I. MỤC TIÊU :
- Ôn tập động tác quay sau, đi đều vòng phải vòng trái,
- yêu cầu HS thực hiện đúng động tác theo khẩu lệnh
II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
1. Phần mở đầu :
- HS ra sân tập hợp
- GV yêu cầu nhiệm vụ tiết kiểm tra
- Ôn động tác quay sau, đi đều vòng phải vòng trái,
2. Phần cơ bản :
a) Ôn tập ĐHĐN ( Ôn tập động tác quay sau, đi đều vòng phải vòng trái, đổi chân khi di sai nhịp )
- Hình thức ôn tập: HS tập hợp theo đội hình hàng ngang
- GV chia tổ tập luyện . ( mỗi động tác thực hiện 2 lần : Tổ trưởng điều khiển – GV quan sát theo dõi )
b) Các tổ trình diễn , lớp nhận xét, GV bổ sung,sửa sai .
c) Tổ chức trò chơi : ném bóng trúng đích
3. Kết thúc :
- Nhận xét đánh giá kết quả ôn tập.
Dặn dò : Về nhà ôn tập luyện tập các động tác về ĐHĐN
________________________
Toán :
T×m hai sè khi biÕt
TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ
Ngêi so¹n : TrÇn ThÞ Nga – Líp 4A
I. MỤC TIÊU : Giúp HS
- Biết cách tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó
- Giải bài toán về tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó
II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
1. Kiểm tra : HS nêu kết quả BT4 ( SGK )
2. Bài mới :
* HĐ1 : HS tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó
- Gọi 1 HS đọc bài ( SGK )
- GV ghi tóm tắt ở bảng
+ HD học sinh 2 cách giải bài toán
Cách 1 : Cho HS nhìn lên sơ đồ - GV che đoạn hơn số lớn (10 )
Trên sơ đồ bấy giờ còn lại mấy lần số bé ? ( 2 lần số bé )
Tổng 2 số lúc này như thế nào ?( Bớt 10) : 70 – 10 = 60
Vậy 60 là mấy lần số bé ( 2 lần )
Muốn tìm số bé ta làm thế nào : 60 : 2 = 30
GV ta đã tìm được số bé ( 30 ) trên sơ đồ cho thấy số lớn hơn số bé bao nhiêu ? ( 10 )
Muốn tìm số lớn ta làm thế nào ? 30 + 10 = 40
Muốn thử lại bài toán ta làm thế nào : ( Lấy SL + SB = tổng )
40 + 30 = 70
Rút ra các bước giải : Gọi 1 số HS nhắc lại công thức
Bước 1 : Tìm 2 lần số bé SB = ( Tổng – Hiệu ) : 2
Bước 2 : Tìm số bé SL = SB + Hiệu
Bước 3 : Tìm số lớn
cách 2 : Tương tự : Hướng dẫn HS tìm 2 lần số lớn trước tìm số lớn tìm số bé : Rút ra các bước giải
GV củng cố lại dạng bài toán : Tìm 2 số khi biết tổng, hiệu của 2 số ; các bước để giải bài toán ( Lưu ý HS xác định tổng, hiệu )
* HĐ2 : Luyện tập :
a) HS đọc bài toán 1 ( SGK ) : HS làm miệng chung cả lớp
- GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ tóm tắt : Xác định tổng, hiệu
- Hướng dẫn giải bằng cả 2 cách
b) HS làm BT ( VBT ) – Gv theo dõi HD
* HĐ3 : Chấm, chữa bài
- Gọi HS lên bảng chữa bài – GV nhận xét bổ sung
3. Củng cố : Nhận xét – Dặn dò
________________________
Luyện từ và câu
CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÝ NƯỚC NGOÀI
Ngêi so¹n : TrÇn ThÞ Nga – Líp 4A
I. MỤC TIÊU :
- HS nắm được quy tắc viết tên người, tên địa lý nước ngoài .
- Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng những tên người, tên địa lý nước ngoài phổ biến .
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Kiểm tra : HS đọc kết quả BT3 ( SGK ) ( Những em yếu chưa hoàn thành ở tiết trước )
2. Bài mới :
* HĐ1: Giới thiệu bài :
* HĐ2 : Nhận xét :
BT1:
- GV đọc mẫu các tên riêng tên nước ngoài ( SGK )
- Hướng dẫn HS đọc đúng, ( đọc đồng thanh ) theo chữ viết : Mô-rít-xơ Mát- téc- lích , Hi – ma – li – a .....
- Ba, bốn HS đọc lại tên người, tên địa lý nước ngoài
Bài tập 2 :
Một HS đọc yêu cầu của bài . Cả lớp suy nghĩ trả lời các câu hỏi sau :
Mỗi tên riêng nói trên gồm mấy bộ phận . Mỗi bộ phận gồm có mấy tiếng . Chữ cái đầu mỗi bộ phận viết như thế nào ? Cách viết các tiếng trong cùng một bộ phận .
- HS trả lời – GV nhận xét - Chốt lại lời giải đúng
Treo bảng ghi đáp án ( SGK ) lên bảng – HS kiểm tra lại
GV cũng cố lại : Các bộ phận trong mỗi tên riêng nước ngoài được viết liền nhau nhưng các tiếng trong mỗi bộ phận có dấu gạch nối .
- Các chữ đầu của mỗi bộ phận phải viết hoa
BT3 : HS đọc yêu cầu BT
- GV ghi các tên riêng lên bảng :
Thích Ca Mau Ni ; Hi Mã lạp Sơn
Cách viết tên người, tên địa lý đã cho có gì đặc biệt ? ( HS trả lời ) .
GV nêu (Viết giống như tên riêng Việt Nam, tất cả các tiếng đều viết hoa)
GV nêu tiếp : Đây là những tên riêng phiên âm theo âm Hán Việt .
* HĐ3: Rút ra ghi nhớ ( SGK ) gọi HS đọc lại nhiều lần
( HS lấy VD cho cho mỗi ghi nhớ )
* HĐ4 : Luyện tập : HS làm BT : 1,2 ( VBT )
- GV gọi HS đọc yêu cầu của từng BT - Gợi ý hướng dẫn HS làm từng bài
* HĐ5 : Kiểm tra , chữa bài
BT1 : HS phát hiện những tên riêng viết sai
- Gọi 1 số HS lên viết lại cho đúng
BT2 : Gọi 2 HS lên bảng viết lại các tên riêng ( tên người, tên địa lý ) Cho đúng quy tắc .
- Cả lớp nhận xét – GV bổ sung và kiểm tra kết quả của HS cả lớp
3. Củng cố bài : Nhận xét - Dặn dò
________________________
Lịch sử
ÔN TẬP
Ngêi so¹n : TrÇn ThÞ Nga – Líp 4A
I. MỤC TIÊU :
- HD ôn tập và củng cố về 2 giai đoạn lịch sử : Buổi đầu dựng nước và hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập .
- HS kể tên được các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong 2 thời kì lịch sử trên và thể hiện nó trên trục và bằng thời gian
II. ĐỔ DÙNG DẠY - HỌC :
- Kẻ sẵn băng và vẽ hình trục thời gian ( SGK )
- 1 số tranh, ảnh biểu đồ, lược đồ có trong nội dung ôn tập
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
- GV nêu yêu cầu - nhiệm vụ tiết ôn tập
* HĐ1 : Củng cố các gai đoạn lịch sử từ bài 1 đến bài 5
- GV treo băng thời gian ( SGK ) lên bảng : HS xem lại ND các bài từ bài 1 đến bài 5 . Yêu cầu HS nêu nội dung của mỗi giai đoạn
- HS lên bảng và ghi : Khoảng 700 năm TCN Năm 179 TCN : Đó là giai đoạn buổi đầu dựng nước và giữ nước
Từ năm 179 TCN đến năm 938 đó là giai đoạn hơn 1000 năm đấu tranh dành lai độc lập .
* HĐ2 : Củng cố các giai đoạn tiêu biểu ở 2 giai đoạn lịch sử trên
- GV treo trục thời gian lên bảng – HS đọc nội dung bài từ 1 đến 5
Yêu cầu HS hệ thống các sự kiện lịch sử tiêu biểu ở 2 giai đoạn trên
+ Giai đoạn 1 : Khoảng 700 năm TCN Năm 179 TCN buổi đầu dựng nước và giữ nước : ( Khoảng 700 năm TCN nhà nước đầu tiên của chúng ta đã ra đời tên nước là Văn Lang - đứng đầu là Vua Hùng . Người Lạc Việt biết làm ruộng , ươm tơ, dệt lụa, làm vũ khí và công cụ sản xuất ).
- Tiếp nối Vua Văn Lang Âu Lạc ra đời – Nhà nước tiếp tục phát triển – Thành tựu tiêu biểu của Âu Lạc là xây dựng được thành Cổ Loa và chế tạo được nỏ bắn nhiều mũi tên Đến năm 179 TCN , Âu Lạc bị rơi vào tay Triệu Đà .
+ Giai đoạn 2 : Từ năm 179 TCN Năm 938 : Giai đoạn hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập : ( đây là giai đoạn nước ta bị các triều đại phong kiến Phương Bắc đô hộ ( hơn 1000 năm ) Trong thời gian đó mặc dù bị áp bức bóc lột nặng nề . Nhân dân ta vẫn không chịu khuất phục . Không ngừng nổi dậy đấu tranh và bằng chiến thắng Bạch Đằng vang dội nhân dân ta đã giành lại được độc lập hoàn toàn.
* HĐ3 : Luyện tập : HS nêu đời sống của người Lạc Việt dưới thời Văn Lang ( HS làm bài vào VBT )
- Gọi HS nêu kết quả - GV nhận xét bổ sung
3. Củng cố bài : Hệ thống nội dung ôn tập
Nhận xét - Dặn dò
________________________
ÔN TẬP ĐỊA LÝ BÀI 5, 6, 7
Ngêi so¹n : TrÇn ThÞ Nga – Líp 4A
I. MỤC TIÊU : Giúp HS
- Ôn tập củng cố kiến thức ( Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, khí hậu dân cư, hoạt động sản xuất ) về các vùng : Trung du bắc bộ , Tây nguyên .
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
Bản đồ địa lí TN Việt Nam
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Giới thiệu bài :
2. Trọng tâm :
* HĐ1 : HDHS củng cố kiến thức :
a) Vị trí địa lý :
HS chỉ trên bản đồ vùng trung du Bắc Bộ và vùng Tây Nguyên .
b) Đặc điểm địa hình :
Nêu đặc điểm địa hình vùng trung du Bắc Bộ ?
Nêu đặc điểm địa hình vùng Tây Nguyên ?
c) Khí hậu :
- Đặc điểm khí hậu của vùng trung du Bắc Bộ ?
- Đặc điểm khí hậu của vùng Tây Nguyên ?
d) Dân cư và hoạt động sản xuất :
- Nêu những hoạt động SX của người dân ở trung du Bắc Bộ
- Hoạt động SX chính ?
- Nêu những dân tộc sinh sống ở Tây Nguyên .
- Hoạt động SX của họ ?
3. Tổng kết : Nhận xét - Dặn dò
Luyện Tiếng Việt
LUYỆN TẬP: CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM
Ngêi so¹n : TrÇn ThÞ Nga – Líp 4A
I. MỤC TIÊU :
Giúp HS luyện tập củng cố cách viết tên người , tên địa lí Việt Nam.
HS nắm được quy tắc viết hoa tên người , tên địa lí Việt Nam .
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Giới thiệu nội dung tiết học .
2. Trọng tâm :
* HĐ1: Kiểm tra bài tập của HS tiết 14
- HS đổi chéo vở cho nhau kiểm tra và nhận xét bài làm của bạn .
- Giáo viên bổ sung và chữa từng bài .
- Gọi một số HS lên bảng viết tên những danh lam thắng cảnh .
- Cả lớp nhận xét – GV bổ sung .
( GV nhắc nhở HS viết đúng và đẹp )
* HĐ2: Bài tập luyện thêm >
a) GV yêu cầu HS viết tên của các bạn trong nhóm .
- Gọi một số HS lên bảng viết tên các bạn trong nhóm trên bảng , các bạn khác viết vào vở .
- Các nhóm cử đại diện thi viết trên bảng .
- Cả lớp nhận xét – cho điểm .
b) HS viết tên một số phường xã trong thị xã mà em biết .
- HS tự viết vào vở
- Một số em lên viết trên bảng .
- Lớp nhận xét – GV bổ sung .
3. Tổng kết : Nhận xét , dặn dò
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
VỆ SINH SÂN TRƯỜNG
Ngêi so¹n : TrÇn ThÞ Nga – Líp 4A
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Biết cách lao động vệ sinh sân trường bắng các việc làm như : Quét rác, nhổ cỏ, ....
- Yêu cầu HS làm hết phần việc được giao đảm bảo sân trường sạch sẽ
- Giáo dục HS ý thức giữ vệ sinh trường lớp
II. CHUẨN BỊ : Chổi, giỏ rác
III. HÌNH THỨC TỔ CHỨC :
1. Tập hợp lớp nêu nhiệm vụ giờ hoạt động; Phân công công việc cho từng tổ .
2. Tổ chức cho HS lao động
– GV giám sát, động viên HS làm
3. Tổng kết kết quả lao động
- Nhận xét giờ lao động
________________________
Thứ 4 ngày 22 tháng 10 năm 2008
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
Ngêi so¹n : TrÇn ThÞ Nga – Líp 4A
I. MỤC TIÊU : Rèn cho HS kỹ năng nói - kỹ năng kể chuyện .
- Biết kể tự nhiên bằng lời của mình ( một câu chuyện, mẫu chuyện , đoạn chuyện ) đã nghe, đã đọc nói về 1 ước mơ viễn vông phi lý ( hoặc 1 ước mơ đẹp )
- Hiểu được ND ý nghĩa câu chuyện
- Rèn kỹ năng nghe . Nghe bạn kể - Nhận xét được lời kể của bạn
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : Tranh phô tô : Lời ước dưới trăng
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Kiểm tra : HS lên bảng chỉ vào tranh kể lại chuyện “ Lời ước dưới trăng.”
2. Bài mới : Giới thiệu bài
* HĐ1 : Hướng dẫn HS kể chuyện :
GV ghi đề bài lên bảng
a) Gọi 1 HS đọc đề bài : GV gạch dưới những chữ quan trọng của đề bài “ Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về những ước mơ đẹp hoặc những ước mơ viễn vông phi lý ”
- HS đọc các gợi ý ( SGK )
- HS đọc lại gợi ý 1
- GV : Có 2 truyện đã có ở (SGK ) ( Ở vương quốc tương lai, 3 điều ước . Ngoài ra còn có 1 số truyện : Lời ước dưới trăng ; Vào nghề ; Đôi giày ba ta màu xanh ).
Các em có thể kể các câu chuyện đó . Song nếu ai kể được chuyện ngoài SGK sẻ được cộng thêm điểm .
* Hướng dẫn HS tập tự giới thiệu câu chuyện của mình kể
- HS đọc thầm lại gợi ý 2,3 ( GV lưu ý )
Kể chuyện phải có đủ 3 phần ( Mở đầu - diễn biến - kết thúc ) kể có đầu, có cuối .
* HĐ2: HS thực hành kể chuyện – Nêu ý nghĩa câu chuyện
- Kể xong thảo luận và tìm hiểu ND, ý nghĩa câu chuyện
- HS kể chuyện theo cặp
- Thi kể chuyện trước lớp
* GV và HS nhận xét - Bổ sung chọn người kể chuyện hay
3. Củng cố : Nhận xét - Dặn dò
Toán :
LUYỆN TẬP
Ngêi so¹n : TrÇn ThÞ Nga – Líp 4A
I. MỤC TIÊU :
- Giúp HS củng cố về cách giải bài toán về tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó .
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Kiểm tra : HS lên bảng chữa bài tập 3 ( SGK ) nêu miệng kết quả BT4
2. Hướng dẫn HS luyện tập :
* HĐ1: Củng cố kiến thức :
GV ghi BT lên bảng : Gọi 1 HS lên bảng chữa cả 2 cách :
- Tìm 2 số biết : Tổng của chúng là 56 - Hiệu chủa chúng là 8
- HS cả lớp làm vào nháp
- HS nêu công thức từng cách giải :
Tìm số bé trước Tìm số lớn trước
SB = ( Tổng - Hiệu ) : 2 SL = ( Tổng + Hiệu ) : 2
SL = SB + Hiệu SB = SL - Hiệu
* HĐ2: HS thực hành làm BT ( VBT )
- GV theo dõi – HD
* HĐ3: Chấm, chữa bài
3. Củng cố : Nhận xét - Dặn dò
Tập đọc
ĐÔI DÀY BA TA MÀU XANH
Ngêi so¹n : TrÇn ThÞ Nga – Líp 4A
I. MỤC TIÊU :
- HS đọc lưu loát toàn bài . Nghỉ hơi đúng ở những câu văn dài - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện mô tả chậm rãi, nhẹ nhàng, hợp với ND bài .
- Hiểu : Để vận động cậu bé lang thang đi học ,chị phụ trách đã quan tâm tới ước mơ của cậu làm cho cậu rất xúc động, vui sướng vì được thưởng đôi dày trong buổi đến lớp đầu tiên
II. Đå DÙNG DẠY - HỌC : Vật mẫu + Tranh ( SGK )
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Kiểm tra : Gọi HS đọc bài “ Nếu chúng mình có phép lạ ” ( đọc thuộc )
Yêu cầu HS nêu nội dung chính của bài thơ .
2. Bài mới :
1. Giới thiệu bài :
2. Trọng tâm :
* HĐ1: Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 1
- GV đọc diễn cảm toàn bài ( Chú ý đoạn 1 - Giọng chậm rãi, nhẹ nhàng ....; Đoạn 2 : Giọng vui, thể hiện niềm xúa động vui sướng của cậu bé lang thang lúc được tặng đôi dày mà cậu hằng ước muốn )
- Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả
- Gọi 1 số HS đọc đoạn 1 : ( Từ đầu ........các bạn tôi )
( Chú ý đọc đúng những câu cảm : Chao ôi ! đôi dày mới đẹp làm sao ?
- Nghỉ hơi đúng ở câu văn dài “ Tôi tưởng tượng .......... các bạn tôi ”
- HS luyện đọc theo cặp
1 HS đọc đoạn 1 trước lớp
Ngày hè, Chị phụ trách đội từng ước mơ điều gì ?
Tìm những câu văn mô tả vẻ đẹp của đôi dày ba ta ?
Mơ ước của chị ngày ấy có đạt được không ? ( Không. Chị tưởng tượng nếu được đi đôi dày ấy thì bước đi sẽ nhẹ nhàng hơn, các bạn sẽ nhìn thèm muốn ...)
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
* HĐ2 : Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 2
- Gọi 1 số em đọc đoạn2 ( GV hướng dẫn cách đọc )
- HS luyện đọc theo cặp
- Gọi 2 HS đọc cả đoạn
Chị phụ trách đội được giao việc gì ?
Chị phát hiện ra Lái thèm muốn cái gì ?
Chị đã làm gì để động viên Lái trong ngày đầu đi học ?
Tại sao chị lại chọn cách đó ?
Tìm chi tiết nói lên sự cảm động và vui sướng của Lái khi nhận đôi dày ?
* HĐ3: Hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm
3 HS thi đọc cả bài
3. Củng cố : Nhận xét - Dặn dò
________________________
Địa lý :
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN
Ngêi so¹n : TrÇn ThÞ Nga – Líp 4A
I. MỤC TIÊU : HS biết :
- Trình bày 1 số dặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
- Dựa vào lược đồ, bản đồ, bảng số liệu để tìm kiến thức
- Xác lập mối quan hệ địa lý giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất .
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : Bản đồ địa lý TN Việt Nam
- Tranh, ảnh về vườn cây cà phê .....
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Kiểm tra : Kể tên một số dân tộc ở TN ? Mô tả nhà rông ở TN .
2. Bài mới :
* HĐ1 : Trồng cây CN trên đất ba - dan
- HS quan sát hình ( SGK ) - Đọc mục 1 ( SGK )
Kể tên những cây trồng chính ở TN ( Cà phê, cao su, chè ... )
Chúng thuộc loại cầy gì ? ( Cây CN )
- Tại sao Tây Nguyên lại thích hợp cho việc trồng cây CN
+ GV giải thích thêm về sự hình thành của đất đỏ ba – dan ( SGV )
* HĐ 2 : HS quan sát hình 2 ( SGK ) nhận xét vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột .
- Gọi HS lên bảng chỉ vị trí của Buôn Ma Thuột trên bản đồ
- GV giới thiệu thêm một số SP cà phê ở Buôn Ma Thuột .
* HĐ3 : Chăn nuôi trên đồng cỏ
- HS dựa vào hình 1 bảng số liệu, đọc mục 2 ( SGK )
Kể tên những vật nuôi chính ở TN ?
Con vật nào được nuôi nhiều nhất ở đây ?
TN có những thuân lợi nào để phát triển chăn nuôi ?
Ở TN Voi được nuôi để làm gì ?
Rút ra bài học ( SGK ) gọi 1 số HS đọc lại
3. Củng cố : Nhận xét - Dặn dò
________________________
Thứ 5 ngày 23 tháng 10 năm 2008
Thể dục
ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ VÀ TAY
CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
TRÒ CHƠI“ NHANH LÊN BẠN ƠI ”.
Ngêi so¹n : TrÇn ThÞ Nga – Líp 4A
I. MỤC TIÊU :
- HS đọc 2 động tác :Vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung .
- Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác
- Tổ chức trò chơi “ Nhanh lên bạn ơi ”
II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
1. Phần mở đầu : HS ra sân tập hợp
- GV nêu yêu cầu ND tiết học - Khởi động tay, chân
2. Phần cơ bản :
* HĐ1: Bài thể dục phát triển chung :
HS quan sát tranh - Giới thiệu từng nhịp
+ Động tác vươn thở : GV làm mẫu – HD học sinh từng nhịp của động tác .
- TTCB : Nhịp1 : Chân trái bước sang trái 2 tay đưa ra trước thẳng và vòng người xoay sang trái .
- Nhịp 2 : Người xoay về tư thế ban đầu tay thẳng theo thân
- Nhịp 3 : Tay đưa lên cao chếch hình chữ V - mắt hướng theo tay
- Nhịp 4 : Về tư thế chuẩn bị
* HS thực hành luyện tập : 3 – 4 lần
+ Động tác tay :
- TT chuẩn bị : Nhịp 1 : Tay bắt lên vai gối chùng xuống và xoay người sang trái
- Nhịp 2 : Người xoay về tư thế ban đầu 2 tay dang ngang
- Nhịp 3 : Vỗ tay về trước
- Nhịp 4 : Về TT chuẩn bị
- HS luyện tập 4 lần 2 x 8 nhịp
* HĐ2: Tổ chức trò chơi “ Nhanh lên bạn ơi ”
3. Củng cố : Nhận xét - Dặn dò
________________________
Tập làm văn :
LUYỆN TẬP PHÁT TriÓn CÂU CHUYỆN
Ngêi so¹n : TrÇn ThÞ Nga – Líp 4A
I. MỤC TIÊU :
- Củng cố cho HS kỹ năng phát triển câu chuyện
- Biết sắp xếp các đoạn văn kể chuyện theo trình tự thời gian
- Viết câu mở đoạn để liên kết các đoạn văn theo trình tự thời gian .
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Kiểm tra : Gọi HS đọc bài tiết trước
2. Bài mới :
* HĐ1: Giới thiệu bài
* HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT
BT1 : HS đọc yêu cầu của bài
- HS quan sát tranh minh họa ( Vào nghề ) ( SGK )
- Xem lại bài đã làm trong vở
- Hướng dẫn HS làm bài : Mỗi em đều viết lần 4 câu mở đầu cho cả 4 đoạn văn .
- Gọi HS nêu kết quả
- GV nhận xét bổ sung
BT2 : HS đọc yêu cầu của bài : Thảo luận – Suy nghĩ làm bài
- Nêu kết quả - GV nhận xét bổ sung
( Trình tự sắp xếp đoạn văn : Sắp xếp theo trình tự thời gian Trinhhad
hoa__________ ( Việc xẩy ra trước kể trước, việc xẩy ra sau kể sau )
- Vai trò của câu mở đoạn : Thể hiện sự tiếp nối về thời gian .
BT3 : HS đọc yêu cầu của đề bài
- GV nhấn mạnh yêu cầu của bài
- HD các em chọn các chuyện trong sách Tiếng Việt
- Khi kể cần chú ý làm nổi rõ sự tiếp nối của các sự việc .
+ HS thi kể chuyện : Cả lớp theo dõi nhận xét – GV bổ sung ( Chú ý về thứ tự thời gian )
3. Củng cố : Nhận xét - Dặn dò
________________________
Toán
GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT
Ngêi so¹n : TrÇn ThÞ Nga – Líp 4A
I. MỤC TIÊU : Giúp HS
- Có biểu tượng về góc nhọn, góc tù, góc bẹt
- Biết dùng ê ke nhận dạng về góc nhọn, góc tù, góc bẹt
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Ê ke
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Kiểm tra : Hãy cho biết em đã được học góc gì ? Hãy vẽ góc đó .
2. Bài mới :
* HĐ1 : Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt
a) Giới thiệu góc nhọn
- GV vẽ góc nhọn lên bảng và giới thiệu với HS “ Đây là góc nhọn ”
A M
0
B 0 N
- Chỉ vào đỉnh và các cạnh giới thiệu “ Góc nhọn đỉnh O, có cạnh OA và cạnh OB ”
- HS nêu 1 số VD về góc nhọn .
- GV áp ê ke vào góc nhọn để HS quan sát và nhận biết góc nhọn bé hơn góc vuông
b, c ) Tương tự- giới thiệu với HS về góc tù và góc bẹt
( Về góc bẹt : Lưu ý HS - Nết lấy bất kỳ điểm nào trên cạnh OC và OD thì ta được các điểm thẳng hàng )
* HĐ2 : Luyện tập
- HS lần lượt làm các bài tập ( VBT ) – GV theo dõi
Bài 1 : Yêu cầu HS nhận biết góc
Bài 2 : HS nhận biết góc qua hình tam giác - HS dùng Ê ke
Bài 3 : HS nhận biết góc qua hình tứ giác để kiểm tra
Và biết được các cạnh của góc , đỉnh góc.
3. Củng cố : Nhận xét - Dặn dò
________________________
Luyện từ và câu
DẤU NGOẶC KÉP
Ngêi so¹n : TrÇn ThÞ Nga – Líp 4A
I. MỤC TIÊU :
- Giúp HS nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép và biết cách SD dấu ngoặc kép .
- Biết vận dụng những hiểu biết trên để dùng dấu ngoặc kép khi viết .
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1.Kiểm tra : Gọi 1 số HS lên viết các tên riêng nước ngoài ( BT2,3 )
- HS nhắc lại ND ghi nhớ của bài
2. Bài mới :
* HĐ1 : Tìm hiểu phần nhận xét
- Gọi HS đọc yêu cầu BT1 ( phần nhận xét )
- GV treo bảng phụ viết sẵn ND bài , cả lớp đọc thầm lại đoạn văn
Những từ ngữ và câu nào được đặt trong dấu ngoặc kép ?
“ Người lính,..... mặt trận ” “ Đầy tớ trung thành của nhân dân ”
Câu : “ Tôi chỉ có 1 ham muốn ........ học hành ”
File đính kèm:
- TUẦN 8.doc