Buổi sáng dạy lớp 4B: TOÁN
Tiết 55: MÉT VUÔNG
I. Mục tiêu:
- Biết mét vuông là đơn vị đo diện tích ; đọc ,viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo mét vuông "m2".Biết được 1 m2 = 100 dm2 ø. Bước đầu biết chuyển đổi từ m2 sang dm 2 và ngược lại .
- HS biết sử dụng đơn vị đo diện tích m2.
- HS hăng hái thi đua học tập.
II. Đồ dùng dạy học :
- GV chuẩn bị hình vuông có cạnh bằng 1 m đã chia thành 100 ô vuông , mỗi ô vuông có diện tích 1dm2.
- Bảng nhóm.
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1350 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4B tuần 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11: Thứ sáu ngày 9 tháng 11 năm 2012
Buổi sáng dạy lớp 4B: TOÁN
Tiết 55: MÉT VUÔNG
I. Mục tiêu:
- Biết mét vuông là đơn vị đo diện tích ; đọc ,viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đo mét vuông "m2".Biết được 1 m2 = 100 dm2 ø. Bước đầu biết chuyển đổi từ m2 sang dm 2 và ngược lại .
- HS biết sử dụng đơn vị đo diện tích m2.
- HS hăng hái thi đua học tập.
II. Đồ dùng dạy học :
- GV chuẩn bị hình vuông có cạnh bằng 1 m đã chia thành 100 ô vuông , mỗi ô vuông có diện tích 1dm2.
- Bảng nhóm.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
A.Bài cũ: 5'
- Gọi HS lên chữa bài tập
- GV nhận xét
B.Bài mới: 25'
* Giới thiệu:
Hoạt động1: Giới thiệu mét vuông
- GV giới thiệu: để đo diện tích, ngoài dm2, cm2, người ta còn sử dụng đơn vị m2.
- GV treo bảng có vẽ hình vuông
mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1m (GV chỉ lại hình vẽ trên bảng)
- GV nhận xét và rút ra kết luận: Diện tích hình vuông có cạnh dài 1 m bằng tổng diện tích của 100 hình vuông nhỏ (cạnh dài 1 dm) .
- GV giúp HS rút ra nhận xét: 1 m2 = 100 dm2
- Yêu cầu HS đọc và ghi nhớ mối quan hệ này.
1 m2 = 100 dm2
1 dm2 = 100 cm2
Vậy 1 m2 = 10 000 cm2
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
- Điền số hoặc chữ vào chỗ chấm
- GV nhận xét
Bài tập 2: làm ( cột 1 )
- Điền số thích hợp vào ô trống .
- GV nhận xét chữa bài
Bài tập 3:
- Yêu cầu HS nêu hướng giải toán.
- Nhắc lại cách tính chu vi và diện tích hình chữ nhật?
- GV nhận sửa chữa
C . Củng cố - Dặn dò: 5'
- GV nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau và ôn lại các đơn vị đo diện tích .
- HS thực hiện yêu cầu
- HS quan sát
- HS tự nêu cách viết kí hiệu mét vuông: m2
- Vài HS đọc lại
- HS TB , Y
-HS đọc kĩ đề bài và làm lần lượt lên bảng sửa bài .
- ( HS TB , Y )
- HS làm bài tập vào vở .
1 dm2 = 100 cm2
100cm2 = 1dm2
1dm2 = 10000 cm2
10000cm2 = 1 dm2
- ( HS khá , giỏi )
Giải
Diện tích 1 viên gạch lát nền là :
30 x 30 = 900 (cm2 )
Diện tích căn phòng bằng diện tích viên gạch
900 x 200 = 180000 (cm2 ) = 18 m2
Đáp số : 18 m2
ĐỊA LÍ
ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
- Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn , đỉnh Phan – xi – păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên , thành phố Đà Lạt trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam .
- Hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên , địa hình , khí hậu , sông ngòi ; dân tộc , trang phục , và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn . Tây Nguyên , trung du Bắc Bộ .
- HS chăm chú nghe giảng
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam ..
- Phiếu luyện tập
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thày
Hoạt động của thày
A/ Kiểm tra bài cũ: 5'
- Đà Lạt có những điều kiện thuận lợi nào để trở thànhnơi du lịch nghỉ mát ?
- Tại sao ở Đà Lạt có nhiều hoa quả xứ lạnh ?
- GV nhận xét ghi điểm
B/ Ôn tập: 25'
Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân
Bước 1 :Gọi một HS lên bảng chỉ vào vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn , các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt
Bước 2 :
GV điều chỉnh phần làm việc của HS cho đúng Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm
- HS các nhóm thảo luận và hoàn thành câu 2 - SGK
- GV kẻ sẵn bảng thống kê để HS lên bảng điền
đúng các kiến thức vào bảng thống kê .
Hoạt động 3 : làm việc cả lớp
- Hãy nêu đặc điểm địa hình trung du Bắc Bộ?
- Người dân nơi đây đã làm gì để phủ xanh đất trống, đồi trọc?
- GV hoàn thiện phần trả lời của HS
C. Củng cố - Dặn dò: 5'
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà ôn lại các bài đã học
- Hát
- 2 –3 HS trả lời
- 2 -3 HS lên bảng chỉ vào bản đồ, cả lớp
quan sát .
- HS thảo luận và hoàn thành câu hỏi trong SGK .
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc nhóm trước lớp .
- Là vùng núi có các đỉnh tròn sườn thoải ..
- Trồng rừng , cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả .
LỊCH SỬ
NHÀ LÝ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG
I.Mục tiêu:
- Nêu được lý do khiến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa lư ra Đại La: vùng trung tâm của đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, dân không khổ vì bị ngập lụt. Vài nét về công lao của Lý Công Uẩn : Người sáng lập ra vương Triều lý, có công dời đô ra Đại La và đổi tên kinh đô là Thăng long.
- HS dựa vào bản đồ và kiến thức đã học để tự tìm hiểu nội dung kiến thức đã học.
- HS thêm yêu quí, trân trọng truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ hành chính Việt Nam
- Bảng nhóm
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra: 5'
- Em hãy trình bày tình hình nước ta trước khi quân Tống sang xâm lược?
- Quân Tống xâm lược nước ta năm nào? Bằng những con đường nào?
B. Bài mới: 25'
* HĐ 1: Nhà Lý sự tiếp nối của nhà Lê
- Sau khi Lê Đại Hành mất tình hình đất nước ntn ?
Vì sao khi Lê Long Đĩnh mất các quan trong triều lại tôn Lý Công Uẩn lên làm vua ?
Vương triều nhà Lý bắt đầu từ năm nào ?
* Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
- GV treo bản đồ hành chính miền Bắc Việt Nam.
Năm 1010, vua Lý Công Uẩn dời đô từ đâu vể đâu ?
SS Hoa Lư với vùng đất ĐạiLa có gì thuận lợi cho việc phát triển đất nước ?
- Lý Thái Tổ suy nghĩ như thế nào mà quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La ?
*Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
-Thăng Long dưới thời Lý được xây dựng như thế nào?
C. Củng cố - dặn dò:5'
- HS đọc tóm tắt nội dung bài.
- Bài sau : Chùa thời Lý.
2 HS lần lượt trả lời .
Lê Long Đĩnh lên làm vua,tính tình bạo ngược.
.. vị quan thông minh, văn võ đều tài...
1009
HS tìm vị trí của kinh đô Hoa Lư và thành Đại La ( Hà Nội)
Từ Hoa Lư ra thành Đại La và đổi tên.
Nội dung
Hoa Lư
Đại La
Vị thế
Địa thế
Không trung tâm
Rừng núi hiểm trở
Trung tâm đất nước
Đất rộng, bằng phẳng, màu mở.
Con cháu sau này xây dựng cuộc sống ấm no
Có nhiều cung điện, đền,chùa.......
2 HS đọc.
Buổi chiều dạy lớp 4C:
ĐỊA LÝ
TIẾT 11: ÔN TẬP
Đã soạn tiết 2 ngày 9/11/2012
LÞch sö
TIẾT 11: NHÀ LÝ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG
Đã soạn tiết 4 ngày 9/11/2012
KĨ THUẬT
TIẾT 11: KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI
BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT ( tiết 2)
III. Mục tiêu :
- Biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa .
- Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa .Các mũi khâu tương đối đều nhau . Đường khâu ít bị dúm.
- Giáo dục hs biết cần cù tỉ mỉ khi thực hiện khâu đột.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng các mũi khâu đột (quần, áo, túi xách, bao gối...).
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết :
+ Một mảnh vải trắng hoặc màu có kích thước 20cm x 30cm
+ Len hoặc sợi khác với màu vải
+ Kim khâu len, kéo cắt vải, bút chì, thước
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
A / Kiểm tra bài cũ : 5'
- Nêu thao tác kĩ thuật.
B / Bài mới: 25'
a. Giới thiệu bài: Tiết 2
b .Hướng dẫn:
+ Hoạt động 1: HS thực hành khâu viền đường gấp mép vải.
- Gọi 1 HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện thao tác gấp mép vải.
- GV nhận xét, củng cố các bước:
+ Bước 1: Gấp mép vải.
+ Bước 2: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
- Kiểm tra vật liệu, dụng cụ thực hành của HS và nêu yêu cầu, thời gian hoàn thành sản phẩm.
- Quy định thời gian hoàn thành sản phẩm 20 phút
- GV quan sát, uốn nắn thao tác chưa đúng hoặc chỉ dẫn cho HS còn lúng túng.
* GV lưu ý HS
- Chú ý cách cầm kim , khi rút chỉ .
- không đùa nghịch khi thực hành
+ Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập.
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
- Các tiêu chuẩn đánh giá.
+ Gấp được mảnh vải phẳng, đúng kĩ thuật.
+ Khâu viền bằng mũi khâu đột.
+ Mũi khâu tương đồi đều, phẳng.
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời hạn.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập.
C. Củng cố - Dặn dò: 5'
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Thêu móc xích
- HS lên trình bài
- 2 em nhắc lại cả lớp lắng nghe
- HS để lên bàn dụng cụ vật liệu thực hành để GV kiểm tra .
- HS thực hành gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
- HS trưng bày các sản phẩm của mình đã hoàn thành .
- HS tự đánh giá sản phẩm.
TUẦN 12: Thứ sáu ngày 16 tháng 11 năm 2012
Buổi sáng dạy lớp 4B: TOÁN
Tiết 60: NHÂN VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
I .Mục tiêu :
- Biết cách nhân với số có hai chữ số .
- Biết giải bài toán liên quan đến phép nhân với số có hai chữ số .
- HS chăm chỉ học tập.
III. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
- Bảng con
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
A. Bài cũ:5'
- Gọi HS lên chữa bài tập tiết trước .
- GV nhận xét
B. Bài mới: 25'
Giới thiệu:
Hoạt động1: Tìm cách tính 36 x 23
- GV cho cả lớp đặt tính và tính trên bảng con: 36 x 3 và 36 x 20
- GV đặt vấn đề: Ta đã biết đặt tính và tính 36 x 3 và 36 x 20, nhưng chưa học cách tính 36 x 23. Các em hãy tìm cách tính phép tính này?
- GV chốt: ta nhận thấy 23 là tổng của 20 và 3, do đó có thể nói rằng: 36 x 23 là tổng của 36 x 20 và 36 x 3
- GV gợi ý cho HS khá viết bảng.
Hoạt động 2: Giới thiệu cách đặt tính và tính.
- GV đặt vấn đề: để tìm 36 x 23 ta phải thực hiện hai phép nhân .
- GV hướng dẫn HS tính:
36
x 23
108
72
828
- GV viết đến đâu, cần phải giải thích ngay đến đó
+ 108 là tích của 36 và 3 .
+ 72 là tích của 36 và 2 chục. Vì đây là 72 chục tức là 720 nên ta viết thụt vào bên trái một cột so với 108.
- Cho HS ghi tiếp vào vở các tên gọi:
+ 108 là tích riêng thứ nhất.
+ 72 là tích riêng thứ hai.
Hoạt động 3: Thực hành
Bài tập 1:
- Yêu cầu HS làm trên bảng con.
- GV cần lưu ý: đây là bài tập cơ bản, cần kiểm tra kĩ, đảm bảo tất cả HS đều biết cách làm.
- GV nhận xét .
Bài tập 3:
- Trước tiên hỏi chung cả lớp cần thực hiện phép tính gì. Sau đó cho HS tính và viết lời giải vào vở.
- GV nhận xét chữa bài
2 HS thực hiện yêu cầu
- HS ghi vào kết quả tính
- 23 là tổng của 20 + 3
- 36 x 23 = 36 x (20 + 3)
= 36 x 20 + 36 x 3
= 720 + 108 (lấy kq ở trên)
= 828
- GV yêu cầu HS tự đặt tính.
- Của 36 x 3
- Của 36 x 2
- ( HS TB , Y )
- 4 HS lên bảng đặt tính và tính
a ) 86 x 53 = 4558 b ) 33 x 44 = 1452
86 33
x 53 x 44
258 132
430 132
4558 1452
- ( HS khá , giỏi )
- Một HS lên bảng làm .
Số trang của 25 quyễn vở
48 x 25 = 1200 ( trang )
Đáp số : 1200 trang .
ĐỊA LÍ
ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
I. Mục tiêu :
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình , sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ :
+ Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa củ sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên ; đây là đồng bằng lớn
thứ hai nước ta .
+ Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác , vời đỉnh ở Việt Trì , cạnh đáy là đường bờ biển .
+ Đồng bằng Bắc Bộ có bề mặt khá bằng phẳng , nhiều sông ngòi , có hệ thống đê ngăn lũ .
- Nhận biết được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ ( lược đồ ) tự nhiên Việt Nam . Chỉ một số sông chính trên bản đồ ( lược đồ ) ; Sông Hồng , sông Thái Bình .
- Yêu quí cảnh đẹp quê hương
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ địa lí tự nhiên VN
- Tranh ảnh về đồng bằng Bắc Bộ, sông Hồng, đê ven sông.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
A/ Kiểm tra bài cũ : 5'
- Chỉ vị trí dãy HLS, đỉnh Phan-xi-păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên, TP Đà Lạt trên bản đồ địa lí tự nhiên VN
- Gv nhận xét, ghi điểm
B / Bài mới : 25'
* Giới thiệu bài
2 / Bài giảng
* Đồng bằng lớn ở miền trung
Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp
- GV yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ.
- GV chỉ bản đồ và nói cho HS biết đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt Trì & cạnh đáy là đường bờ biển
Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân
- Dựa vào hình ảnh và kênh chữ SGK trả lời câu hỏi :
+ Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa những sông nào bồi đắp nên?
+ Đồng bằng có diện tích lớn thứ mấy trong các đồng bằng của nước ta?
+ Địa hình (bề mặt) của đồng bằng có đặc điểm gì?
+ Dựa vào ảnh trong SGK , mô tả đồng bằng Bắc Bộ ; đồng bằng bằng phẳng vời nhiều mảnh ruộng . sông uốn khúc , có đê và mương dẫn nước .
- GV nhận xét chốt ý đúng .
* / Sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ
Hoạt động 3
- Vì sao sông có tên là sông Hồng ?
- Khi mưa nhiều, nước sông ngòi, ao, hồ, thường như thế nào?
- Mùa mưa của đồng bằng Bắc Bộ trùng với mùa nào trong năm?
- Vào mùa mưa, nước các sông ở đây như thế nào?
Hoạt động 4 : Thảo luận nhóm
* GDBVMT : HS biết được tác dụng của đê ven sông ngăn lũ và sử dụng nước đó tười tiêu vào mùa khô .
- Người dân đồng bằng Bắc Bộ đắp đê ven sông để làm gì?
- Hệ thống đê ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì?
* Trả lời các câu hỏi tiếp theo ở mục 2, SGK.
- Ngoài việc đắp đê, người dân còn làm gì để sử dụng nước các sông cho sản xuất?
- GV nhận xét chốt ý đúng .
Bài học SGK
C. Củng cố - Dặn dò :5'
- Nêu những đặt điểm về sông ngòi và đồng bằng Bắc Bộ
- Dặn HS về nhà học thuộc bài và xem bài sau
- Hát
- 2 – 3 HS lên chỉ
-HS lên bảng chỉ trên bản đồ vị trí ĐBBB
- Phù sa của sông Hồng và sông Thái bình bồi đắp .
- Thứ hai sau đồng bằng Nam Bộ
- Có địa hình tương đối bằng phẳng .
- ( HS khá , giỏi )
- Vì có nhiều phù sa (cát, bùn trong nước) nên nước sông quanh năm có màu đỏ, do đó sông có tên là sông Hồng
- Nước các sông dâng cao thường gây ngập lụt ở đồng bằng .
- Trùng với mùa lũ
- HS dựa vào việc quan sát hình ảnh, kênh chữ trong SGK, vốn hiểu biết của bản thân để thảo luận theo gợi ý.
- ( HS khá giỏi ) - Đắp đê để ngăn lũ
+ Hệ thống đê dài tới hàng nghìn km .
+ Còn đào nhiều kênh mương để tưới tiêu nước cho đồng ruộng
- HS trình bày kết quả, thảo luận cả lớp để tìm kiến thức đúng
Vài HS đọc
- HS nêu
LỊCH SỬ
CHÙA THỜI LÝ
I. Mục tiêu:
- Đến thời Lí, đạo Phật phát triển thịnh đạt nhất.
- Thời Lí chùa được xây dựng ở nhiều nơi. Chùa là công trình kiến trúc đẹp
- HS thêm yêu quí giá trị của các di tích lịch sử lâu đời.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ trong SGK
- Phiếu học tập
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra: 5'
- Sau khi Lê Đại Hành mất tình hình đất nước ntn ?
Vì sao khi Lê Long Đĩnh mất các quan trong triều lại tôn Lý Công Uẩn lên làm vua ?
2.Bài mới: 25'
Hoạt động 1: Vào thời Lí, đạo Phật phát triển thịnh đạt nhất, chùa được xây dựng ở nhiều (Làm việc cả lớp)
Vì sao nói: Đến thời Lí, đạo Phật trở nên thịnh đạt nhất?
KL: SGV/31
Hoạt động 2:Vai trò, tác dụng của chùa thời Lí
Làm việc cá nhân: Làm vở BT/16
Hoạt động 3: Một số ngôi chùa thời Lí
Cho HS xem tranh H1,2,3 mô tả bằng lời và khẳng định chùa là một công trình kiến trúc đẹp.
Mô tả ngôi chùa mà em biết?
Đọc nội dung bài học
3. Củng cố - Dặn dò: 5'
Theo em, những ngôi chùa thời Lí còn lại đến ngày naycó giá trị gì với dân tộc ta?
Dặn dò: Bài sau:
2 HS lần lượt trả lời .
Trao đổi nhóm đôi để đi đến thống nhất
Cả lớp làm vở. Một em làm trên bảng.
Nhận xét
- HS lắng nghe.
HS lên trình bày.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
Suy nghĩ trả lời.
Buổi chiều dạy lớp 4C:
ĐỊA LÝ
ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
Đã soạn tiết 2 ngày 16/11/2012
LÞch sö
TIẾT 12: CHÙA THỜI LÝ
Đã soạn tiết 4 ngày16/11/2012
KĨ THUẬT
TIẾT 12: KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI
BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT ( tiết 3)
I. Mục tiêu :
- Biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa .
- Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa .Các mũi khâu tương đối đều nhau . Đường khâu ít bị dúm.
- Giáo dục hs biết cần cù tỉ mỉ khi thực hiện khâu đột.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng các mũi khâu đột (quần, áo, túi xách, bao gối...).
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết :
+ Một mảnh vải trắng hoặc màu có kích thước 20cm x 30cm
+ Len hoặc sợi khác với màu vải
+ Kim khâu len, kéo cắt vải, bút chì, thước
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
A / Kiểm tra bài cũ : 5'
- Nêu thao tác kĩ thuật.
B / Bài mới: 25'
a. Giới thiệu bài: Tiết 2
b .Hướng dẫn:
+ Hoạt động 1: HS thực hành khâu viền đường gấp mép vải.
- Gọi 1 HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện thao tác gấp mép vải.
- GV nhận xét, củng cố các bước:
+ Bước 1: Gấp mép vải.
+ Bước 2: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
- Kiểm tra vật liệu, dụng cụ thực hành của HS và nêu yêu cầu, thời gian hoàn thành sản phẩm.
- Quy định thời gian hoàn thành sản phẩm 20 phút
- GV quan sát, uốn nắn thao tác chưa đúng hoặc chỉ dẫn cho HS còn lúng túng.
* GV lưu ý HS
- Chú ý cách cầm kim , khi rút chỉ .
- không đùa nghịch khi thực hành
+ Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
- Các tiêu chuẩn đánh giá.
+ Gấp được mảnh vải phẳng, đúng kĩ thuật.
+ Khâu viền bằng mũi khâu đột.
+ Mũi khâu tương đồi đều, phẳng.
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời hạn.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập.
C. Củng cố - Dặn dò: 5'
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Thêu móc xích
- HS lên trình bài
- 2 em nhắc lại cả lớp lắng nghe
- HS để lên bàn dụng cụ vật liệu thực hành để GV kiểm tra .
- HS thực hành gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
- HS trưng bày các sản phẩm của mình đã hoàn thành .
- HS tự đánh giá sản phẩm.
File đính kèm:
- tuan11 lop 4.doc