Giáo án Luyện từ và câu 4 - Cả năm

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 1: CẤU TẠO CỦA TIẾNG

I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Nắm được cấu tạo cơ bản (gồm 3 bộ phận ) của đơn vị tiếng trong tiếng Việt.

2. Biết nhận diện các bộ phận của tiếng, từ đó có khái niệm về bộ phận vần của tiếng nói chung và vần trong thơ nói riêng.

II.CHUẨN BỊ:

Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng có ví dụ điển hình (mỗi bộ phận 1 màu)

Bộ chữ cái ghép tiếng, chú ý chọn màu chữ khác nhau để phân biệt rõ (âm đầu:xanh, vần:đỏ,thanh:vàng)

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Khởi động:

Bài cũ:

Kiểm tra đồ dùng học tập đầu năm học

 

doc134 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 545 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Luyện từ và câu 4 - Cả năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 1: CẤU TẠO CỦA TIẾNG I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Nắm được cấu tạo cơ bản (gồm 3 bộ phận ) của đơn vị tiếng trong tiếng Việt. 2. Biết nhận diện các bộ phận của tiếng, từ đó có khái niệm về bộ phận vần của tiếng nói chung và vần trong thơ nói riêng. II.CHUẨN BỊ: Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng có ví dụ điển hình (mỗi bộ phận 1 màu) Bộ chữ cái ghép tiếng, chú ý chọn màu chữ khác nhau để phân biệt rõ (âm đầu:xanh, vần:đỏ,thanh:vàng) III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Khởi động: Bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập đầu năm học Bài mới: THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Giới thiệu: - Để người khác hiểu người ta phải dùng tiếng nói bày tỏ.Để ghi lại lời nói đó là dung gì. - Để người ta hiểu ta phải viết trọn câu. Câu gồm có nhiều từ ngữ tạo thành.Và từ ngữ do tiếng tạo thành.Vậy tiếng được cấu tạo nên từ. Ta sẽ học bài hôm nay. - Giáo viên ghi - Hướng dẫn bài mới. Hoạt động1: Hướng dẫn học phần nhận xét - Giáo viên cho học sinh xem các khối vuông có ghi tiếng. - Từng khối vuông mang một tiếng. Các em hãy đếm cho cô . - Dòng 1 có mấy tiếng? - Dòng 2 có mấy tiếng? - Vậy cả hai câu có mấy tiếng? - Giáo viên nhận xét bằng dòng phấn màu tô các âm - vần – thanh. - Để đọc được tiếng bầu chúng ta đánh vần gồm những phần nào? - Nêu tên từng phần. - Chúng ta hãy nhớ lại viết vào khung sau. - Giáo viên cho lớp xem khung Tiếng Âm đầu vần Thanh bầu bờ âu huyền Chia nhóm nhóm thảo luận Tiếng naò có đủ các bộ phận như tiếng bầu? Tiếng nào không có đủ các bộ phận như tiếng bầu? Hoạt động 2: Hướng dẫn học phần ghi nhớ Giáo viên rút ra ghi nhớ (SGK ) Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1: GV phát cho mỗi HS 1 mảnh giấy nhỏ có kẻ đủ khung như SGK, mỗi em làm 1 miếng, sau đó cả tổ ghép các tiếng đó lại thành 1 bài trên tờ giấy khổ lớn, tổ nào làm xong trước, tổ đó thắng. Bài tập 2: GV hướng dẫn HS nhìn tranh minh hoạ để đoán tiếng, sau đó giải thích nghĩa của từng dòng: để nguyên là sao, bớt âm đầu thành ao - Học sinh nhắc lại - 1 học sinh nêu yêu cầu bài 1 - 1 học sinh đếm to và đọc - Lớp kẻ khung vào nháp - 1 học sinh đọc yêu cầu bài 4 HS trả lời. - Vài học sinh đọc ghi nhớ - 1 học sinh đọc yêu cầu - Lớp làm vào vở - Từng học sinh lên sửa - 1 học sinh đọc yêu cầu - Chia nhóm thảo luận - Đại diện nhóm trả lời Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ Chuẩn bị bài: Luyện tập về cấu tạo của tiếng. LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 2 : LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1.Phân tích cấu tạo của tiếng trong một số câu nhằm củng cố thêm kiến thức đã học trong tiết trước . 2.Hiểu thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau trong thơ . II.CHUẨN BỊ: Bảng phị vẽ sơ đồ cấu tạo của tiếng . Bộ xếp chữ, từ đó có thể ghép các con chữ thành các vần khác nhau . III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Khởi động: Bài cũ: Cấu tạo của tiếng GV yêu cầu HS sửa bài làm về nhà. GV nhận xét Bài mới: THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1: - Thi đua theo nhóm xem nhóm nào làm nhanh , làm đúng . Bài tập 2: ngoài – hoài oai Bài tập 3: Các cặp tiếng vần với nhau trong khổ thơ . choắt – thoắt xinh xinh – nghênh nghênh - Cặp có vần giống nhau không hoàn toàn. xinh xinh – nghênh nghênh inh – ênh - Cặp có vần giống nhau hoàn toàn. choắt – thoắt (oắt) Bài tập 4: - Chốt ý - Hai tiếng vần với nhau là hai tiếng có phần vần giống nhau. Có thể giống hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. Bài tập 5: - Đây là câu đố chữ (ghi tiếng) nên cần tìm lời giải ghi tiếng . - Hướng dẫn học sinh nhìn hình vẽ để đoán chữ rồi viết ra giấy (Béo tròn là người mập , gọi là ú) Học sinh đọc toàn bộ yêu cầu - Học sinh đọc mẫu trong sách giáo khoa . - Phân tích cấu tạo của tiếng trong câu tục ngữ theo sơ đồ. - Học sinh tìm tiếng bắt vần với nhau, gạch dưới rồi ghi lại vào vở. - Học sinh đọc yêu cầu của bài tập . - Học sinh các nhóm thi làm bài đúng, nhanh trên bảng lớp hoặc làm vào giấy rồi dán băng dính vào bảng lớp . - Học sinh tự phát biểu theo suy nghĩ của mình. - Học sinh thi giải đúng ,nhanh câu đố bằng cách viết ra giấy (bảng con) * chữ “bút” - bút bớt đầu là út ,đầu đuôi bỏ hết là ú, để nguyên là bút. Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét tiết học. Nhắc lại cấu tạo của tiếng . - Mỗi tiếng thường luôn có những bộ phận nào? Cho ví dụ Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: Nhân hậu, đoàn kết LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 3 : MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HÂU – ĐOÀN KẾT I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ ngữ theo chủ điểm :Thương người như thể thương thân. Nắm được cách dùng các từ ngữ đó. 2. Học nghĩa một số từ và đơn vị cấu tạo từ Hán Việt. Nắm được cách dùng các từ ngữ đó. II.CHUẨN BỊ: Bảng phụ . Các từ ngữ. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Bài cũ: Cấu tạo của tiếng GV yêu cầu HS sửa bài làm về nhà. GV nhận xét Bài mới: THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Khởi động: Hoạt động1: Giới thiệu: Để giúp các em có nhiều vốn từ xây dựng một bài tập làm văn. Hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em thêm một số vốn từ ngữ về nhân hậu, đoàn kết Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1: - Giáo viên yêu cầu một học sinh đọc yêu cầu của bài tập . - Giáo viên nêu lại yêu cầu của bài và thực hiện - Giáo viên có thể yêu cầu học sinh kẻ cột theo từng đức tính hay nêu miệng .Lưu ý hoc sinh trong bài tập đọc đã học. - Sau đó giáo viên tổng kết lại và kết luận . Bài tập 2: - Giáo viên yêu cầu hai học sinh đọc yêu cầu của bài tập . - Giáo viên cho học sinh trao đổi nhóm . - Lần lượt từng nhóm sẽ trình bày giáo viên rút ra kết luận . Bài tập 3: - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của bài. - Giáo viên cho lần lượt các em đặt câu và sửa câu cho các em. - Giáo viên nhận xét. Bài tập 4: - Giáo viên cho học sinh phân nhóm và thảo luận theo yêu cầu của bài tập 4. - Giáo viên cho từng nhóm trình bày. - Giáo viên nhận xét và cho học sinh nhận xét và kết luận . - Học sinh đọc - Học sinh thực hiện và nêu kết quả. - Học sinh trao đổi nhóm và trình bày ý kiến của nhóm - Tiếng “nhân” có nghĩa là người: Các từ nhân loại, nhân tài, nhân dân. - Tiếng “nhân” có nghĩa là “lòng thương người”: Các từ nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ. - Học sinh đọc yêu cầu - Học sinh đặt câu - Học sinh thảo luận nhóm về lời khuyên của 3 câu tục ngữ. - Đại diện nhóm trình bày - Nhóm bổ sung ý kiến. Củng cố - Dặn dò: GV cho HS nhắc lại một số từ có tiếng nhân GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài: Dấu hai chấm LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 4 : HAI DẤU CHẤM I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm trong câu: báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một số nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. 2.Biết dùng dấu hai chấm khi viết văn . II.CHUẨN BỊ: Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ . III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Khởi động: Bài cũ: Cấu tạo của tiếng GV yêu cầu HS sửa bài làm về nhà. GV nhận xét Bài mới: THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Giới thiệu: Hoạt động1: Hướng dẫn học phần nhận xét Giáo viên yêu cầu : Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét về dấu hai chấm trong câu đó . Giáo viên chốt. Câu a,b: Dấu hai chấm báo hiệu phần sau là lời nói của nhân vật Câu c: Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đi sau là lời giải thích . Giáo viên yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ Hoạt động 2: Hướng dẫn học phần ghi nhớ Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1: Bài tập 2: - 3 học sinh nối tiếp nhau đọc toàn văn yêu cầu của bài. - Cả lớp đọc thầm - 2,3 học sinh đọc ghi nhớ - Cả lớp đọc thầm lại - Học sinh đọc yêu cầu bài tập - Học sinh trả lời Câu a: Có tác dụng giải thích và báo hiệu phần lời nói của tu hú. Câu b: Có tác dụng giải thích . - Học sinh đọc yêu cầu . - Cả lớp thực hành viết đoạn văn vào giấy nháp . - 1 số học sinh đọc đoạn văn . - Cả lớp nhận xét Củng cố - Dặn dò: Dấu hai chấm khác với dấu chấm chỗ nào Về nhà tìm trong các bài tập đọc đã học các trường hợp dùng dấu hai chấm . GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ Chuẩn bị bài: Từ đơn, từ phức LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 5 : TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1.Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ: tiếng dùng để tạo nên từ, còn từ dùng để tạo nên câu ; tiếng có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa, còn từ bao giờ cũng có nghĩa. 2.Phân biệt được từ đơn và từ phức . 3.Bước đầu làm quen với từ điển, biết dùng từ điển để tìm hiểu về từ. II.CHUẨN BỊ: Từ điển Sách giáo khoa Bảng phụ III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Khởi động: Bài cũ: Cấu tạo của tiếng GV yêu cầu HS sửa bài làm về nhà. GV nhận xét Bài mới: THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Giới thiệu: Để giúp các em hiểu thêm về từ và nhằm nâng cao kiến thức kĩ năng viết văn xuôi. Hôm nay thầy sẽ hướng dẫn tiếp các em về từ đơn và từ phức . Hoạt động1: Hướng dẫn học phần nhận xét - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập - Giáo viên yêu cầu học sinh đếm xem có bao nhiêu từ. Lưu ý học sinh mỗi từ phân cách nhau bằng dấu / - Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét từ nào có một tiếng, từ nào có hai tiếng . - Giáo viên cho học sinh xem xét và trả lời. - Giáo viên kết luận . * Từ chỉ gồm 1 tiếng là từ đơn * Từ phức là từ gồm nhiều tiếng - Giáo viên lưu ý học sinh * Từ có nghĩa khác có một số từ không có nghĩa do đó phải kết hợp với một số tiếng khác mới có nghĩa . Ví dụ : bỏng – xuý - Theo em tiếng dùng để làm gì ? - Từ dùng để làm gì ? - Sau khi học sinh trả lời giáo viên nhận xét và kết luận . * Tiếng cấu tạo nên từ .Từ dùng để tạo thành câu . Hoạt động 2: Hướng dẫn học phần ghi nhớ - Giáo viên cho học sinh đọc nhiều lần phần ghi nhớ . Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1: - Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu của bài tập . - Cả lớp trao đổi và làm theo nhóm . - Đại diện nhóm trình bày từ nào một tiếng, từ nào hai tiếng và đọc to từ đó . Bài tập 2: - Giáo viên hướng dẫn học sinh tra từ điển và ghi lại 3 từ đơn , 3 từ phức . - Giáo viên nhận xét và yêu cầu học sinh đặt câu. Bài tập 3: HS đặt câu với một từ đơn vàmột từ phức vừa tìm được . - Nhóm thực hiện thảo luận . - Học sinh đếm và nêu lên - Học sinh nhận xét - Nhiều học sinh nhắc lại - Học sinh nhận xét và nêu theo ý mình. - Nhiều học sinh đọc phần ghi nhớ. - 1 học sinh đọc . - Nhóm trình bày Học sinh tra từ điển. HS nối tiếp nhau làm bài của mình. Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 6 : MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU – ĐOÀN KẾT I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Mở rộng vốn từ theo chủ điểm: Nhân hậu – Đoàn kết . 2. Rèn luyện để sử dụng tốt vốn từ ngữ trên . II.CHUẨN BỊ: Từ điển III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Khởi động: Bài cũ : Từ đơn và từ phức Tiếng dùng để làm gì ? Từ dùng để làm gì ? Nêu ví dụ : Giáo viên nêu câu sau : Lớp / em / học tập / rất / chăm chỉ (và hỏi số từ ở câu) Bài mới : THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động1: Giới thiệu - Chúng ta đã đựoc học một tiết luyện từ và câu nói về lòng nhân hậu , đoàn kết Hôm nay chúng ta tiếp tục mở rộng vốn từ nhân hậu và đoàn kết . Hoạt động 2: Luyện tập Bài tập 1: a) Tìm các từ có tiếng hiền . - Giáo viên hướng dẫn học sinh tra tự điển, tìm chữ với vần iên. b) Tương tự tìm chữ a vần ac có thể tìm thêm bằng trí nhớ . - Giáo viên giải thích các từ học sinh vừa tìm có thể cho vài em mở từ điển để giải thích từ. Bài tập 2: - Giáo viên chia lớp thành bốn nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy đã viết sẵn bảng từ câu bài tập 2. Thư ký làm nhanh nhóm nào làm xong dán bài trên bảng lớp . - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - Giáo viên chốt lại và xếp đúng các bảng từ trên bảng phụ . * Nhân hậu : - nhân ái ,hiền hậu,phúc hậu,đôn hậu,trung hậu, nhân từ. + tàn ác ,hung ác ,độc ác * Đoàn kết : - cưu mang, che chở, đùm bọc. + đè nén , áp bức,chia rẽ. Bài tập 3: Giáo viên gợi ý. Phải chon từ nào trong ngoặc mà nghĩa của nó phù hợp với nghĩa của từ khác trong câu để tạo thành câu có nghĩa hợp lý. Bài tập 4: Giáo viên gợi ý. - Muốn hiểu nghĩa của thành ngữ em phải hiểu cả nghĩa đen và nghĩa bóng của các từ . Mở rộng vốn từ nhân hậu và đoàn kết . 2 học sinh đọc yêu cầu cả ví dụ. Thi đua nhóm xem nhóm nào tìm nhiều tiếng nhất sẽ thắng. - Hoạt động nhóm, thư ký ghi lại. 2 học sinh đọc yêu cầu bài . Cả lớp đọc thầm Học sinh làm bài theo nhóm. 2 hoc sinh đọc yêu cầu bài. Cả lớp đọc thầm. Học sinh làm bài theo nhóm . Thư ký điền nhanh vào bảng các từ tìm được. Đại diện nhóm trình bày Học sinh làm vào sách. 2 học sinh đọc yêu cầu đề bài Cả lớp đọc thầm Giải thích các câu thành ngữ. Cả lớp nhận xét . Củng cố - Dặn Dò. Tìm thêm các từ thuộc chủ điểm trên . Nhận xét tiết Chuẩn bị bài : Từ ghép & từ láy LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 7 : TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1.Nắm được hai cách chính cấu tạo từ phức của Tiếng Việt : ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau (từ ghép ) ; phối hợp những tiếng có âm hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau (từ láy ) . 2.Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để phân biệt từ ghép với từ láy, tìm được các từ ghép và từ láy đơn giản, tập đặt câu với các từ đó . II.CHUẨN BỊ: Từ điển học sinh Bảng từ III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Khởi động: Bài cũ :Mở rộng vốn từ: hân hậu và đoàn kết.(tt) - Từ phức khác với từ đơn ở điểm nào? Cho ví dụ: - Tìm một số từ có tiếng “nhân”. Bài mới : THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Giới thiệu Các em đã biết thế nào là từ đơn và từ phức .Hôm nay chúng ta học bài từ ghép và từ láy. Giáo viên ghi tên bài dạy . Hoạt động1: Hướng dẫn học phần nhận xét Tìm hiểu bài: Giáo viên cho hai học sinh đọc yêu cầu của bài. Giáo viên yêu cầu nhận xét những từ “truyện thầm thì” ,”ông cha”, “truyện cổ”. Giáo viên giải thích nghĩa cho học sinh Muốn có những từ trên phải do những tiếng nào tạo thành ? Sau khi học sinh nêu giáo viên nhận xét Kết luận từ ghép Giáo viên cho học sinh nhận xét “thầm thì” có gì khác ? Giáo viên cho học sinh đọc tiếp đoạn thơ tiếp theo Giáo viên yêu cầu học sinh tìm tiếp 3 từ phức . Giáo viên yêu cầu hoc sinh nhận xét những từ phức tìm được . Giáo viên kết luận : Ba từ phức này đều do những tiếng có âm đầu khác hay vần đầu khác tạo nên từ láy. Hoạt động 2: Hướng dẫn học phần ghi nhớ Giáo viên cho 3,4 học sinh đọc phần ghi nhớ trong sách giáo khoa. Giáo viên cho học sinh giải thích phần ví dụ trong phần ghi nhớ. Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1: Giáo viên cho học sinh đọc toàn bài . Giáo viên lưu ý học sinh.Trước tiên cần phải xác định xem tiếng ấy có nghĩa hay không? Nếu hai tiếng có nghĩa là từ ghép. Tương tự giáo viên cho học sinh nhận xét phần b và tìm ra từ láy. Giáo viên cho học sinh thực hiện và nêu kết quả. Bài tập 2: Giáo viên yêu cầu học sinh nêu yêu cầu của bài và cho học sinh thi đua tìm từ ghép và từ láy với những tiếng : ngay, thẳng, thật. Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh. Học sinh đọc câu thơ 1. Cả lớp đọc thầm Học sinh nêu . Truyện cổ = tiếng truyện + tiếng cổ tạo thành. Ông cha do tiếng ông và tiếng cha tạo thành. Học sinh nhận xét từ “thầm thì” có tiếng lặp lại âm đầu. Học sinh đọc tiếp đoạn thơ tiếp . Chầm chậm , cheo leo ,se sẽ. Học sinh đọc học sinh thực hiện Học sinh thi đua tìm từ láy Học sinh thực hiện Củng cố – Dặn Dò. Nhận xét tiết học Yêu cầu học sinh về nhà tìm từ láy và từ ghép . Chuẩn bị bài : Luyện tập từ ghép và từ láy. LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 7 : LUYỆN TẬP TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦUBước đầu nắm được mô hình cấu tạo từ ghép, từ láy để nhận ra từ ghép và từ láy trong câu, trong bài. II.CHUẨN BỊ: Từ điển Tiếng Việt Sách giáo khoa . III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Khởi động: Bài cũ: Từ ghép và từ láy GV yêu cầu HS sửa bài làm về nhà. GV nhận xét Bài mới: THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động1: Giới thiệu Hôm nay chúng ta cùng nhau luyện tập về từ ghép và từ láy để củng cố thêm hiểu biết về hai loại từ này. Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1: So sánh hai từ ghép sau đây: Bánh rán Bánh trái Từ ghép nào có nghĩa phân loại Từ ghép nào có nghĩa tổng hợp Giáo viên cho học sinh làm, quan sát và kết luận . Nghĩa của từ ghép rộng hơn .Khái quát hơn .Đó là nghĩa tổng hợp . Giáo viên nêu một vài ví dụ : Yêu quí : yêu mến + quí trọng . Thương mến, quyến luyến Bài tập 2: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của bài. Giáo viên cho học sinh đọc bảng phân loại từ ghép. + Từ ghép có nghĩa phân loại: + Từ ghép có nghĩa tổng hợp. Giáo viên phát giấy cho học sinh làm việc. Giáo viên cho học sinh đọc kết quả và nhận xét. Bài tập 3: Giáo viên gợi ý : Trước tiên cần xác định các từ láy lặp lại bộ phận nào (âm đầu, vần, tiếng) Thi đua nhóm tìm nhanh và điền vào cột (đội A và B) Giáo viên cho đọc yêu cầu của đội A và kết quả, tương tự cho đội B. Giáo viên nhận xét và kết luận . Học sinh quan sát và lắng nghe Học sinh thực hiện 4,5 học sinh làm miệng Cả lớp nhận xét. Phát phiếu cho HS trao đổi làm bài Học sinh đọc nối tiếp nhau, một học sinh đọc ý a, một học sinh đọc ý b. Học sinh đọc Học sinh dán kết quả lên bảng Học sinh đọc bài làm Học sinh đọc yêu cầu Học sinh xác định rõ yêu cầu của bài và thưcï hiện. Các nhóm thi đua dán kết quả lên bảng. Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: Trung thực và tự trọng LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 9 : MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC – TỰ TRỌNG I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Mở rộng vốn từ ngữ thuộc chủ điểm : Trung thực- Tự trọng. 2. Nắm được nghĩa và biết cách dùng các từ ngữ nói trên để đặt câu. II.CHUẨN BỊ: Bảng phụ viết sẵn các bài tập 1,3,5. Từ điển học sinh. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Khởi động: Bài cũ: Luyện tập về từ ghép và từ láy GV yêu cầu HS sửa bài làm về nhà. GV nhận xét Bài mới: THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động1: Giới thiệu: Tiết luyện từ với câu hôm nay giúp các em biết thêm nhiều từ ngữ và thành ngữ thuộc chủ điểm trung thực tự trọng. Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1: - Tìm những từ gần nghĩa và những từ trái nghĩa với trung thực Bài tập 2: Đặt câu với mỗi câu từ vừa tìm được (gợi ý chon các từ thẳng thắng, thật thà, bộc trực) Dối trá, gian lận , lừu đảo. Bài tập 3: Dòng nào dưới nay nêu đúng nghĩa của từ tự trọng . Tin vào bản thân Quyết định lấy công việc của mình Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình. Đánh giá mình quá cao và coi thường người khác. (Nhận xét: tự trọng là coi trọng phẩm giá của mình) Bài tập 4: Trong số các thành ngữ dưới đây thành ngữ nào nói về tính trung thực ,thành ngữ nào nói về tính tự trọng ? Giải nghĩa các thành ngữ trước rồi làm bài . a) Thẳng như ruột ngựa :Người có lòng ngay thẳng như ruột của ngựa b) Giấy rách. : Dù nghèo đói khó khăn phải giữ phẩm giá của mình. c) Thuốc đắng . : Lời góp ý thẳng ,khi nghe nhưng giúp ta sữa chữa khuyết điểm. d) Cây ngay .. : Người ngay thẳng không sợ bị kẻ xấu làm hại. e) Đói sạch .. : Dù đói khổ vẫn sống trong sạch , long thiện. Nhận xét: a, c, d: nói về tính trung thực b, e : nói về lòng tự trọng. Đọc một câu mẫu. Từ gần nghĩa Từ trái nghĩa Thẳng thắng, ngay thẳng, that thà, thành thật ,chính trực. Dối trá, gian lận ,gian dối, lừu đảo ,lừu lọc. Nêu bài làm Nhận xét Tự tìm nêu ý kiến Phát biểu tự do Nhận xét Đọc đề bài Thảo luận phát biểu. Hai HS lên bảng trình bày trên phiếu. Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ Chuẩn bị bài: Danh từ LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 10 : DANH TỪ I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1.Hiểu danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị ). 2.Nhận biết được danh từ trong câu, đặc biệt là danh từ chỉ khái niệm; biết đặt câu với danh từ. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT1, 2. Tranh, ảnh về một số sự vật có trong đoạn thơ ở BT1 (phần nhận xét): con sông, rặng dừa, truyện cổ Ba, bốn tờ phiếu khổ to viết nội dung BT1 (phần luyện tập) III. . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Khởi động: Bài cũ: GV yêu cầu HS sửa bài làm về nhà. GV nhận xét Bài mới: THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động1: Giới thiệu Hoạt động 2: Nhận xét Bài tập 1: HS đọc bài Cho HS thảo luận (truyện cổ, cuộc sống, tiếng, xưa, cơn, nắng, mưa, con, sông, rặng dừa, đời, cha ông, con, sông, chân trời, truyện cổ, ông cha) Bài tập 2: HS thực hiện như BT1 Từ chỉ người: ông cha, cha ông Từ chỉ vật: sông, dừa, chân trời. Từ chỉ hiện tượng: mưa, nắng. Từ chỉ khái niệm: cuộc sống, truyện cổ, tiếng, xưa, đời. Từ chỉ đơn vị: cơn, con, rặng. Hoạt động 3: Ghi nhớ Từ BT 1, 2 giáo viên cho HS rút ra ghi nhớ. Hoạt động 4: Luyện tập Bài tập 1: HS làm vào VBT, 2 HS trình bày trên phiếu. GV chốt lại lời giải đúng: điểm, đạo đức, lòng, kinh nghiệm, cách mạng. Bài tập 2: HS đặt câu GV nhận xét để giúp HS chữa bài. Cả lớp đọc thầm. HS trình bày kết quả. HS trình bày kết quả. HS đọc ghi nhớ. HS làm bài. HS từng tổ nối tiếp nhau đọc câu văn mình vừa đặt được. Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ Chuẩn bị bài: Danh từ chung và dang từ riêng. LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 11 : DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1.Nhận biết được danh từ chung và danh từ riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng

File đính kèm:

  • docLUYENTU - CAU2.doc
Giáo án liên quan