Giáo án mầm non lớp 3 tuổi - Chủ đề: Thế giới động vật

I/ Mục đích yêu cầu:

- Dạy trẻ đi bước đều, luyện tư thế đi thẳng người mắt nhìn phía trước, không đụng vòng.

- Luyện cho trẻ đi theo hiệu lệnh, phát triển cơ tay, chân.

II/ Đón trẻ:

- Cho trẻ chơi với vòng.

III/ Hoạt động có chủ đích

doc12 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4518 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp 3 tuổi - Chủ đề: Thế giới động vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày tháng năm 20 Ngày 1 I/ Mục đích yêu cầu: Dạy trẻ đi bước đều, luyện tư thế đi thẳng người mắt nhìn phía trước, không đụng vòng. Luyện cho trẻ đi theo hiệu lệnh, phát triển cơ tay, chân. II/ Đón trẻ: Cho trẻ chơi với vòng. III/ Hoạt động có chủ đích: BƯỚC QUA VÒNG * Hoạt động 1: Chơi tập với túi cát Động tác 1: Động tác tay: Ngồi chân duỗi thẳng, hai tay cầm túi cát để trên đùi, giơ túi cát ra phía trước cho cô xem, hạ tay xuống. (4 – 6 lần) Động tác 2: Động tác chân: Đứng thẳng, hai tay cầm túi cát buông xuôi. Ngồi xuống để túi cát xuống sàn, đứng lên giơ tay lên cao. Ngồi xuống nhặt túi cát, đứng lên. (4 – 6 lần) Động tác 3: Động tác lưng - bụng: Ngồi chân duỗi thẳng, túi cát để trên sàn giữa hai chân, tay chống phía sau. Dang chân ra, chụm chân lại. (3 – 4 lần) Động tác 4: Động tác toàn thân: Chạy theo sau cô. * Hoạt động 2: VĐCB: Bước qua vòng. Các con ơi, mình cùng đi chơi với cô nha. Bây giờ cô cho các con chơi: Bước qua vòng. Cô mời từng trẻ, mỗi trẻ thực hiện 2 – 3 lần. Lần sau cô cho trẻ bước qua cái hố (cô vẽ những cái vòng) Mỗi lần trẻ thực hiện cô chú ý sửa sai, khuyến khích trẻ thực hiện. Cho trẻ thi đua đi qua vòng theo hai màu xanh, đỏ. * Hoạt động 3: Đuổi theo cô nào Cô đâu, cô đâu; Cô đây, cô đây Các con cùng chạy nhanh đến với cô, xem bạn nào chạy trước nha. Trẻ chơi 2 – 3 lần, cô nhắc bé không chen lấn, xô đẩy bạn. Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng theo sau cô. IV/ HỌAT ĐỘNG VUI CHƠI : * Hoạt động góc: -Học tập : nặn con giun ,vẽ, tô màu theo ý thích - Phân vai : bán hàng ,bé tập làm bác sĩ -HĐVĐV : lồng hộp, xâu vật màu vàng -TCVĐ: trời nắng ,trời mưa +luật chơi :trẻ đi chơi và làm điệu bộ nhẩy giống thỏ theo nhạc bài hát “trời nắng trời mưa”khi nghe đến câu hát “mưa to rồi mau mau ta về thôi “thì trẻ chạy về nhà theo cô *Mèo và chim sẽ * Hoạt động ngoài trời: -Quan sát các màu vàng của lá cây trong sân trường , -khám phá Tại sao lá cây có màu vàng ? * Hoạt động chiều: Hát và vận động theo nhạc cùng cô. * Nhận xét cuối ngày: Các cháu tập đều, cháu biết bước qua vòng nhất chân lên cao không đụng vòng. Các cháu chơi ở các góc ngoan, biết cất dẹp đồ chơi lên kệ cho cô. Thứ hai, ngày tháng năm 20 Ngày 2 I/ Mục đích yêu cầu: Cháu biết hát rõ lời, đúng nhịp và biết thể hiện cảm xúc của mình qua bài hát “Con gà trống”. Cháu vận động theo nhạc bài: “Đàn gà trong sân” Củng cố phân nhóm theo màu sắc (xanh, đỏ, vàng) Ôn nhận biết tiếng kêu và đặc điểm di chuyển của một số con vật (gà, vịt). Ôn kỹ năng đọc thơ bài “Tìm ổ” Cháu biết thể hiện sự vui thíc khi nghe hát và vận động. II/ Đón trẻ: Cho trẻ chơi trò chơi: “Bắt chước tiếng kêu các con vật” III/ Hoạt động có chủ đích: CON GÀ TRỐNG * Hoạt động 1: Trò chơi “Tạo dáng” Cô vừa hướng dẫn vừa mở nhạc cho cháu chơi tạo dáng giống hình cô giơ lên. VD: Vịt: trẻ đi giống vịt. Mèo nằm: trẻ nằm xuống kêu meo meo. Còn bức tranh này vẽ con gì? Chú gà trống này đang làm gì đó? Trời sáng rồi, các chú gà trống cùng mọi người thức dậy nha. * Hoạt động 2: Rèn kỹ năng hát bài “Con gà trống” Bây giờ các con lắng nghe cô đàn, đoán tên bài hát là gì nhé! Cô nói tên bài hát “Con gà trống” Cô hát cho trẻ nghe. Cô vừa hát cho con nghe bài gì? Bài hát nói về con vật nào? Các con biết gì về con gà trống? Gà trống gáy gọi mọi người thức dậy, là con vật có ích cho con người, nên các con phải biết thương yêu và cho nó ăn. Chơi trò chơi: “Bé vui hát”, cả lớp hát với cô. Các con hát rất hay, cô sẽ tổ chức hội thi “Ai giỏi sẽ được hát cùng cô”. Mỗi bạn chọn cho mình một mũ hình quả bóng nhé. Chia trẻ thành 3 nhóm bóng xanh, đỏ, vàng. Cô cho lần lượt từng nhóm trẻ hát. * Hoạt động 3: Vận động bài “Đàn gà con” Cô mở băng nhạc và hát bà “Đàn gà con”, cho trẻ vận động minh họa theo bài hát. * Hoạt động 4: Nghe hát bài “Tìm ổ” Trò chơi ú òa. Cô hát cho trẻ nghe bài “Tìm ổ” IV/ HỌAT ĐỘNG VUI CHƠI : * Hoạt động góc: -Học tập : nặn con giun ,vẽ, tô màu theo ý thích - Phân vai : bán hàng ,bé tập làm bác sĩ -HĐVĐV : lồng hộp, xâu vật màu vàng -TCVĐ: trời nắng ,trời mưa +luật chơi :trẻ đi chơi và làm điệu bộ nhẩy giống thỏ theo nhạc bài hát “trời nắng trời mưa”khi nghe đến câu hát “mưa to rồi mau mau ta về thôi “thì trẻ chạy về nhà theo cô *Mèo và chim sẽ * Hoạt động ngoài trời: -Quan sát các màu vàng của lá cây trong sân trường , -khám phá Tại sao lá cây có màu vàng ? * Hoạt động chiều: - hát và vận động theo nhạc cùng cô. * Nhận xét cuối ngày: Các cháu thích thú khi nghe cô hát, trẻ thuộc bài hát và biết vận động theo cô. Thứ hai, ngày tháng năm 20 Ngày 3 I/ Mục đích yêu cầu: Trẻ biết mưa to -> nghe ào ào, mưa nhỏ -> nghe tí tách Biết mưa rơi từ trên trời xuống. Vẽ mưa rơi bằng những nét xiên từ trên xuống. Khuyến khích trẻ vẽ nét xiên dài (mưa to) Dạy trẻ biết mưa làm cho hoa, cỏ tươi tốt. Đi ngoài trời mưa thì phải mặc áo mưa, che dù. II/. Trò chuyện đầu giờ: -Cho trẻ chơi trò chơi mưa to mưa nhỏ vỗ tay to, vỗ tay nhỏ III/. Hoạt động có chủ đích: VẼ MƯA RƠI 1. Hoạt động 1: Trò chơi “Trời nắng, trời mưa” Các chú thỏ ơi, đói bụng chưa? Mình đi kiếm ăn nha! À, cỏ đây rồi, nhưng mà cỏ rất thưa thớt và héo nữa, vì thiếu mưa. Thế, cô cháu mình cùng vẽ mưa tưới cho cỏ tươi tốt nha! 2. Hoạt động 2: Quan sát tranh vẽ mưa rơi. Đây là bức tranh cô vẽ gì đây con? Mưa. Mưa lớn là nét xiên dài, còn những hạt mưa nhỏ là nét xiên ngắn. Cô chỉ vào bức tranh và nói: Các con thấy không, mưa làm cho cây cỏ, hoa tươi tốt, cỏ xanh ngát, còn hoa thì nở rất đẹp. Bây giờ các con vào bàn ngồi, cô vẽ mưa cho các con xem. Cô làm mẫu 2 lần (vừa vẽ cô vừa giải thích cho trẻ) Cho trẻ chơi trò chơi “Mưa to, mưa nhỏ” 3. Hoạt động 3: Trẻ vẽ. Nhắc trẻ ngồi ngay ngắn, cách cầm bút. Đàm thoại với cá nhân trẻ: + Con vẽ gì vậy? + Con vẽ mưa như thế nào? Động viên trẻ vẽ chậm, vẽ được hạt mưa hoàn thành tác phẩm. Trẻ vẽ xong, cô giúp trẻ treo bài vẽ lên và nhận xét tác phẩm. Mình có mưa rồi, mình lại tưới nước cho cây đi? Mỗi trẻ cầm một bình lại tưới nước. IV/ HỌAT ĐỘNG VUI CHƠI : * Hoạt động góc: -Học tập : nặn con giun ,vẽ, tô màu theo ý thích - Phân vai : bán hàng ,bé tập làm bác sĩ -HĐVĐV : lồng hộp, xâu vật màu vàng -TCVĐ: trời nắng ,trời mưa +luật chơi :trẻ đi chơi và làm điệu bộ nhẩy giống thỏ theo nhạc bài hát “trời nắng trời mưa”khi nghe đến câu hát “mưa to rồi mau mau ta về thôi “thì trẻ chạy về nhà theo cô *Mèo và chim sẽ * Hoạt động ngoài trời: -Quan sát các màu vàng của lá cây trong sân trường , -khám phá Tại sao lá cây có màu vàng ? : V/. Nề nếp – vệ sinh: -Tập trẻ khi uống nước xong biết úp ly xuống mâm. -Khi trẻ chơi rủ bạn cùng chơi, hoặc sẵn sàng nhường đồ chơi cho bạn. * Hoạt động chiều: -Hát và vận động theo nhạc cùng cô. * Nhận xét cuối ngày: Các cháu vẽ đúng, đẹp, nhưng cách cầm bút còn sai.Bé Mai , Huy vẽ đẹp. Thứ hai, ngày tháng năm 20 Ngày 4 I. Mục đích yêu cầu: Cháu hiểu nội dung bài thơ, động tác của gà mái khi tìm ổ để đẻ trứng. Trẻ cảm nhận được nhịp điệu bài thơ vui tươi. Trẻ đọc thơ diễn cảm theo cô và biết thể hiện động tác minh họa. Cung cấp và luyện trẻ phát âm các từ khó: yếm đỡ, cánh phồng, bắp chuối, xăm xăm, xúi xúi, tóùt tót. Giáo dục trẻ biết yêu mến các con vật nuôi trong gia đình. II. Trò chuyện đầu giờ: Hỏi trẻ: ở nhà các con có nuôi con gì không? III. Hoạt động có chủ đích: Đọc thơ “TÌM Ổ” 1. Hoạt động 1: Xem Ti-vi Dùng tình huống cho trẻ xem Ti-vi về con vật nuôi trong gia đình. Trẻ xem xong, cô hỏi: + Các con vừa xem các con gì? + Tại sao các bạn biết đó là con gà mái? + Gà mái biết làm gì? + Gà mái đẻ trứng vào đâu? Cô có bài thơ nói về chị gà mái, cô sẽ đọc cho các con nghe. 2. Hoạt động 2: Cô đọc cho trẻ nghe diễn cảm lần 2 (nhấn vào các từ láy, từ tượng thanh) Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Tìm ổ. => Bài thơ nói về động tác và dáng vẻ của chị gà mái khi sắp đẻ trứng. Cô đọc diễn cảm lần 2 + động tác minh họa bài thơ. Cả lớp cùng đọc với cô 2 + 3 lần. 3. Hoạt động 3: Đàm thoại Dùng tình huống cô và trẻ đến xem gà mái làm gì trước khi đẻ trứng (cô hướng trẻ đến các tranh) Gà mái kia rồi, gà mái đang làm gì vậy các con? + Khi sắp đẻ trứng gà mái làm gì? + Các bạn có nghe gà mái kêu như thế nào khi sắp đẻ trứng? + Gà mái đẻ trứng vào đâu? => Kết hợp giáo dục trẻ Cho trẻ làm gà mái chạy tìm ổ và kêu tót tót. Chia trẻ làm 2 nhóm, lần lượt mỗi nhóm đọc thơ. Chơi trò chơi: Cho gà ăn. Cô nói: gà mái đẻ quả, bây giờ gà mái đói bụng quá -> gợi ý trẻ lấy thóc cho gà ăn. Trẻ lấy xong đem đến cho gà ăn (mô hình) Xem gà ăn thóc và đọc lại bài thơ “Tìm ổ” IV/ HỌAT ĐỘNG VUI CHƠI : * Hoạt động góc: -Học tập : nặn con giun ,vẽ, tô màu theo ý thích - Phân vai : bán hàng ,bé tập làm bác sĩ -HĐVĐV : lồng hộp, xâu vật màu vàng -TCVĐ: trời nắng ,trời mưa +luật chơi :trẻ đi chơi và làm điệu bộ nhẩy giống thỏ theo nhạc bài hát “trời nắng trời mưa”khi nghe đến câu hát “mưa to rồi mau mau ta về thôi “thì trẻ chạy về nhà theo cô *Mèo và chim sẽ * Hoạt động ngoài trời: -Quan sát các màu vàng của lá cây trong sân trường , -khám phá Tại sao lá cây có màu vàng ? V/. Nề nếp – vệ sinh: Tập trẻ khi uống nước xong biết úp ly xuống mâm. Dạy trẻ khi đưa hay nhận vật gì từ người lớn, phải nhận bằng hai tay. * Hoạt động chiều: Cô kể chuyện cho bé nghe. * Nhận xét cuối ngày: Các cháu thích đọc thơ, nhớ tên bài thơ, nhưng chưa thuộc lời Phát âm các từ láy còn ngọng, chưa rõ từ.Bé Tâm Minh phát âm chưa được Thứ hai, ngày tháng năm 20 Ngày 5 I. Mục đích yêu cầu: Trẻ nhận biết, gọi tên gà trống, gà mái, vịt. Biết đặc điểm, đặc trưng của các con vật qua các hình dáng, tiếng kêu, thức ăn, ích lợi. Biết các con vật thuộc nhóm gia cầm. Phát triển vốn từ gà trống gáy ò ó o; gà mái kêu cục ta cục tát; vịt kêu cạp cạp, vịt bơi dưới nước. Giáo dục trẻ lòng yêu quí thiên nhiên, chăm sóc các con vật nuôi. II. Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ: Ở nhà các con có nuôi con vật gì không? Con gì gáy ò ó o (gà trống). II. Hoạt động có chủ đích: NBTN: GÀ TRỐNG, GÀ MÁI, VỊT 1. Hoạt động 1: Quan sát “Có hai bạn rủ nhau đi chơi, một bạn ở trên bờ bới đất, tìm giun; còn một bạn xuống ao mò cua bắt ốc”. Đố là hai bạn gì? Các bé hãy tìm hình con gà, con vịt. Vịt cứu gà bằng cách nào? Đố bé làm sao vịt bơi được? Để biết gà, vịt khác nhau ở điểm nào? Cô cho hai đội kể chuyện theo tranh. Cô treo tranh lên, từng đội thay phiên nhau kể về đặc điểm khác nhau giữa hai con vật. Ví dụ: Nhóm 1: gà mỏ nhọn Nhóm 2: vịt mỏ dài, dẹp Trong lúc trẻ kể cô gợi ý, bổ sung về hình dáng, tiếng kêu: + Gà mái đang làm gì? Ăn thóc. + Gà mái kêu làm sao? Cục ta cục tát + Gà mái biết làm gì? Đẻ trứng + Tiếng gáy ò ó o là của con gà nào? Tương tự, cô gợi ý về con vịt. Cô chú ý rèn cho trẻ phát âm và nói một số câu dài, gà trống có mào đỏ, gà mái biết đẻ trứng, vịt bơi dưới nước… => Gà trống, gà mái, vịt là những con vật nuôi trong nhà, có hai chân và biết đẻ trứng được gọi là gia cầm. 2. Hoạt động 2: Trò chơi “Về đúng nơi nhanh nhất” * Cách chơi: Cô giới thiệu: chuồng gà, ao để vịt, ổ gà (một bé lấy 1 hình) để đẻ trứng, trẻ đeo thẻ hình con vật nào sẽ về đúng nơi của con vật đó. Giới thiệu chiếc túi kỳ diệu để trẻ tự chọn hình trong túi. + Lần 1: Cháu đi chơi, hát bài con gà trống, khi hết bài chạy về đúng nhà. + Lần 2: Cho trẻ thi đua xem ai về nhà nhanh nhất. Cô kiểm tra hỏi: “Nhà của ai đây” VD: Con gà trống có gì? Con gì bơi đây? * Yêu cầu: Trẻ bắt chước được tiếng kêu và dáng đi của các con vật. * Cách chơi: Cũng từ thẻ hình đeo ở cổ, cô cho trẻ đứng thành từng nhóm, cô chỉ vào nhóm nào thì nhóm đó làm tiếng kêu và dáng đi của con vật đó. IV/ HỌAT ĐỘNG VUI CHƠI : * Hoạt động góc: -Học tập : nặn con giun ,vẽ, tô màu theo ý thích - Phân vai : bán hàng ,bé tập làm bác sĩ -HĐVĐV : lồng hộp, xâu vật màu vàng -TCVĐ: trời nắng ,trời mưa +luật chơi :trẻ đi chơi và làm điệu bộ nhẩy giống thỏ theo nhạc bài hát “trời nắng trời mưa”khi nghe đến câu hát “mưa to rồi mau mau ta về thôi “thì trẻ chạy về nhà theo cô *Mèo và chim sẽ * Hoạt động ngoài trời: -Quan sát các màu vàng của lá cây trong sân trường , -khám phá Tại sao lá cây có màu vàng ? V/. Nề nếp – vệ sinh: Tập trẻ khi uống nước xong biết úp ly xuống mâm. Dạy trẻ khi đưa hay nhận vật gì từ người lớn, phải nhận bằng hai tay. * Hoạt động chiều: Cô đọc truyện về giáo dục lễ giáo cho trẻ nghe. * Nhận xét cuối ngày: Các cháu nói được tên các con vật và một số điểm đặc trưng của chúng, học ngoan, tiếp thu nhanh. Thứ hai, ngày tháng năm 20 NGÀY 3 I. Mục đích yêu cầu: Trẻ nhận biết gọi tên con vật: Thỏ, Heo. Biết một vài đặc điểm nổi bật như hình dáng, thức ăn, tiếng kêu và lợi ích chung. Tập trẻ phát âm một số từ: Con Thỏ, con Heo. Tập cho trẻ nói câu dài: Con Thỏ đuôi ngắn, tai dài; Con Heo bụng to, mắt híp. Mạnh dạn khi trò chuyện với cô và bạn II. Hoạt động có chủ đích: NBTN: THỎ – HEO 1. Hoạt động 1: Quan sát, trò chuyện Yêu cầu: Trẻ gọi tên và nhận biết được đặc điểm đặc trưng của con Heo và con Thỏ. Chơi trò chơi: “Con Thỏ ăn cỏ – uống nước – chui vô hang – Thỏ ngủ. Các bé hãy tìm xung quanh lớp hình con Thỏ đang ngủ chỉ cho cô xem. + Tại sao biết Thỏ ngủ? + Mắt Thỏ đâu? Đi tiếp, kiếm hình con Thỏ đang ngồi, hỏi: + Thỏ đang làm gì? + Thỏ thích ăn gì? - Các bạn trai hãy tìm củ cà rốt to cho Thỏ mẹ .Các bạn gái hãy tìm củ cà rốt nhỏ cho Thỏ con ăn nhé + Thỏ ăn bằng gì? + Miệng Thỏ đâu? + Tai Thỏ thế nào? Ai chỉ cho cô xem tai Thỏ đâu?đuôi thỏ ra sao ( cô gợi ý nếu trẻ không nói được ) - Tạo tình huống thỏ có đi giống bé không? ,thỏ đi như thế nào ? -Chúng ta nhẩy giống thỏ đi kết hợp mở nhạc bài hát “trời nắng trời mưa” cả lớp cùng nhẩy đi chơi ,mình đến nhà ai đây ta các con lắng tai nghe xem nhà ai nhé ! cô mở băng có tiếng kêu con heo ! ôi con gì kêu to thế nhỉ ? con heo -Tại sao con heo kêu to thế bạn nào biết : Nó đói nên nó kêu -Vậy mình cho heo ăn nha nhưng heo ăn gì ? ăn rau ,ăn cám + mỗm heo như thế nào ? to ,bụng heo cũng to nữa ,đuôi heo đâu ? cô chỉ vào đầu heo và hỏi trẻ đây là gì của con heo ? => Thỏ và heo là những con vật được nuôi trong gia đình ,gọi chung là gia súc ,ngoài ra thịt heo ăn rất ngon và có nhiều chất đạm giúp các con khỏe mạnh mau lớn 2 .Họat động 2: -Trò chơi ráp hình trẻ ráp hình các con vật bị cắt làm đôi 3.Họat động 3 : - Chạy nhanh về chuồng -Yêu cầu chạy về đúng nơi ở -Cách chơi : mỗi trẻ chọn 1 cái mũ hình con heo hoặc con thỏ ,mở nhạc bài đi chơi đi chơi nào các bạn ơi…. Khi nghe cô nói về nhà về nhà là các con phải chạy về đúng nhà của mình bạn nào đội mũ heo thì về nhà heo ,nhà heo đâu ? cho trẻ nhìn quan sát chổ ,còn nhà thỏ đâu ? nhà thỏ có hình củ cà rốt ,bây giờ mình chơi nha -cô cho trẻ chơi 2 – 3 lần III. Vui chơi: * Hoạt động góc: * Hoạt động ngoài trời: IV. Nề nếp – vệ sinh: Tập trẻ khi uống nước xong biết úp ly xuống mâm. Dạy trẻ khi đưa hay nhận vật gì từ người lớn, phải nhận bằng hai tay. * Hoạt động chiều: -Dạy trẻ tô màu các con vật V / NHẬN XÉT : -Các cháu nhận biết và bắt chước được tiếng kêu của các con vật

File đính kèm:

  • docthe gioi dong vat(1).doc