Giáo án mầm non lớp 3 tuổi - Thế giới động vật

II. CHUẨN BỊ HỌC LIỆU

 1. Đồ dùng học tập:

 - Tranh các con vật sống trong gia đình, những con vật sống dưới nước, những con sống trong rừng.

 - Tranh minh hoạ thơ, truyện.

 - Đồ dùng dạy học của cả cô và trẻ như hình tròn, hình vuông, tam giác, hình chữ nhật.

- Đất nặn, bảng, mẫu nặn sẵn , giấy , bút sáp màu.

- Nhạc cụ, mũ chóp, đàn, xắc xô.

- Bóng, ghế thể dục,túi cát, vòng thể dục.

- Vở tạo hình, vở LQVT.

 2. Đồ chơi ở các góc.

 - Góc khám phá xã hội: Tranh ảnh về các con vật , giấy màu, bút màu, bút chì.

 - Đồ chơi ở các góc; Đồ chơi xây dựng.

 - Bộ đồ chơi nấu ăn.

 - Dụng cụ âm nhạc như xắc xô, phách tre, đàn, trống.

 - Chậu, ca nhựa, nước, khăn lau tay.

 

doc62 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4784 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp 3 tuổi - Thế giới động vật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
II. CHUẨN BỊ HỌC LIỆU 1. Đồ dùng học tập: - Tranh các con vật sống trong gia đình, những con vật sống dưới nước, những con sống trong rừng. - Tranh minh hoạ thơ, truyện. - Đồ dùng dạy học của cả cô và trẻ như hình tròn, hình vuông, tam giác, hình chữ nhật. - Đất nặn, bảng, mẫu nặn sẵn , giấy , bút sáp màu. - Nhạc cụ, mũ chóp, đàn, xắc xô. - Bóng, ghế thể dục,túi cát, vòng thể dục. - Vở tạo hình, vở LQVT. 2. Đồ chơi ở các góc. - Góc khám phá xã hội: Tranh ảnh về các con vật , giấy màu, bút màu, bút chì. - Đồ chơi ở các góc; Đồ chơi xây dựng. - Bộ đồ chơi nấu ăn. - Dụng cụ âm nhạc như xắc xô, phách tre, đàn, trống. - Chậu, ca nhựa, nước, khăn lau tay. II. MẠNG NỘI DUNG GIA CẦM - Tẻ biết tên gọi đặc điểm nổi bật: cấu tạo, tiếng kêu, thức ăn, thói quen, vận động. - Ích lợi, các món ăn từ thịt gà thịt vịt. - Biết nơi sống và cách chăm sóc, bảo vệ. GIA SÚC - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm nổi bật, cấu tạo, tiếng kêu, thức ăn, thói quen, vận động - Ich lợi, các món ăn từ thịt heo, thịt bò - Biết nơi sống và cách chăm sóc bảo vệ vật nuôi THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ĐỘNG VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC ( CÁ ) - Trẻ biết tên gọi, các bộ phận chính, màu sắc, kích thước, ích lợi, các món ăn từ cá - Nơi sống và cách chăm sóc, bảo vệ. ĐỘNG VẬT SỐNG TRONG RỪNG - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm nổi bật: cấu tạo, hình dạng, màu sắc, thức ăn, thói quen vận động. - Ích lợi và nơi sống, cách bảo vệ và chăm sóc. III. MẠNG HOẠT ĐỘNG 1 Phát triển thể chất - Bò thấpchui qua cổng- bật ô - Ném trúng đích nằm ngang - Chạy nhanh 10m - Ném xa bằng 1 tay 2 Phát triển thẩm mỹ * Tạo hình : - Tô màu con vật sống trong gia đình ( có 4 chân) - Vẽ chú gà con - Vẽ con cá - Nặn con thỏ * Âm nhạc : - Dạy hát : Gà trống, mèo con và cún con ; - Dạy hát - vận động: Một con vịt - Dạy hát: Cá vàng bơi - Dạy hát : Đố bạn 3 Phát triển ngôn ngữ * LQVH - Truyện: Chú thỏ tinh khôn - Thơ: Đàn gà con - Thơ: Rong và cá - Truyện: Bác gấu đen và hai chú thỏ THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT 4 Phát triển nhận thức : * KPKH : - Một số con vật nuôi trong gia đình ( có 4 chân, đẻ con ) - Một số con vật nuôi gia đình ( có 2 chân, đẻ trứng ) - Quan sát con cá - Một số con vật sống trong rừng *LQVT - Nhận biết hình tam giác, chữ nhật - Ôn tập nhận biết hình tam giác, chữ nhật, hình vuông, hình tròn - Phân biệt nhiều hơn – ít hơn - Tạo nhóm các con vật 5 Phát triển TCXH Trò Chơi vận động: - Mèo và chim sẻ - Bắt Vịt con. - Cò bắt ếch - Trời nắng, trời mưa. -Trò Chơi xây dựng: Xây trang trại chăn nuôi,Xây ao cá Xây vườn bách thú Trò Chơi phân vai: -Bán thức ăn cho gia súc, gia cầm,Bác sỹ thú y.Đóng vai các thành viên trong gia đình đi du lịch KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN I Tuần I: Từ ngày 12\ 12 – 16 \ 12 \ 2011 Chủ đề nhánh: GIA SÚC Hoạt động Nội dung Đón trẻ - Cô niềm nở đón trẻ vào lớp. - Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ của trẻ. - Điểm danh sĩ số lớp Thể dục sáng - Tập thể dục theo nhạc Hoạt động ngoài trời 1.Trẻ dạo chơi quanh sân, quan sát thiên nhiên. - Dự báo thời tiết. - Trò chuyên với trẻ theo chủ đề 2.Hoạt động có chủ đích: -Ôn kiến thức: Ôn lại kiến thức trẻ đã học hôm trước. -Làm quen kiến thức mới: Kiến thức trẻ trong ngày. 3.Trò chơi vận động: Mèo và Chim sẻ -Cách chơi: Chọn một cháu làm “Mèo” ngồi ở góc sân, trẻ còn lại làm “Chim sẻ”. Các con “Chim sẻ” vừa nhảy đi kiếm ăn vừa kêu “Chích, chích, chích” ( Thỉnh thoảng lại ngồi gõ 2 tay xuống đất giả như mổ thức ăn), khoảng 30 giây “Mèo” xuất hiện. Khi “Mèo” kêu “Meo, meo, meo” thì các con “Chim sẻ” bay ( chạy ) nhanh về “tổ” của mình (Vào vòng tròn ). Con nào chậm chạp sẽ bị “Mèo” bắt và phải ra ngoài một lần chơi. 4. Trò chơi dân gian: Bắt vịt trên cạn. - Cách chơi: Trẻ nắm tay nhau đứng thành vòng tròn làm hàng rào “nhốt vịt”. Hai trẻ làm người đi “bắt vịt” phải bịt mắt kín bằng khăn. Hai trẻ làm “vịt” đứng ở trong vòng tròn, vừa đi vừa kêu “cạc, cạc”. Khi có lệnh, người đi “ bắt vịt” chú ý tiếng “vịt” kêu để bắt được “vịt”. Hai trẻ làm “vịt” không được đi ra khỏi hàng rào. Ai bắt được “vịt” thì được các bạn khen thưởng, “Vịt” bị bắt thì phải đóng vai người đi “bắt vịt”. 5.Chơi tự do: Trẻ chơi theo ý thích. - Cô bao quát quán xuyến trẻ chơi Hoạt động có chủ đích Thư 2 Khám phá khoa học: Một số vật nuôi trong gia đình ( 4 chân, đẻ con) Thứ 3 Thể dục: Bò thấp chui qua cổng. Thứ 4 LQVT: Nhận biết hình tam giác, hình chữ nhật. Thứ 5 LQVH: Truyện “Chú thỏ tinh khôn”. Thứ 6 Tạo hình: Tô màu tranh các con vật nuôi trong gia đình. Hoạt động góc Các góc chơi: Góc phân vai: Bán thức ăn cho gia súc. Chuẩn bị: Lúa, ngô. b.Góc xây dựng: Xây trang trại chăn nuôi. Chuẩn bị : Gạch, hàng rào, các con vật nuôi gia đình. c.Góc nghệ thuật: Âm nhạc: Hát múa các bài về chủ đề. Tạo hình: Tô màu tranh về các con vật nuôi trong gia đình. Chuẩn bị: Phách tre, xắc xô, bút màu, sáp màu, tranh vẽ sẵn nhưng chưa tô màu. đ.Góc học tập – sách. - Xem tranh ảnh, truyện về chủ đề. Chuẩn bị: Tranh, truyện về chủ đề. e.Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh. Chuẩn bị: Nước, bình tưới, khăn, xà phòng diệt khuẩn. Tiến hành chơi -Cô ổn định lớp. Trò chuyện dẫn dắt trẻ vào các góc chơi. -Cô giúp trẻ thoả thuận vai chơi, chọn vai chơi. Hướng dẫn trẻ nhận nhiệm vụ công việc của từng vai chơi, cô hướng dẫn trẻ chơi. Cô có thể cùng chơi với trẻ, cô khuyến khích trẻ sáng tạo trong khi chơi. 3. Nhận xét giờ chơi: -Cô nhận xét vai chơi, nhóm chơi, giờ chơi của trẻ. -Cho trẻ thu đồ chơi xếp gọn gàng đúng nơi quy định. Vệ sinh, ăn trưa - Cô hướng dẫn trẻ vệ sinh cá nhân, rửa tay, rửa mặt. - Cho trẻ ăn trưa. -Vệ sinh sau khi ăn, đánh răng, rửa mặt. - Cho trẻ ngủ trưa. Hoạt động chiều - Cho trẻ ăn xế. -Vệ sinh sau khi ăn. - Ôn lại kiến thức của buổi sáng. -Làm quen kiến thức mới: Kiến thức của ngày hôm sau. - Vệ sinh - nêu gương- trả trẻ. + Vệ sinh cá nhân cho trẻ. + Bình cờ, nêu gương bé ngoan. + Trả trẻ. Nhận xét cuối ngày - Phần thực hiện được. - Phần thực hiên chưa tốt, lý do. ********************************************* KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY Thứ 2 ngày 12 tháng 12 năm 2011 CHỦ ĐỀ NHÁNH: :GIA SÚC I.Các hoạt động trong ngày: 1) Đón trẻ- trò chuyện- điểm danh: - Cô niềm nở đón trẻ vào lớp - Trò chuyện, trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ, học tập của trẻ - Điểm danh sĩ số lớp. 2. Thể dục sáng: - Tập thể dục theo nhạc. II. Hoạt động ngoài trời 1.Trẻ dạo chơi quanh sân, quan sát thiên nhiên: - Trẻ dạo quanh sân trường quan sát bầu trời, khí hậu. Dự báo thời tiết. - Trò chuyện về chủ đề. 2. Hoạt động có chủ đích: - Ôn kiến thức cũ: Chủ đề “ Nghề nghiệp” - Làm quen kiến thức mới: Khám phá khoa học: Một số con vật nuôi trong gia đình ( 4 chân, đẻ con) 3.Trò chơi vận động: Mèo và chim sẻ 4. Trò chơi dân gian: Bắt vịt trên cạn. 5.Chơi tự do: Trẻ chơi theo ý thích. ( Cô bao quát, quán xuyến trẻ chơi) III. Hoạt động có chủ đích: MÔN: KHÁM PHÁ KHOA HỌC. ĐỀ TÀI: Một số con vật nuôi trong gia đình ( 4 chân, đẻ con) 1)Mục địch yêu cầu: - Trẻ gọi đúng tên con vật. Nhận xét một vài đặc điểm nổi bật của con vật và biết lợi ích của chúng. - Rèn kỹ năng ghi nhớ, chú ý cho trẻ. - Giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ các con vật nuôi. 2) Chuẩn bị: - Mô hình các con vật: Mèo, chó, bò, lợn. - Tranh các con vật nuôi trong gia đình 3)Nội dung tích hợp: - Âm nhạc, tạo hình. 4. Phương pháp: Quan sát, đàm thoại. 5. Tiến hành: a) Mở đầu hoạt động: - Cả lớp hát bài “Rửa mặt như mèo” - Cô hỏi trẻ vừa hát bài gì?Trong bài hát nói về con gì? - Gia đình các con nuôi những con gì? - Hôm nay, bạn búp bê mời cô và các con cùng đến thăm trang trại chăn nuôi nhà bạn xem trang trại nhà bạn nuôi những con gì và cả lớp mình cùng tìm hiểu về các con vật nuôi trong gia đình có 4 chân đẻ con nhé. b) Hoạt động trọng tâm: * Hoạt động 1: - Cô đọc câu đố về con chó? Hỏi trẻ con gì? - Cô đưa bức tranh con chó? Trẻ đọc từ “ con chó” Các con có nhận xét gì về con chó? Nó có những bộ phận nào? Có mấy chân? Chó sủa như thế nào? Chó sống ở đâu? Nuôi chó để làm gì? + Cô đọc câu đố về con mèo. - Cô treo tranh con mèo và hỏi trẻ tranh vẽ con gì? - Cho trẻ đọc từ “ Con mèo” - Con Mèo có những bộ phận nào? - Mèo kêu như thế nào? Mèo có mấy chân? - Mèo đẻ con hay đẻ trứng? - Mèo ăn gì? Mèo sống ở đâu? - Nuôi Mèo để làm gì? + Cô đọc câu đố về con Lợn? - Cô treo tranh và hỏi trẻ con gì? - Cô cho trẻ đọc từ “ Con Lơn” - Hỏi trẻ con Lợn có những bộ phận nào? - Con Lợn kêu như thế nào? Lợn có mấy chân? - Lợn đẻ con hay đẻ trứng? - Lợn ăn gì? Sống ở đâu? - Nuôi Lợn để làm gì? * Giáo dục: Các con ạ! Các con vật này đều có 4 chân, đẻ con và được nuôi trong gia đình, được gọi là gia súc. Chúng rất có ích lợi với chúng ta như bắt chuột, trông nhà, cho ta thịt ăn. Vì vậy, các con không được đánh đập các con vật nuôi và phải chăm sóc chúng. + Mở rộng: Ngoài những con vật 4 chân, đẻ con cô đã cho các con quan sát, các con còn biết những con gì nuôi trong gia đình có 4 chân, đẻ con nữa.( 2-3 trẻ trả lời). Trong lúc trẻ lời cô cho trẻ quan sát tranh như con bò, con trâu, con thỏ. * Hoạt động 2: Trò chơi “ Tạo dáng”. + Cách chơi: Cả lớp vừa đi vừa hát bài “ Gà trống, Mèo con và Cún con”, khi cô nói “ Tạo dáng” trẻ sẽ tạo dáng các con vật. ( Cho trẻ chơi 2-3 lần). IV. Hoạt động góc 1. Các góc chơi: - Góc xây dựng: Xây trại chăn nuôi. Chuẩn bị: Gạch, các con vật nuôi. - Góc phân vai: Bán thức ăn cho gia súc. Chuẩn bị: Lúa, ngô. - Góc học tập- sách: Xem tranh ảnh, truyện về các con vật nuôi trong gia đình. Chuẩn bi: Tranh ảnh, truyện về các con vật. 2.Tiến hành chơi - Cô ổn định lớp. Trò chuyện dẫn dắt trẻ vào các góc chơi. Cô giúp trẻ thoả thuận vai chơi, chọn vai chơi. Hướng dẫn trẻ nhiệm vụ công việc của từng vai chơi, cô hướng dẫn trẻ chơi. Cô có thể cùng chơi với trẻ, cô khuyến khích trẻ chơi sáng tạo. 3. Nhận xét giờ chơi: -Cô nhận xét vai chơi, nhóm chơi, giờ chơi của trẻ. -Cho trẻ thu đồ chơi xếp gọn gàng đúng nơi quy định. V. Vệ sinh – ăn trưa - Cô hướng dẫn trẻ vệ sinh cá nhân, rửa tay, rửa mặt. - Cho trẻ ăn trưa. - Vệ sinh sau khi ăn, đánh răng, rửa mặt. - Cho trẻ ngủ trưa. VI. Hoạt động chiều: - Ăn xế. - Vệ sinh sau khi ăn. - Ôn lại kiến thức của buổi sáng học. - Làm quen kiến thức mới: Kiến thức của ngày hôm sau. - Chơi tự do ở các góc. - Vệ sinh- trả trẻ. + Vệ sinh cá nhân cho trẻ. + Bình cờ, nêu gương bé ngoan, trả trẻ. VII. Nhận xét cuối ngày: .- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động. Một số cháu tích cực hoạt động như cháu Khánh, Hồng My, Tiến Phát, Phạm Hương Giang, Thành. - Cháu Trí, Thời, Bảo,Biên chưa chú ý trong giờ học còn đùa nghịch với bạn. - Cháu Xuân Mai, Hồng My, Chu Thị Hương Giang ăn vẫn còn chậm. ***************************************************** KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY Thứ 3 ngày 13 tháng 12 năm 2011 CHỦ ĐỀ NHÁNH: GIA SÚC. I.Các hoạt động trong ngày: 1) Đón trẻ- trò chuyện- điểm danh: - Cô niềm nở đón trẻ vào lớp. - Trò chuyện với trẻ về chủ đề. - Điểm danh sĩ số lớp. 2) Thể dục sáng: - Tập thể dục theo nhạc. II. Hoạt động ngoài trời 1.Trẻ dạo chơi quanh sân, quan sát thiên nhiên: - Trẻ dạo quanh sân trường quan sát bầu trời, khí hậu. Dự báo thời tiết. - Trò chuyện về chủ đề. 2. Hoạt động có chủ đích: - Ôn kiến thức cũ: Khám phá khoa học: Một số con vật nuôi trong gia đình ( 4 chân đẻ con ) - Làm quen kiến thức mới: Thể dục: Bò thấp chui qua cổng. 3.Trò chơi vận động: Mèo và chim sẻ. 4. Trò chơi dân gian: Bắt vịt trên cạn. 5.Chơi tự do: Trẻ chơi theo ý thích. ( Cô bao quát, quán xuyến trẻ chơi) MÔN:THỂ DỤC. ĐỀ TÀI: Bò thấp chui qua cổng. 1)Mục địch yêu cầu: - Trẻ biết phối hợp chân tay bò thẳng hướng, chui không chạm cổng. - Rèn kỹ năng bò cho trẻ. Rèn sự nhanh nhẹn, sức mạnh cơ chân. - Giáo dục cháu tích cực tham gia hoạt động. 2. Chuẩn bị: - Cổng thể dục. - Sân bãi bằng phẳng, sạch sẽ. thoáng mát. 3.Nội dung tích hợp: - Khám phá khoa học; âm nhạc. 4. Phương pháp: Thực hành. 5. Tiến hành: a) Mở đầu hoạt động: - Cả lớp hát bài “ Gà trống, mèo con và cún con” - Bài hát nói về con gì? - Các con vật đó sống ở đâu? - Để các con vật đó nhanh lớn chúng ta phải làm gì? - Đúng rồi, để chúng nhanh lớn và khoẻ mạnh chúng ta phải chăm sóc chúng và cho chúng ăn. Các con muốn nhanh lớn và khoẻ mạnh chúng ta cũng phải ăn đủ chất và phải tập thể dục thường xuyên. Vậy hôm nay cô và cả lớp cùng tập thể dục nhé. b) Hoạt động trọng tâm. * Hoạt động 1: Khởi động. - Cả lớp đi vòng tròn vừa đi vừa hát bài “Đàn gà con”. Trẻ đi, chạy kết hợp kiễng chân, đi bằng gót chân. Sau đó đứng dãn hàng theo tổ. * Hoạt động 2: Trọng động. + Bài tập phát triển chung: Cho cháu tập theo nhạc bài “ Gà trống gọi”. + Vận động cơ bản: - Cô làm mẫu. - Lần 1: Trọn vẹn. - Lần 2: Cô làm mẫu kết hợp phân tích động tác. - Cô đi từ trong hàng ra, đứng chân chạm vạch chuẩn sau đó cô chống cả 2 tay và cẳng chân xuống sàn. Mắt nhìn về phía trước. Khi bò phối hợp chân nọ tay kia, bò qua cổng không chạm vào cổng và đứng dậy bật qua ô thể dục - Cô mời 2 trẻ lên làm thử - cô sửa sai. - Cô lần lượt cho 2 trẻ lên thực hiện – cô bao quát sửa sai kịp thời - Sau đó 2 đội thi đua nhau. * Trò chơi vận động: “ Trời nắng, trời mưa” + Cách chơi: Cô vẽ một cái vòng ở góc lớp làm nhà, trẻ làm các chú thỏ đi tắm nắng, vừa đi vừa vận động và cùng hát bài “ Trời nắng, trời mưa”. Khi cô nói “ Mưa to rồi” thỏ chạy nhanh về nhà tránh mưa. ( Cô cho trẻ chơi 2- 3 lần) + Giáo dục: Các con ạ! Muốn cơ thể luôn khoẻ mạnh thì chúng ta phải thường xuyên tập thể dục. Nếu không tập thể dục người sẽ luôn mệt mỏi và sẽ bị ốm đấy các con nhớ chưa. + Hoạt động 3: Hồi tĩnh. -Cho 2 trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng . c) Kết thúc: Cô tuyên dương trẻ. IV. Hoạt động góc: 1.Các góc chơi: - Góc xây dựng: Xây trại chăn nuôi. Chuẩn bị: Gạch, các con vật nuôi. - Góc nghệ thuật: Hát múa theo chủ đề. Chuẩn bị: Máy cát xét, sắc xô, phách tre. - Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh. Chuẩn bị : Bình tưới, nước, khăn, sà phòng. 2.Tiến hành chơi - Cô ổn định lớp. Trò chuyện dẫn dắt trẻ vào các góc chơi. Cô giúp trẻ thoả thuận vai chơi, chọn vai chơi. Hướng dẫn trẻ nhiệm vụ công việc của từng vai chơi, cô hướng dẫn trẻ chơi. Cô có thể cùng chơi với trẻ, cô khuyến khích trẻ chơi sáng tạo. 3. Nhận xét giờ chơi: - Cô nhận xét vai chơi, nhóm chơi, giờ chơi của trẻ. - Cho trẻ thu đồ chơi xếp gọn gàng đúng nơi quy định. V. Vệ sinh – ăn trưa - Cô hướng dẫn trẻ vệ sinh cá nhân, rửa tay, rửa mặt. - Cho trẻ ăn trưa. - Vệ sinh sau khi ăn, đánh răng, rửa mặt. - Cho trẻ ngủ trưa. VI. Hoạt động chiều: - Ăn xế. - Vệ sinh sau khi ăn. - Ôn lại kiến thức của buổi sáng học. - Làm quen kiến thức mới: Kiến thức của ngày hôm sau. - Chơi tự do ở các góc. - Vệ sinh- trả trẻ. + Vệ sinh cá nhân cho trẻ. + Bình cờ, nêu gương bé ngoan, trả trẻ. VII. Nhận xét cuối ngày: - Các cháu tích cực tham gia vào các hoạt động như cháu Quỳnh Hoa, Đạt, Tiến Phát, Quỳnh, Giang. - Một số cháu chưa tập trung chú ý: Nhi, Hải Yến, Lâm Anh, Trí. - Lý do: Trong giờ học các cháu còn làm việc riêng. *************************************************** KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY Thứ 4 ngày 14 tháng 12 năm 2011 CHỦ ĐỀ NHÁNH: GIA SÚC. I.Các hoạt động trong ngày: 1) Đón trẻ- trò chuyện- điểm danh: - Cô niềm nở đón trẻ vào lớp - Trò chuyện với trẻ về chủ đề. - Điểm danh sĩ số lớp. 2. Thể dục sáng: - Tập thể dục theo nhạc. II. Hoạt động ngoài trời 1.Trẻ dạo chơi quanh sân, quan sát thiên nhiên: - Trẻ dạo quanh sân trường quan sát bầu trời, khí hậu. Dự báo thời tiết. - Trò chuyện về chủ đề. 2. Hoạt động có chủ đích: - Ôn kiến thức cũ: Thể dục – Bò thấp- chui qua cổng. - Làm quen kiến thức mới: LQVT: Nhận biết hình tam giác, hình chữ nhật. 3.Trò chơi vận động: - Mèo và chim sẻ. 4. Trò chơi dân gian: Bắt vịt trên cạn. 5.Chơi tự do: Trẻ chơi theo ý thích. ( Cô bao quát, quán xuyến trẻ chơi) III. Hoạt động có chủ đích: MÔN: LQVT ĐỀ TÀI: Nhận biết hình tam giác, hình chữ nhật. 1)Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhận biết và gọi đúng tên hình tam giác, chữ nhật. - Rèn kỹ năng, ghi nhớ, chú ý cho trẻ. - Giáo dục trẻ ham thích tham gia vào hoạt động. 2. Chuẩn bị: - Mỗi trẻ có 1 hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông. - Đồ dùng của cô giống của trẻ nhưng kích thước to hơn. - Một số đồ vật có dạng hình tam giác, hình chữ nhật xung quanh lớp. 3.Nội dung tích hợp: - Khám phá khoa học; Âm nhạc. 4. Phương pháp: Trực quan, thực hành. 5. Tiến hành: a) Mở đầu hoạt động: - Cả lớp hát bài “ Vì sao con mèo rửa mặt” - Cô hỏi trẻ vừa hát bài gì? - Trong bài hát có nhắc đến con gì? - Con vật này sống ở đâu? - Là con vật có mấy chân? Đẻ con hay đẻ trứng? Chúng gọi là nhóm gì? - Trong gia đình các con nuôi những con gì? - Nghe tin lớp mình học ngoan, học giỏi bạn chó con đến thăm và có mang tặng lớp mình 1 hộp quà. Chúng ta cùng khám phá xem bạn mang quà gì đến tặng lớp mình nhé. ( Cô mở hộp quà và giơ hình tam giác, hình chữ nhật lên). Cô giới thiệu hôm nay, cô và cả lớp cùng tìm hiểu các hình này nhé. b) Hoạt động trọng tâm: * Hoạt động 1: Ôn nhận biết hình vuông. - Cô phát cho trẻ hình như đã chuẩn bị. - Cô giơ hình vuông và nói trẻ đây là hình gì? Màu gì? Cho trẻ quan sát trong lớp và tìm xem những đồ vật gì có dạng hình vuông. * Hoạt động 2: Dạy trẻ nhận biết hình tam giác, hình chữ nhật . - Cô giơ hình tam giác lên cho trẻ quan sát. - Cô giới thiệu hình tam giác có 3 cạnh. - Cho trẻ phát âm: Hình tam giác. Màu vàng - Cho trẻ lấy hình giống cô giơ lên và nói tên hình gì? Hình có mấy cạnh? - Cô giơ hình chữ nhật lên cho trẻ quan sát. - Cô giới thiệu hình chữ nhật có 4 cạnh. 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau. - Cho trẻ phát âm: Hình chữ nhật có 4 cạnh 2 cạnh ngắn 2 cạnh dài. - Cho trẻ lấy hình giống cô giơ lên và nói tên hình gì: Hình có mấy cạnh? - Cô cầm hình và giơ hình xen kẽ các hình: Chữ nhật, hình tam giác. - Cho trẻ chọn hình giơ lên và nói được đúng tên hình và đặc điểm của hình. * Hoạt động 3: Luyện tập củng cố. + Trò chơi: Mang quà tặng bạn. - Cách chơi: Cô cho mỗi trẻ cầm 1 hình bất kỳ mang tặng bạn chó con. Đựng làm 2 hộp 1 hộp đựng hình tam giác 1 hình đựng hình tam giác. c/ Kết thúc: - Cả lớp đọc bài thơ “Đàn gà con” IV. Hoạt động góc 1.Các góc chơi: - Góc xây dựng: Xây trang trai chăn nuôi. Chuẩn bị: Gạch, các con vật nuôi. - Góc học tập, sách: Xem tranh ảnh về các con vật nuôi. - Nhận biết hình tam giác, hình chữ nhật. Chuẩn bị: Tranh ảnh về chủ đề. Các hình vuông, tam giác, hình chữ nhật. - Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh. Chuẩn bị : Bình tưới, nước.khăn, sà phòng. 2.Tiến hành chơi - Cô ổn định lớp. Trò chuyện dẫn dắt trẻ vào các góc chơi. Cô giúp trẻ thoả thuận vai chơi, chọn vai chơi. Hướng dẫn trẻ nhiệm vụ công việc của từng vai chơi, cô hướng dẫn trẻ chơi, tô màu đồ chơi có dạng hình vuông – hình tròn. Cô có thể cùng chơi với trẻ . 3. Nhận xét giờ chơi: - Cô nhận xét vai chơi, nhóm chơi, giờ chơi của trẻ. - Cho trẻ thu đồ chơi xếp gọn gàng đúng nơi quy định V. Vệ sinh – ăn trưa - Cô hướng dẫn trẻ vệ sinh cá nhân, rửa tay, rửa mặt. - Cho trẻ ăn trưa. - Vệ sinh sau khi ăn, đánh răng, rửa mặt. - Cho trẻ ngủ trưa. VI. Hoạt động chiều: - Ăn xế. - Vệ sinh sau khi ăn. - Ôn lại kiến thức của buổi sáng học. - Làm quen kiến thức mới: Kiến thức của ngày hôm sau. - Chơi tự do ở các góc. - Vệ sinh- trả trẻ. + Vệ sinh cá nhân cho trẻ. + Bình cờ, nêu gương bé ngoan, trả trẻ. VII. Nhận xét cuối ngày: -Các cháu tham gia tích cực vào các hoạt động: Quỳnh Hoa, Phạm Giang, Thành, Hồng My, Khánh, Tiến Phát. - Cháu Thời, Lâm Anh, Trí, Bảo còn chưa chú ý. Ngồi học còn nghịch. - Cháu Hồng My, Trọng, Đạt ăn còn chậm. ************************************************* KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY Thứ 5 ngày 15 tháng 12 năm 2011 CHỦ ĐỀ NHÁNH: GIA SÚC. I.Các hoạt động trong ngày: 1) Đón trẻ- trò chuyện- điểm danh: - Cô niềm nở đón trẻ vào lớp - Trò chuyện với trẻ về chủ đề. - Điểm danh sĩ số lớp. 2. Thể dục sáng: - Tập bài thể dục của tuần. II. Hoạt động ngoài trời 1.Trẻ dạo chơi quanh sân, quan sát thiên nhiên: - Trẻ dạo quanh sân trường quan sát bầu trời, khí hậu. Dự báo thời tiết. - Trò chuyện về chủ đề. 2. Hoạt động có chủ đích: - Ôn kiến thức cũ: LQVT “ Nhận biết hình tam giác, hình chữ nhật” - Làm quen kiến thức mới: LQVH: Truyện “Chú thỏ tinh khôn”. 3.Trò chơi vận động:. – Mèo và chim sẻ. 4. Trò chơi dân gian: Bắt vịt trên cạn. 5.Chơi tự do: Trẻ chơi theo ý thích. ( Cô bao quát, quán xuyến trẻ chơi) III. Hoạt động có chủ đích: ĐỀ TÀI: LQVH MÔN: Truyện “Chú thỏ tinh khôn”. 1)Mục địch yêu cầu: - Trẻ hiểu nội dung truyện từ đó trẻ trả lời được các câu hỏi của cô đưa ra. - Rèn kỹ năng ghi nhớ cho trẻ. - Giáo dục trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động. 2. Chuẩn bị: - Tranh minh họa truyện. 3.Nội dung tích hợp: - Khám phá khoa học; âm nhạc. 4. Phương pháp: Đàm thoại 5. Tiến hành: a) Mở đầu hoạt động: - Cả lớp chơi trò chơi “ Trời nắng, trời mưa” - Hỏi trẻ vừa chơi trò chơi gì? - Bài hát trong trò chơi nói đến con gì? -Con thỏ sống ở đâu? Nuôi thỏ để làm gì. - Các con ạ! Có một chú thỏ rất thông minhvà khôn ngoan . Để biết chú thông minh, khôn ngoan như thế nào các con hãy nghe cô kể câu chuyện “ Chú thỏ tinh khôn” nhé. b) Hoạt động trọng tâm: * Hoạt động 1: - Lần 1.Cô kể diễn cảm. + Giảng nội dung: Câu chuyện kể về một chú thỏ rất thông minh và khôn ngoan, chú bị cá sấu đớp gọn vào bụng nhưng vẫn bình tĩnh không run sợ, chú tìm cách thoát thân. Nhờ trí thông minh của mình cuối cùng chú đã được thoát chết. - Lần 2: Cô kể kèm tranh minh họa. - Lần 3: Cô kể thể hiện cử chỉ điệu bộ. * Hoạt động 2: Đàm thoại. - Các con vừa nghe câu chuyện gì? - Trong chuyện có những ai? - Chú thỏ ra bờ sông ăn gặp con gì? - Con cá sấu đã làm gì thỏ? - Khi bị cá sấu ăn thịt, thỏ có sợ không? - Thỏ đã làm gì? - Qua câu chuyện chúng ta học tập thỏ điều gì? + Giáo dục: Các con ạ! Khi gặp bất kể chuyện gì chúng ta phải bình tĩnh, khôn ngoan sử lý, không được run sợ. Nếu chúng ta run sợ kẻ thù sẽ tấn công chúng ta đấy. * Hoạt động 3: Chơi trò chơi : Trời nắng, trời mưa. - Cách chơi: Cô mời 6 bạn lên chơi cô để ở góc lớp 1 cái vòng thể dục tượng trưng là nhà. Trẻ đi vòng tròn vừa đi vừa hát bài “ Trời nắng - trời mưa”. Khi cô nói “ Mưa to rồi, mau mau về nhà thôi”. Trẻ chạy nhanh về nhà. c/ Kết thúc:, - Cô nhận xét tuyên dương trẻ. IV. Hoạt động góc 1.Các góc chơi: - Góc phân vai: Bác sĩ thú y. Chuẩn bị: Bộ đồ chơi bác sĩ, các con vật nuôi. - Góc xây dựng: Xây trại chăn nuôi. Chuẩn bị: Gạch, các con vật nuôi. - Góc học tập- sách: Trẻ tập kể lại chuyện “ Chú thỏ tinh khôn” Chuẩn bị: Tranh truyện 2.Tiến hành chơi - Cô ổn định lớp. Trò chuyện dẫn dắt vào các góc chơi. Cô giúp trẻ thoả thuận vai chơi, chọn vai chơi. Hướng dẫn trẻ nhiệm vụ công việc của từng vai chơi, cô hướng dẫn trẻ chơi. Cô có thể cùng chơi với trẻ . 3. Nhận xét giờ chơi: - Cô nhận xét vai chơi, nhóm chơi, giờ chơi của trẻ. - Cho trẻ thu đồ chơi xếp gọn gàng đúng nơi quy định V. Vệ sinh – ăn trưa - Cô hướng dẫn trẻ vệ sinh cá nhân, rửa tay, rửa mặt. - Cho trẻ ăn trưa. - Vệ sinh sau khi ăn, đánh răng, rửa mặt. - Cho trẻ ngủ trưa. VI. Hoạt động chiều: - Ăn xế. - Vệ sinh sau khi ăn. - Ôn lại kiến thức của buổi sáng học. - Làm quen kiến thức mới: Kiến thức của ngày hôm sau. - Chơi tự do ở các góc. - Vệ sinh- trả trẻ. + Vệ sinh cá nhân cho trẻ. + Bình cờ, nêu gương bé ngoan, trả trẻ. VII. Nhận xét cuối ngày: - Các cháu tích cực tham gia vào các hoạt động Tiến Phát, Thành, Đức Phát, Giang. Một số cháu chưa tập trung vào học.Bảo, Lâm Anh, Hải Yến, Trí. - Lý do: Trong giờ học cháu còn làm việc riêng. ***************************************************** KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY Thứ 6 ngày 16 tháng 12 năm 2011 CHỦ ĐỀ NHÁNH: GIA SÚC. I.Các hoạt động trong ngày: 1) Đón trẻ- trò chuyện- điểm danh: - Cô niềm nở đón trẻ vào lớp - Trò chuyện với trẻ về gia đình mình. - Điểm danh sĩ số lớp. 2. Thể dục sáng: - Tập bài thể dục của tuần. II. Hoạt động ngoài trời 1.Trẻ dạo chơi quanh sân, quan sát thiên nhiên: - Trẻ dạo quanh sân trường quan sát bầu trời, khí hậu. Dự báo thời tiết. - Trò chuyện về chủ đề. 2. Hoạt động có chủ đích: - Ôn kiến thức cũ: LQVH: Truyện “Chú Thỏ tinh khôn”. - Làm quen kiến thức mới: Tạo hình : Tô màu các con vật nuôi 3.Trò chơi vận động:. - Về đúng nhà. 4. Trò chơi dân gian: Lộn cầu vồng. 5.Chơi tự do: Trẻ chơi theo ý thích. ( Cô bao quát, quán xuyến trẻ chơi) III. Hoạt động có chủ đích: MÔN: TẠO HÌNH ĐỀ TÀI: Tô màu các con vật nuôi. 1. Mục địc

File đính kèm:

  • docgiao an(8).doc
Giáo án liên quan