Giáo án mầm non lớp 3 tuổi - Toán - Bài 1: Dạy trẻ nhận biết phía trên - Phía dưới, phía trước - Phía sau của bản thân trẻ

1. Yêu cầu:

 - Trẻ phân biệt được phía trước - phía sau - phía trên, phía dưới của bản thân mình.

2. Chuẩn bị:

 - Treo một đồ chơi ở trên cao, phía trên đầu trẻ (quả bóng, hoa).

 - Cô và mỗi cháu có một đồ chơi nhỏ.

3. Hướng dẫn:

 + Phần 1: Dạy trẻ xác định phía trước - phía sau - phía trên, phía dưới của bản thân.Cho trẻ ngồi trên ghế theo hình tròn hoặc hình vòng cung. Sau đó cô nói các bạn hãy tìm xem trong lớp ta có đồ chơi gì mới nào? và nó ở đâu? "(cô cần hướng sự chú ý của trẻ vào đồ chơi treo trên cao). Khi trẻ trả lời được câu hỏi trên, cô đặt câu hỏi tiếp: Làm thế nào để nhìn thấty đồ chơi đó? ", (ngẩng đầu lên mới nhìn thấy) "Vì sao phải ngẩng đầu lên mới nhìn thấy?" (Vì nó ở trên cao - phía trên). Sau đó, cô nhắc lại những câu trả lời đúng của trẻ và nhấn mạnh ý "Vì đồ chơi ở phía trên".

 - Tương tự, cô cùng trẻ trao đổi cách nhìn những đồ vật ở phía dưới như dép ở dưới chân,. và gợi hỏi để trẻ nói được: phải cúi xuống nhìn mới thấy nó vì nó ở phía dưới.

 - Sau đó co phát cho mỗi trẻ một đồ chơi nhỏ cầm tay. Cô và trẻ cùng chơi "Dấu đồ chơi". Cô nói "Dấu đồ chơi", đồng thời để đồ chơi ra phía sau. Trẻ nói và làm theo cô. Sau đó cô hỏi: "Đồ chơi đâu?". Cô và trẻ lấy đồ chơi ở phía sau đặt ra phía trước mặt và cùng nói "Đồ chơi đây".

 - Khi trẻ đã đặt đồ chơi ở sau lưng, cô hỏi cả lớp có nhìn thấy đồ chơi không? Vì sao không nhìn thấy được? Các cháu trả lời, cô nghe và nhắc lại những nhận xét đúng và nhấn mạnh vào ý: Dấu ở sau lưng, để ở phía sau, cho trẻ nhắc lại: phía sau.

 - Trẻ chơi tiếp 1-2 lần nữa. Khi đồ chơi được đặt ở trước mặt, tương tự như trên, cô gợi hỏi để trẻ trả lời các câu hỏi: Có nhìn thấy không? Vì sao nhìn thấy? Nó ở phía nào? Cô nhắc lại những nhận xét đúng và nhấn mạnh vào những từ "trước mặt", "đằng trước", "phía trước".

 + Phần 2: Luyện tập cho trẻ chơi trò chơi "thi ai nhanh". Luật chơi: Cháu đặt (hoặc giơ) đúng vị trí theo yêu cầu của cô.

 - Cách chơi: Cô nói một vị trí nào đó, cô và trẻ cùng đặt đồ chơi vào đó và nói được nó là hướng nào. Ví dụ: cô nói "phía trước". Cô và trẻ cùng đặt đồ chơi ở trước mặt và nói "phía trước".

 - Số lần chơi, tốc độ ra các hiệu lệnh liên tiếp về một phía nào đó phụ thuộc vào hứng thú của trẻ và số trẻ thực hiện đúng.

 

 

doc1 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 75858 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp 3 tuổi - Toán - Bài 1: Dạy trẻ nhận biết phía trên - Phía dưới, phía trước - Phía sau của bản thân trẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1 DẠY TRẺ NHẬN BIẾT PHÍA TRÊN - PHÍA DƯỚI, PHÍA TRƯỚC - PHÍA SAU CỦA BẢN THÂN TRẺ 1. Yêu cầu:     - Trẻ phân biệt được phía trước - phía sau - phía trên, phía dưới của bản thân mình. 2. Chuẩn bị:     - Treo một đồ chơi ở trên cao, phía trên đầu trẻ (quả bóng, hoa).     - Cô và mỗi cháu có một đồ chơi nhỏ. 3. Hướng dẫn:     + Phần 1: Dạy trẻ xác định phía trước - phía sau - phía trên, phía dưới của bản thân.Cho trẻ ngồi trên ghế theo hình tròn hoặc hình vòng cung. Sau đó cô nói các bạn hãy tìm xem trong lớp ta có đồ chơi gì mới nào? và nó ở đâu? "(cô cần hướng sự chú ý của trẻ vào đồ chơi treo trên cao). Khi trẻ trả lời được câu hỏi trên, cô đặt câu hỏi tiếp: Làm thế nào để nhìn thấty đồ chơi đó? ", (ngẩng đầu lên mới nhìn thấy) "Vì sao phải ngẩng đầu lên mới nhìn thấy?" (Vì nó ở trên cao -  phía trên). Sau đó, cô nhắc lại những câu trả lời đúng của trẻ và nhấn mạnh ý "Vì đồ chơi ở phía trên".         - Tương tự, cô cùng trẻ trao đổi cách nhìn những đồ vật ở phía dưới như dép ở dưới chân,... và gợi hỏi để trẻ nói được: phải cúi xuống nhìn mới thấy nó vì nó ở phía dưới.         - Sau đó co phát cho mỗi trẻ một đồ chơi nhỏ cầm tay. Cô và trẻ cùng chơi "Dấu đồ chơi". Cô nói "Dấu đồ chơi", đồng thời để đồ chơi ra phía sau. Trẻ nói và làm theo cô. Sau đó cô hỏi: "Đồ chơi đâu?". Cô và trẻ lấy đồ chơi ở phía sau đặt ra phía trước mặt và cùng nói "Đồ chơi đây".         - Khi trẻ đã đặt đồ chơi ở sau lưng, cô hỏi cả lớp có nhìn thấy đồ chơi không? Vì sao không nhìn thấy được? Các cháu trả lời, cô nghe và nhắc lại những nhận xét đúng và nhấn mạnh vào ý: Dấu ở sau lưng, để ở phía sau, cho trẻ nhắc lại: phía sau.         - Trẻ chơi tiếp 1-2 lần nữa. Khi đồ chơi được đặt ở trước mặt, tương tự như trên, cô gợi hỏi để trẻ trả lời các câu hỏi: Có nhìn thấy không? Vì sao nhìn thấy? Nó ở phía nào? Cô nhắc lại những nhận xét đúng và nhấn mạnh vào những từ "trước mặt", "đằng trước", "phía trước".     + Phần 2: Luyện tập cho trẻ chơi trò chơi "thi ai nhanh". Luật chơi: Cháu đặt (hoặc giơ) đúng vị trí theo yêu cầu của cô.         - Cách chơi: Cô nói một vị trí nào đó, cô và trẻ cùng đặt đồ chơi vào đó và nói được nó là hướng nào. Ví dụ: cô nói "phía trước". Cô và trẻ cùng đặt đồ chơi ở trước mặt và nói "phía trước".         - Số lần chơi, tốc độ ra các hiệu lệnh liên tiếp về một phía nào đó phụ thuộc vào hứng thú của trẻ và số trẻ thực hiện đúng.

File đính kèm:

  • doc3.doc