. Hoạt động 1: Khởi động.
Xin chào tất cả các vận động viên về tham dự hội thi “Bé khỏe bé khéo” ngày hôm nay.
- Đến với hội thi ngày hôm nay cô xin chân trọng giới thiệu các vị đại biểu là các cô giáo đến từ các trường sẽ là ban giám khảo đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng!
- Và thành phần không thể thiếu được là các VĐV đến từ lớp mẫu giáo lớn B trường Mầm non số 1 thị trấn đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng.
- Và cô sẽ là người dẫn chương trình đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng.
- Hội thi “Bé khỏe, bé ngoan” hôm nay có 3 phần thi:
+ Phần 1: Màn đồng diễn
+ Phần 2: Bé khỏe và khéo
+ Phần 3: Cùng chung sức.
- Nào chúng mình cùng lên tầu để đến tham dự hội thi nào.
66 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6583 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp 4 tuổi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Khởi động.
Xin chào tất cả các vận động viên về tham dự hội thi “Bé khỏe bé khéo” ngày hôm nay.
- Đến với hội thi ngày hôm nay cô xin chân trọng giới thiệu các vị đại biểu là các cô giáo đến từ các trường sẽ là ban giám khảo đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng!
- Và thành phần không thể thiếu được là các VĐV đến từ lớp mẫu giáo lớn B trường Mầm non số 1 thị trấn đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng.
- Và cô sẽ là người dẫn chương trình đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng.
- Hội thi “Bé khỏe, bé ngoan” hôm nay có 3 phần thi:
+ Phần 1: Màn đồng diễn
+ Phần 2: Bé khỏe và khéo
+ Phần 3: Cùng chung sức.
- Nào chúng mình cùng lên tầu để đến tham dự hội thi nào.
-
2. Hoạt động 2: Trọng động
a, Bài tập phát triển chung:
- Cho trẻ đứng theo đội hình 2 hàng ngang tập bài tập phát triển chung :
- Động tác tay: Tay đưa ra trước song song với mặt đất, đưa thẳng lên cao (Tập 4 lần x 8 nhịp
- Động tác chân: Ngồi khụy gối (hai tay đưa sang ngang, đưa ra trước khụy gối) ( Tập 2 lần x 8 nhịp)
- Động tác bụng: Đứng cúi gập người về phía trước,tay chạm ngón chân (Tập 2 lần x 8 nhịp)
- Động tác bật: Bật tách chân, khép chân (Tập 2 lần x 8 nhịp)
b, Vận động cơ bản: Ném xa bằng một tay
- Để các VĐV đạt kết quả cao trong phần thi này ngay bây giờ các VĐV cùng chú ý xem cô thực hiện trước.
- Cô tập mẫu lần 1: Hoàn chỉnh động tác không phân thích.
- Gọi 2 trẻ lên tập mẫu .
- Cho trẻ thực hiện: Cô cho 2 trẻ lần lượt và thực hiện.
- Cho trẻ thực hiện 2 lần (Lần 2 cho 4 trẻ lên ném).
(Trẻ thực hiện cô chú ý động viên, khuyến khích, sửa sai cho trẻ).
- Vừa rồi các VĐV đã rất xuất sắc trải qua phần thi thứ 2
C, Trò chơi: Mèo đuổi chuột
- Và ngay sau đây xin mời các VĐV đến với phần thi cuối cùng mang tên cùng chung sức với một trò chơi lý thú mang tên “Mèo đuổi chuột”, ở phần thi này đòi hỏi các VĐV đóng vai mèo phải nhanh nhẹn để đuổi bắt được chuột.
- Để chơi tốt các VĐV lắng nghe ban tổ chức chương trình phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Cách chơi : Cho cả lớp đứng thành vòng tròn nắm tay nhau giơ lên cao. Một bạn làm mèo đội mũ mèo, một bạn làm chuột đội mũ chuột đứng quay lưng vào nhau khi cô đập vào vai bạn chuột và nói “ Chạy” thì chuột chạy mèo đuổi, chuột chạy ở cửa nào thì mèo phải đuổi ở cửa đó.
- Luật chơi: Nếu hết giờ mèo bắt được chuột coi như mèo thắng, mèo không bắt được chuột coi như mèo thua
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần
- Trẻ nghe
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ nghe
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu c
CB.4 1.3 2
CB.4 1.3 2
CB.4 1.3 2
CB TH
- Trẻ nghe
- Trẻ quan sát và lắng nghe
- Sơ đồ trẻ tập
x x x x x x x x x x x x
x *
x *
x x x x x x x x x x x x
- Trẻ nghe
- Trẻ nghe
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ nhận quà
- Trẻ nghe
- Trẻ đi nhẹ nhàng 2-3 vòng
CHỦ ĐỀ: NGHỀ NHIỆP
NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
Chủ đề nhánh : Nghề truyền thống ở địa phương
Ngày dạy : 24-12-2012
HOẠT ĐỘNG 1
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:Phát triển ngôn ngữ
Tập tô chữ b,d,đ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Dạy trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái b,d,đ
- Trẻ tô trùng khít lên chữ in mờ, biết gạch từ dưới tranh làm được các bài tập theo yêu cầu của cô
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng cầm bút và tô
- Rèn phát triển ngôn ngữ mạch lạc
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tập tô
- Có nền nếp học tập tốt
4. % trẻ đạt : 98 %
II. CHUẨN BỊ:
- Vở cho trẻ tô ,bút chì
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
*Hoạt động1: Trò chuyện
- Cô giới thiệu hội thi: Nghe tin lớp mình học rất ngoan và giỏi hôm nay cô mở hội thi “ Bé tô viết chữ đẹp ”các con có muốn tham gia không?
- Ban giám khảo hội thi gồm các bác trong ban giám hiệu nhà trường và các cô giáo trong trường.
Hội thi gồm có 3 phần:
+ Phần 1: Bé cùng khám khá
+ Phần 2: Bé tô chữ đẹp
+ Phần 3 : Bé khoe sản phẩm
*Hoạt động 2:Tập tô chữ b,d,đ
* Tập tô chữ b
- Cô đọc câu đố:Con gì ăn cỏ
Đầu có hai sừng
Lỗ mĩu buộc thừng
Cày bừa rất giỏi.
- Đố các con là con gì?
À đúng rồi đó là con bò và hôm nay cô cũng có một bài đồng dao viết về con bò đó là bài đồng dao :Con bò ngủ gốc cây đa .
- Cô cùng trẻ đọc bài đồng dao
- Bạn nào lên tìm chữ b cho cô
+ Cô cho trẻ phát âm chữ b
+ Gạch chân chữ b trong từ.
+ Cô giới thiệu chữ b viết thường
Đây là chữ b viết thường cả lớp phát âm
+ Để tô được chữ b viết thường cả lớp nhìn lên bảng xem cô tô mẫu nhé
Cô đặt bút ở điểm chấm mờ đầu tiên đưa bút tô theo hướng mũi tên tô trùng khít lên đường chấm mờ Chữ b viết thường chỉ có một nét trong quá trình tô cô không nhấc bút và cứ lần lượt như vậy cô tô hết hàng 1 chuyển xuống hàng thứ hai đặt bút ở đường chấm đậm để tô
+ Cho trẻ thực hiện
+ Cô hướng dẫn trẻ lúng túng chưa tô được
* Tập tô chữ d
- Trời tối ,Trời sáng các con nhìn lên bảng xem cô có gì?
+ Tranh vẽ gì?
+ Cô cho trẻ đọc bài dồng dao ,phát âm chữ d
+ Gạch chân chữ d trong từ.
+ Cô giới thiệu chữ d viết thường
+ Chữ d viết thường có đặc điểm gì?
+ Theo con muốn tô được chữ d viết thường con sẽ tô như thế nào? Tô nét gì trước? Đặt bút như thế nào? Cô khái quát lại cách tô và cô tô mẫu.
Cô đặt bút ở điểm 1 tô một nét cong tròn kín tô từ trái sang phải tô trùng khít lên đường chấm mờ sau đó tô nét móc dưới đặt bút ở điển số 2 tô theo chiều mũi tên
+ Cho trẻ thực hiện
+ Cô hướng dẫn trẻ lúng túng chưa tô được .
* Tập tô chữ đ
Đi cầu đi quán
Đi bán lơn con
Đi mua cái soong
Đem về đun nấu.
Đó là lời ca của bài đồng dao gì?
+ Cô cho trẻ đọc bài dồng dao
+ Cho trẻ tìm chữ đ , phát âm chữ đ
+ Gạch chân chữ đ trong từ.
+ Cô giới thiệu chữ đ viết thường
+ Chữ đ viết thường có đặc điểm gì?
+ Theo con muốn tô được chữ đ viết thường con sẽ tô như thế nào? Tô nét gì trước? Đặt bút như thế nào? Cô khái quát lại cách tô và cô tô mẫu.
Cô đặt bút ở điểm 1 tô một nét cong tròn kín tô từ trái sang phải tô trùng khít lên đường chấm mờ sau đó tô nét móc dưới đặt bút ở điển số 2 tô theo chiều mũi tên sau đó tô nét gạch ngang theo chiều mĩu tên
+ Cho trẻ thực hiện
+ Cô hướng dẫn trẻ lúng túng chưa tô được
*Hoạt động 3:Nhận xét.
- Cô nhận xét những bài tô đẹp
Cô thấy hôm nay có rất nhiều bạn có bài tô đẹp như bài của bạn Huyền
- Các con thấy bài của bạn có đẹp không? Bạn tô như thế nào?
- Một số bạn bài tô chưa được đẹp lắm các con phải cô gắng nhiều hơn nhé về nhà các con bảo bố mẹ cho các con tô thêm nhé.
Cô thấy hôm nay tất cả các con đều nhận được phần thưởng của hội thi xin chúc mừng các con
- Trẻ chú ý
- Trẻ giải câu đố
- Trẻ phát âm và gạch từ dưới tranh cùng cô
- Trẻ chú ý nhìn cô tô mẫu
- Trẻ tô
- Trẻ trả lời cô
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô
- Trẻ trả lời cô
- Trẻ tô
- Trẻ đoán tên bài
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe cô nhận xét.
HOẠT ĐỘNG 2
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:Phát triển thể chất.
Bật xa :50cm
Trò chơi: “ Tìm bạn thân”.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ biết nhún bật bằng hai chân phối hợp với lăng tay để lấy đà nhảy .Khi bật không chạm chân vào vạch.
- Trẻ biết cách chơi trò chơi :Tìm bạn thân
2. Kỹ năng:
- Trẻ biết dùng lực của cơ thể để bật xa 50 cm . Rèn cho trẻ biết thực hiện theo hiệu lệnh.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức tập thể cho trẻ, trẻ hứng thú tập luyện.
4. % trẻ đạt : 98 %
II. CHUẨN BỊ:
- Vạch chuẩn cho trẻ bật
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
*Hoạt động 1: Khởi động.
- Cô làm người dẫn chương trình nói :Xin nhiệt liệt chào mừng các bạn đến với chương trình “Nhà nông đua tài “.Đến với chương trình nhà nông đua tài ngày hôm nay với sự góp mặt của các bác trong ban giám hiệu nhà trưòng và đặc biệt là 2 đội :chơi đến từ lớp lớn C Trường mầm non số 1 thị trấn
+ Đội 1 có tên là rau sạch .
+ Đội 2 có tên là lúa vàng .
Các phần thi của chương trình hôm nay đều đòi hỏi các thành viên trong đội phải có sức khoẻ ,nhanh nhẹn ,dẻo dai và vô cùng khéo léo .Và để đạt được như vậy mời các đội hãy cùng chúng tôi tham gia khởi động và tập một bài thể dục nhé .
- Cho trẻ đi chạy theo vòng tròn kết hợp đi các kiểu như đi thường, đi bằng mũi chân, đi bằng gót chân, chạy chậm,chạy nhanh, chạy chậm, đi thường cho trẻ về 3 hàng dọc chuyển đội hình để tập.
*Hoạt động 2: Trọng động
1. Tập bài tập phát triển chung:
- Động tác tay: Đưa tay trước mặt đưa cao (2 lần x 8 nhịp)
- Động tác chân: ngồi khuỵu gối xuống (3 x 8 nhịp)
- Động tác lườn: Quay người sang hai bên (2 x 8 nhịp)
- Động tác bật : Bật tại chỗ 8 lần
2. Vận động cơ bản: Bật xa 50cm
- Chương trình “ nhà nông đua tài ” gồm hai phần :
+ Phần 1: Bé trổ tài bật qua một con mương dài 50 cm
+ Phần 2 :Bé cùng chơi
Phần 1:
(Đội hình hai hàng ngang đối diện):
x x x x x x
x x x x x x
- Tập mẫu :
+ Lần 1:
+ Lần 2: Kết hợp phân tích động tác : Cô đứng dưới hàng khi nghe hiệu lệnh gọi đến tên cô đứng lên vạch chuẩn tư thế chuẩn bị hai tay thả xuôi ,tạo đà hai tay đưa ra phía trước lăng nhẹ xuống dưới ,ra sau để lấy đà,đồng thời gối hơi khuỵ ,thân người hơi cúi về phía trước để chẩn bị bật .Tiếp đất nhẹ bằng đầu bàn chân gối hơi khuỵ ,hai tay đưa về
- Cô mời hai trẻ lên tập thử (Cho cả lớp nhận xét)
- Cô cho trẻ tập : Lần đầu cho 2 trẻ tập, lần thứ 2 cho 4 trẻ tập. Cô chú ý sửa sai cho trẻ (cho trẻ tập 2 - 3 lần/trẻ).
Phần 2 :
- Vừa rồi các con bật qua những con mương rất giỏi rồi bây giờ cô con mình cùng chơi một trò chơi nhé :
- Cô giới thiệu tên trò chơi:Tìm bạn thân
- Cách chơi :Cô cùng trẻ nắm tay nhau hát “Nào ai ngoan ai xinh ai tươi ,Nào ai yêu những người bạn thân ,tìm đến đây ta cùng vui” hát hết lời bài hát cô nói “Tìm bạn , tìm bạn” trẻ nói “Bạn gì, bạn gì?”.Khi cô nói tìm bạn cùng giới hay khác giới thì trẻ phải nhanh chân tìm cho mình một người bạn theo yêu cầu của cô.
- Luật chơi : Nếu như bạn nào không tìm được đúng bạn như yêu cầu của cô thì phải nhảy lò cò
- Tổ chức cho trẻ chơi : Cho trẻ chơi 4-5 lần, cô động viên khen ngợi trẻ
*Hoạt động 3 : Hồi tĩnh
- Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng 2-3 vòng kết hợp hát bài “Cháu yêu cô thợ dệt”
- Kết thúc : Cô nhận xét tuyên dương trẻ
- Trẻ chú ý lắng nghe
-Trẻ đi chạy kết hợp nhẹ nhàng 2-3 vòng.
- Trẻ tập các động tác
- Trẻ hứng thú nghe cô nói
- Trẻ quan sát mẫu
- Chú ý nhìn cô tập mẫu
- Trẻ tập thử
- Trẻ tập
- Trẻ nghe phổ biến cách chơi
- Trẻ chơi
- Trẻ đi nhẹ nhàng và hát :Cháu yêu cô thợ dệt
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
*Hoạt động 1: Khởi động
- Cho trẻ đi chạy theo vòng tròn kết hợp đi các kiểu như đi thường, đi bằng mũi chân, đi bằng gót chân, chạy chậm,chạy nhanh, chạy chậm, đi thường cho trẻ về 3 hàng dọc chuyển đọi hình để tập.
*Hoạt động 2: Trọng động
1. Tập bài tập phát triển chung:
- Động tác tay: Đưa tay trước mặt đưa cao (2 lần x 8 nhịp)
- Động tác chân: ngồi khuỵu gối xuống (3 x 8 nhịp)
- Động tác lườn: Quay người sang hai bên (2 x 8 nhịp)
- Động tác bật : Bật tại chỗ 8 lần
2. Vận động cơ bản: Chạy đổi hướng theo hiệu lệnh(Đội hình hai hàng ngang đối diện):
x x x x x x
x x x x x x
- Tập mẫu :
+ Lần 1:
+ Lần 2: Kết hợp phân tích động tác
- Cô mời hai trẻ lên tập thử (Cho cả lớp nhận xét)
- Cô cho trẻ tập : Lần đầu cho 2 trẻ tập, lần thứ 2 cho 4 trẻ tập. Cô chú ý sửa sai cho trẻ (cho trẻ tập 2 - 3 lần/trẻ).
3. Trò chơi: Nhẩy lò cò
- Giới thiệu trò chơi
-Cách chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi : Cho trẻ chơi nhiều lần, cô động viên khen ngợi trẻ
*Hoạt động 3 : Hồi tĩnh
- Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng 2-3 vòng kết hợp hát bài em thêm một tuổi
- Kết thúc : Cô nhận xét tuyên dương trẻ.
- Cho trẻ chuyển hoạt động khác.
- Trẻ đi chạy kết hợp nhẹ nhàng 2-3 vòng.
- Trẻ tập các động tác
- Trẻ quan sát mẫu
- Trẻ tập thử
- Trẻ tập chạy mỗi trẻ tập 2-3 lần
- Trẻ nghe phổ biến cách chơi
-Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ đi nhẹ nhàng.
TUẦN 1: Từ ngày 09/9 đến ngày 13/9/2013
Chủ đề: Trường mầm non.
Chủ đề nhánh: Trường mầm non số 1 thân yêu
Từ ngày 09/9 đến ngày 13/9/2013
Thứ hai ngày 09 tháng 9 năm 2013
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Phát triển thẩm mỹ: Dạy hát : Trường chúng cháu là trường Mầm non
Nghe hát : Vui đến trường.
Trò chơi : Trốn tìm
I.Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
Trẻ hát vui tươi bài hát “ Trường chúng cháu là trường mầm non”, và nhớ tên bài hát.Trẻ làm quen với giai điệu bài hát “Vui đến trường”.2. Kỹ năng: Rèn cho trẻ kỹ năng hát đúng nhạc.
3.Giáo dục : Giáo dục trẻ yêu trường, yêu lớp, đi học chăm chỉ và giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
4.% trẻ đạt: 90%
II. Chuẩn bị.
- Địa điểm: Lớp học.
- Trang phục :Trẻ gọn gàng.
- Đồ dùng: Bức tranh về trường Mầm non, dụng cụ âm nhạc.
- Hình thức : Cả lớp.
III. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: ổn định tổ chức, gây hứng thú.
- Cho cả lớp đọc bài thơ “ Cô và mẹ ”
- Các con vừa đọc bài thơ gì?
- Trong bài thơ nói về ai?
- Các con có yêu cô giáo không ?
* Giáo dục: Các con phải ngoan vâng lời cô giáo
Hoạt động 2: Dạy hát “ Trường chúng cháu là trường mầm non ”.
Nhạc và lời : Phạm Tuyên
- Lần 1 : Thể hiện tình cảm,giới thiệu tác giả.
Cô vừa hát cho các con nghe bài hát “trường chúng cháu đây là trường mầm non-nhạc và lời: Phạm Tuyên”.
- Lần 2: Giảng nội dung bài hát:
Bài hát nói về niềm vui của các bạn khi đến trường,có cô giáo và các bạn.Ở trường các bạn rất ngoan,có cô giáo như mẹ hiền thứ hai ở trường và ngôi trường của bé chính là trường mầm non.
- Cô mời cả lớp hát cùng cô hai lần (Cô động viên, khuyến khích và sửa sai cho trẻ)
- Cô mời 3 tổ hát.
+Mời nhóm, cá nhân hát ( kết hợp sửa sai cho trẻ)
+ Mời cả lớp hát kết hợp vỗ tay.
* Giáo dục: Trẻ đi học chăm ngoan,đi học đều.
b. Nghe hát: Vui đến trường
Nhạc và lời : Hồ Bắc
Các con học rất giỏi và ngoan cô sẽ hát tặng các con bài hát :Vui đến trường- Hồ Bắc.
Cô hát 1 lần . Cô vừa hát cho các con nghe bài gì? Do ai sáng tác? - Cô hát lần 2: Giảng nội dung. Bài hát nói về niềm vui của các bạn nhỏ hàng ngày được cắp sách đến trường trong muôn vàn yêu thương của thầy cô.
- Cô hát lần 3: Mời trẻ hát cùng.
Cô động viên,khuyến khích trẻ hát.
c. Trò chơi: Trốn tìm
- Bây giờ cô và các con cùng chơi trò chơi " Trốn tìm”
- Cách chơi: Trò chơi có thể 5-8 trẻ,cho trẻ “oẳn tù tì”,ai thua thì làm người đi tìm,nhắm mắt lại đếm từ 1đến 5.Trong khi các bạn khác tìm chỗ trốn,bao giờ đếm đến 5 thì phải trốn xong và trẻ đi tìm mở mắt ra đi tìm các bạn.Nếu nhìn thấy bạn trốn thì chỉ tay vền phía bạn đó và nói tên bạn ấy.
- Luật chơi : thấy bạn trốn thì chỉ tay vền phía bạn đó và nói tên bạn ấy.
- Cô cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
- Cô bao quát động viên, khuyến khích trẻ.
Hoạt động 3: Kết thúc.
- Trẻ hát “ Trường chúng cháu là trường mầm non ” ra chơi.
- Trẻ đọc thơ
- Cô giáo, mẹ
- Cả lớp chú ý nghe
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ hát theo các hình thức.
- Trẻ nghe.
- Vui đến trường –Hồ Bắc
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ chơi.
- Trẻ ra chơi.
Thứ Năm ngày 12 tháng 9 năm 2013
A. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Phát triển ngôn ngữ :
Truyện “Đôi bạn tốt”
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên truyện, hiểu nội dung truyện và tên tác giả.
- Trẻ biết trong truyện có các nhân vật:Vịt mẹ,Vịt con,Gà mẹ,Gà con,con Cáo
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng nghe, kĩ năng ghi nhớ chú ý có chủ định.
- Rèn kĩ năng quan sát và biết trả lời câu hỏi của cô.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.
- Giáo dục trẻ chăm chỉ đi học,đến lớp được gặp cô giáo và có rất nhiều bạn, rất vui.Biết giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.
4.% trẻ đạt: 85-90%.
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Trong lớp.
- Đồ dùng: Tranh minh hoạ truyện.
- Trang phục: Trang phục của cô và trẻ gọn gàng.
- Hình thức tổ chức: Cả lớp.
III. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề
- Cho trẻ hát bài “Trường chúng cháu đây là trường mầm non”.
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Trong bài hát nói về điều gì?
=> Giáo dục trẻ đi học ngoan đến lớp nghe lời cô giáo,bảo vệ và giữ gìn vệ sinh trường lớp.
Hoạt động 2: Truyện “Đôi bạn tốt”
- Cô cho trẻ xem tranh bạn vịt con, gà con và hỏi hình ảnh trong tranh.
- Các con ạ!Gà và Vịt là đôi bạn rất thân,muốn biết Gà con và Vịt con chơi thân với nhau như thế nào, các con hãy lắng nghe cô kể câu chuyện “đôi bạn tốt” của cô Thu Thủy sưu tầm nhé.
* Cô kể lần 1: Diễn cảm kèm cử chỉ điệu bộ
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
* Cô kể lần 2 : Kết hợp tranh+ Giảng nội dung
- Câu chuyện kể về bạn Gà con và bạn Vịt con, bạn Vịt con đã cứu bạn Gà con không bị con Cáo ăn thịt đấy.
* Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn.
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
- Vịt mẹ gửi Vịt con ở đâu?
Trích dẫn: Thím Vịt bận đi chợ xa .......... gọi Gà con ra chơi với Vịt con.
- Gà con và Vịt con chơi với nhau ở đâu?
- Tại sao Vịt con lại bỏ ra ngoài ao mò tép ăn?
Giảng giải: “lạch bạch” có nghĩa là chân của vịt có màng nên khi đi thường chậm chạp vì vậy gọi là lạch bạch đấy.
Trích dẫn: Gà con xin phép Mẹ dẫn Vịt con.....
một mình vậy.
- Gà con đã gặp chuyện gì?
Trích dẫn : Vịt con thấy Gà con ................chiếp, chiếp, chiếp.
- Trong câu chuyện con thích nhân vật nào? Vì sao?
=> Qua câu chuyện nhắc nhở các con luôn cùng chơi với bạn và biết giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn nhé.
* Cô kể lần 3: Tóm tắt nội dung truyện, kết hợp tranh.
Hoạt động 3: Kết thúc:
- Vừa rồi cô kể câu chuyện gì cho các con nghe?
-Cô nhận xét giờ học, chuyển sang hoạt động
khác.
- Trẻ hát.
- Trường chúng cháu đây là trường mầm non.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Đôi bạn tốt
- Trẻ lắng nghe.
- Vịt mẹ,Vịt con,Gà mẹ,Gà con,con Cáo
- Bên nhà bạn Vịt.
- Trẻ lắng nghe
- Ngoài vừa ạ.
- Trẻ trả lời.
- Cáo muốn bắt Gà con để ăn thịt.
- Bạn Vịt con, vì bạn biết giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn
- Đôi bạn tốt.
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI.
Quan sát: Lớp học
Trò chơi vận động: Kéo cưa lừa xẻ
Chơi tự do: Chơi với đồ chơi
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức: Trẻ nhận biết và nêu đúng tên đồ chơi,biết công dụng của đồ chơi.
2. Kĩ năng:- Rèn kĩ năng quan sát và ghi nhớ có chủ định.
- Luyện kĩ năng phát âm chính xác cho trẻ.
3. Thái độ: Giáo dục trẻ giữ gìn lớp học sạch sẽ không vứt rác bừa bãi.
4. % trẻ đạt: 90%
II. Chuẩn bị.
- Địa điểm: Ngoài sân.
- Đồ dùng: Lớp học có đồ dùng đồ chơi.
- Trang phục: Cô và trẻ gọn gàng.
- Hình thức tổ chức :Cả lớp, tổ nhóm, cá nhân.
III. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Quan sát lớp học.
- Cô cho cả lớp hát “ Lớp chúng mình ”
- Các con vừa hát bài gì? Trong bài hát nói về lớp gì?
- Các con đang học lớp gì?
- Trong lớp con có những ai?
- Hằng ngày ai dạy các con học?
- Khi đến lớp các con được học những gì?
- Trong lớp bé A có những góc chơi nào?
- Có những đồ dùng đồ chơi gì?
- Các con nên làm gì đểlớp luôn sạch sẽ?
* Cô giáo dục trẻ: giữ gìn vệ sinh trong và ngoài lớp sạch sẽ.
Hoạt động 2: Trò chơi vận động: Kéo cưa lừa xẻ.
- Luật chơi: Đưa và đẩy tay theo đúng nhịp điệu của bài đồng giao.
- Cách chơi: Cho trẻ ngồi từng đôi 1 đối diện, nắm tay nhau; vừa đọc lời ca, vừa làm động tác kéo tay của bài đồng giao; đọc tiếng kéo thì trẻ A đẩy trẻ B, người hơi cúi về phía trước (trẻ B kéo tay trẻ A người hơi ngả về phía trước) đọc đến tiếng lừa về vị trí ban đầu.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Cô động viên và khuyến khích.
Hoạt động 3: Chơi tự do: Chơi với đồ chơi.
- Cô cho trẻ chơi với đồ chơi
- Cô bao quát và hướng dẫn trẻ chơi.
- Trẻ hát cùng cô.
- Bài “ Lớp chúng mình”.
-Lớp bé A.
- Cô giáo,các bạn.
- Cô Chung,cô Lợi
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Búp bê,nút nhựa....
- Không vứt rác bữa bãi...
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ chơi theo cặp đôi.
- Trẻ tự chơi với đồ chơi theo ý thích.
C. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Ôn kiến thức.
Ôn bài hát: “Trường chúng cháu đây là trường mầm non”
- Cô hát cho trẻ nghe 1-2 lần, hỏi trẻ tên bài hát.
- Cô cho trẻ hát theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân
- Cô động viên, khuyến khích, sửa sai , khen trẻ.
2. Vệ sinh.
- Cô vệ sinh cá nhân cho trẻ.
3. Nêu gương.
- Cô nêu gương và cho trẻ cắm cờ bé ngoan trong ngày.
4. Trả trẻ.
- Trả trẻ đúng giờ.
D. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
1. Tình trạng sức khoẻ của trẻ:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
2. Cảm xúc,thái độ ,hành vi của trẻ qua các hoạt động:
* Ưu điểm:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
* Hạn chế:
………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………..
3. Kiến thức,kĩ năng:
* Ưu điểm:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
* Hạn chế:
…………………………………………………………………………………...………………………………………………………………………………….
4. Điều chỉnh bổ sung:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
TUẦN 2: Từ 16/09 đến 20/09/2011.
Chủ đề: Trường mầm non.
Chủ đề nhánh 2: Tết trung thu.
Thứ hai ngày 16 tháng 9 năm 2013.
A. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Phát triển thẩm mỹ: Dạy hát : Đêm trung thu.
Nghe hát : Chiếc đèn ông sao.
Trò chơi âm nhạc : Ai đoán giỏi
I. Mục đích - yêu cầu.
1. Kiến thức:Trẻ hát vui tươi bài hát “Đêm Trung Thu”, và nhớ tên bài hát.Trẻ làm quen với giai điệu bài hát "Chiếc đèn ông sao".2. Kỹ năng: Rèn cho trẻ kỹ năng hát đúng nhạc.
3.Giáo dục : Giáo dục trẻ biết về ngày thiếu nhi “Tết Trung Thu”.
4.% trẻ đạt: 90%
II. Chuẩn bị.
- Địa điểm: Lớp học.
- Trang phục :Trẻ gọn gàng.
- Đồ dùng: Bức tranh về ngày tết trung thu
Dụng cụ âm nhạc: Mũ chóp,xắc xô,phách,trống
- Hình thức : Cả lớp.
III. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: ổn định tổ chức, gây hứng thú.
- Cô cho trẻ quan sát tranh “Đêm trung thu”
- Các con ơi bức tranh vẽ gì vậy?- Thế tết trung thu các con được đi đâu?
- Cô cũng có một bài hát nói về tết Trung Thu đó là "Đêm trung Thu" nhạc và lời: Phùng Như Thạch mà hôm nay cô sẽ dạy cho các con.Hoạt động 2: DH: Đêm trung thu.
Nhạc và lời : Phùng Như Thạch
a. Cô hát mẫu.
- Lần 1: Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả “ Phùng Như thạch”. - Lần 2: Giảng nội dung.
- Các con vừa nghe cô hát bài gì?
- Nhạc và lời do ai sáng tác?- Đúng rồi! Bài hát nói về đêm trung thu rất vui, có trống, sư tử, ánh trăng sáng. Ngoài ra các con còn được đi rước đèn phá cỗ ngắm trăng rằm nữa đấy.
Giáo dục trẻ: Chăm ngoan học giỏi.
b. Dạy trẻ hát. - Cô dạy trẻ hát từng câu đến hết bài.
-Cô cho trẻ hát cả bài 2-3 lần.
-Cô cho trẻ hát theo nhiều hình thức: tổ ,nhóm,cá nhân.- Cô chú ý bao quát sửa sai cho trẻ,động viên khuyến khích trẻ.
- Cô cho cả lớp hát lại 1 lần.
Hoạt động 3: Nghe hát: Chiếc đèn ông sao.
Nhạc và lời: Phạm Tuyên. - Hôm nay cô thấy các con học ngoan cô sẽ hát cho các con nghe bài "Chiếc Đèn Ông sao" của nhạc sĩ Phạm Tuyên. - Cô hát lần 1:Giới thiệu bài hát+giảng nội dung .
- Bài "Chiếc Đèn Ông Sao" nói về ngày tết trung Thu có đèn ông sao năm cánh tươi màu, chiếu sáng ngời rất là vui đó các con ạ. - Cô hát lần 2: Thể hiện tình cảm
-Cô vừa hát cho các con nghe bài gì? Do ai sáng tác? - Cô hát lần 3: Mời trẻ hát cùng.
( Cô động viên khuyến khích trẻ)
Hoạt động 4: TC: Bao nhiêu bạn hát. - Bây giờ cô và các con cùng chơi trò chơi "Ai đoán giỏi".- Cách chơi: Cô sẽ mời một bạn lên che kín mặt. Cô mời một số bạn hát đứng lên hát.Các bạn hát xong ngồi xuống. Bạn bị che mặt bỏ mũ ra phải nói được mấy bạn hát,hát bài gì?
- Luật chơi: Nếu nói đúng thì sẽ được hoan hô, nói sai thì phải hát lại bài hát đó. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Cô động viên khuyến khích trẻ.
Hoạt động 5: Kết thúc. Cô nhận xét giờ học.
- Trẻ quan sát
- Đêm trung thu
- Trẻ trả lời
- Cả lớp chú ý nghe
- Trẻ chú ý lắng nghe.
-Đêm trung thu
-Phùng Như Thạch
- Trẻ hát theo các hình thức.
- Trẻ nghe.
-Trẻ trả lời.
- Trẻ hát cùng cô.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ chơi.
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI.
Quan sát : Đèn ông sao.
Trò chơi vận động: Dung dăng dung dẻ
Chơi tự do: Chơi với phấn.
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức: Trẻ biết tên, đặc điểm nổi bật, tác dụng của đèn ông sao.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát và ghi nhớ có chủ định.
- Luyện kĩ năng phát
File đính kèm:
- giaoanmnhay.doc